Ðất là một nguồn tài nguyên hữu hạn. Việc sử dụng một mảnh đất như thế nào phụ thuộc vào loại đất, các nguồn khoáng sản, mức độ dinh dưỡng, địa hình, khí hậu và vị trí của mảnh đất ấy. Tuy nhiên, không giống như nước và không khí, đất thuộc sở hữu của các cá nhân, các nhóm người hoặc nhà nước. Ðiều này có nghĩa là một vùng đất cụ thể thường được sử dụng sao cho nó đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho chủ sở hữu. Ðất có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: để phát triển công nghiệp đô thị, để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác mỏ hoặc để chứa chất thải. Trong nhiều trường hợp, việc thay đổi cách sử dụng đất có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa những nhóm người khác nhau, chẳng hạn giữa những người muốn khai thác tài nguyên rừng nhiệt đới và những bộ lạc bản xứ
Trang 1Chương 3 Ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt
và công nghiệp
3.1 Giới thiệu chung
Ðất là một nguồn tài nguyên hữu hạn Việc sử dụng một mảnh đất như thế nào phụ thuộc vào loại đất, các nguồn khoáng sản, mức độ dinh dưỡng, địa hình, khí hậu và vị trí của mảnh đất ấy Tuy nhiên, không giống như nước và không khí, đất thuộc sở hữu của các cá nhân, các nhóm người hoặc
nhà nước Ðiều này có nghĩa là một vùng đất cụ thể thường được sử dụng sao cho nó đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho chủ sở hữu Ðất có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: để phát
triển công nghiệp đô thị, để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác mỏ hoặc để chứa chất thải Trong nhiều trường hợp, việc thay đổi cách sử dụng đất có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa những nhóm người khác nhau, chẳng hạn giữa những người muốn khai thác tài nguyên rừng nhiệt đới và những bộ lạc bản xứ
3.1.1 Các hình thức sử dụng đất trong quá khứ
Ðất đai bắt đầu được sử dụng cho trồng trọt từ thời kỳ Ðồ Ðá Mới, khoảng 12000-10000 năm trước CN Những bằng chứng về sự thuần hoá cây trồng và vật nuôi trong suốt thời kỳ này được tìm thấy ở Cận Ðông Sự chuyển hoá dần dần từ nếp sống săn bắt hái lượm sang sống chủ yếu nhờ nông nghiệp là một bước tiến rất quan trọng trong quá trình phát triển của loài người Con người đã có nguồn thức ăn ổn định hơn từ trồng trọt và chăn nuôi
Tiếp theo thời kỳ Ðồ Ðá Mới, đến thời kỳ Ðồ Ðồng và Ðồ Sắt, nông nghiệp đã trở nên phổ biến Trong giai đoạn này, sự xuất hiện của kỹ thuật kim loại, bắt đầu với đồ đồng, đã hỗ trợ rất lớn cho phát triển nông nghiệp ở những vùng đất khô cằn hơn, các hệ thống thuỷ lợi được xây dựng để tăng sản lượng thu hoạch Con người đã kiểm soát được môi trường của mình, sử dụng đất để trồng trọt đồng thời để định cư lâu dài
Thời gian gần đây, do quá trình công nghiệp hoá, đất được sử dụng một cách rất đa dạng Chẳng hạn, trước năm 1700, nước Anh là nước thuần nông nhưng sự xuất hiện của Cách Mạng Công Nghiệp giữa thế kỷ 18 đã phá bỏ truyền thống nông nghiệp của nước này Các thành thị chú trọng vào công nghiệp và người dân di chuyển đến những trung tâm đô thị này để làm việc Kèm theo quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá này là sự tăng dân số nhanh chóng Dân số của nước Anh tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn 1700-1800, từ 5 triệu lên hơn 10 triệu Những cải tiến trong nông nghiệp đã làm tăng sản lượng và cho phép nuôi sống nhiều dân hơn Sự thay đổi nền kinh tế từ dựa trên nông nghiệp sang dựa trên công nghiệp tương tự cũng diễn ra ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ
3.1.2 Ðô thị và sự phát triển công nghiệp
Quá trình phát triển đô thị (đô thị hoá), bắt đầu một cách chính thức ở Châu Âu với cuộc Cách Mạng Công Nghiệp, ngày nay là một xu hướng toàn cầu Từ năm 2000 đến năm 2025, dân số thành thị của Đông Á (bao gồm Đông Nam Á) sẽ tăng khoảng 500 triệu người, hay 65%; tổng dân
Trang 2số tăng khoảng 17% Đến cuối thời gian này khoảng một nửa dân số Trung Quốc và Việt Nam sẽ là dân thành thị, tại Philippines số dân thành thị sẽ tăng 80% Rõ ràng là áp lực về phát triển vùng ven
đô có tăng lên khi dân cư thành thị tăng lên do dân nông thôn chuyển lên sống tại thành phố và số dân thành thị hiện có tăng lên Và mức độ tăng dân số thành thị bền vững và hợp lý sẽ là một thách thức phát triển chính trong những thập kỷ tới Nhu cầu ngày càng nhiều về đất đai xuất phát từ nhu cầu phát triển thương mại và công nghiệp, và từ việc phân bố lại dân cư và các ngành công nghiệp
do sự phát triển thành thị
Cũng có nhiều vấn đề về số liệu sử dụng đất nhưng xu hướng chung vẫn là tốc độ tăng diện tích đất thành thị nhanh hơn so với tốc độ tăng dân số thành thị Đó là do nhu cầu về thương mại và công nghiệp, các cơ sở hạ tầng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, và việc phân bố lại dân cư vùng trong thành phố thông qua quá trình quy hoạch lại, hoặc các hộ gia đình thu nhập cao hơn chuyển đến những khu định cư mới tại vùng ngoại vi thành phố, và cuối cùng là do chỗ ở của những người dân nhập cư đến từ nông thôn tại vùng ven thành phố
Tất cả các yếu tố trên đều tạo sức ép lên vùng ven đô Và những sức ép này ngày càng tăng lên – dân số thành thị sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm và các dự án của Bộ Xây dựng còn cho thấy nhu cầu về đất thành phố còn cao hơn Theo đó, mật độ dân số hiện nay là 20,000 người/ km2 tại vùng trung tâm và 10,000 người/ km2 trên toàn thành phố sẽ giảm xuống
Ðô thị hoá đang diễn ra ngày càng nhanh hơn ở các nước kém phát triển so với các nước công nghiệp ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Ðông á, Australia và New Zealand Ở các nước phát triển, đô thị hoá bao gồm sự phối hợp có kế hoạch giữa xây dựng nhà ở, các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng giao thông và phát triển công nghiệp Kể từ những năm 1970, có một sự chuyển dịch từ các ngành công nghiệp nặng sang công nghiệp nhẹ, trong đó có điện tử Chuyển dịch này dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong sử dụng đất Các ngành công nghiệp nặng cần có các hệ thống giao thông lớn để vận chuyển 2 chiều vật liệu thô và thành phẩm Do đó, trước đây, chúng được xây dựng tập trung gần các sông, kênh đào và đường xe lửa Các ngành công nghiệp nhẹ mới, không bị hạn chế như thế, thường được đặt ở các khu công nghiệp bên ngoài các thành phố Tương tự như vậy cũng có sự chuyển dịch về nhà ở từ các thành phố sang các vùng nông thôn đầy hứa hẹn Ðiều này càng được khuyến khích vì phần đông dân chúng đã có thể đi lại dễ dàng vì có ô tô Do đó ở các nước phát triển, đô thị hoá được mở rộng từ các trung tâm thành phố ra các vùng ngoại ô xung quanh một cách
có hệ thống Quá trình này còn được gọi là quá trình “de-urbanisation”
Ở các nước kém phát triển, quá trình đô thị hoá ít được kiểm soát hơn Người dân đổ xô về các trung tâm thành phố để tìm việc làm và dẫn đến hiện tượng quá tải ở các đô thị và hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng về xã hội và môi trường Các vấn đề về môi trường chủ yếu liên quan đến nạn
ô nhiễm và hạ tầng vệ sinh không đầy đủ Việc mở rộng các thành phố này diễn ra rất chậm so với mức tăng dân số Phát triển các cơ sở hạ tầng lại còn ỳ ạch hơn nhiều so với tốc độ mở rộng thành phố Có một vài lý do khiến dân thành thị tập trung gần các trung tâm thành phố, trong đó có sự không đầy đủ và thuận tiện của các hệ thống giao thông và nhu cầu ở gần nơi làm việc, nơi học hành của con cái
Quá trình đô thị hoá nhanh chóng không kiểm soát được là vấn đề rất đáng lo ngại vì sự thay đổi trong cách sử dụng đất về cơ bản là không thể đảo ngược được Nhiều môi trường hoang
dã (hữu sinh) bị mất đi để dành chỗ cho đô thị và phát triển công nghiệp, trong đó có các vùng rừng
và đầm lầy Các vùng đất dùng cho phát triển đô thị thường là những vùng có thể sản xuất nông
Trang 3nghiệp Lấy ví dụ ở Mỹ, đến năm 2000, ước tính khoảng 20% đất nông nghiệp sẽ bị mất nếu vẫn tiếp tục như chiều hướng hiện nay Trong vòng 20 – 25 năm qua, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam Dân cư thành thị đã tăng gấp đôi từ giữa những năm 1970 lên tới gần 20 triệu người, và một phần tư Việt Nam đã được đô thị hoá khi so với mức độ đô thị hoá 20% vào thời điểm giữa những năm 1970 Dân số thành thị tiếp tục tăng trong khi tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm cho thấy rằng việc di dân từ nông thôn ra thành thị đóng vai trò quan trọng trong xu thế này Việc chưa
có thống kê đầy đủ về số người dân nhập cư không đăng ký có nghĩa là mức độ đô thị hoá, và mật
độ dân số thành thị có thể cao hơn rất nhiều so với báo cáo về mật độ dân số
3.2 Ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt
3.2.1 Ô nhiễm đất vì nước thải và chất thải rắn
Nguyên nhân là không biết cách lợi dụng một cách khoa học các loại nước thải để tưới cho cây trồng Sử dụng hợp lý nguồn nước thải tưới đồng ruộng sẽ tận dụng được lượng Nitơ, Photpho, Kaki trong nước, có lợi cho cây trồng Nhưng nếu như nước ô nhiễm chưa qua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi, thì có thể đưa các chất có hại trong nguồn nước vào đất gây ô nhiễm Việc lợi dụng nước thải để tưới ruộng gây ô nhiễm đất, ảnh hưởng tới người và gia súc có ở mọi quốc gia Sự kiện
“Cadimi” xảy ra ở Nhật Bản năm 1955 là một ví dụ Nông dân ở vùng núi Phú Sĩ một thời gian dài
đã sử dụng nước thải của một nhà máy luyện kẽm gần đó để tưới ruộng, Cadimi chứa trong nước thải tích luỹ dần trong lúa gạo ở khu vực này Hậu quả là những người nông dân bị chứng đau nhức các khớp xương, 34 người chết, 280 người tàn phế Theo một điều tra nông thôn Nhật Bản, năm
1970, diện tích đất ô nhiễm do nước ở Nhật là 190.000 ha, làm thiệt hại 22 tỷ Yên Trong những năm 70, nông dân Ấn Độ cũng sử dụng tràn lan nước thải thành thị chưa qua xử lý để tưới ruộng, khiến cho khả năng sản xuất của đất giảm, gây hại tới sức khoẻ nông dân Theo một báo cáo, tỷ lệ nhiễm các bệnh về đường ruột ở người do nông phẩm ở những khu vực này cao hơn gấp 3 lần những nơi khác
Nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản quanh các khu dân cư, khu công nghiệp và sản xuất làng nghề bị thoái hoá do ô nhiễm chất độc trở thành các cánh đồng hoang, bãi đất trống
Gây độc cho con người và sinh vật khi ăn sản phẩm và uống nước ở khu vục đất và nước bị ô nhiễm
Chất thải rắn được sinh ra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động đời sống của con người, từ 0,8 đến 1,2kg/người/ngày ở dodo thị lớn, 0,5 – 0,7 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ
Việc thu gom, xử lý CTR đô thị, KCN và vùng nông thôn vẫn đang còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu, với tỷ lệ thu gom tăng từ 40 – 67% lên đến 70 – 75% (ở các thành phố lớn), khoảng 20-35% (ở đô thị nhỏ), trung bình khoảng 55% (toàn quốc)
Tỷ lệ thu hồi CTR có khả năng tái chế khoảng 13 – 20%, trong đó khoảng 1,5 – 5% tổng lượng chất thải hữu cơ được chuyển hóa thành phân vi sinh
Hiện nay có 32/61 đô thị trong cả nước có dự án đấu thầu xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trong đó có 13 đô thị đã khởi công xây dựng
Trang 4RÁC THẢI
Tất cả sinh vật đều thải rác, nhưng không có sinh vật nào thải rác có thành phần đa dạng như con người Rác thải do từ các hoạt động khác nhau Phần này đề cập đến rác thải rắn của đô thị, bao gồm rác từ văn phòng, bệnh viện, trường học, kho chứa, nhà dân Ở Hoa Kỳ, mỗi năm có hơn 145 triệu tấn rác, tức khoảng 580 kg/người Trung bình mỗi người, đàn ông, đàn bà, trẻ con, tạo ra 1,6 kg rác mỗi ngày (Chiras, 1991) Thành phố 1 triệu dân mỗi năm thải một lượng rác đủ để lấp đầy một sân đá banh Số lượng rác đô thị gia tăng hàng năm từ 2-4% Khối lượng rác thải này gây ra vấn đề lớn cho các đô thị, nơi đất dùng đổ rác ngày càng hiếm Mỗi người dân thành phố trung bình ở Việt Nam, như ở thành phố Cần thơ chẳng hạn, thải 0,6 kg rác mỗi ngày Số rác này được thu gom một phần, đem đổ ở bãi rác Châu thành (Cái răng), gây ô nhiễm một vùng ngoại ô
Các bãi rác làm ô nhiễm đất , nước và không khí, tiêu tốn năng lượng, chiếm một diện tích đất lớn Sự đốt rác tạo ra khí độc theo gió đi rất xa, tro có thể còn chứa chất độc lại dùng để lấp các nơi trũng hay trồng cây Ngoài các vật liệu thông thường, rác còn chứa các chất không bị phân hủy sinh học và các chất phóng xạ Ngoài mục đích sử dụng cho quân sự, các chất phóng xạ còn được sử dụng khá phổ biến cho dân dụng và y học Nhưng việc tích lũy các chất thải phóng xạ ngày càng nhiều đã và đang gây nên một vấn nạn không chỉ riêng cho các quốc gia đang sử dụng chúng Ở Hoa
kỳ, hàng năm có hơn 250 triệu tấn chất thải độc hại, tức trung bình mỗi người dân một tấn Các nước châu Âu cũng không kém Chỉ một phần của số rác trên được xử lý, còn phần lớn được tập trung ở bãi rác hay thải ra sông hồ, biển và đại dương Một vấn đề môi trường khác là việc các nước công nghiệp xuất khẩu rác thải độc hại sang các nước nghèo Ðây là cách làm ít tốn kém cho các quốc gia sản xuất khác, lại còn có thể giúp đỡ các nước có được nguồn ngoại tệ để trả nợ và chi tiêu khác Các loại rác này hoặc được bán với giá rẻ làm vật liệu tái chế, hoặc được phép đổ ở một xứ nghèo nào đó ở châu Phi hay châu Á để đổi lại một số đô la cho chính quyền sở tại
3.2.2 Ô nhiễm đất do vi sinh vật
Nguồn gây ô nhiễm này chủ yếu là chất thải chưa qua xử lý của người và động vật, nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt trong đó nguy hại lớn nhất là chất thải chưa được xử lý khử trùng
của các bệnh viện truyền nhiễm Rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng tiếp tục sinh sôi nảy nở trong đất, bám vào các cây trồng nông nghiệp và truyền vào cơ thể người, động vật Ngoài những nguồn ô
nhiễm trên, các hoạt động tưới không thích đáng, chặt cây rừng, khai hoang cũng tạo thành các hiện tượng rửa trôi, bạc mầu, nhiễm phèn trong đất Theo thống kê, hàng năm diện tích đất này trên thế giới tăng từ 5.000.000 đến 11.000.000 ha
Trang 53.3 Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp
Các chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt (rác sinh hoạt, các chất xỉ, giấy, gỗ, kim loại, cao su, gạch vữa, các chất thải do khai thác mỏ, bùn sinh học khi xử lý nước thải ) đều được đưa vào đất làm cho đất bị nhiễm bẩn, làm thay đổi thành phần đất và gây ô nhiễm nước, nước ngầm, gây bụi và mùi làm ô nhiễm không khí Ở một số nước quy định về chôn lấp chưa được chặt chẽ, các chất gây ô nhiễm từ các khu vực chôn lấp có thể rò rỉ vào đất Đáng chú ý là các khu gần khu công nghiệp nhiều chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile organic compounds – VOC) như benzene, toluene, xylene, diclorometan đã được phát hiện trong đất gần các khu công nghiệp
Nhà máy sản xuất khí Aromatic hydrocarbons, phenols,
CN-Các bãi đánh đống chất thải Tất cả các loại chất nhiễm bẩn hữu cơ và vô
cơ Các nhà máy sản xuất hóa chất Tất cả các loại chất nhiễm bẩn hữu cơ và vô
cơ (trừ chất thải mạ) Công nghiệp mạ kim loại Kim loại nặng, CN-, dung môi hữu cơ, các
chất thải mạ đã tàn, axít, bazơ Nấu chảy kim loại Kim loại nặng, xỉ kim loại, bùn quặng nấu
chảy, axít, dầu
Các vị trí nhà máy sản xuất thuốc trừ
sâu
Thuốc trừ sâu, dung môi, Hg, As, Cu
Các phòng thí nghiệm Acid, kiềm, kim loại nặng, chất vô cơ, chất
thải dễ cháy, dung môi (tất cả các loại chất hóa học)
Các nhà máy in Acid, kiềm, kim loại nặng, chất vô cơ, mực,
dung môi, mạ điện, bùn cống rãnh
Để hạn chế nguồn gây ô nhiễm do các chất thải rắn, người ta phải xử lý chất thải rắn một cách nghiêm ngặt như phân loại các chất thải, thu hồi và tái sử dụng chất thải Các chất thải độc hại nguy hiểm phải được thiêu đốt hoặc chôn cất ở những hố chôn theo đúng kỹ thuật, có lớp ngăn cách với
Trang 6đất, có lớp bao phủ bề mặt, có đường thoát và tiêu nước bề mặt , hạn chế khai thác bừa bãi, sử dụng hợp lý các vùng mỏ đã khai thác nhằm hạn chế ô nhiễm đất
Nguồn chất thải rắn có rất nhiều, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn của ngành khai thác
mỏ, rác ở đô thị, chất thải nông nghiệp và chất thải rắn phóng xạ Chủng loại của chúng rất nhiều, hàm lượng các nguyên tố độc trong chúng cũng không giống nhau; tỷ lệ nguyên tố độc hại trong chất thải rắn công nghiệp thường cao hơn; rác thành thị chứa các loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng; chất thải rắn nông nghiệp chứa các chất hữu cơ thối rữa và thuốc nông nghiệp còn lưu lại ; chất thải phóng xạ có chứa các nguyên tố phóng xạ như Uranium, Strontium, Caesium những chất thải rắn này được vứt bừa bãi, ngấm nước mưa, và rỉ ra nước gây ô nhiễm đất, sông ngòi, ao hồ và nguồn nước ngầm, nguồn nước ô nhiễm này lại được dùng để tưới đồng ruộng sẽ làm thay đổi chất đất và kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh vật trong đất, cản trở sự sinh trưởng của bộ
rễ thực vật và ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng
Sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải không những là nguồn gây ô nhiễm không khí mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường đất Ví dụ:
- SO2 được tạo thành do đốt nhiên liệu chứa lưu huỳnh được thải vào khí quyển Trong không khí
SO2 có thể tham gia nhiều quá trình khác nhau tạo thành SO42- và theo nước mưa lắng đọng xuống đất
- Các oxit nitơ bị chuyển hóa thành nitrat trong khí quyển rồi theo nước mưa vào đất Mặt khác, đất cũng hấp thụ các khí NO và NO2 và các khí này cũng bị oxy hóa chuyển thành nitrat trong đất
- Bụi chì trong khí thải từ các động cơ đốt trong của các phương tiện giao thông lắng xuống và tích
tụ trên mặt đất dọc theo các con đường có mật độ ô tô đi lại cao
- Ở những vùng khai khoáng mỏ, các kim loại từ mỏ sẽ phát tán ra những vùng đất xung quanh, làm cho đất ở các vùng này bị nhiễm nhiều kim loại
Ở Mỹ, người ta đã làm một cuộc kiểm kê sự phát thải các chất độc hại như sau:
- Có tới 93% chất độc hại được phát thải trực tiếp từ các nhà máy, khu công nghiệp, các phương tiện giao thông và 58 % sẽ đi vào môi trường đất, 27 % vào khí quyển, 4 % vào nước và 4% xâm nhập vào tầng nước ngầm
- 7% chất thải độc hại được phát thải gián tiếp từ các nguồn khác nhau đã đi vào môi trường đất hoặc xâm nhập vào tầng nước ngầm
Trang 7Hình 3.1: Kiểm kê phát thải chất độc hại ở Mỹ
Các loại chất nhiễm bẩn đất chủ yếu
• Xăng dầu
• Các nguồn gây ra ô nhiễm từ xăng dầu: sự rò rỉ của các bể chứa xăng dầu, rò rỉ từ quá trình lọc dầu, tràn dầu sự cố, rò rỉ trong quá trình vận hành khoan hay trong quá trình tiêu hủy bùn xăng dầu
• Các dạng đáng quan tâm: BTEX, PAHs, MTBE
• Dung môi
• Không bị halogen hóa: chưng cất xăng dầu, cồn, xê tôn, ketones, este, và ête
• Bị halogen hóa: TCE, PCE, DCE, TCA, DCA, CCl4
• Dioxins và Furans (210 loài khác nhau)
• Được tạo ra trong quá trình tổng hợp trong công nghiệp và quá trình đốt cháy các chất hóa học dạng cờ lo
• Những chất này cực độc, dễ gây ung thư, và có thể làm thay đổi mức độ hoóc môn
• PCBs (209 đồng phân khác nhau)
• Bền về nhiệt, không cháy trong chất lỏng dầu hoặc trong chất rắn,
Trang 8• Dẫn điện tốt và chịu lửa, được sử dụng như là dầu làm mát trong các biến thế hoặc là chất cách điện trong các tụ điện
• Rất độc
• Teratogenic gây ra sự chết non của các loài và làm chậm quá trình sinh trưởng
• Sinh ung thư
Hình 3.2: Nồng độ tối đa và nồng độ trung bình của PCDD/Des trong đất từ các vị trí đánh đống
chất thải ở các quốc gia khác nhau
Sơ đồ này chỉ ra nồng độ tối đa và trung bình của PCDD/DFs trong đất từ các vị trí đánh đống chất thải ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới Tham khảo website:
http://tabemono.info/chosa/chikyukan/2003/2003/malay2/e_1.html
• Thuốc trừ sâu
• Bao gồm thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm và thuốc hun trong đất Hầu hết chúng là các phân tử hữu cơ và nhìn chung là độc
• Một vài loại có tính bền và một số khác có thể phân hủy (vô sinh hoặc hữu sinh)
• Các loại hóa học: Organochlorines, Organophosphorus esters, Carbamate esters, urê được thay thế
Trang 9• Ô nhiễm đất là do các hoạt động như: sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy cách hoặc lạm dụng nó; vận hành (theo mẻ, xáo trộn hoặc chất tải) và tiêu hủy không thích hợp; rò rỉ từ các nhà máy sản xuất
Hình 3.3 Quá trình xâm nhập của thuốc trừ sâu vào trong đất
• Kim loại
• Thủy ngân, asen, cadimi, crôm, Mercury, Arsenic, Cadmium, Chromium, niken, chì,
sê len, bạc, đồng và kẽm
• Xếp thứ tự theo độ độc : thủy ngân > cadimi>asen > chì = niken >crôm
• Các chất khác: nitrate, perchlorate, nuclit phóng xạ, chất nổ
Các chất Các sử dụng chủ yếu (Bao gồm một số sử dụng trước kia, nhưng
hiện nay đã cấm dùng)
Ca-di-mi Pin gia dụng, công nghiệp điện tử, mạ, nhuộm, nhũ tương, hợp kim,
chất ổn định cờ lo vinyl Chì Pin máy móc, điện tử, hợp kim, chất hàn, ống dẫn nước, thủy tinh pha
chì, cao su lưu hóa, sơn chống rỉ, nhuộm, thuốc trừ côn trùng, thuốc
nhuộm, chất ổn định cờ lo vinyl, phụ gia xăng dầu Crôm (VI) Chất ô xy hóa, mạ, chất xúc tác, chụp ảnh, nhuộm lưới đánh cá, thuộc
da, in thạch bản
A sen Sản xuất chất bán dẫn, thuốc trừ sâu, chất bảo quản gỗ
Trang 10Tổng thủy ngân Pin tiểu, đèn hơi thủy, máy đo, sản xuất dược phẩm, điện cực,thuốc
nhuộm, thuốc trừ sâu, cái đảo mạch, chất xúc tác Đồng Sản phẩm điện tử, hợp kim, đổ khuôn, ống dẫn nước, sự đúc tiền, thiết
bị sản xuất thuốc, hóa chất, dụng cụ nhà bếp Niken Hợp kim, mạ điện, chất xúc tác, gốm sứ, muối
Selenium Chất bán dẫn, tế bào quang điện, lớp phủ chống ăn mòn thép, thủy tinh
đặc biệt, tác nhân khử hydro thơm , tác nhân làm nổi bọt, mỹ phẩm
dùng cho tóc Xianua Mạ, thuốc thử, chất xúc tác, tổng hợp hữu cơ, sơn huỳnh quang, luyện
kim, khai thác mỏ, làm rắn kim loại, tác nhân chụp ảnh, dược phẩm Thủy ngân Alkyl Thuốc trừ sâu (tiệt trùng hạt giống), thuốc, tổng hợp hữu cơ
PCBs Môi trường nhiệt, cách điện, máy biến thế, tụ điện, giấy copy, dung môi
mực, thuốc nhuộm, sơn, chế tạo nhựa Methylene chloride Dung môi, chất làm lạnh, sự tẩy sơn, chất làm sạch dầu mỡ bôi trơn, chất
để chiết tách, chất dập lửa, dung môi thuốc máy ảnh, trích ly ca fê in Clorofom Lau chùi, thuốc trừ sâu, tinh chế vitamin và chưng cất ankaloit
CCl4, Carbon
Tetrachloride
Vật liệu thô để làm CFC’s, chất dập lửa, dung môi, chất tẩy sạch dầu mỡ
bôi trơn, giặt khô DCA, TCA, DCE,
TCE, PCE
Dung môi sơn, lau chùi, chiết tách, thuốc trừ sâu, vinyl chloride trung
gian, chất làm lạnh, dung môi giặt khô Phốt pho hữu cơ Thuốc trừ sâu (parathion, parathion metyla, đimetila-êtyla-
mercaptoethyl-thiophosphate, EPN) Benzene Vật liệu tổng hợp hữu cơ khác nhau, chất chiết tách, dung môi, nhiên liệu
3.4 Sự di chuyển của các chất nhiễm bẩn