Trong nhiều bài thơ, nhất là thơ Nôm, của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta bắt gặp những rung động thơ tinh tế, biểu lộ một tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm. Không chỉ là những tiếng thơ mĩ lệ, những lời thơ đẹp, mà là những xúc cảm thực sự mang tính trữ tình (...) Lâu nay, khi nói về thơ ông. người ta hay nghĩ nhiều đến chất triết lý, chất trí tuệ, ít người chú ý đến chất trữ tình của ông. Trong rừng thơ trí tuệ ấy, yếu tố trữ tình trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đem lại cho chúng ta cảm giác tươi mát như lạc giữa đại ngàn bỗng gặp một mảnh trời xanh biếc. Trong dịp này, tôi xin sẽ không đề cập đến mảnh thơ trí tuệ, mảng thơ giáo huấn và mảng thơ phê phán của ông, cũng như chưa nói đến hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc của ông, mà chi xin nói đôi nét về thơ trữ lình. Trong nhiều bài thơ, nhất là thơ Nôm, của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta bắt gặp những rung động thơ tinh tế, biểu lộ một tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm. Không chỉ là những tiếng thơ mĩ lệ, những lời thơ đẹp, mà là những xúc cảm thực sự mang tính trữ tình. Đó là chiều sâu tâm hồn của mội thi sĩ có bề dày của cả cuộc sống thời đại, của cả một sức học uyên bác, một sức nghĩ sâu sắc, một cây bút tài hoa. Tôi đã gặp đâu đây một câu nói hay của một nhà tư tưởng: Triết học cũng như toán học khi đén đỉnh cao sẽ gặp thơ ca. Ở trường hợp Nguyễn Bỉnh Khiêm, trí tuệ đã phát triển đến nghệ thuật trữ tình, ông đi từ tư duy logic đến tư duy hình tượng không chút nào khiên cưỡng. Sự chuyển tiếp ấy dung dị, lão thực đến mức người đời sau đọc thơ ông không khỏi ngạc nhiên về trình độ bậc thầy trong cấu tạo hình ảnh, sử dụng màu sắc, với những câu thơ vô cùng trong sáng. Có ai nghĩ được rằng người viết những câu: “Chẵn lẽ đầy vơi số song nhau Âm dương tiêu trưởng rất cơ màu." hoặc: “Thái cực chưa chia còn hỗn độn, Lưỡng nghi hợp lại mới khai trương…” Cũng là những người viết những câu: “Vườn rau sáng dạo sương đầy dép, Bến cá đêm trăng bóng lọt thuyền…” hoặc: “Núi nhuộm sắc thu, xanh chuyển nhạt Sóng lồng bóng nguyệt, trăng ghen nhau…” Trong thơ ông, thiên nhiên cũng có tình như người. Giữa sự vật, giữa gió, trăng, hoa, có cũng có mối liên quan tình cảm với nhau. Thấy hoa nở mới hay có gió đưa tin, nhin mặt nước vẫn rõ bóng nguyệt như dáng giai nhân. Nhà thơ của chúng ta. giữa những ưu tư về thời thế, vẫn dành thời gian để đợi ánh trăng qua hàng tre trúc. Để chờ gió đến báo tin hoa nở trước nhà. Nỗi lo đời, thương dân không làm mất đi cái phong thái ung dung, nỗi rung dộng của lòng mình: “Đêm, đợi trăng cài bóng trúc Ngày, chờ gió thổi tin hoa…” Ông muốn níu lại từng làn hương thoáng qua song cửa, ban đêm nâng chén rượu, ông hồi hộp sợ bóng trăng tan đi, không ở lại với mình: “Nương song, ngày tiếc mùi hương lạc Nối chén, đêm âu bóng quế tan…” (Thơ Nôm, bài 23) Tiêu biểu cho thơ trữ tình của Nguyễn Bỉnh Khiêm, có lẽ nên nhắc đến hai bài Khuê tình và Cảm cựu, một bài nói về nỗi đau buồn của người thiếu phụ nhớ thương chồng nơi trận mạc, một bài nói đến tình bạn xưa của bản thân tác giả. “Tiếng ngâm theo ngọn gió tây Phong khuê thiếu phụ ngủ say một mình Bỗng nghe hơi gió bên mình Mới hay có kẻ xót tình biệt ly Chẳng nề trận mạc ra đi Trông xa gợi nỗi tái tê bao niềm Giọt mưa rả rích bên thềm Như ai thủ thỉ trong đêm nỗi lòng.” ("Nỗi lòng ở chốn phòng khuê" - Bản dịch thơ) Cũng vần những chất liệu từng gặp trong những bài thơ viết về chinh phụ xưa nay. nhưng ở đây không phải là tiếng trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt lúc ra đi mà là tiếng trống thúc quản nơi trận mạc cũng dấy lên nỗi đau lòng của người ở nhà - không phải là ngọn gió xuân không hiểu cho lòng người lại cứ ỡm ờ vào động màn the, mà là hơi giá buốt thấm vào phòng khuê làm cho người thiếu phụ cô đơn càng thấm cảnh xót xa ly biệt. Khép lại bài thơ trên là tiếng thì thầm đêm dài của giọt mưa trước thềm, tạo nên một cảm giác buồn quạnh thê lương và triền miên không dứt. Đối với nhà thơ, nỗi lòng chinh phụ ấy là một thực trạng của đời sống nhân dân. Chất trữ tình của bài thơ là sự cô đọng của tình thương đời của ông. Nếu không có tấm lòng ấy, nếu không hòa mình vào số phận của nhân dân trong đời ly loạn ấy, khó có thể viết nên những vần thơ thiết tha như vậy. Bài "Cảm cựu" cũng là một bài thơ hay. Thơ xưa cũng từng viết về tình bạn, mừng bạn, khóc bạn, tiễn bạn như chúng ta đã biết, ở đây Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi vào thơ tình cảm nhớ thương người bạn cũ. Chúng ta có thể hiểu được nỗi riêng của ông trong thời buổi ấy, người bạn tâm giao có thể do thời thế mà bước sang một trận tuyến khác; nhưng đối với ông. Hắc triều hay Nam triều, nhà Mạc hay nhà Lê trung hưng lúc bấy giờ cũng chỉ là những kẻ hung ác hại dân, cho nên khoảng cách không gian chỉ làm cho lòng nhớ bạn càng mặn nồng hơn. Nỗi riêng ấy, Nguyễn Binh Khiêm chỉ biết trao gửi cho vầng trăng, vầng trăng lẽo đẽo theo từng bước bên mình, như mối tình chung thủy của ông “Sơ giao bạn cũ cách xa Tấm son có biết đậm đà nữa thôi? Đau lòng vô cớ lệ rơi, Nhớ ai luống những bồi hồi xiết đau Sao buồn vẳng tiếng canh thâu Non cao riêng dứt đàn sầu cho xong Biết ta chỉ tấm trăng trong Quan sơn muốn dặm trăng cùng theo ta” (Bản dịch trích trong bài viết của Vân Trinh) Chúng ta có thể còn tìm thấy nhiều nét trữ tình như thế ở một số thơ lớn của dân tộc. Mảng thơ này ít được người đời sau chú ý, dù nó có giá trị nghệ thuật rất cao. Có lẽ mảng thơ ấy đã bị che lấp bởi cái bóng núi đồ sộ về triết học, về nhân cách tư tưởng của Nguyền Bỉnh Khiêm hầu như đã trở thành trọng tâm nghiên cứu của nhiều thế hệ và cũng là đặc trưng lớn nhất, cơ bản nhất, của sự nghiệp văn chương của ông. Dù vậy. chúng ta vẫn nên chắt lọc một chút ánh trăng trong rừng già cổ kính, một chút trời xanh bên tượng đài trang nghiêm. Làm như vậy, để càng thấy lồng lộng tầm cao của Nguyễn Bỉnh Khiêm, càng thấy sự đa dạng, phong phú ở tâm hồn ông. Trích: Loigiaihay.com
Trong nhiều bài thơ, nhất là thơ Nôm, của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta bắt gặp những rung động thơ tinh tế, biểu lộ một tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm. Không chỉ là những tiếng thơ mĩ lệ, những lời thơ đẹp, mà là những xúc cảm thực sự mang tính trữ tình (...) Lâu nay, khi nói về thơ ông. người ta hay nghĩ nhiều đến chất triết lý, chất trí tuệ, ít người chú ý đến chất trữ tình của ông. Trong rừng thơ trí tuệ ấy, yếu tố trữ tình trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đem lại cho chúng ta cảm giác tươi mát như lạc giữa đại ngàn bỗng gặp một mảnh trời xanh biếc. Trong dịp này, tôi xin sẽ không đề cập đến mảnh thơ trí tuệ, mảng thơ giáo huấn và mảng thơ phê phán của ông, cũng như chưa nói đến hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc của ông, mà chi xin nói đôi nét về thơ trữ lình. Trong nhiều bài thơ, nhất là thơ Nôm, của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta bắt gặp những rung động thơ tinh tế, biểu lộ một tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm. Không chỉ là những tiếng thơ mĩ lệ, những lời thơ đẹp, mà là những xúc cảm thực sự mang tính trữ tình. Đó là chiều sâu tâm hồn của mội thi sĩ có bề dày của cả cuộc sống thời đại, của cả một sức học uyên bác, một sức nghĩ sâu sắc, một cây bút tài hoa. Tôi đã gặp đâu đây một câu nói hay của một nhà tư tưởng: Triết học cũng như toán học khi đén đỉnh cao sẽ gặp thơ ca. Ở trường hợp Nguyễn Bỉnh Khiêm, trí tuệ đã phát triển đến nghệ thuật trữ tình, ông đi từ tư duy logic đến tư duy hình tượng không chút nào khiên cưỡng. Sự chuyển tiếp ấy dung dị, lão thực đến mức người đời sau đọc thơ ông không khỏi ngạc nhiên về trình độ bậc thầy trong cấu tạo hình ảnh, sử dụng màu sắc, với những câu thơ vô cùng trong sáng. Có ai nghĩ được rằng người viết những câu: “Chẵn lẽ đầy vơi số song nhau Âm dương tiêu trưởng rất cơ màu." hoặc: “Thái cực chưa chia còn hỗn độn, Lưỡng nghi hợp lại mới khai trương…” Cũng là những người viết những câu: “Vườn rau sáng dạo sương đầy dép, Bến cá đêm trăng bóng lọt thuyền…” hoặc: “Núi nhuộm sắc thu, xanh chuyển nhạt Sóng lồng bóng nguyệt, trăng ghen nhau…” Trong thơ ông, thiên nhiên cũng có tình như người. Giữa sự vật, giữa gió, trăng, hoa, có cũng có mối liên quan tình cảm với nhau. Thấy hoa nở mới hay có gió đưa tin, nhin mặt nước vẫn rõ bóng nguyệt như dáng giai nhân. Nhà thơ của chúng ta. giữa những ưu tư về thời thế, vẫn dành thời gian để đợi ánh trăng qua hàng tre trúc. Để chờ gió đến báo tin hoa nở trước nhà. Nỗi lo đời, thương dân không làm mất đi cái phong thái ung dung, nỗi rung dộng của lòng mình: “Đêm, đợi trăng cài bóng trúc Ngày, chờ gió thổi tin hoa…” Ông muốn níu lại từng làn hương thoáng qua song cửa, ban đêm nâng chén rượu, ông hồi hộp sợ bóng trăng tan đi, không ở lại với mình: “Nương song, ngày tiếc mùi hương lạc Nối chén, đêm âu bóng quế tan…” (Thơ Nôm, bài 23) Tiêu biểu cho thơ trữ tình của Nguyễn Bỉnh Khiêm, có lẽ nên nhắc đến hai bài Khuê tình và Cảm cựu, một bài nói về nỗi đau buồn của người thiếu phụ nhớ thương chồng nơi trận mạc, một bài nói đến tình bạn xưa của bản thân tác giả. “Tiếng ngâm theo ngọn gió tây Phong khuê thiếu phụ ngủ say một mình Bỗng nghe hơi gió bên mình Mới hay có kẻ xót tình biệt ly Chẳng nề trận mạc ra đi Trông xa gợi nỗi tái tê bao niềm Giọt mưa rả rích bên thềm Như ai thủ thỉ trong đêm nỗi lòng.” ("Nỗi lòng ở chốn phòng khuê" - Bản dịch thơ) Cũng vần những chất liệu từng gặp trong những bài thơ viết về chinh phụ xưa nay. nhưng ở đây không phải là tiếng trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt lúc ra đi mà là tiếng trống thúc quản nơi trận mạc cũng dấy lên nỗi đau lòng của người ở nhà - không phải là ngọn gió xuân không hiểu cho lòng người lại cứ ỡm ờ vào động màn the, mà là hơi giá buốt thấm vào phòng khuê làm cho người thiếu phụ cô đơn càng thấm cảnh xót xa ly biệt. Khép lại bài thơ trên là tiếng thì thầm đêm dài của giọt mưa trước thềm, tạo nên một cảm giác buồn quạnh thê lương và triền miên không dứt. Đối với nhà thơ, nỗi lòng chinh phụ ấy là một thực trạng của đời sống nhân dân. Chất trữ tình của bài thơ là sự cô đọng của tình thương đời của ông. Nếu không có tấm lòng ấy, nếu không hòa mình vào số phận của nhân dân trong đời ly loạn ấy, khó có thể viết nên những vần thơ thiết tha như vậy. Bài "Cảm cựu" cũng là một bài thơ hay. Thơ xưa cũng từng viết về tình bạn, mừng bạn, khóc bạn, tiễn bạn như chúng ta đã biết, ở đây Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi vào thơ tình cảm nhớ thương người bạn cũ. Chúng ta có thể hiểu được nỗi riêng của ông trong thời buổi ấy, người bạn tâm giao có thể do thời thế mà bước sang một trận tuyến khác; nhưng đối với ông. Hắc triều hay Nam triều, nhà Mạc hay nhà Lê trung hưng lúc bấy giờ cũng chỉ là những kẻ hung ác hại dân, cho nên khoảng cách không gian chỉ làm cho lòng nhớ bạn càng mặn nồng hơn. Nỗi riêng ấy, Nguyễn Binh Khiêm chỉ biết trao gửi cho vầng trăng, vầng trăng lẽo đẽo theo từng bước bên mình, như mối tình chung thủy của ông “Sơ giao bạn cũ cách xa Tấm son có biết đậm đà nữa thôi? Đau lòng vô cớ lệ rơi, Nhớ ai luống những bồi hồi xiết đau Sao buồn vẳng tiếng canh thâu Non cao riêng dứt đàn sầu cho xong Biết ta chỉ tấm trăng trong Quan sơn muốn dặm trăng cùng theo ta” (Bản dịch trích trong bài viết của Vân Trinh) Chúng ta có thể còn tìm thấy nhiều nét trữ tình như thế ở một số thơ lớn của dân tộc. Mảng thơ này ít được người đời sau chú ý, dù nó có giá trị nghệ thuật rất cao. Có lẽ mảng thơ ấy đã bị che lấp bởi cái bóng núi đồ sộ về triết học, về nhân cách tư tưởng của Nguyền Bỉnh Khiêm hầu như đã trở thành trọng tâm nghiên cứu của nhiều thế hệ và cũng là đặc trưng lớn nhất, cơ bản nhất, của sự nghiệp văn chương của ông. Dù vậy. chúng ta vẫn nên chắt lọc một chút ánh trăng trong rừng già cổ kính, một chút trời xanh bên tượng đài trang nghiêm. Làm như vậy, để càng thấy lồng lộng tầm cao của Nguyễn Bỉnh Khiêm, càng thấy sự đa dạng, phong phú ở tâm hồn ông. Trích: Loigiaihay.com ... quế tan…” (Thơ Nôm, 23) Tiêu biểu cho thơ trữ tình Nguyễn Bỉnh Khiêm, có lẽ nên nhắc đến hai Khuê tình Cảm cựu, nói nỗi đau buồn người thiếu phụ nhớ thương chồng nơi trận mạc, nói đến tình bạn... thấy nhiều nét trữ tình số thơ lớn dân tộc Mảng thơ người đời sau ý, dù có giá trị nghệ thuật cao Có lẽ mảng thơ bị che lấp bóng núi đồ sộ triết học, nhân cách tư tưởng Nguyền Bỉnh Khiêm trở thành... Chất trữ tình thơ cô đọng tình thương đời ông Nếu lòng ấy, không hòa vào số phận nhân dân đời ly loạn ấy, khó viết nên vần thơ thiết tha Bài "Cảm cựu" thơ hay Thơ xưa viết tình bạn, mừng bạn, khóc