Đó là những câu ca dao được cất lên từ những kiếp người đau khổ lầm than trong xã hội cũ. Những con người ấy phái chịu trăm đắng ngàn cay, những đè nén, áp bức, những uất ức, tủi nhục, hờn giận Than thân là một trong những chủ đề quan trọng trong ca dao Việt Nam. Chùm ca dao này có số lượng bài khá lớn. Đó là những câu ca dao được cất lên từ những kiếp người đau khổ lầm than trong xã hội cũ. Những con người ấy phái chịu trăm đắng ngàn cay, những đè nén, áp bức, những uất ức, tủi nhục, hờn giận. Họ gửi tất cả những nỗi niềm ấy vào ca dao, mượn ca dao để thổ lộ giãi bày những nỗi niềm đau khổ, cực nhọc của quần chúng lao khổ xưa. Nhân vật ca dao than thân đa dạng và chủ yếu là những người thuộc tầng lớp dưới của xã hội. Họ là những người làm thuê, người con ở, người vợ lính, người tá điền, người nông dân, người con gái bị ép duyên, người, người vợ bị chồng đánh đập, phụ bạc... Mỗi người một tình cảm, một tâm trạng, một nỗi niềm, những điểm chung lớn nhất của họ là thân phận thấp hèn phụ thuộc. Đáng thương nhất trong số đó là những người phụ nữ. Những con người yếu mềm ấy đáng lẽ được nâng niu, che chở lại là những người chịu nhiều đắng cay thiệt thòi nhất trong xã hội. Họ là nạn nhân của những tư tưởng, quan niệm trong gia đình phụ quyền. Người con gái khi ở nhà với bố mẹ thì bị cấm đoán, bị ép duyên, gả bán, khi đi lấy chồng thì gánh nặng gia đình, con cái lại trút cả lên đôi vai bé nhỏ. Hơn thế, họ còn bị chồng đánh đập, chửi bới, phụ bạc... Dường như tất cả những bất hạnh trong gia đình phụ quyền, cũng như những nỗi éo le ngoài xã hội, người phụ nữ đều phải hứng chịu. “Có bái sứ phụ bát đàn Nâng niu bát sứ vỡ tan có ngày” Để thể hiện những tình ấy, cảnh ấy, ca dao than thân thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa.. Những hình ảnh tượng trưng như con ong, cái kiến, con tằm, con nhện... là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong ca dao than thân. Thường xuyên nhất, ám ảnh nhất là hình ảnh con cò. Con cò tượng trưng cho nhiều số phận, nhiều cảnh ngộ khác nhau. Đó là những “thân cò” chăm chỉ, hiền lành, thật thà nhưng vất vả, lăn lội và gặp nhiều rủi ro trong cuộc sống. “Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” Cùng với những hình ảnh đầy ám ảnh ấy, các từ ngữ, các cấu trúc lặp cũng tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về số kiếp con người. Những câu ca dao mà mở đầu bằng “thân em”, “em như”, “thương thay”... đều là những lời ca nức nở về thân phận thấp hèn phụ thuộc của những con người bé nhỏ trong xả hội. “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. “Thương thay thân phận con rùa Dưới đình đội lạc, lên chùa đội bia”. Những lời ca ai oán ấy như xoáy sâu và tâm can thế hệ Việt Nam, day dứt, ám ảnh mãi không thôi về những kiếp người đau khổ thuở nào. Vì thế, ca dao Việt Nam, bên cạnh những câu ca dao đằm thắm ngọt ngào tình nghĩa còn những lời than thở đắng cay. Đấy chính là sự phong phú của ca dao. Trích: loigiaihay.com
Đó là những câu ca dao được cất lên từ những kiếp người đau khổ lầm than trong xã hội cũ. Những con người ấy phái chịu trăm đắng ngàn cay, những đè nén, áp bức, những uất ức, tủi nhục, hờn giận Than thân là một trong những chủ đề quan trọng trong ca dao Việt Nam. Chùm ca dao này có số lượng bài khá lớn. Đó là những câu ca dao được cất lên từ những kiếp người đau khổ lầm than trong xã hội cũ. Những con người ấy phái chịu trăm đắng ngàn cay, những đè nén, áp bức, những uất ức, tủi nhục, hờn giận. Họ gửi tất cả những nỗi niềm ấy vào ca dao, mượn ca dao để thổ lộ giãi bày những nỗi niềm đau khổ, cực nhọc của quần chúng lao khổ xưa. Nhân vật ca dao than thân đa dạng và chủ yếu là những người thuộc tầng lớp dưới của xã hội. Họ là những người làm thuê, người con ở, người vợ lính, người tá điền, người nông dân, người con gái bị ép duyên, người, người vợ bị chồng đánh đập, phụ bạc... Mỗi người một tình cảm, một tâm trạng, một nỗi niềm, những điểm chung lớn nhất của họ là thân phận thấp hèn phụ thuộc. Đáng thương nhất trong số đó là những người phụ nữ. Những con người yếu mềm ấy đáng lẽ được nâng niu, che chở lại là những người chịu nhiều đắng cay thiệt thòi nhất trong xã hội. Họ là nạn nhân của những tư tưởng, quan niệm trong gia đình phụ quyền. Người con gái khi ở nhà với bố mẹ thì bị cấm đoán, bị ép duyên, gả bán, khi đi lấy chồng thì gánh nặng gia đình, con cái lại trút cả lên đôi vai bé nhỏ. Hơn thế, họ còn bị chồng đánh đập, chửi bới, phụ bạc... Dường như tất cả những bất hạnh trong gia đình phụ quyền, cũng như những nỗi éo le ngoài xã hội, người phụ nữ đều phải hứng chịu. “Có bái sứ phụ bát đàn Nâng niu bát sứ vỡ tan có ngày” Để thể hiện những tình ấy, cảnh ấy, ca dao than thân thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa.. Những hình ảnh tượng trưng như con ong, cái kiến, con tằm, con nhện... là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong ca dao than thân. Thường xuyên nhất, ám ảnh nhất là hình ảnh con cò. Con cò tượng trưng cho nhiều số phận, nhiều cảnh ngộ khác nhau. Đó là những “thân cò” chăm chỉ, hiền lành, thật thà nhưng vất vả, lăn lội và gặp nhiều rủi ro trong cuộc sống. “Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” Cùng với những hình ảnh đầy ám ảnh ấy, các từ ngữ, các cấu trúc lặp cũng tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về số kiếp con người. Những câu ca dao mà mở đầu bằng “thân em”, “em như”, “thương thay”... đều là những lời ca nức nở về thân phận thấp hèn phụ thuộc của những con người bé nhỏ trong xả hội. “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. “Thương thay thân phận con rùa Dưới đình đội lạc, lên chùa đội bia”. Những lời ca ai oán ấy như xoáy sâu và tâm can thế hệ Việt Nam, day dứt, ám ảnh mãi không thôi về những kiếp người đau khổ thuở nào. Vì thế, ca dao Việt Nam, bên cạnh những câu ca dao đằm thắm ngọt ngào tình nghĩa còn những lời than thở đắng cay. Đấy chính là sự phong phú của ca dao. Trích: loigiaihay.com