Bài thơ tự khắc họa diện mạo tinh thần tướng sĩ đời Trần, những người chiến thắng quân Mông - Nguyên, bảo vệ trọn vẹn giang sơn Đại Việt Phạm Ngũ Lão (1255-1320) trước là môn khách, sau là con rể của Trần Hưng Đạo, quê làng Phù ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông là vị tướng đã lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, trong việc mở mang biên giới phía Nam, được phong chức Điện súy, được phong tước Quan nội hầu. Ông là người văn võ toàn tài đã để lại một số thơ văn, trong đó có bài Thuật hoài viết bằng chữ Hán. Mở đầu bài thơ ông vẽ ra một tư thế hiên ngang, kiêu dũng. “Múa giáo non sông trải mấy thu” Đây là câu thơ dịch từ câu thơ “Hoành sóc giang sơn khắp kỉ thu”. Hai chữ “múa giáo” không hay bằng “Cầm ngang ngọn giáo” bởi cầm ngang ngọn giáo là một tư thế hiên ngang, vững chãi như một bức tượng. Còn “múa giáo” gợi một động tác múa may rộn ràng. “Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông” gợi một hình ảnh khổng lồ cùa con người mang tầm cỡ vũ trụ, nổi lên trên giang sơn, sông núi và hình ảnh đó kéo dài mới mấy năm, chỉ một câu đã phác họa được bức tượng đài bất hủ về vị tướng anh hùng bảo vệ Tổ quôc. Vừa mấy thu ý nói thời gian chưa bao nhiêu. “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”. Nguyên văn ‘‘Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”. Ba quân là hình ảnh chung chung cho quân đội, binh sĩ. Tì hổ là những loài thú dũng mãnh, đem ví với quân đội rất hợp. Mấy chữ “khí thôn nguu” lâu nay dịch chưa ổn. Có người dịch “hùng khí nuốt trôi trâu” thì cụ thể quá. Thực ra ở đây tác giả sử dụng thành ngữ “khí thôn Ngưu Đẩu” là chỉ khí thế chực nuốt cả sao Khiêu Ngưu và sao Bắc Đẩu, tức chỉ chung cái khí thế nuốt cả sao trời, bầu trời ở trên cao, chứ không riêng gì sao Ngưu. Chúng tôi nghĩ rằng chuyển thành “khí mạnh nuốt trôi trâu” thì thích hợp và thi vị hơn là “nuốt sao Ngưu” như bản dịch hiện hành. Nếu hai câu trên nặng về miêu tả vị tướng và quân đội thì hai câu dưới là câu luận: “Công danh nam tử còn vương nợ. Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”. Câu thơ nói lên ý thức nghĩa vụ phụng sự đất nước cao cả của tác giả. Công danh đây là công lao và danh vọng, xưa thường chỉ việc đỗ đạt, làm quan, lập công, tên tuổi được ghi vào bia đá bảng vàng. Nhưng chế độ khoa cử ở Trung Quốc mới có từ đời nhà Đường, đời nhà Hán tất nhiên chưa có. Do đó công danh đây thuần túy do công lao mà nổi tiếng. Ở đây Phạm Ngũ Lảo nói tới công danh gắn với danh tiếng của Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán thì không dính dáng tới khoa cử đỗ đạt. Chữ “nợ công danh” ở đây, nợ là dịch từ chữ “trái”, mà “trái” thì từ chữ “trách” mà ra, nghĩa là “người có trách nhiệm, trọng trách”. Người xưa cho rằng người đàn ông sinh ra là có nợ tang bồng, lập công báo quốc, chỉ ai trả được cái nợ ấy thì mới xứng với danh hiệu “nam tử” - tức đàn ông. Gia Cát Lượng là người nổi tiếng, ai cũng biết qua lịch sử và Tam quốc diễn nghĩa. Ông là người tài năng xuất chúng và trung thành với nhà Thục Hán. Chính Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán. Và ông làm Thừa tướng. Khi sắp chết Lưu Bị đem nước giao phó cho Gia Cát Lượng, vì cảm cái ơn ấy mà ông sáu lần đem quân đánh Ngụy để báo đáp tiên chúa, cuối cùng ông chết trong khi chỉ huy đánh Ngụy. Trong bài Biểu ra quân (Xuất sư biểu) lần sau ông viết những lời cảm động chân thành: “Cúc cung tận tụy, chết thì mới thôi”. Và trận đó ông chết lúc 54 tuổi. Rõ ràng là Phạm Ngũ Lão lấy Gia Cát Lượng làm mẫu mực công danh cho đời mình, và lấy làm thẹn khi chưa lập được công danh như Gia Cát Lượng. Câu thơ vừa khiêm tôn vừa hào hùng. Nếu ta biết Gia Cát Lượng đã trả nợ công danh cho đến hơi thở cuối cùng mà Phạm Ngũ Lão cầm ngang ngọn giáo “vừa mấy năm” (cấp kỉ thu), thì câu thơ còn có nghĩa là mong muốn được lập công báo quốc suốt đời như Gia Cát Lượng. Còn một khía cạnh nữa khiến Phạm noi gương Gia Cát là trong bài Biểu nói trên, Gia Cát cho biết ông xuất thân áo vải, cày ruộng kiếm ăn cho qua thời loạn. Thế mà Lưu Bị không chê ông địa vị hèn mọn, ba lần đến lều tranh mời ra, tri ơn tri ngộ ấy lớn lắm. Phạm Ngũ Lão vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo không phải xuất thân quý tộc, mà cũng được Trần Hưng Đạo coi trọng, cho là rể, đề bạt làm Điện súy được phong tước Quan nội hầu, thì ơn này cùng không nhỏ, cho nên nói “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu” cũng còn có nghĩa là nói mình chưa báo đáp được cái ơn của chủ tướng như Gia Cát Lượng. Nếu xét bốn câu thơ trong tương quan thì ta thấy Phạm Ngũ Lão thấy thẹn là do ông làm tướng chưa lâu (“vừa mấy thu”), ba quân đều là quân tì hổ, có hùng khí, có chí lớn, không có gì đáng trách, vậy có thể ông thẹn vì chưa có tài lớn được như Gia Cát Lượng chăng? Bài thơ tuy ngắn mà ý tứ cô đọng hàm súc, hình ảnh hoành tráng đậm màu sử thi, lí tưởng cao đẹp, có sức mạnh cổ vũ đối với các thế hệ thanh niên nước nhà. Bài thơ cũng tự khắc họa diện mạo tinh thần tướng sĩ đời Trần, những người chiến thắng quân Mông - Nguyên, bảo vệ trọn vẹn giang sơn Đại Việt. Trích: loigiaihay.com
Bài thơ tự khắc họa diện mạo tinh thần tướng sĩ đời Trần, những người chiến thắng quân Mông - Nguyên, bảo vệ trọn vẹn giang sơn Đại Việt Phạm Ngũ Lão (1255-1320) trước là môn khách, sau là con rể của Trần Hưng Đạo, quê làng Phù ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông là vị tướng đã lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, trong việc mở mang biên giới phía Nam, được phong chức Điện súy, được phong tước Quan nội hầu. Ông là người văn võ toàn tài đã để lại một số thơ văn, trong đó có bài Thuật hoài viết bằng chữ Hán. Mở đầu bài thơ ông vẽ ra một tư thế hiên ngang, kiêu dũng. “Múa giáo non sông trải mấy thu” Đây là câu thơ dịch từ câu thơ “Hoành sóc giang sơn khắp kỉ thu”. Hai chữ “múa giáo” không hay bằng “Cầm ngang ngọn giáo” bởi cầm ngang ngọn giáo là một tư thế hiên ngang, vững chãi như một bức tượng. Còn “múa giáo” gợi một động tác múa may rộn ràng. “Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông” gợi một hình ảnh khổng lồ cùa con người mang tầm cỡ vũ trụ, nổi lên trên giang sơn, sông núi và hình ảnh đó kéo dài mới mấy năm, chỉ một câu đã phác họa được bức tượng đài bất hủ về vị tướng anh hùng bảo vệ Tổ quôc. Vừa mấy thu ý nói thời gian chưa bao nhiêu. “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”. Nguyên văn ‘‘Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”. Ba quân là hình ảnh chung chung cho quân đội, binh sĩ. Tì hổ là những loài thú dũng mãnh, đem ví với quân đội rất hợp. Mấy chữ “khí thôn nguu” lâu nay dịch chưa ổn. Có người dịch “hùng khí nuốt trôi trâu” thì cụ thể quá. Thực ra ở đây tác giả sử dụng thành ngữ “khí thôn Ngưu Đẩu” là chỉ khí thế chực nuốt cả sao Khiêu Ngưu và sao Bắc Đẩu, tức chỉ chung cái khí thế nuốt cả sao trời, bầu trời ở trên cao, chứ không riêng gì sao Ngưu. Chúng tôi nghĩ rằng chuyển thành “khí mạnh nuốt trôi trâu” thì thích hợp và thi vị hơn là “nuốt sao Ngưu” như bản dịch hiện hành. Nếu hai câu trên nặng về miêu tả vị tướng và quân đội thì hai câu dưới là câu luận: “Công danh nam tử còn vương nợ. Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”. Câu thơ nói lên ý thức nghĩa vụ phụng sự đất nước cao cả của tác giả. Công danh đây là công lao và danh vọng, xưa thường chỉ việc đỗ đạt, làm quan, lập công, tên tuổi được ghi vào bia đá bảng vàng. Nhưng chế độ khoa cử ở Trung Quốc mới có từ đời nhà Đường, đời nhà Hán tất nhiên chưa có. Do đó công danh đây thuần túy do công lao mà nổi tiếng. Ở đây Phạm Ngũ Lảo nói tới công danh gắn với danh tiếng của Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán thì không dính dáng tới khoa cử đỗ đạt. Chữ “nợ công danh” ở đây, nợ là dịch từ chữ “trái”, mà “trái” thì từ chữ “trách” mà ra, nghĩa là “người có trách nhiệm, trọng trách”. Người xưa cho rằng người đàn ông sinh ra là có nợ tang bồng, lập công báo quốc, chỉ ai trả được cái nợ ấy thì mới xứng với danh hiệu “nam tử” - tức đàn ông. Gia Cát Lượng là người nổi tiếng, ai cũng biết qua lịch sử và Tam quốc diễn nghĩa. Ông là người tài năng xuất chúng và trung thành với nhà Thục Hán. Chính Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán. Và ông làm Thừa tướng. Khi sắp chết Lưu Bị đem nước giao phó cho Gia Cát Lượng, vì cảm cái ơn ấy mà ông sáu lần đem quân đánh Ngụy để báo đáp tiên chúa, cuối cùng ông chết trong khi chỉ huy đánh Ngụy. Trong bài Biểu ra quân (Xuất sư biểu) lần sau ông viết những lời cảm động chân thành: “Cúc cung tận tụy, chết thì mới thôi”. Và trận đó ông chết lúc 54 tuổi. Rõ ràng là Phạm Ngũ Lão lấy Gia Cát Lượng làm mẫu mực công danh cho đời mình, và lấy làm thẹn khi chưa lập được công danh như Gia Cát Lượng. Câu thơ vừa khiêm tôn vừa hào hùng. Nếu ta biết Gia Cát Lượng đã trả nợ công danh cho đến hơi thở cuối cùng mà Phạm Ngũ Lão cầm ngang ngọn giáo “vừa mấy năm” (cấp kỉ thu), thì câu thơ còn có nghĩa là mong muốn được lập công báo quốc suốt đời như Gia Cát Lượng. Còn một khía cạnh nữa khiến Phạm noi gương Gia Cát là trong bài Biểu nói trên, Gia Cát cho biết ông xuất thân áo vải, cày ruộng kiếm ăn cho qua thời loạn. Thế mà Lưu Bị không chê ông địa vị hèn mọn, ba lần đến lều tranh mời ra, tri ơn tri ngộ ấy lớn lắm. Phạm Ngũ Lão vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo không phải xuất thân quý tộc, mà cũng được Trần Hưng Đạo coi trọng, cho là rể, đề bạt làm Điện súy được phong tước Quan nội hầu, thì ơn này cùng không nhỏ, cho nên nói “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu” cũng còn có nghĩa là nói mình chưa báo đáp được cái ơn của chủ tướng như Gia Cát Lượng. Nếu xét bốn câu thơ trong tương quan thì ta thấy Phạm Ngũ Lão thấy thẹn là do ông làm tướng chưa lâu (“vừa mấy thu”), ba quân đều là quân tì hổ, có hùng khí, có chí lớn, không có gì đáng trách, vậy có thể ông thẹn vì chưa có tài lớn được như Gia Cát Lượng chăng? Bài thơ tuy ngắn mà ý tứ cô đọng hàm súc, hình ảnh hoành tráng đậm màu sử thi, lí tưởng cao đẹp, có sức mạnh cổ vũ đối với các thế hệ thanh niên nước nhà. Bài thơ cũng tự khắc họa diện mạo tinh thần tướng sĩ đời Trần, những người chiến thắng quân Mông - Nguyên, bảo vệ trọn vẹn giang sơn Đại Việt. Trích: loigiaihay.com ... câu thơ tương quan ta thấy Phạm Ngũ Lão thấy thẹn ông làm tướng chưa lâu (“vừa thu”), ba quân quân tì hổ, có hùng khí, có chí lớn, đáng trách, ông thẹn chưa có tài lớn Gia Cát Lượng chăng? Bài thơ. .. công danh Gia Cát Lượng Câu thơ vừa khiêm tôn vừa hào hùng Nếu ta biết Gia Cát Lượng trả nợ công danh thở cuối mà Phạm Ngũ Lão cầm ngang giáo “vừa năm” (cấp kỉ thu), câu thơ có nghĩa mong muốn lập... súc, hình ảnh hoành tráng đậm màu sử thi, lí tưởng cao đẹp, có sức mạnh cổ vũ hệ niên nước nhà Bài thơ tự khắc họa diện mạo tinh thần tướng sĩ đời Trần, người chiến thắng quân Mông - Nguyên, bảo