1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giới thiệu Nhật ký trong tù

11 262 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 40,67 KB

Nội dung

1. Hoàn cảnh ra đời Tháng 1- 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Bác về nước, để chỉ đạo cách mạng trong nước. Tháng 5 năm ấy Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Ðảng họp ở hang Pác Bó dưới sự chủ tọa của Người, quyết định thành lập Việt nam độc lập đồng minh tức là mặt trận Việt minh để đoàn kết đông đảo nhân dân đánh Pháp đuổi Nhật, giải phóng dân tộc   Cần tranh thủ thêm sự giúp đở của đồng minh, mà đồng minh gần ta nhất là Trung Quốc. Người hiểu biết trung Quốc hơn ai hết nên Trung ương cử Người đi Trùng Khánh nhằm mục đích tranh thủ sự viện trợ của chính phủ Tưởng Giới Thạch, bên trong thì đặt quan hệ với Ðảng Cộng Sản Trung Quốc. Bấy giờ Người đổi tên là Hồ Chí Minh. Ði suốt trong 10 ngày 5 đêm, đến một thị trấn Túc Vinh thuộc tỉnh Quảng Tây, bị khám xét, đồng chí người Trung Quốc dẫn đường không có giấy tờ bị bắt theo. Bọn bộ hạ của Tưởng cho là Bác sang phá tổ chức Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội của Trương Công Bội và Nguyễn Hải Thần, do chúng đỡ đầu. Cũng bởi thế cho nên những bức điện của Bác gởi cho bọn cầm quyền trong chính phủ Tưởng đều không được trả lời. Chúng giải Bác đi khắp nơi, tay bị trói cổ mang vòng xích, dầm mưa dãi nắng, trèo núi , vượt truông. Hơn một năm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch Bác đã làm 134 bài thơ in trong cuốn Nhật lý trong tù trong đó có bài Mới ra tù tập leo núi làm sau khi Bác đã ra khỏi tù nhưng nhà xuất bản văn học vẫn in chung trong tập Nhật ký trong tù, xuất bản 1960. Tháng 5- 1990, kỷ niệm ngày sinh 100 của Bác, người ta đã tìm được 20 bài thơ chữ hán viết trong thời kỳ bác bị giam giữ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Như vậy, Nhật lý trong tù sẽ có 134 bài thơ bằng chữ Hán. Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng Tây ngày 29-8-1942 được trả tự do ngày 10-9-1943, một năm sau nữa, tháng 9-1944, nhà đương cục Trung Quốc mới để Bác về nước. Bác viết Ngục trung nhật ký trong hoàn cảnh ấy. Ơí đây thơ bật ra ngoài ý muốn của Người. Nhật ký trong tù là cuốn nhật ký ghi chú sự việc xảy ra trong những ngày Bác bị giam giữ. Nhật  ký trong tù viết bằng thơ chữ Hán không phải là một bài thơ trường thiên liền mạch mà là nhiều bài, mỗi bài về một vấn đề, thể điệu có thay đổi nhưng phần lớn là thơ thất ngôn tứ tuyệt. Thơ văn trong tù xưa nay có nhiều bài nổi tiếng như Thi tù tùng thoại của Huỳnh Thúc Kháng, Xiềng Xích của Tố Hữu. Văn học thế giới có tác phẩm vĩ đại Viết dưới giá treo cổ của Phu Xích và Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh là một điều hiếm có. 2. Nội dung tác phầm Nhật ký trong tù a. Nhật ký trong tù thực chất là một bức tranh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch Xã hội Trung Quốc thời kỳ 1942-43 mục ruỗng từ lâu đời. Nhật ký trong tù đã ghi lại sự việc Bác đã phải sống, đã chứng kiến. Quang cảnh Bác nhìn thấy ở những nơi bị giam hay bị giải đi qua: chuyện bị bắt ở Túc Vinh, sáng trưa, chiều tối. Chuyện cái cùm, dây trói, cảnh người tù cờ bạc bị chết. Ðây là đặc trưng của bút pháp tả thực, đứng ở một góc độ nhất định để diễn tả được một cách rõ ràng, chính xác… Bác đã đứng ở góc độ người tù nhân đã tường tận nếm trải mọi cực hình, chứng kiến mọi sự việc xảy ra trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Trước hết hãy nói tới sự bất công vô lí trong nhà tù. Vị lãnh tụ của Cách mạng Việt Nam vừa sang khỏi biên giới đã bị bắt và đưa ngay vào nhà tù bọn Tàu tưởng Ta là đại biểu dân Việt Nam Tìm đến Trung Hoa để hội đàm Ai ngỡ đất bằng gây sóng gió Phải làm khách quí tại nhà giam. (Ðường đời khó khăn) Cái gì đang chờ Bác ở đó ? Nhất là khi chúng biết Bác là người Cộng sản. Mà đường lối xử thế đối với Ðảng viên cộng sản hồi bấy giờ Thà giết oan một trăm, còn hơn là để một tên chạy thoát. Ðăt chân lên đất Trung Quốc, bác bị bắt ngay ở phố Túc vinh Túc Vinh khước sử dư mông nhục . Lối chơi chữ Vinh – Nhục nhưng quan trọng nhất đối với con người là vấn đề danh dự. Nhà tù Quốc dân đảng đã chà đạp lên danh dự của con người chà đạp lên nhân quyền của con người. Bọn quân phiệt khắp nơi trên thế giới là một lũ vô pháp, vô thiên. Chế độ xã hội trung Quốc thời Tưởng mục nát từ bao đời thì nhà tù đâu còn là nơi giáo dục cải tạo mà ngược lại tội ác tha hồ mà phát triển. Một điều vô lý hết sức, ở ngoài đánh bạc bị bắt, vào tù tha hồ đánh bạc. Bởi vì đánh bạc ở ngoài làm rối ren trật tự, đẻ ra trộm cắp, phạm đến quyền bóc lột và quyền tư hữu của bọn quan liêu. Cho nên vào đây có tiền thì mua cơm mà ăn, không có tiền thì chết đói Tù cứng ngày ngày no rượu thịt Từ nghèo nước mắt, bọt mồm tuôn (Tù cờ bạc) Vào tù không cần hối cải, phục thiện, thậm chí tha hồ gây tội, tha hồ đánh bạc Ðánh bạc ở ngoài quan bắt tội Trong tù đánh bạc được công khai Bị tù con bạc ăn năn mãi       Sao trước không vô quách chốn này. (Cờ bạc) Bọn chúng không hề đếm xỉa gì đến công lí, pháp luật Nhật ký trong tù có hai bài thơ Bác nhắc tới việc trốn lính, vợ phải tù thay chồng. Mà đi lính để làm gì? Không phải là để kháng Nhật, mặc dù Nhật đánh chiếm khắp nơi, mà để tấn công Hồng quân Liên xô, Trung Quốc và để khai tăng con số cho nhiều để kiếm viện trợ ở Mỹ. Trong tập thơ có hai bài thơ Bác viết về cảnh người vợ phải đi tù thay chồng. Ðã là công lí thì ai làm nấy chịu. Thế nhưng nhà tù Tưởng Giới Thạch sổ toẹt tất cả, chà đạp tất cả. Hơn thế nữa chúng còn bắt cả trẻ em vào tù. Sở dĩ ngã niên tài bán tuế Cháu bé trong nhà lao Tân Dương Nhà tù của bọn Tưởng đã trở thành nơi đầu cơ hối lộ. Vào tù phải nộp tiền giam, phải mua chỗ ngủ ở quán trọ, nếu không phải nằm cạnh chuồng xí, thổi cơm, đun nước đều phải trả tiền cả: Thổi một nồi cơm trả sáu hào Nước sôi mỗi chậu,một đồng trao Một đồng, của đáng sáu hào chỉí Giá cả trong tù định rõ sao !. (Tiền công )   Những nét miêu tả trên đâu phải là những nét cá biệt, 18 nhà tù, Bác đã miêu tả nhiều hay ít đến như thế. Nếu ngoài xã hội mà liêm chính, không có cảnh hối lộ công khai, phổ biến thì làm thế nào những chuyện quái gở ấy thành lệ, thành chế độ trong nhà lao. Nhật ký trong tù phải đâu chỉ tố cáo xã hội gián tiếp qua cảnh tượng nhà lao, nó vươn ra ngoài diễn tả cái xã hội Thái bình của từng Ban trưởng suốt ngày đánh bạc, cao hơn một bậc cảnh trưởng chạy quanh làm tiền, trên một bậc nữa huyện trường chong đèn hút thuốc phiện. Bác đã sử dụng thứ vũ khí châm biếm để nói lên cái vô lí, cái lố lăng, cái tàn nhẫn đang ngự trị hồi bấy giờ : Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc Giải người cảnh trưởng kiếm ăn quanh Chong đèn huyện trưởng làm công việc Trời đất lai tân vẫn thái bình. (Ở Lai tân) Tóm lại, toàn bộ những cảnh tượng đã xảy ra trong Nhật ký trong tù là hình ảnh thu nhỏ của một xã hội Trung Quốc thời bấy giờ. Biết bao những thối nát bất công và tàn bạo của chế độ Tưởng đang đè nặng lên cuộc sống của dân lành. Nói tới sự bất công ngang trái của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch những bài thơ trong Nhật ký như là một cái tát vào mặt kẻ thù. Chất thép của Nhật ký trong tù là ở đó. b. Nhật ký trong tù thể hiện một tâm hồn cao đẹp của Người Nói tới tâm hồn có nghĩa là nói tời tình cảm trước hết nói tới tình yêu thương con người của Bác. Trong văn học nhất là văn học cổ điển, có những trường hợp tư tưởng tác phẩm tự đặt ra những vấn đề mà tác giả không hề nghỉ tới như truyện Kiều của Nguyễn Du. Với Nhật ký trong tù thì trái lại, Bác chưa nói được hết những điều muốn nói. Nhưng không phải vì thế mà phẩm chất đạo đức của Bác không ngời sáng trong thơ. Ðồng chí Viên Ưng một nhà thơ Trung Quốc, sau khi đọc Nhật ký trong tù viết: Chúng ta được gặp tâm hồn vĩ đại của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng…tôi cảm thấy trái tim vĩ đại đó tỏa ánh sáng chói ngời trong một hoàn cảnh tối tăm. Aïnh sáng ấy trước hết là ánh sáng của tình thương người. Ðồng chí Phạm Văn Ðồng nói: Tình nhân đạo , tình thương đồng bào đó là điều sâu sắc nhất và tốt đẹp nhất trong con người Hồ Chủ tịch . Bác ái ngại cho cảnh người vợ đến thăm chồng trong ngục, người đứng trong cửa sắt, người đứng ngoài cửa sắt mà cách biệt như mộtđại dương. Có lần trong tù bổng nổi lên tiếng sáo. Qua tiếng sáo không những Bác đoán được nổi lòng của người thổi sáo mà còn nghĩ tới một người nào đó ở phương xa tưởng như cũng đang bồi hồi vì tiếng sáo: Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu (Người bạn tù thổi sáo)       Cùng vất vả cực khổ thì Bác lại càng thương người bạn tù chỉ có cái chăn bằng giấy bồi, đêm thu cũng như Bác, trằn trọc ngủ không yên. Thương người tù cờ bạc nghèo không có cái gì ăn trước cái cảnh Ngày ngày no rượu thịt của kẻ khác, đành chịu Nước mắt bọt mồm tuôn. Thương người bạn tù đêm qua còn ngồi dựa lưng vào Bác, sáng ngày đã chết cứng. Tuy chỉ là một người tù cờ bạc nhưng Bác thương sót như thương sót một người thân, câu thơ đọc lên tưởng như rưng rưng nước mắt Thân anh da bọc lấy xương Khổ đau đói rét hết phương sống rồi… (Một người tù cờ bạc vừa chết) Thương những người lao động dầm mưa, dải gió mà công lao chẳng được bao nhiêu. Tâm trí Bác đã âu yếm ghi lại một cái quán nhỏ bên đường, chỉ có cháo hoa và muối trắng nhưng khách qua đường vẫn lấy đó làm chỗ tạm dừng chân. Thương tâm nhất vẫn là những em bé. Một em bé mới nửa tuổi, có tội tình chi cũng phải theo mẹ vào tù. Bài thơ Cháu bé trong nhà lao Tân dương là lời của một em bé, đọc lên nghe như một tiếng khóc:oa…! oa…!ooa…! Bác thương mọi số phận, tha thiết với sự biểu hiện của sự sống và của tâm linh dù đó chỉ là các run khẽ của hương hoa bị người đời và tạo hóa lãng quên, dù đó chỉ là chuyện cái răng, chuyện chiếc gậy bị Lính ngục đánh cắp. Chẳng phải Bác cao siêu gì trong quan niệm về con người. Người xưa nói: Nhân chi sơ tính bản thiện (Mạnh Tử), Tính tương cận, tập tương viễn (Khổng Tử) Bác có thơ: Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên (Nửa đêm) Dạ bán – nửa đêm khi những tù cờ bạc, rượu chè, cướp giật, những “nạn hữu” nơi tù ngục của người ngủ thì chỉ mình Người thức. Thức trắng đêm. Một mình ngắm ngía những kẻ tội lỗi kia và bổng từ khuôn mặt của những kẻ xấu đó gợi dậy trong Người một xót xa cay đắng, cao hơn một hy vọng, một quyết tâm cứu vớt chúng sinh. Bác gần gũi Giê su – Thích ca trong cái mênh mông vô biên đó và chất nhân loại cũng chính là ở đó. Xuân Diệu nói:” Người bạn tù, người tù là đề tài nhân loại đối với Bác”. Ðặng Thanh Lê từ việc khảo sát “Hình tượng bằng hữu” trong “Ngục trung nhật ký” nhận xét chính xác “Bác là một nhân cách văn hóa mang tâm hồn nhân loại”. Ðề tài nào Bác cũng viết, hình tượng nào Bác xây dựng, nhân vật nào Bác hướng tới nên rất nhân loại. Chế Lan Viên đã phân tích kỹ về hai mối quan hệ đi về giữa dân tộc và nhân loại trong Bác. Ơí Bác cái nhân loại trước tiên là nhân loại – nhân bản, nhân loại – văn hóa. Lòng thương người ở Bác chính là tinh thần nhân đạo cao độ. Chúng ta càng thấm thía ở đây là mạch nhân đạo của nhân loại chìm sâu trong Hồ Chủ tịch, có sức gợi, sức rung kỳ diệu. Mạch nhân đạo đó giúp chúng ta hiểu vì sao độc lập tự do, hạnh phúc cứ như là một điệp khúc vang mãi trong tâm tưởng của Người. Nói tới tâm hồn cao đẹp ở Hồ Chủ tịch là nói tới lòng yêu người và tình yêu thiên nhiên. Tình yêu thiên nhiên ở Bác cũng chính là lòng yêu đời. Cái mạch nhân đạo trong thơ Bác giúp ta hiểu rõ cảm hứng thiên nhiên ở Người. Chúng ta thừa nhận một sự thực phổ biến ngày nay là sự khủng hoảng sinh thái, khủng hoảng trong quan hệ con người với thiên nhiên, khủng hoảng này có tác hại không nhỏ đến sự suy thoái về đạo đức, ứng xử con người với thiên nhiên bị phá vở Thiên nhiên sinh ra con người. Con người khai thác thiên nhiên để sống, nhưng lại chống phá thiên nhiên bởi khai thác vô kế hoạch, con người vẫn chưa cảm nhận đầy đủ sự phản ứng dữ dội của thiên nhiên đối với mình do mình không công bằng, chỉ biết vơ vét, chứ không lo bù đắp trở lại. Trong sự khủng hoảng sinh thái như vậy thì việc trở về với thiên nhiên trong cách ăn mặc, ở, trong cách giao hòa cảm xúc với cây cỏ., trăng sao, một cánh chim, một ánh mây chiều… của Bác là bài học nhân đạo lớn lao biết nhường nào đối với mỗi người và cả thời đại. Với Bác thiên nhiên đã làm tốt vai trò sinh thái cảm hóa con người “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Với thiên nhiên, Bác đã làm tốt vai trò người hóa: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. C.Mác nói: “Con người do hoàn cảnh tạo ra, bởi vậyphải làm cho hoàn cảnh mang tính người”. Bác Hồ là kiểu mẫu đầy nhân đạo trong tính hai chiều đó : “Mặc dù bị trói chân tay Chim ca rộn, núi hương bay ngát rừng Vui say ai cấm ta đừng Ðường xa âu cũng bớt phần quạnh hiu” (Trên đường đi) Thiên nhiên như muốn chia sẻ nổi vất vả với Bác, thiên nhiên muốn sưởi ấm thêm tâm hồn Bác. Bởi Bác rất hiểu, rất cảm, rất mến thiên nhiên. Có được tình cảm ấy chính là lòng yêu đời ở Bác. Giữa bao nhiêu tăm tối dày đặc vẫn ngời lên ánh sáng của một tâm hồn thương người và yêu đời vô hạn. Giữa bao nhiêu khổ cực Bác vẫn vui, vẫn cảm thấy cái vui tràn đầy trong cuộc sống. Cái vui với trời đất theo một cánh chim, một làn mây, một xóm ven sông Những hình ảnh như thế không thiếu gì chung quanh ta, nhưng thường nó vẫn trôi qua đi không có một tấm lòng yêu đời sâu sắc không thể nào ghi lại được. Không phải cuộc sống ngoài nhà tù Bác nói vui mà ngay trong nhà tù, kẻ thù cũng không sao cướp hết cái vui hồn nhiên trong cuộc sống được. Quý làm sao cái vui trên nét mặt những người đang sống cảnh tù tội: “Nắng sớm mặt trời soi cả ngục Sương mù khói đặc sẽ tan hơi Tràn đầy sinh khí trong trời đất Tất cả tù nhân mặt nở tươi” (Nắng sớm) Sáng sớm vui, trưa cũng rất vui. Cái vui của một con người làm chủ được mọi hoàn cảnh và biến hiện thực đen tối thành ánh sáng. “Cơm xong bóng đã xuống trầm trầm Vang tiếng đàn ca rộn tiếng ngân Nhà ngục Tĩnh tây mờ mịt tối Bổng thành nhạc quán viện hàm lâm” (Xế chiều) Sống là một niềm vui. Sự thật đơn giản và hiển nhiên là như vậy. Nhưng chúng ta còn nhớ biết bao nhiêu tiếng kêu khóc thảm thiết đã vút lên trong văn thơ ngày trước. Trong lòng phải có sẵn một tâm hồn lớn, một niềm tin tưởng vô biên mới nhìn ra được cái sự thật đơn giản và hiển nhiên ấy. Trong hoàn cảnh xã hội cũ, lại sống trong tù đầy và giữa biết bao công việc lớn đang chờ đợi thực không dễ gì mà vui. Cũng có lúc Bác thấy buồn vô hạn: “Nghìn dặm bâng khuâng hồn nước cũ Muôn tơ vương vấn mộng sầu nay Ơí tù năm trọng thân vô tội Hòa lệ thành thơ tả nổi này” (Ðêm thu) Tóm lại, một trong những biểu hiện rất cao của tình thương người và lòng yêu đời chính là lòng yêu nước. Nhật ký trong tù canh cánh trong lòng nỗi nhớ nước thương dân. Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than. Bác nhớ tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc, nhớ đồng chí đưa tiễn đến bên sông, nhớ lá cờ nghĩa tung bay phất phới, nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong lúc mơ. “Một canh …hai canh… lại ba canh      Trằn trọc bâng khoân giấc chẳng thành Canh bốn canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh” (Không ngủ được) c. Nhật ký trong tù đã thể hiện một tinh thần bất khuất kiên cường Tình thương người lòng yêu đời, yêu nước trong thơ Bác về một mặt là kế tục truyền thống thơ xưa, nhưng mặt khác lại không giống thơ xưa, nó là tâm tình của một người Cộng sản, nó gắn liền với chiến đấu, vững tin ở chiến thắng. Bác từng nói rất rõ: “Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong” (Cảm tưởng đọc Thiên gia thi) Ý chí sắt đá và tinh thần rèn luyện cao độ, Bác đã giữ vững qua muôn vàn khổ cực và cũng đã từng nói lên được trong những hình ảnh nên thơ: “Gạo đem vào giã bao đao đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông” (Nghe tiếng giã gạo) Cuộc đời hoạt động của Bác là một bài thơ lớn, tràn đầy sức sáng tạo. Nhật ký trong tù không thể nào sánh được với toàn bộ bài thơ lớn ấy. Bác là người làm thơ trong cuộc đời nhiều hơn văn thơ. Trong sự nghiệp chung của Bác văn thơ chỉ là chuyện phụ. Trong cuộc sống nghèo nàn ấy, Bác đã tìm đủ đề tài cho hơn một trăm bài thơ. Cơ hồ như đối với Bác chuyện gì cũng thành thơ.Chuyện núi non trăng hoa thành thơ mà chuyện dưa cà mắm muối cũng thành thơ. Bác làm thơ vì một cái răng, một cái gậy, kể cả những chuyện rất ít nên thơ cũng thành thơ. Cho nên khi Bác nói trong thơ nên có thép ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách rất linh hoạt mới đúng.”Không phải chỉ nói chuyện thép và giọng thép mới là có tinh thần thép”. Trong thơ văn cũng như trong cuộc đời cái điều quan trọng nhất vẫn là cái thực chất của con người Nhật ký trong tù ít có những lời hô to nói lớn: “Giọng của người không phải sấm trên cao Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước” (Sáng tháng năm) Bác cứ nhỏ nhẹ, cứ hồn nhiên mà toàn bộ tập thơ toát lên một tinh thần thép, tinh thần của một anh hùng bất khuất, luôn luôn vững bước tiến lên, bền gan chiến đấu. Sống trong tù lúc nào Bác cũng thể hiện được phong thái ung dung, bình tĩnh, phảng phất thơ văn của nhà nho xưa đầy khí tiết. Nhưng cái ung dung ngày trước có khi là cái ung dung của người quay lưng lại với cuộc đời: trả áo mũ về sống ẩn dật, hay bất chấp mọi nỗi thăng trầm của thế sự. Bác hoàn toàn không phải như vậy. Ðồng chí Phạm Văn Ðồng nói:”Hồ Chủ tịch là hình ảnh của sức mạnh bình tĩnh không khiếp sợ, không hoảng hốt, đó là sức mạnh của những người sống một nhịp với trào lưu của thế giới, với quy luật tiến hóa của lịch sử. Chính Bác cũng đã nói : “Sự vật vẫn xoay đà định sẳn Hết mưa là nắng ửng lên thôi” (Trời hửng) Nhật ký trong tù chúng ta tìm thấy một sức chịu đựng vô cùng mãnh liệt ở Bác. Nhà tù đã đày đọa thân thể Bác, chúng giải Bác đi khắp nhà tù này đến nhà tù khác, tối ngủ chân bị cùm, đi thuyền thì bị treo giò “Bốn tháng cơm không no Bốn tháng đêm không ngủ Bốn tháng không giặt giũ Bốn tháng không thay quần áo” Bị giam lâu, chân mềm như trùn, thế mà lúc ra tù, Bác tập leo núi ngay để chờ lúc băng núi rừng về nước. Ðó là cái gương cương nghị ở Bác. Bài thơ “Bốn tháng rồi” đã tổng kết một chặng đường đấu tranh lâu dài, khốc liệt của Bác ơ trong tù. Chứng kiến những nổi đau khổ đè nặng lên con người Bác, huỷ hoại thân thể Bác chúng ta cảm thấy hết sức đau lòng và càng kính yêu Bác. Chúng ta cũng vô cùng sung sướng tự hào trước chiến thắng của tinh thần Bác, tinh thần của một chiến sỹ công sản vĩ đại đã bất chấp cả bạo lực của kẻ thù. Bằng sức mạnh của nghệ thuật, Người đã truyền cho chúng ta một bài học của một tâm hồn sáng chói, bất diệt: “Vật chất tuy đau khổ Không nao núng tinh thần “ (Bốn tháng rồi) Nhờ có tinh thần thép mà mọi gian nguy, hiểm nạn Bác đều vượt qua. Nhờ có tinh thần thép mà mọi thiếu thồn về vật chất Bác đã đẩy lùi. Bác là tinh hoa của lịch sử, khí phách dân tộc, và tâm hồn thời đại. 3. Nghệ thuật tác phẩm “Nhật ký trong tù “ a.  Nhật ký trong tù đẹp một vẻ đẹp giản dị Theo ý Xuân Diệu: “Thơ Nhật ký trong tù theo ý tôi, rất dễ và rất khó. Dễî là dễ hiểu, giản dị, gần gũi với mọi người, các bài có cơ sở đầu tiên ở thực tế dễ thông cảm. Nhưng nếu chưa nâng tâm trí mình lên đúng mức thì chưa thấy hết các tinh tuý ở bên trong thơ, cho nên nói là rất khó”. Xuân Diệu viết tiếp:”Nếu ai đọc cứ quen theo thị hiếu thông thường, thích lời thơ phải hoa mỹ như cô gái đeo nhiều nữ trang, thích vị thơ phải chua cay, ngọt…thì người ấy sẽ thấy thơ này bình thường quá. Phải ở trong cái không khí cao sáng của trí tuệ này, phải nối liền mạch với trái tim rất nhân đạo này thí mới nhận hết được cái chất thơ cao quý này. Người xưa nói:” Ðối diện đàm tâm” nghĩa là mặt nhìn mặt miệng không nói mà hai tâm hồn trò chuyện, như vậy là tinh vi lắm, là cái thứ im lặng rất cao đàm tâm được với nhau”. Ðọc Nhật ký trong tù cũng phải tế nhị như vậy. Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh, được đào tạo trong lò hun đúc của Lê Nin mà vẫn mang cái tinh anh của Nguyễn Trãi, Văn Thiên Tường… Nếu nói đến tínnh chất nhật ký, đây là ngòi bút của một phóng viên ghi nhanh và sắc. Các nét dù là nhỏ nhất trong đời thường cũng không qua mắt được tác giả: từ giờ giấc trong một ngày: “Sớm dậy người người đua bắt rận “ “Hai giờ ngục mở thông hơi” “Cơm xong bóng đã xuống trầm trầm” Ðến cảnh đun nấu, mỗi người tù tự tìm cách cải thiện: “Hỏa lò ai cũng có riêng nồi” Từ những lệ tục hủ lậu: “Lệ thường tù mới đến Phải nằm cạnh cầu tiêu” (Quá trưa) Ðến những thói ăn người trắn trợn. “Hút thuốc nơi này cấm gắt gao Thuốc anh nó tịch bỏ vào bao” (Cấm hút thuốc lá)  Gặp những nét ấy nếu một người có cái phương pháp suy nghĩ chỉ thiên về “vĩ đại”, “cao siêu” thì sẽ bỏ đi hết, làm gì có Nhật ký trong tù nữa. Mất cái tính chất nhật ký thì chùm thơ cũng mất đi cái đặc tính của nó, cái hương vị của nó sẽ trở thành ra một chùm thơ khác. b. Nghệ thuật trào phúng Nhật ký trong tù ta tìm thấy nghệ thuật trào phúng, nụ cười trào phúng lúc thì đau đớn lúc thì chua xót “cái cùm” và sự đới nhiều khi đến kỳ lạ: “Ðược cùm chân mới yên bề ngủ   Không được cùm chân biết ngủ đâu” Có khi nụ cười gắn với lời tố cáo, như bài “cờ bạc” mở đầu trình bày sự việc rất điềm tỉnh “Ðánh bạc ở ngoài quan bắt tội Trong tù đánh bạc được công khai” Ðột nhiên ngòi bút sắc, mạnh đánh kẻ thù bật ngã mà vẫn cứ mát mẻ: “Bị tù con bạc ăn năn mãi Sau trước không vô quách chốn này” Bác bị giải đi ba mươi huyện mười tám nhà lao, Bác đã quắc mắt hỏi tội bọn chúng: “Phạm tội cái gì ? ta thử hỏi Tội trung với nước, với dân à ?” Giọng thơ trào phúng không đơn điệu vì nó theo sát tính phong phú của ý thơ. Mỗi bài thơ mỗi vẻ. Có bài đanh thép như một cái tát vào mặt quân thù như bài kể chuyện “Nộp tiền đèn” có bài lời thơ tựa hồ dửng dưng mà thực ra thì tràn đầy căn giận như bài “Ở Lai Tân”. Có bài xót xa chua chát: “Biền biệt anh đi không trở lại Buồng the, trơ trọi, thiếp ôm sầu Quan trên sót nỗi em cô quạnh Nên lại mời em tạm ở tù” (Gia quyến người bị bắt lính) Có bài thơ như một bài nói đùa về ghẻ lở “Ði Nam Ninh “, “Dây trói”, mỗi bài là một tiếng cười như để lấy thêm sức mạnh. Tóm lại, bằng bút pháp vừa tả thực vừa trào phúng, những bài thơ trong Nhật ký trong tù đã nêu lên được nỗi cơ cực của người tù nhân và tập thơ lên án chế độ nhà tù phi nhân loại của Tưởng Giới Thạch. c. Nghệ thuật triết lý Nghệ thuật thơ Bác là nghệ thuật những bài thơ triết lý sâu sắc như bài “Nửa đêm” “Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Hay bài “Nghe tiếng giã gạo”, bài “Học đánh cờ”. Mỗi bài thơ nêu lên một thái độ sống, hay sự nhìn nhận đúng, hoặc đề ra một cách giải quyết về những định đề đã nêu ra. Chúng ta quán triệt toàn bộ thơ Bác là tư tưởng của một nhà yêu nước vĩ đại, một nhà Cách mạng vĩ đại. Thơ Bác không phải biểu hiện cuộc sống mà còn cải tạo cuộc sống, chỉ đạo cuộc sống. Ðó là tính Ðảng cộng sản lớn lao, đó chính là chất thép của thời đại. Nói đến thơ Bác không thể không nói đến nghệ thuật. Vì thơ Bác là thơ của tâm hồn, thơ của tình cảm, thơ của tư tưởng, thơ của hành động, Bác đã sử dụng không biết bao nhiêu phương tiện biểu hiện thật hết sức phong phú đa dạng, nhiều lúc tưởng như trái ngược nhau mà lại có một sự nhất quán lạ lùng đó là sự bình dị tuyệt vời không có ai có thể bắt chước được. Trong những bài thơ của Bác bên cạnh những vấn đề rất lớn lao cao cả, Bác có thể nói đến những vấn đề nhỏ nhặt hàng ngày mà ít ai có thể nói đến trong thơ: ai có thể ngờ được bên cạnh câu thơ mang ý nghĩa lớn: “Ðau khổ chi bằng mất tự do” Lại một câu khác : “Ðến buồn đi ỉa cũng không cho “ Thế mà câu thơ đọc lên không chổi, trái lại làm tăng thêm sức tàn ác, làm cho việc mất tự do, cái tự do tối thiểu của con người cũng không có, càng được nhấn mạnh. Bác không từ chối một đề tài nào. Bác không từ chối một từ nào không dùng miễn là từ ấy dùng đúng chỗ, dùng đắt. Bác đem rất nhiều những từ dùng hàng ngày vào trong thơ mà những từ ấy không làm cho thơ Bác tầm thường đi. Trái lại câu thơ của Bác càng sinh động, càng thực, càng xúc động lòng người. Bác không từ chối cách nói từ ẩn dụ. tùì cứng” Ngày ngày no rượu thịt” Tù mềm “Nước mắt bọt mồm tuôn” Lối chơi chữ của Bác trong bài “Ðêm ngủ ở Long tuyền” “Ðôi ngựa” ngày đi chẳng nghỉ chân Ðêm “gà năm vị lại thường ăn” “Ðôi ngựa” hai chân đi; “Gà năm vị” khi ngủ hai chân phải bắt chéo lại như chéo chân gà trong mâm cỗ tiệc. Hay là cách nói tượng trưng ước lệ, chiết tự, nói nhại đến cách nói trực tiếp, cách nói hiện thực: rất thực, rất thẳng, rất sâu Trong thơ Bác các yếu tố quan hệ rất hài hòa với nhau: tự sự và trữ tình, lãng mạng và hiện thực, cổ động và giáo dục, phản ánh và triết lý… đã kết hợp với nhau một cách chặt chẽ một cách nghệ thuật. Trong Nhật ký trong tù, Bác thích dùng lối đối chọi giữa các mặt đối lập, tạo nên một sự châm biếm có khi nhẹ nhàng, có khi gay gắt nhưng cuối cùng gây một nụ cười sâu sắc. “Ta thì người dắt, lợn người khiên” “Uốn để pha trà đừng rửa mặt” “Ðánh bạc ở ngoài quan bắt tội” “Trong tù đánh bạc được công khai” Sự đối lập ấy tạo nên một sự buồn cười. Bài thơ nói đến đau khổ mà vẫn trào lộng. Ðọc thơ Bác chúng ta luôn luôn gặp một nụ cười độ lượng và tế nhị gay gắt mà thấm thía, một nụ cười riêng của Bác. Chúng ta đã nói sự bình dị tuyệt diệu trong thơ Bác. Sự bình dị tuyệt diệu đó bắt nguồn từ con người của Bác, từ cuộc sống hàng ngày của Bác. Bình dị mà không tầm thường, giản dị mà không đơn giản. Bác nhìn cuộc sống từ nhiều mặt đối lập của nó, nhìn hiện tại mà hướng về tương lai, coi trọng tư tưởng mà rất chú trọng đến nghệ thuật. V. KẾT LUẬN: Tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy viết bằng chữ Hán nhưng về mặt nội dung và cả về mặt phong cách nghệ thuật rõ ràng là một tác phẩm văn học Việt nam đậm đà tính dân tộc. “một tác phẩm văn học lớn có tác dụng giáo dục sâu sắc phầm chất đạo đức Cách mạng cho tất cả chúng ta ngày nay”.(Lời nói đầu khi xuất bản cuốn Nhật ký trong tù của Viện văn học ). Tập thơ đưa ta đi sâu vào những cảm xúc, những suy nghĩ , những băn khoăn của một con người cộng sản vĩ đại trong một hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta có cái may mắn được nghe những lời tâm sự của một vị lãnh tụ kính yêu vì thế tấm gương đạo đức cao cả của Người đối với ta vô cùng gần gũi. Tôi muốn nhắc lại ý thơ của Hoàng Trung Thông trong bài “đọc thơ Bác”     “Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Aïnh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình “ loigiaihay.com   Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học

1. Hoàn cảnh ra đời Tháng 1- 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Bác về nước, để chỉ đạo cách mạng trong nước. Tháng 5 năm ấy Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Ðảng họp ở hang Pác Bó dưới sự chủ tọa của Người, quyết định thành lập Việt nam độc lập đồng minh tức là mặt trận Việt minh để đoàn kết đông đảo nhân dân đánh Pháp đuổi Nhật, giải phóng dân tộc Cần tranh thủ thêm sự giúp đở của đồng minh, mà đồng minh gần ta nhất là Trung Quốc. Người hiểu biết trung Quốc hơn ai hết nên Trung ương cử Người đi Trùng Khánh nhằm mục đích tranh thủ sự viện trợ của chính phủ Tưởng Giới Thạch, bên trong thì đặt quan hệ với Ðảng Cộng Sản Trung Quốc. Bấy giờ Người đổi tên là Hồ Chí Minh. Ði suốt trong 10 ngày 5 đêm, đến một thị trấn Túc Vinh thuộc tỉnh Quảng Tây, bị khám xét, đồng chí người Trung Quốc dẫn đường không có giấy tờ bị bắt theo. Bọn bộ hạ của Tưởng cho là Bác sang phá tổ chức Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội của Trương Công Bội và Nguyễn Hải Thần, do chúng đỡ đầu. Cũng bởi thế cho nên những bức điện của Bác gởi cho bọn cầm quyền trong chính phủ Tưởng đều không được trả lời. Chúng giải Bác đi khắp nơi, tay bị trói cổ mang vòng xích, dầm mưa dãi nắng, trèo núi , vượt truông. Hơn một năm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch Bác đã làm 134 bài thơ in trong cuốn Nhật lý trong tù trong đó có bài Mới ra tù tập leo núi làm sau khi Bác đã ra khỏi tù nhưng nhà xuất bản văn học vẫn in chung trong tập Nhật ký trong tù, xuất bản 1960. Tháng 5- 1990, kỷ niệm ngày sinh 100 của Bác, người ta đã tìm được 20 bài thơ chữ hán viết trong thời kỳ bác bị giam giữ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Như vậy, Nhật lý trong tù sẽ có 134 bài thơ bằng chữ Hán. Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng Tây ngày 29-8-1942 được trả tự do ngày 10-9-1943, một năm sau nữa, tháng 9-1944, nhà đương cục Trung Quốc mới để Bác về nước. Bác viết Ngục trung nhật ký trong hoàn cảnh ấy. Ơí đây thơ bật ra ngoài ý muốn của Người. Nhật ký trong tù là cuốn nhật ký ghi chú sự việc xảy ra trong những ngày Bác bị giam giữ. Nhật ký trong tù viết bằng thơ chữ Hán không phải là một bài thơ trường thiên liền mạch mà là nhiều bài, mỗi bài về một vấn đề, thể điệu có thay đổi nhưng phần lớn là thơ thất ngôn tứ tuyệt. Thơ văn trong tù xưa nay có nhiều bài nổi tiếng như Thi tù tùng thoại của Huỳnh Thúc Kháng, Xiềng Xích của Tố Hữu. Văn học thế giới có tác phẩm vĩ đại Viết dưới giá treo cổ của Phu Xích và Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh là một điều hiếm có. 2. Nội dung tác phầm Nhật ký trong tù a. Nhật ký trong tù thực chất là một bức tranh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch Xã hội Trung Quốc thời kỳ 1942-43 mục ruỗng từ lâu đời. Nhật ký trong tù đã ghi lại sự việc Bác đã phải sống, đã chứng kiến. Quang cảnh Bác nhìn thấy ở những nơi bị giam hay bị giải đi qua: chuyện bị bắt ở Túc Vinh, sáng trưa, chiều tối. Chuyện cái cùm, dây trói, cảnh người tù cờ bạc bị chết. Ðây là đặc trưng của bút pháp tả thực, đứng ở một góc độ nhất định để diễn tả được một cách rõ ràng, chính xác… Bác đã đứng ở góc độ người tù nhân đã tường tận nếm trải mọi cực hình, chứng kiến mọi sự việc xảy ra trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Trước hết hãy nói tới sự bất công vô lí trong nhà tù. Vị lãnh tụ của Cách mạng Việt Nam vừa sang khỏi biên giới đã bị bắt và đưa ngay vào nhà tù bọn Tàu tưởng Ta là đại biểu dân Việt Nam Tìm đến Trung Hoa để hội đàm Ai ngỡ đất bằng gây sóng gió Phải làm khách quí tại nhà giam. (Ðường đời khó khăn) Cái gì đang chờ Bác ở đó ? Nhất là khi chúng biết Bác là người Cộng sản. Mà đường lối xử thế đối với Ðảng viên cộng sản hồi bấy giờ Thà giết oan một trăm, còn hơn là để một tên chạy thoát. Ðăt chân lên đất Trung Quốc, bác bị bắt ngay ở phố Túc vinh Túc Vinh khước sử dư mông nhục . Lối chơi chữ Vinh – Nhục nhưng quan trọng nhất đối với con người là vấn đề danh dự. Nhà tù Quốc dân đảng đã chà đạp lên danh dự của con người chà đạp lên nhân quyền của con người. Bọn quân phiệt khắp nơi trên thế giới là một lũ vô pháp, vô thiên. Chế độ xã hội trung Quốc thời Tưởng mục nát từ bao đời thì nhà tù đâu còn là nơi giáo dục cải tạo mà ngược lại tội ác tha hồ mà phát triển. Một điều vô lý hết sức, ở ngoài đánh bạc bị bắt, vào tù tha hồ đánh bạc. Bởi vì đánh bạc ở ngoài làm rối ren trật tự, đẻ ra trộm cắp, phạm đến quyền bóc lột và quyền tư hữu của bọn quan liêu. Cho nên vào đây có tiền thì mua cơm mà ăn, không có tiền thì chết đói Tù cứng ngày ngày no rượu thịt Từ nghèo nước mắt, bọt mồm tuôn (Tù cờ bạc) Vào tù không cần hối cải, phục thiện, thậm chí tha hồ gây tội, tha hồ đánh bạc Ðánh bạc ở ngoài quan bắt tội Trong tù đánh bạc được công khai Bị tù con bạc ăn năn mãi Sao trước không vô quách chốn này. (Cờ bạc) Bọn chúng không hề đếm xỉa gì đến công lí, pháp luật Nhật ký trong tù có hai bài thơ Bác nhắc tới việc trốn lính, vợ phải tù thay chồng. Mà đi lính để làm gì? Không phải là để kháng Nhật, mặc dù Nhật đánh chiếm khắp nơi, mà để tấn công Hồng quân Liên xô, Trung Quốc và để khai tăng con số cho nhiều để kiếm viện trợ ở Mỹ. Trong tập thơ có hai bài thơ Bác viết về cảnh người vợ phải đi tù thay chồng. Ðã là công lí thì ai làm nấy chịu. Thế nhưng nhà tù Tưởng Giới Thạch sổ toẹt tất cả, chà đạp tất cả. Hơn thế nữa chúng còn bắt cả trẻ em vào tù. Sở dĩ ngã niên tài bán tuế Cháu bé trong nhà lao Tân Dương Nhà tù của bọn Tưởng đã trở thành nơi đầu cơ hối lộ. Vào tù phải nộp tiền giam, phải mua chỗ ngủ ở quán trọ, nếu không phải nằm cạnh chuồng xí, thổi cơm, đun nước đều phải trả tiền cả: Thổi một nồi cơm trả sáu hào Nước sôi mỗi chậu,một đồng trao Một đồng, của đáng sáu hào chỉí Giá cả trong tù định rõ sao !. (Tiền công ) Những nét miêu tả trên đâu phải là những nét cá biệt, 18 nhà tù, Bác đã miêu tả nhiều hay ít đến như thế. Nếu ngoài xã hội mà liêm chính, không có cảnh hối lộ công khai, phổ biến thì làm thế nào những chuyện quái gở ấy thành lệ, thành chế độ trong nhà lao. Nhật ký trong tù phải đâu chỉ tố cáo xã hội gián tiếp qua cảnh tượng nhà lao, nó vươn ra ngoài diễn tả cái xã hội Thái bình của từng Ban trưởng suốt ngày đánh bạc, cao hơn một bậc cảnh trưởng chạy quanh làm tiền, trên một bậc nữa huyện trường chong đèn hút thuốc phiện. Bác đã sử dụng thứ vũ khí châm biếm để nói lên cái vô lí, cái lố lăng, cái tàn nhẫn đang ngự trị hồi bấy giờ : Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc Giải người cảnh trưởng kiếm ăn quanh Chong đèn huyện trưởng làm công việc Trời đất lai tân vẫn thái bình. (Ở Lai tân) Tóm lại, toàn bộ những cảnh tượng đã xảy ra trong Nhật ký trong tù là hình ảnh thu nhỏ của một xã hội Trung Quốc thời bấy giờ. Biết bao những thối nát bất công và tàn bạo của chế độ Tưởng đang đè nặng lên cuộc sống của dân lành. Nói tới sự bất công ngang trái của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch những bài thơ trong Nhật ký như là một cái tát vào mặt kẻ thù. Chất thép của Nhật ký trong tù là ở đó. b. Nhật ký trong tù thể hiện một tâm hồn cao đẹp của Người Nói tới tâm hồn có nghĩa là nói tời tình cảm trước hết nói tới tình yêu thương con người của Bác. Trong văn học nhất là văn học cổ điển, có những trường hợp tư tưởng tác phẩm tự đặt ra những vấn đề mà tác giả không hề nghỉ tới như truyện Kiều của Nguyễn Du. Với Nhật ký trong tù thì trái lại, Bác chưa nói được hết những điều muốn nói. Nhưng không phải vì thế mà phẩm chất đạo đức của Bác không ngời sáng trong thơ. Ðồng chí Viên Ưng một nhà thơ Trung Quốc, sau khi đọc Nhật ký trong tù viết: Chúng ta được gặp tâm hồn vĩ đại của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng…tôi cảm thấy trái tim vĩ đại đó tỏa ánh sáng chói ngời trong một hoàn cảnh tối tăm. Aïnh sáng ấy trước hết là ánh sáng của tình thương người. Ðồng chí Phạm Văn Ðồng nói: Tình nhân đạo , tình thương đồng bào đó là điều sâu sắc nhất và tốt đẹp nhất trong con người Hồ Chủ tịch . Bác ái ngại cho cảnh người vợ đến thăm chồng trong ngục, người đứng trong cửa sắt, người đứng ngoài cửa sắt mà cách biệt như mộtđại dương. Có lần trong tù bổng nổi lên tiếng sáo. Qua tiếng sáo không những Bác đoán được nổi lòng của người thổi sáo mà còn nghĩ tới một người nào đó ở phương xa tưởng như cũng đang bồi hồi vì tiếng sáo: Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu (Người bạn tù thổi sáo) Cùng vất vả cực khổ thì Bác lại càng thương người bạn tù chỉ có cái chăn bằng giấy bồi, đêm thu cũng như Bác, trằn trọc ngủ không yên. Thương người tù cờ bạc nghèo không có cái gì ăn trước cái cảnh Ngày ngày no rượu thịt của kẻ khác, đành chịu Nước mắt bọt mồm tuôn. Thương người bạn tù đêm qua còn ngồi dựa lưng vào Bác, sáng ngày đã chết cứng. Tuy chỉ là một người tù cờ bạc nhưng Bác thương sót như thương sót một người thân, câu thơ đọc lên tưởng như rưng rưng nước mắt Thân anh da bọc lấy xương Khổ đau đói rét hết phương sống rồi… (Một người tù cờ bạc vừa chết) Thương những người lao động dầm mưa, dải gió mà công lao chẳng được bao nhiêu. Tâm trí Bác đã âu yếm ghi lại một cái quán nhỏ bên đường, chỉ có cháo hoa và muối trắng nhưng khách qua đường vẫn lấy đó làm chỗ tạm dừng chân. Thương tâm nhất vẫn là những em bé. Một em bé mới nửa tuổi, có tội tình chi cũng phải theo mẹ vào tù. Bài thơ Cháu bé trong nhà lao Tân dương là lời của một em bé, đọc lên nghe như một tiếng khóc:oa…! oa…!ooa…! Bác thương mọi số phận, tha thiết với sự biểu hiện của sự sống và của tâm linh dù đó chỉ là các run khẽ của hương hoa bị người đời và tạo hóa lãng quên, dù đó chỉ là chuyện cái răng, chuyện chiếc gậy bị Lính ngục đánh cắp. Chẳng phải Bác cao siêu gì trong quan niệm về con người. Người xưa nói: Nhân chi sơ tính bản thiện (Mạnh Tử), Tính tương cận, tập tương viễn (Khổng Tử) Bác có thơ: Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên (Nửa đêm) Dạ bán – nửa đêm khi những tù cờ bạc, rượu chè, cướp giật, những “nạn hữu” nơi tù ngục của người ngủ thì chỉ mình Người thức. Thức trắng đêm. Một mình ngắm ngía những kẻ tội lỗi kia và bổng từ khuôn mặt của những kẻ xấu đó gợi dậy trong Người một xót xa cay đắng, cao hơn một hy vọng, một quyết tâm cứu vớt chúng sinh. Bác gần gũi Giê su – Thích ca trong cái mênh mông vô biên đó và chất nhân loại cũng chính là ở đó. Xuân Diệu nói:” Người bạn tù, người tù là đề tài nhân loại đối với Bác”. Ðặng Thanh Lê từ việc khảo sát “Hình tượng bằng hữu” trong “Ngục trung nhật ký” nhận xét chính xác “Bác là một nhân cách văn hóa mang tâm hồn nhân loại”. Ðề tài nào Bác cũng viết, hình tượng nào Bác xây dựng, nhân vật nào Bác hướng tới nên rất nhân loại. Chế Lan Viên đã phân tích kỹ về hai mối quan hệ đi về giữa dân tộc và nhân loại trong Bác. Ơí Bác cái nhân loại trước tiên là nhân loại – nhân bản, nhân loại – văn hóa. Lòng thương người ở Bác chính là tinh thần nhân đạo cao độ. Chúng ta càng thấm thía ở đây là mạch nhân đạo của nhân loại chìm sâu trong Hồ Chủ tịch, có sức gợi, sức rung kỳ diệu. Mạch nhân đạo đó giúp chúng ta hiểu vì sao độc lập tự do, hạnh phúc cứ như là một điệp khúc vang mãi trong tâm tưởng của Người. Nói tới tâm hồn cao đẹp ở Hồ Chủ tịch là nói tới lòng yêu người và tình yêu thiên nhiên. Tình yêu thiên nhiên ở Bác cũng chính là lòng yêu đời. Cái mạch nhân đạo trong thơ Bác giúp ta hiểu rõ cảm hứng thiên nhiên ở Người. Chúng ta thừa nhận một sự thực phổ biến ngày nay là sự khủng hoảng sinh thái, khủng hoảng trong quan hệ con người với thiên nhiên, khủng hoảng này có tác hại không nhỏ đến sự suy thoái về đạo đức, ứng xử con người với thiên nhiên bị phá vở Thiên nhiên sinh ra con người. Con người khai thác thiên nhiên để sống, nhưng lại chống phá thiên nhiên bởi khai thác vô kế hoạch, con người vẫn chưa cảm nhận đầy đủ sự phản ứng dữ dội của thiên nhiên đối với mình do mình không công bằng, chỉ biết vơ vét, chứ không lo bù đắp trở lại. Trong sự khủng hoảng sinh thái như vậy thì việc trở về với thiên nhiên trong cách ăn mặc, ở, trong cách giao hòa cảm xúc với cây cỏ., trăng sao, một cánh chim, một ánh mây chiều… của Bác là bài học nhân đạo lớn lao biết nhường nào đối với mỗi người và cả thời đại. Với Bác thiên nhiên đã làm tốt vai trò sinh thái cảm hóa con người “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Với thiên nhiên, Bác đã làm tốt vai trò người hóa: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. C.Mác nói: “Con người do hoàn cảnh tạo ra, bởi vậyphải làm cho hoàn cảnh mang tính người”. Bác Hồ là kiểu mẫu đầy nhân đạo trong tính hai chiều đó : “Mặc dù bị trói chân tay Chim ca rộn, núi hương bay ngát rừng Vui say ai cấm ta đừng Ðường xa âu cũng bớt phần quạnh hiu” (Trên đường đi) Thiên nhiên như muốn chia sẻ nổi vất vả với Bác, thiên nhiên muốn sưởi ấm thêm tâm hồn Bác. Bởi Bác rất hiểu, rất cảm, rất mến thiên nhiên. Có được tình cảm ấy chính là lòng yêu đời ở Bác. Giữa bao nhiêu tăm tối dày đặc vẫn ngời lên ánh sáng của một tâm hồn thương người và yêu đời vô hạn. Giữa bao nhiêu khổ cực Bác vẫn vui, vẫn cảm thấy cái vui tràn đầy trong cuộc sống. Cái vui với trời đất theo một cánh chim, một làn mây, một xóm ven sông Những hình ảnh như thế không thiếu gì chung quanh ta, nhưng thường nó vẫn trôi qua đi không có một tấm lòng yêu đời sâu sắc không thể nào ghi lại được. Không phải cuộc sống ngoài nhà tù Bác nói vui mà ngay trong nhà tù, kẻ thù cũng không sao cướp hết cái vui hồn nhiên trong cuộc sống được. Quý làm sao cái vui trên nét mặt những người đang sống cảnh tù tội: “Nắng sớm mặt trời soi cả ngục Sương mù khói đặc sẽ tan hơi Tràn đầy sinh khí trong trời đất Tất cả tù nhân mặt nở tươi” (Nắng sớm) Sáng sớm vui, trưa cũng rất vui. Cái vui của một con người làm chủ được mọi hoàn cảnh và biến hiện thực đen tối thành ánh sáng. “Cơm xong bóng đã xuống trầm trầm Vang tiếng đàn ca rộn tiếng ngân Nhà ngục Tĩnh tây mờ mịt tối Bổng thành nhạc quán viện hàm lâm” (Xế chiều) Sống là một niềm vui. Sự thật đơn giản và hiển nhiên là như vậy. Nhưng chúng ta còn nhớ biết bao nhiêu tiếng kêu khóc thảm thiết đã vút lên trong văn thơ ngày trước. Trong lòng phải có sẵn một tâm hồn lớn, một niềm tin tưởng vô biên mới nhìn ra được cái sự thật đơn giản và hiển nhiên ấy. Trong hoàn cảnh xã hội cũ, lại sống trong tù đầy và giữa biết bao công việc lớn đang chờ đợi thực không dễ gì mà vui. Cũng có lúc Bác thấy buồn vô hạn: “Nghìn dặm bâng khuâng hồn nước cũ Muôn tơ vương vấn mộng sầu nay Ơí tù năm trọng thân vô tội Hòa lệ thành thơ tả nổi này” (Ðêm thu) Tóm lại, một trong những biểu hiện rất cao của tình thương người và lòng yêu đời chính là lòng yêu nước. Nhật ký trong tù canh cánh trong lòng nỗi nhớ nước thương dân. Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than. Bác nhớ tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc, nhớ đồng chí đưa tiễn đến bên sông, nhớ lá cờ nghĩa tung bay phất phới, nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong lúc mơ. “Một canh …hai canh… lại ba canh Trằn trọc bâng khoân giấc chẳng thành Canh bốn canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh” (Không ngủ được) c. Nhật ký trong tù đã thể hiện một tinh thần bất khuất kiên cường Tình thương người lòng yêu đời, yêu nước trong thơ Bác về một mặt là kế tục truyền thống thơ xưa, nhưng mặt khác lại không giống thơ xưa, nó là tâm tình của một người Cộng sản, nó gắn liền với chiến đấu, vững tin ở chiến thắng. Bác từng nói rất rõ: “Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong” (Cảm tưởng đọc Thiên gia thi) Ý chí sắt đá và tinh thần rèn luyện cao độ, Bác đã giữ vững qua muôn vàn khổ cực và cũng đã từng nói lên được trong những hình ảnh nên thơ: “Gạo đem vào giã bao đao đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông” (Nghe tiếng giã gạo) Cuộc đời hoạt động của Bác là một bài thơ lớn, tràn đầy sức sáng tạo. Nhật ký trong tù không thể nào sánh được với toàn bộ bài thơ lớn ấy. Bác là người làm thơ trong cuộc đời nhiều hơn văn thơ. Trong sự nghiệp chung của Bác văn thơ chỉ là chuyện phụ. Trong cuộc sống nghèo nàn ấy, Bác đã tìm đủ đề tài cho hơn một trăm bài thơ. Cơ hồ như đối với Bác chuyện gì cũng thành thơ.Chuyện núi non trăng hoa thành thơ mà chuyện dưa cà mắm muối cũng thành thơ. Bác làm thơ vì một cái răng, một cái gậy, kể cả những chuyện rất ít nên thơ cũng thành thơ. Cho nên khi Bác nói trong thơ nên có thép ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách rất linh hoạt mới đúng.”Không phải chỉ nói chuyện thép và giọng thép mới là có tinh thần thép”. Trong thơ văn cũng như trong cuộc đời cái điều quan trọng nhất vẫn là cái thực chất của con người Nhật ký trong tù ít có những lời hô to nói lớn: “Giọng của người không phải sấm trên cao Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước” (Sáng tháng năm) Bác cứ nhỏ nhẹ, cứ hồn nhiên mà toàn bộ tập thơ toát lên một tinh thần thép, tinh thần của một anh hùng bất khuất, luôn luôn vững bước tiến lên, bền gan chiến đấu. Sống trong tù lúc nào Bác cũng thể hiện được phong thái ung dung, bình tĩnh, phảng phất thơ văn của nhà nho xưa đầy khí tiết. Nhưng cái ung dung ngày trước có khi là cái ung dung của người quay lưng lại với cuộc đời: trả áo mũ về sống ẩn dật, hay bất chấp mọi nỗi thăng trầm của thế sự. Bác hoàn toàn không phải như vậy. Ðồng chí Phạm Văn Ðồng nói:”Hồ Chủ tịch là hình ảnh của sức mạnh bình tĩnh không khiếp sợ, không hoảng hốt, đó là sức mạnh của những người sống một nhịp với trào lưu của thế giới, với quy luật tiến hóa của lịch sử. Chính Bác cũng đã nói : “Sự vật vẫn xoay đà định sẳn Hết mưa là nắng ửng lên thôi” (Trời hửng) Nhật ký trong tù chúng ta tìm thấy một sức chịu đựng vô cùng mãnh liệt ở Bác. Nhà tù đã đày đọa thân thể Bác, chúng giải Bác đi khắp nhà tù này đến nhà tù khác, tối ngủ chân bị cùm, đi thuyền thì bị treo giò “Bốn tháng cơm không no Bốn tháng đêm không ngủ Bốn tháng không giặt giũ Bốn tháng không thay quần áo” Bị giam lâu, chân mềm như trùn, thế mà lúc ra tù, Bác tập leo núi ngay để chờ lúc băng núi rừng về nước. Ðó là cái gương cương nghị ở Bác. Bài thơ “Bốn tháng rồi” đã tổng kết một chặng đường đấu tranh lâu dài, khốc liệt của Bác ơ trong tù. Chứng kiến những nổi đau khổ đè nặng lên con người Bác, huỷ hoại thân thể Bác chúng ta cảm thấy hết sức đau lòng và càng kính yêu Bác. Chúng ta cũng vô cùng sung sướng tự hào trước chiến thắng của tinh thần Bác, tinh thần của một chiến sỹ công sản vĩ đại đã bất chấp cả bạo lực của kẻ thù. Bằng sức mạnh của nghệ thuật, Người đã truyền cho chúng ta một bài học của một tâm hồn sáng chói, bất diệt: “Vật chất tuy đau khổ Không nao núng tinh thần “ (Bốn tháng rồi) Nhờ có tinh thần thép mà mọi gian nguy, hiểm nạn Bác đều vượt qua. Nhờ có tinh thần thép mà mọi thiếu thồn về vật chất Bác đã đẩy lùi. Bác là tinh hoa của lịch sử, khí phách dân tộc, và tâm hồn thời đại. 3. Nghệ thuật tác phẩm “Nhật ký trong tù “ a. Nhật ký trong tù đẹp một vẻ đẹp giản dị Theo ý Xuân Diệu: “Thơ Nhật ký trong tù theo ý tôi, rất dễ và rất khó. Dễî là dễ hiểu, giản dị, gần gũi với mọi người, các bài có cơ sở đầu tiên ở thực tế dễ thông cảm. Nhưng nếu chưa nâng tâm trí mình lên đúng mức thì chưa thấy hết các tinh tuý ở bên trong thơ, cho nên nói là rất khó”. Xuân Diệu viết tiếp:”Nếu ai đọc cứ quen theo thị hiếu thông thường, thích lời thơ phải hoa mỹ như cô gái đeo nhiều nữ trang, thích vị thơ phải chua cay, ngọt…thì người ấy sẽ thấy thơ này bình thường quá. Phải ở trong cái không khí cao sáng của trí tuệ này, phải nối liền mạch với trái tim rất nhân đạo này thí mới nhận hết được cái chất thơ cao quý này. Người xưa nói:” Ðối diện đàm tâm” nghĩa là mặt nhìn mặt miệng không nói mà hai tâm hồn trò chuyện, như vậy là tinh vi lắm, là cái thứ im lặng rất cao đàm tâm được với nhau”. Ðọc Nhật ký trong tù cũng phải tế nhị như vậy. Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh, được đào tạo trong lò hun đúc của Lê Nin mà vẫn mang cái tinh anh của Nguyễn Trãi, Văn Thiên Tường… Nếu nói đến tínnh chất nhật ký, đây là ngòi bút của một phóng viên ghi nhanh và sắc. Các nét dù là nhỏ nhất trong đời thường cũng không qua mắt được tác giả: từ giờ giấc trong một ngày: “Sớm dậy người người đua bắt rận “ “Hai giờ ngục mở thông hơi” “Cơm xong bóng đã xuống trầm trầm” Ðến cảnh đun nấu, mỗi người tù tự tìm cách cải thiện: “Hỏa lò ai cũng có riêng nồi” Từ những lệ tục hủ lậu: “Lệ thường tù mới đến Phải nằm cạnh cầu tiêu” (Quá trưa) Ðến những thói ăn người trắn trợn. “Hút thuốc nơi này cấm gắt gao Thuốc anh nó tịch bỏ vào bao” (Cấm hút thuốc lá) Gặp những nét ấy nếu một người có cái phương pháp suy nghĩ chỉ thiên về “vĩ đại”, “cao siêu” thì sẽ bỏ đi hết, làm gì có Nhật ký trong tù nữa. Mất cái tính chất nhật ký thì chùm thơ cũng mất đi cái đặc tính của nó, cái hương vị của nó sẽ trở thành ra một chùm thơ khác. b. Nghệ thuật trào phúng Nhật ký trong tù ta tìm thấy nghệ thuật trào phúng, nụ cười trào phúng lúc thì đau đớn lúc thì chua xót “cái cùm” và sự đới nhiều khi đến kỳ lạ: “Ðược cùm chân mới yên bề ngủ Không được cùm chân biết ngủ đâu” Có khi nụ cười gắn với lời tố cáo, như bài “cờ bạc” mở đầu trình bày sự việc rất điềm tỉnh “Ðánh bạc ở ngoài quan bắt tội Trong tù đánh bạc được công khai” Ðột nhiên ngòi bút sắc, mạnh đánh kẻ thù bật ngã mà vẫn cứ mát mẻ: “Bị tù con bạc ăn năn mãi Sau trước không vô quách chốn này” Bác bị giải đi ba mươi huyện mười tám nhà lao, Bác đã quắc mắt hỏi tội bọn chúng: “Phạm tội cái gì ? ta thử hỏi Tội trung với nước, với dân à ?” Giọng thơ trào phúng không đơn điệu vì nó theo sát tính phong phú của ý thơ. Mỗi bài thơ mỗi vẻ. Có bài đanh thép như một cái tát vào mặt quân thù như bài kể chuyện “Nộp tiền đèn” có bài lời thơ tựa hồ dửng dưng mà thực ra thì tràn đầy căn giận như bài “Ở Lai Tân”. Có bài xót xa chua chát: “Biền biệt anh đi không trở lại Buồng the, trơ trọi, thiếp ôm sầu Quan trên sót nỗi em cô quạnh Nên lại mời em tạm ở tù” (Gia quyến người bị bắt lính) Có bài thơ như một bài nói đùa về ghẻ lở “Ði Nam Ninh “, “Dây trói”, mỗi bài là một tiếng cười như để lấy thêm sức mạnh. Tóm lại, bằng bút pháp vừa tả thực vừa trào phúng, những bài thơ trong Nhật ký trong tù đã nêu lên được nỗi cơ cực của người tù nhân và tập thơ lên án chế độ nhà tù phi nhân loại của Tưởng Giới Thạch. c. Nghệ thuật triết lý Nghệ thuật thơ Bác là nghệ thuật những bài thơ triết lý sâu sắc như bài “Nửa đêm” “Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Hay bài “Nghe tiếng giã gạo”, bài “Học đánh cờ”. Mỗi bài thơ nêu lên một thái độ sống, hay sự nhìn nhận đúng, hoặc đề ra một cách giải quyết về những định đề đã nêu ra. Chúng ta quán triệt toàn bộ thơ Bác là tư tưởng của một nhà yêu nước vĩ đại, một nhà Cách mạng vĩ đại. Thơ Bác không phải biểu hiện cuộc sống mà còn cải tạo cuộc sống, chỉ đạo cuộc sống. Ðó là tính Ðảng cộng sản lớn lao, đó chính là chất thép của thời đại. Nói đến thơ Bác không thể không nói đến nghệ thuật. Vì thơ Bác là thơ của tâm hồn, thơ của tình cảm, thơ của tư tưởng, thơ của hành động, Bác đã sử dụng không biết bao nhiêu phương tiện biểu hiện thật hết sức phong phú đa dạng, nhiều lúc tưởng như trái ngược nhau mà lại có một sự nhất quán lạ lùng đó là sự bình dị tuyệt vời không có ai có thể bắt chước được. Trong những bài thơ của Bác bên cạnh những vấn đề rất lớn lao cao cả, Bác có thể nói đến những vấn đề nhỏ nhặt hàng ngày mà ít ai có thể nói đến trong thơ: ai có thể ngờ được bên cạnh câu thơ mang ý nghĩa lớn: “Ðau khổ chi bằng mất tự do” Lại một câu khác : “Ðến buồn đi ỉa cũng không cho “ Thế mà câu thơ đọc lên không chổi, trái lại làm tăng thêm sức tàn ác, làm cho việc mất tự do, cái tự do tối thiểu của con người cũng không có, càng được nhấn mạnh. Bác không từ chối một đề tài nào. Bác không từ chối một từ nào không dùng miễn là từ ấy dùng đúng chỗ, dùng đắt. Bác đem rất nhiều những từ dùng hàng ngày vào trong thơ mà những từ ấy không làm cho thơ Bác tầm thường đi. Trái lại câu thơ của Bác càng sinh động, càng thực, càng xúc động lòng người. Bác không từ chối cách nói từ ẩn dụ. tùì cứng” Ngày ngày no rượu thịt” Tù mềm “Nước mắt bọt mồm tuôn” Lối chơi chữ của Bác trong bài “Ðêm ngủ ở Long tuyền” “Ðôi ngựa” ngày đi chẳng nghỉ chân Ðêm “gà năm vị lại thường ăn” “Ðôi ngựa” hai chân đi; “Gà năm vị” khi ngủ hai chân phải bắt chéo lại như chéo chân gà trong mâm cỗ tiệc. Hay là cách nói tượng trưng ước lệ, chiết tự, nói nhại đến cách nói trực tiếp, cách nói hiện thực: rất thực, rất thẳng, rất sâu Trong thơ Bác các yếu tố quan hệ rất hài hòa với nhau: tự sự và trữ tình, lãng mạng và hiện thực, cổ động và giáo dục, phản ánh và triết lý… đã kết hợp với nhau một cách chặt chẽ một cách nghệ thuật. Trong Nhật ký trong tù, Bác thích dùng lối đối chọi giữa các mặt đối lập, tạo nên một sự châm biếm có khi nhẹ nhàng, có khi gay gắt nhưng cuối cùng gây một nụ cười sâu sắc. “Ta thì người dắt, lợn người khiên” “Uốn để pha trà đừng rửa mặt” “Ðánh bạc ở ngoài quan bắt tội” “Trong tù đánh bạc được công khai” Sự đối lập ấy tạo nên một sự buồn cười. Bài thơ nói đến đau khổ mà vẫn trào lộng. Ðọc thơ Bác chúng ta luôn luôn gặp một nụ cười độ lượng và tế nhị gay gắt mà thấm thía, một nụ cười riêng của Bác. Chúng ta đã nói sự bình dị tuyệt diệu trong thơ Bác. Sự bình dị tuyệt diệu đó bắt nguồn từ con người của Bác, từ cuộc sống hàng ngày của Bác. Bình dị mà không tầm thường, giản dị mà không đơn giản. Bác nhìn cuộc sống từ nhiều mặt đối lập của nó, nhìn hiện tại mà hướng về tương lai, coi trọng tư tưởng mà rất chú trọng đến nghệ thuật. V. KẾT LUẬN: Tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy viết bằng chữ Hán nhưng về mặt nội dung và cả về mặt phong cách nghệ thuật rõ ràng là một tác phẩm văn học Việt nam đậm đà tính dân tộc. “một tác phẩm văn học lớn có tác dụng giáo dục sâu sắc phầm chất đạo đức Cách mạng cho tất cả chúng ta ngày nay”.(Lời nói đầu khi xuất bản cuốn Nhật ký trong tù của Viện văn học ). Tập thơ đưa ta đi sâu vào những cảm xúc, những suy nghĩ , những băn khoăn của một con người cộng sản vĩ đại trong một hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta có cái may mắn được nghe những lời tâm sự của một vị lãnh tụ kính yêu vì thế tấm gương đạo đức cao cả của Người đối với ta vô cùng gần gũi. Tôi muốn nhắc lại ý thơ của Hoàng Trung Thông trong bài “đọc thơ Bác” “Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Aïnh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình “ loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học [...]... khi xuất bản cuốn Nhật ký trong tù của Viện văn học ) Tập thơ đưa ta đi sâu vào những cảm xúc, những suy nghĩ , những băn khoăn của một con người cộng sản vĩ đại trong một hoàn cảnh khó khăn Chúng ta có cái may mắn được nghe những lời tâm sự của một vị lãnh tụ kính yêu vì thế tấm gương đạo đức cao cả của Người đối với ta vô cùng gần gũi Tôi muốn nhắc lại ý thơ của Hoàng Trung Thông trong bài “đọc thơ... Chúng ta đã nói sự bình dị tuyệt diệu trong thơ Bác Sự bình dị tuyệt diệu đó bắt nguồn từ con người của Bác, từ cuộc sống hàng ngày của Bác Bình dị mà không tầm thường, giản dị mà không đơn giản Bác nhìn cuộc sống từ nhiều mặt đối lập của nó, nhìn hiện tại mà hướng về tương lai, coi trọng tư tưởng mà rất chú trọng đến nghệ thuật V KẾT LUẬN: Tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy viết ... khí phách dân tộc, tâm hồn thời đại Nghệ thuật tác phẩm Nhật ký tù “ a Nhật ký tù đẹp vẻ đẹp giản dị Theo ý Xuân Diệu: “Thơ Nhật ký tù theo ý tôi, dễ khó Dễî dễ hiểu, giản dị, gần gũi với người,... Thạch thơ Nhật ký tát vào mặt kẻ thù Chất thép Nhật ký tù b Nhật ký tù thể tâm hồn cao đẹp Người Nói tới tâm hồn có nghĩa nói tời tình cảm trước hết nói tới tình yêu thương người Bác Trong văn học... “vĩ đại”, “cao siêu” bỏ hết, làm có Nhật ký tù Mất tính chất nhật ký chùm thơ đặc tính nó, hương vị trở thành chùm thơ khác b Nghệ thuật trào phúng Nhật ký tù ta tìm thấy nghệ thuật trào phúng,

Ngày đăng: 05/10/2015, 08:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w