1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài 2 - Nghe và kể lại câu chuyện “Chàng trai làng Phù Ủng”

1 810 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 3,92 KB

Nội dung

Quân lính đi trước dẹp đường, chiêng, trống, loa, kèn inh ỏi, vậy mà chàng trai vẫn mải mê đan sọt ĐỀ BÀI Nghe và kể lại câu chuyện “Chàng trai làng Phù Ủng”. BÀI THAM KHẢO Có một chàng trai ở làng Phù Ủng ngồi dưới nắng bên vệ đường đan sọt. Sáng ấy, đoàn quân của Trần Hưng Đạo đi ngang qua. Quân lính đi trước dẹp đường, chiêng, trống, loa, kèn inh ỏi, vậy mà chàng trai vẫn mải mê đan sọt không hề hay biết gì. Quân lính mở đường tức giận lấy giáo đâm vào đùi, máu chảy, chàng trai cũng không biết. Đến lúc, kiệu của Trần Hưng Đạo đi qua, chàng trai mới sực tỉnh, vội đứng dậy vái chào. Trần Hưng Đạo hỏi: -      Nhà ngươi bị giáo đâm như thế mà không biết sao? Chàng trai đáp:                                     , -     Tôi đang mải nghĩ về mấy câu trong cuốn “Binh thư” nên không để ý. Xin Đại vương lượng thứ cho. Sau khi hỏi tên tuổi và một số câu trong phép dùng binh, được chàng trai trả lời rành rọt lưu loát, Hưng Đạo rất cảm mến, nên ông cho đi theo về kinh đô. Về sau, Phạm Ngũ Lão trở thành một tướng tài và lập được nhiều công lớn trong việc chống giặc Nguyên Mông bảo vệ biên cương đất Việt.

Quân lính đi trước dẹp đường, chiêng, trống, loa, kèn inh ỏi, vậy mà chàng trai vẫn mải mê đan sọt ĐỀ BÀI Nghe và kể lại câu chuyện “Chàng trai làng Phù Ủng”. BÀI THAM KHẢO Có một chàng trai ở làng Phù Ủng ngồi dưới nắng bên vệ đường đan sọt. Sáng ấy, đoàn quân của Trần Hưng Đạo đi ngang qua. Quân lính đi trước dẹp đường, chiêng, trống, loa, kèn inh ỏi, vậy mà chàng trai vẫn mải mê đan sọt không hề hay biết gì. Quân lính mở đường tức giận lấy giáo đâm vào đùi, máu chảy, chàng trai cũng không biết. Đến lúc, kiệu của Trần Hưng Đạo đi qua, chàng trai mới sực tỉnh, vội đứng dậy vái chào. Trần Hưng Đạo hỏi: - Nhà ngươi bị giáo đâm như thế mà không biết sao? Chàng trai đáp: - , Tôi đang mải nghĩ về mấy câu trong cuốn “Binh thư” nên không để ý. Xin Đại vương lượng thứ cho. Sau khi hỏi tên tuổi và một số câu trong phép dùng binh, được chàng trai trả lời rành rọt lưu loát, Hưng Đạo rất cảm mến, nên ông cho đi theo về kinh đô. Về sau, Phạm Ngũ Lão trở thành một tướng tài và lập được nhiều công lớn trong việc chống giặc Nguyên Mông bảo vệ biên cương đất Việt.

Ngày đăng: 04/10/2015, 12:07

w