Trưa hôm qua, tôi đang ngồi học bài bỗng nghe tiếng của ai giọng khàn khàn ờ ngoài cửa ngõ:Cô bác ơi! Làm ơn bố thí cho tôi chén gạo, bát cơm. Bài làm tham khảo Trưa hôm qua, tôi đang ngồi học bài bỗng nghe tiếng của ai giọng khàn khàn ờ ngoài cửa ngõ: "Cô bác ơi! Làm ơn bố thí cho tôi chén gạo, bát cơm”. Tôi nhìn ra thì dó là một ông lão độ sáu mươi tuổi, mình mặc bộ đồ bà ba đen đã rách nát, đầu đội nón lá cũ, vai mang bị, tay chống gậy lần bước từ nhà này lê sang nhà khác để xin tiền. Tôi ngồi trong nhà nhìn ra, giọng lạnh lùng: - Nhà tôi hết gạo rồi ông ơi, ông đi chỗ khác đi. Ông lão vẫn đứng im miệng lẩm bẩm: - Cô làm ơn cho tôi chén gạo thôi cô à. Tôi hết sức bực mình và liền dùng những lời nặng nề đuổi ông lão ấy đi: - Cái ông này kì quá, ông có đi nơi khác cho tôi học bài không ; ai biểu đi xin chi cho khổ thân vậy, tối ngày cứ gặp ăn xin mãi. Tội nghiệp cho ông cụ, tay run run chống gậy bước sang nhà khác, bước đi có vẻ nặng nhọc lắm. Ông đi rồi tôi còn cười lên như chế giễu ông. Tôi lại bàn lấy quyển sách Công dân giáo dục ra đọc. Tôi đọc được một đoạn rồi lật qua trang khác, nơi trang này tác giả có in hình một đứa bé đang bưng gạo ra cho một ông lão ăn mày. Tôi sực nhớ đến lúc nãy, tôi đã tỏ ra khinh bỉ ông cụ, không cho lấy một chén gạo mà còn nặng lời xua đuổi ông rất thậm tệ. Nghĩ lại tôi rất hối hận. tôi không xứng đáng là một người có học chút nào cả. Hằng ngày tôi vẫn nghe thầy tôi thường khuyên chúng tôi không nên hắt hủi những người nghèo khổ mà giờ này tôi làm một việc trái với lời thầy tôi thường dặn. Tôi không can đảm đọc hết trang ấy vội vàng đem quyển sách cất đi và tôi càng đọc, lương tâm tôi càng đay nghiến. Rồi ông cụ khi nãy sẽ ra sao? Nếu chẳng may ông gặp người nào cũng như tôi thì tội nghiệp cho ông biết chừng nào! Đời sống của ông chỉ nhờ vào lòng từ thiện cho người đời. Thế mà tôi lại bạc đãi ông thì làm sao ông sống cho qua ngày tháng được? Rồi lấy cơm đâu ông ăn? Chỗ đâu ông ngủ? Quần áo đâu ông mặc? Bao nhiêu câu hỏi cứ ám ảnh tôi mãi, không lúc nào để cho tôi yên. Càng suy nghĩ tỏi càng thương hại ông lão ấy quá. Tôi vội vàng chạy ra cửa hi vọng ông còn lảng vảng đâu đây để tôi đem tiền giúp ông chút nào đỡ chút ấy. Nhưng ra ngoài cửa thì ông lão đã đi mất. Sự hối hận của tôi đã muộn lắm rồi. Tôi thất thểu vào nhà với gương mặt buồn bã, và tôi tự cho tôi là một người xấu xa nhất đời, tôi không xứng đáng sống chung với mọi người chút nào. Để chuộc lại những sự lỗi lầm của tôi, từ nay về sau tôi quyết bỏ hẳn cái tính kiêu căng khinh người của tôi, và gặp bất cứ những người nghèo khổ nào tôi cũng hết lòng giúp đỡ, mặc dầu sự giúp đỡ của tôi không đem cho họ ra khỏi được cảnh nghèo túng, nhưng cả một tấm lòng thành thật của tôi cũng an ủi họ được bớt đau khổ một phần nào vậy. MINH VĂN - XUÂN TƯỚC
Trưa hôm qua, tôi đang ngồi học bài bỗng nghe tiếng của ai giọng khàn khàn ờ ngoài cửa ngõ:Cô bác ơi! Làm ơn bố thí cho tôi chén gạo, bát cơm. Bài làm tham khảo Trưa hôm qua, tôi đang ngồi học bài bỗng nghe tiếng của ai giọng khàn khàn ờ ngoài cửa ngõ: "Cô bác ơi! Làm ơn bố thí cho tôi chén gạo, bát cơm”. Tôi nhìn ra thì dó là một ông lão độ sáu mươi tuổi, mình mặc bộ đồ bà ba đen đã rách nát, đầu đội nón lá cũ, vai mang bị, tay chống gậy lần bước từ nhà này lê sang nhà khác để xin tiền. Tôi ngồi trong nhà nhìn ra, giọng lạnh lùng: - Nhà tôi hết gạo rồi ông ơi, ông đi chỗ khác đi. Ông lão vẫn đứng im miệng lẩm bẩm: - Cô làm ơn cho tôi chén gạo thôi cô à. Tôi hết sức bực mình và liền dùng những lời nặng nề đuổi ông lão ấy đi: - Cái ông này kì quá, ông có đi nơi khác cho tôi học bài không ; ai biểu đi xin chi cho khổ thân vậy, tối ngày cứ gặp ăn xin mãi. Tội nghiệp cho ông cụ, tay run run chống gậy bước sang nhà khác, bước đi có vẻ nặng nhọc lắm. Ông đi rồi tôi còn cười lên như chế giễu ông. Tôi lại bàn lấy quyển sách Công dân giáo dục ra đọc. Tôi đọc được một đoạn rồi lật qua trang khác, nơi trang này tác giả có in hình một đứa bé đang bưng gạo ra cho một ông lão ăn mày. Tôi sực nhớ đến lúc nãy, tôi đã tỏ ra khinh bỉ ông cụ, không cho lấy một chén gạo mà còn nặng lời xua đuổi ông rất thậm tệ. Nghĩ lại tôi rất hối hận. tôi không xứng đáng là một người có học chút nào cả. Hằng ngày tôi vẫn nghe thầy tôi thường khuyên chúng tôi không nên hắt hủi những người nghèo khổ mà giờ này tôi làm một việc trái với lời thầy tôi thường dặn. Tôi không can đảm đọc hết trang ấy vội vàng đem quyển sách cất đi và tôi càng đọc, lương tâm tôi càng đay nghiến. Rồi ông cụ khi nãy sẽ ra sao? Nếu chẳng may ông gặp người nào cũng như tôi thì tội nghiệp cho ông biết chừng nào! Đời sống của ông chỉ nhờ vào lòng từ thiện cho người đời. Thế mà tôi lại bạc đãi ông thì làm sao ông sống cho qua ngày tháng được? Rồi lấy cơm đâu ông ăn? Chỗ đâu ông ngủ? Quần áo đâu ông mặc? Bao nhiêu câu hỏi cứ ám ảnh tôi mãi, không lúc nào để cho tôi yên. Càng suy nghĩ tỏi càng thương hại ông lão ấy quá. Tôi vội vàng chạy ra cửa hi vọng ông còn lảng vảng đâu đây để tôi đem tiền giúp ông chút nào đỡ chút ấy. Nhưng ra ngoài cửa thì ông lão đã đi mất. Sự hối hận của tôi đã muộn lắm rồi. Tôi thất thểu vào nhà với gương mặt buồn bã, và tôi tự cho tôi là một người xấu xa nhất đời, tôi không xứng đáng sống chung với mọi người chút nào. Để chuộc lại những sự lỗi lầm của tôi, từ nay về sau tôi quyết bỏ hẳn cái tính kiêu căng khinh người của tôi, và gặp bất cứ những người nghèo khổ nào tôi cũng hết lòng giúp đỡ, mặc dầu sự giúp đỡ của tôi không đem cho họ ra khỏi được cảnh nghèo túng, nhưng cả một tấm lòng thành thật của tôi cũng an ủi họ được bớt đau khổ một phần nào vậy. MINH VĂN - XUÂN TƯỚC .. .không em cho họ khỏi cảnh nghèo túng, lòng thành thật an ủi họ bớt đau khổ phần MINH VĂN - XUÂN TƯỚC