1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Một nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh quê em.

2 898 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 8,24 KB

Nội dung

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Một Cột vẫn đứng đó như một bông sen nhỏ bé hết tàn lại nở. Và cùng với Hồ Gươm, chùa Một Cột đã trở thành biểu tượng cho Thăng Long ngàn năm văn hiến Chỉ riêng trong lòng Hà Nội, cái nôi của văn chương văn hiến, từng mảnh đất hay phố phường cũng có thể làm tâm hồn ta rung cảm và ngẫm nghĩ... Hà Nội bây giờ đã khác xưa, ồn ã và tấp nập hơn nhưng vẫn mang trong mình nét cổ kính, trầm mặc mà vang ngân với những mái chùa rêu phong cổ kính như chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ... Trong số đó có một ngôi chùa mà khi nghe tên người ta đã nghĩ ngay đến một Hà Nội sâu lắng, một “hồn sâu Hà Nội”: chùa Một Cột. Chùa Một Cột xưa nằm ở phía Tây thành Thăng Long, thuộc thôn Ngọc Thanh, Ngọc Hà, nay là địa điểm phía sau Lăng Bác. Chàa Một Cột là một quần thể kiến trúc gồm chùa và tòa đài giữa hồ, được biết đến cái tên chùa Diên Hựu và đài Liên Hoa. Chùa được dựng trên một hồ hình vuông. giữa hồ có một cột đá, cao chừng hai trượng, chu vi chín thước; đầu trụ đặt một tòa chùa ngói nhỏ, hình trông như một đóa sen dưới nước mọc lên vi thế chùa có tên là chùa Nhất Trụ hay chùa Một Cột. Chùa được xây dựng từ năm 1049, tức năm đầu niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo vua Lí Thái Tông. Tục truyền khi ấy vua Thái Tông tuổi đã cao mà chưa có con nên thường đến cầu tự ở các chùa. Một đêm vua nằm chiêm bao thấy Đức Phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen trong một cái hồ vuông ở phía Tây thành, tay bế một bé trai kháu khỉnh trao cho nhà vua. Sau đó quả nhiên nhà vua sinh con trai. Thấy ứng nghiệm, vua liền cho lập chùa để thờ Phật Bà Quan Âm. Khi chùa làm xong, vua triệu tập tất cả các tăng ni phật tứ ở kinh thành đứng chầu xung quanh, tụng kinh suốt bảy ngày đêm và dựng thêm một ngôi chùa lớn bên cạnh để thờ Phật gọi là chùa Diên Hựu (kéo dài cõi phúc). Đến năm 1105, chùa được tu bổ hoàn toàn. Quá trình xây dựng tiếp chùa Một Cột đã được Binh bộ Thượng thư Nguyễn Công Bật viết và mô tả tỉ mỉ: “...Đào hồ thơm Linh Chiêu, giữa hồ trồi lên cột đá, đỉnh cột nở đóa hoa sen nghìn cánh, trên hoa sen dựng tòa điện màu xanh đặt pho tượng. Vòng quanh hồ là dẫy hành lang. Lại đào ao Bích Trì, mỗi bên dều có cầu vồng để bắc đi qua. Phía sân cầu đằng trước, hai bên tả hữu xây tháp lưu li”. Hai tháp báu này xây bằng gạch nung đất trắng, một cạnh gạch có chạm rồng (kiểu rồng thời Lí), ngoài cũng phủ men trắng mà khoảng năm 1954 đã được tìm thấy trong khuôn viên chùa Diên Hựu. Như vậy thì quy mô Liên Hoa Đài thời Lí to hơn bây giờ nhiều, cả những bộ phận hợp thành và hình dạng cũng phong phú hơn. Thực tế chùa Một Cột đã qua nhiều lần sửa chữa. Đúng vào ngày 11-9- 1954 đen tối ấy, dưới bàn tay quái ác của thực dân Pháp, chùa Một Cột di tích liệt hạng của Hà Thành đã sụp đổ sau một tiếng nổ long trời lở đất. May mắn thay, sau ngày tiếp quản Thủ đô, để đáp ứng nguyện vọng của toàn dân, Chính phủ đã cho sửa chữa, phục chế lại toàn bộ chùa Một Cột. Và đến tháng 4-1955, chùa Một Cột đã được dựng lại hoàn toàn như cũ. Bông sen quý của cả dân tộc ấy đã hồi sinh lại. Để ghi nhớ những đóng góp to lớn của chùa Một Cột cho toàn dân tộc, ngày 28-4-1962, chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật kiến trúc. Chùa Một Cột không chỉ là biểu tượng cho Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến mà còn mang rất nhiều ý nghĩa tâm linh của các bậc tiền bối gửi gắm cho con cháu đời sau. Hình tượng chùa Một Cột gắn liền với hình tượng một bông hoa sen trong sạch, cao quý của cõi Phật. Nơi nào có hoa sen là nơi đó có Phật Bồ Tát ngự trị; nơi nào có dấu sen là nơi đó có hiền nhân; nơi nào có hồ sen nhất định phải là nơi thanh tịnh. Và chính hoa sen đã được người đời tôn quý để ví với những người có tâm hồn thanh cao, sống nơi bụi trần đầy danh lợi mà không bị những thứ ô uế cám dỗ, ràng buộc. Hoa sen có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đến nỗi nó đã được dùng làm tựa đề cho một bộ kinh cao thâm của Phật giáo Bại thừa: Kinh Diệu Pháp Liên hoa. Như vậy, chùa Một Cột quả là một tác phẩm nghệ thuật thần kì, thể hiện trọn vẹn cái tâm linh độc đáo của dân tộc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Một Cột vẫn đứng đó như một bông sen nhỏ bé hết tàn lại nở. Và cùng với Hồ Gươm, chùa Một Cột đã trở thành biểu tượng cho Thăng Long ngàn năm văn hiến. Ai đến thăm chùa cũng không khỏi ngạc nhiên: “Chùa bé thế thôi ư?”. Vâng chỉ bé thế thôi. Nhưng cái giá trị về vật chất lẫn tinh thần mà ngôi chùa đó đem lại thì thật to lớn biết bao! Trích: loigiaihay.com

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Một Cột vẫn đứng đó như một bông sen nhỏ bé hết tàn lại nở. Và cùng với Hồ Gươm, chùa Một Cột đã trở thành biểu tượng cho Thăng Long ngàn năm văn hiến Chỉ riêng trong lòng Hà Nội, cái nôi của văn chương văn hiến, từng mảnh đất hay phố phường cũng có thể làm tâm hồn ta rung cảm và ngẫm nghĩ... Hà Nội bây giờ đã khác xưa, ồn ã và tấp nập hơn nhưng vẫn mang trong mình nét cổ kính, trầm mặc mà vang ngân với những mái chùa rêu phong cổ kính như chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ... Trong số đó có một ngôi chùa mà khi nghe tên người ta đã nghĩ ngay đến một Hà Nội sâu lắng, một “hồn sâu Hà Nội”: chùa Một Cột. Chùa Một Cột xưa nằm ở phía Tây thành Thăng Long, thuộc thôn Ngọc Thanh, Ngọc Hà, nay là địa điểm phía sau Lăng Bác. Chàa Một Cột là một quần thể kiến trúc gồm chùa và tòa đài giữa hồ, được biết đến cái tên chùa Diên Hựu và đài Liên Hoa. Chùa được dựng trên một hồ hình vuông. giữa hồ có một cột đá, cao chừng hai trượng, chu vi chín thước; đầu trụ đặt một tòa chùa ngói nhỏ, hình trông như một đóa sen dưới nước mọc lên vi thế chùa có tên là chùa Nhất Trụ hay chùa Một Cột. Chùa được xây dựng từ năm 1049, tức năm đầu niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo vua Lí Thái Tông. Tục truyền khi ấy vua Thái Tông tuổi đã cao mà chưa có con nên thường đến cầu tự ở các chùa. Một đêm vua nằm chiêm bao thấy Đức Phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen trong một cái hồ vuông ở phía Tây thành, tay bế một bé trai kháu khỉnh trao cho nhà vua. Sau đó quả nhiên nhà vua sinh con trai. Thấy ứng nghiệm, vua liền cho lập chùa để thờ Phật Bà Quan Âm. Khi chùa làm xong, vua triệu tập tất cả các tăng ni phật tứ ở kinh thành đứng chầu xung quanh, tụng kinh suốt bảy ngày đêm và dựng thêm một ngôi chùa lớn bên cạnh để thờ Phật gọi là chùa Diên Hựu (kéo dài cõi phúc). Đến năm 1105, chùa được tu bổ hoàn toàn. Quá trình xây dựng tiếp chùa Một Cột đã được Binh bộ Thượng thư Nguyễn Công Bật viết và mô tả tỉ mỉ: “...Đào hồ thơm Linh Chiêu, giữa hồ trồi lên cột đá, đỉnh cột nở đóa hoa sen nghìn cánh, trên hoa sen dựng tòa điện màu xanh đặt pho tượng. Vòng quanh hồ là dẫy hành lang. Lại đào ao Bích Trì, mỗi bên dều có cầu vồng để bắc đi qua. Phía sân cầu đằng trước, hai bên tả hữu xây tháp lưu li”. Hai tháp báu này xây bằng gạch nung đất trắng, một cạnh gạch có chạm rồng (kiểu rồng thời Lí), ngoài cũng phủ men trắng mà khoảng năm 1954 đã được tìm thấy trong khuôn viên chùa Diên Hựu. Như vậy thì quy mô Liên Hoa Đài thời Lí to hơn bây giờ nhiều, cả những bộ phận hợp thành và hình dạng cũng phong phú hơn. Thực tế chùa Một Cột đã qua nhiều lần sửa chữa. Đúng vào ngày 11-9- 1954 đen tối ấy, dưới bàn tay quái ác của thực dân Pháp, chùa Một Cột di tích liệt hạng của Hà Thành đã sụp đổ sau một tiếng nổ long trời lở đất. May mắn thay, sau ngày tiếp quản Thủ đô, để đáp ứng nguyện vọng của toàn dân, Chính phủ đã cho sửa chữa, phục chế lại toàn bộ chùa Một Cột. Và đến tháng 4-1955, chùa Một Cột đã được dựng lại hoàn toàn như cũ. Bông sen quý của cả dân tộc ấy đã hồi sinh lại. Để ghi nhớ những đóng góp to lớn của chùa Một Cột cho toàn dân tộc, ngày 28-4-1962, chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật kiến trúc. Chùa Một Cột không chỉ là biểu tượng cho Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến mà còn mang rất nhiều ý nghĩa tâm linh của các bậc tiền bối gửi gắm cho con cháu đời sau. Hình tượng chùa Một Cột gắn liền với hình tượng một bông hoa sen trong sạch, cao quý của cõi Phật. Nơi nào có hoa sen là nơi đó có Phật Bồ Tát ngự trị; nơi nào có dấu sen là nơi đó có hiền nhân; nơi nào có hồ sen nhất định phải là nơi thanh tịnh. Và chính hoa sen đã được người đời tôn quý để ví với những người có tâm hồn thanh cao, sống nơi bụi trần đầy danh lợi mà không bị những thứ ô uế cám dỗ, ràng buộc. Hoa sen có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đến nỗi nó đã được dùng làm tựa đề cho một bộ kinh cao thâm của Phật giáo Bại thừa: Kinh Diệu Pháp Liên hoa. Như vậy, chùa Một Cột quả là một tác phẩm nghệ thuật thần kì, thể hiện trọn vẹn cái tâm linh độc đáo của dân tộc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Một Cột vẫn đứng đó như một bông sen nhỏ bé hết tàn lại nở. Và cùng với Hồ Gươm, chùa Một Cột đã trở thành biểu tượng cho Thăng Long ngàn năm văn hiến. Ai đến thăm chùa cũng không khỏi ngạc nhiên: “Chùa bé thế thôi ư?”. Vâng chỉ bé thế thôi. Nhưng cái giá trị về vật chất lẫn tinh thần mà ngôi chùa đó đem lại thì thật to lớn biết bao! Trích: loigiaihay.com ...Kinh Di u Pháp Liên hoa Như vậy, chùa Một Cột tác phẩm nghệ thuật thần kì, thể trọn vẹn tâm linh độc đáo dân tộc Trải qua bao thăng trầm lịch sử, chùa Một Cột đứng sen nhỏ bé... Trải qua bao thăng trầm lịch sử, chùa Một Cột đứng sen nhỏ bé hết tàn lại nở Và với Hồ Gươm, chùa Một Cột trở thành biểu tượng cho Thăng Long ngàn năm văn hiến Ai đến thăm chùa không khỏi ngạc nhiên:

Ngày đăng: 03/10/2015, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w