Thuyết minh về Áo dài Việt Nam
Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì
không có tài liệu ghi nhận. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình
khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy
hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ.
Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ
thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ
ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Vì phải làm việc đồng áng hoặc
buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt
nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ
thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn
không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.
Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh
gồng tháo vát. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài
được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang
trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay
được thu bé lại trở thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước.
Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị
chi thành bốn) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước
chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo.
Chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa Trung Hoa, cho đến thế kỷ 18 lối ăn mặc của
người Việt Nam vẫn thường hay bắt chước lối của người phương Bắc, đặc biệt dưới
thời các chúa Nguyễn khi xứ Đàng Trong do nhu cầu khai phá khẩn hoang, đón
nhận hàng vạn người Minh Hương (còn gọi là người Khách Trú hay đọc trại thành
"cắc chú") bất mãn với nhà Thanh sang định cư lập nghiệp, mặc dù người Việt cũng
có lối ăn mặc riêng. Trước làn sóng xâm nhập mới này, để gìn giữ bản sắc văn hóa
riêng, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân
chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành. Trong sắc dụ đó, người ta thấy lần đầu
tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam.Trong Phủ Biên Tạp Lục, Lê
Quý Đôn viết "Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu cho chiếc áo
dài như vậy".
Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố
định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn
Vũ Vương (1739-1765).
Cát Tường, một họa sĩ vào thập niên 1930 đã thực hiện một cải cách quan trọng trên
chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Vạt trước được
họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời
thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu
kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch
chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn. Tuy
nhiên, áo dài Le Mur có nhiều biến cải mà nhiều người thời đó cho là "lai căng" thái
quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Lối tân thời này đã bị
một số dư luận khi đó tẩy chay.
Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le
Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một
kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay
lượn. Sự dung hợp này quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, được giới nữ thời
đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực
của nó, và từ bấy đến nay dù trải bao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình
dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên.
Thập niên 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách
ráp tay raglan. Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo
dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ
hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên
hông. Với cách ráp tay raglan làn vải được bo sít sao theo thân hình người mặc từ
dưới nách đến lườn eo, khiến chiếc áo dài ôm khít từng đường cong của thân hình
người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mỹ theo đánh giá của một số nhà thiết kế.
Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam
vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này không bị giới
hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục
công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng
ở nhà.Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm
sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí
trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn
bật nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa hở
hang. Nó cho thấy thấp thoáng sống eo giữa hai tà vạt rất gợi cảm và quyến rũ.
Ngày nay, chiếc áo dài đã trở thành vẻ đẹp đặc trưng của phụ nữ Việt Nam. Trên các
chuyến bay quốc nội và quốc tế của Hàng không Việt Nam, chiếc áo dài duyên dáng
của các nữ tiếp viên giành được không ít cảm tình của khách nước ngoài. Vào giờ
tan học, trên các đường phố những tà áo dài của nữ sinh trung học toả ra như cánh
bướm trắng cả con đường. Ở Huế, chiếc áo dài luôn đi kèm với nón lá bài thơ làm
say lòng bao thế hệ. Chiếc áo dài theo chương trình "Duyên dáng Việt Nam" sang
tận đảo quốc Singapore để quảng bá cho vẻ đẹp của trang phục Việt Nam.
Là người Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về nét đẹp truyền thống của chiếc áo
dài dân tộc.
(ST)
... tan học, đường phố tà áo dài nữ sinh trung học toả cánh bướm trắng đường Ở Huế, áo dài kèm với nón thơ làm say lòng bao hệ Chiếc áo dài theo chương trình "Duyên dáng Việt Nam" sang tận đảo quốc... sống eo hai tà vạt gợi cảm quyến rũ Ngày nay, áo dài trở thành vẻ đẹp đặc trưng phụ nữ Việt Nam Trên chuyến bay quốc nội quốc tế Hàng không Việt Nam, áo dài duyên dáng nữ tiếp viên giành không cảm... lườn eo, khiến áo dài ôm khít đường cong thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mỹ theo đánh giá số nhà thiết kế Khác với kimono Nhật Bản hay hanbok Hàn Quốc, áo dài Việt Nam vừa truyền