1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Đi Hội chợ Viềng.

2 323 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 7,26 KB

Nội dung

Khách thập phương về hội chợ phần lớn là do nghe danh tiếng của chợ Viềng mà về, nhưng phần đông vẫn là những người có gốc gác hoặc quê quán ở đây đi làm ăn xa nay nhớ đất Tổ, đất quê tìm về. Cứ đến độ xuân về, du khách các nơi lại nườm nượp đổ về trẩy hội Phủ Giày (ngày mồng 8 tháng Giêng), một trong những phủ thờ bà Chúa Liễu Hạnh trong tứ bất tử ở Việt Nam. Đi hội Phủ Giầy, ghé qua hội chợ Viềng. Đó là hội chợ cũng ở xã Kim Thái, huyện Vụ bản (Nam Định) - nơi người xưa đã gọi là địa linh, nhân kiệt. Sự độc đáo của chợ Viềng là mỗi năm họp chỉ có một phiên. ... Chợ Viềng họp cả ngày vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm, nhưng người ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước, cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau. Khách đến từ khắp nơi, trong Nam ngoài Bắc, đông nhất vẫn là người nội tỉnh và kế đến là khách các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá đổ ra. Ngày trước, khi chưa có điện, người bán hàng thắp một ngọn đèn dầu tù mù. Những món đồ cũ được bán chủ yếu là để cầu may chứ không để thu lợi như bây giờ. Ở đây người mua hoàn toàn tin tưởng vào người bán và qua chợ Viềng, con người càng thêm gắn bó với nhau. Chợ Viềng bây giờ đã thay đổi rất nhiều cả ý nghĩa lẫn các loại hàng hoá. Rất ít những người bán đồ cũ, đồ cổ thực sự, phần lớn là những mẹt hàng sành sứ, đồng thau giả cổ bày bán ở những chỗ càng tối càng tốt... khiến nhiều người mua nhầm hàng hỏng. Tiếng là hội chợ nhưng chợ Viềng không bán mua những sản phẩm ngoại lai cao cấp, hào nhoáng đắt tiền như ở các hội chợ tỉnh, thành phố lớn. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cây cà, cây chanh, cây ớt. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Người ta có thể tìm mua ở đây từ cái cày cái cuốc, đến các vật dụng nhỏ như đôi quang thúng, cái đòn gánh cùng trăm ngàn thứ vật dụng linh tinh khác. Ngoài ra còn có thứ thực phẩm được người bán kẻ mua rất tưng bừng náo nhiệt. Đó là thịt bê được thui vàng ươm nguyên cả con, bán rất nhiều dọc các ngả đường đi vào chợ. Có thể nói không ngoa rằng trên là trói, dưới là thịt bò bê. Khách mua ai thích phần nào có thể tuỳ chọn, mà giá lại rất phải chăng, hợp với túi tiền của người nhà quê. ... Nhiều năm nay, người dân quanh vùng vẫn đổ đến chợ Viềng. Họ đi cả gia đình, cùng nhau ngắm nghía hay trả giá mua một món đồ sứ... mới toanh nào đó. Quanh năm, họ sống trong một cuộc sống yên ả, nề nếp, đúng giờ giấc. Đến đêm chợ Viềng, nhịp sống của họ thay đổi hoàn toàn. Họ thức suốt đêm, đi ra khòi nhà và hòa mình vào dòng người nửa quen nửa lạ. Đối với những người dân đơn sơ như vậy, chợ Viềng của họ vẫn còn mãi. Và chính họ mới là những người khách đích thực của chợ Viềng hằng năm. Ở chợ phiên này có tục người bán không hề nói thách và người mua cũng không hề mặc cả - một nét đẹp đáng yêu chỉ phiên chợ này mới có. Hình như sự bán mua ở đây mang nặng một ý thức tâm linh nào đó - rằng người ta chỉ cần bán hoặc mua được một vật gì đó dù rất nhỏ thì người bán kẻ mua đều gặp nhiều may mắn tốt lành, và cả đôi bên đều cùng vui vẻ hỉ hả ra về. Chính vì vậy hội chợ Viềng ngày xưa còn có tên gọi là chợ cầu May. Khách thập phương về hội chợ phần lớn là do nghe danh tiếng của chợ Viềng mà về, nhưng phần đông vẫn là những người có gốc gác hoặc quê quán ở đây đi làm ăn xa nay nhớ đất Tổ, đất quê tìm về. Nên dù có xa mấy, tận bên kia Đại Dương, tận Sài Gòn lục tỉnh... cũng nhớ ngày về để dự hội. Trích: loigiaihay.com

Khách thập phương về hội chợ phần lớn là do nghe danh tiếng của chợ Viềng mà về, nhưng phần đông vẫn là những người có gốc gác hoặc quê quán ở đây đi làm ăn xa nay nhớ đất Tổ, đất quê tìm về. Cứ đến độ xuân về, du khách các nơi lại nườm nượp đổ về trẩy hội Phủ Giày (ngày mồng 8 tháng Giêng), một trong những phủ thờ bà Chúa Liễu Hạnh trong tứ bất tử ở Việt Nam. Đi hội Phủ Giầy, ghé qua hội chợ Viềng. Đó là hội chợ cũng ở xã Kim Thái, huyện Vụ bản (Nam Định) - nơi người xưa đã gọi là địa linh, nhân kiệt. Sự độc đáo của chợ Viềng là mỗi năm họp chỉ có một phiên. ... Chợ Viềng họp cả ngày vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm, nhưng người ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước, cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau. Khách đến từ khắp nơi, trong Nam ngoài Bắc, đông nhất vẫn là người nội tỉnh và kế đến là khách các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá đổ ra. Ngày trước, khi chưa có điện, người bán hàng thắp một ngọn đèn dầu tù mù. Những món đồ cũ được bán chủ yếu là để cầu may chứ không để thu lợi như bây giờ. Ở đây người mua hoàn toàn tin tưởng vào người bán và qua chợ Viềng, con người càng thêm gắn bó với nhau. Chợ Viềng bây giờ đã thay đổi rất nhiều cả ý nghĩa lẫn các loại hàng hoá. Rất ít những người bán đồ cũ, đồ cổ thực sự, phần lớn là những mẹt hàng sành sứ, đồng thau giả cổ bày bán ở những chỗ càng tối càng tốt... khiến nhiều người mua nhầm hàng hỏng. Tiếng là hội chợ nhưng chợ Viềng không bán mua những sản phẩm ngoại lai cao cấp, hào nhoáng đắt tiền như ở các hội chợ tỉnh, thành phố lớn. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cây cà, cây chanh, cây ớt. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Người ta có thể tìm mua ở đây từ cái cày cái cuốc, đến các vật dụng nhỏ như đôi quang thúng, cái đòn gánh cùng trăm ngàn thứ vật dụng linh tinh khác. Ngoài ra còn có thứ thực phẩm được người bán kẻ mua rất tưng bừng náo nhiệt. Đó là thịt bê được thui vàng ươm nguyên cả con, bán rất nhiều dọc các ngả đường đi vào chợ. Có thể nói không ngoa rằng trên là trói, dưới là thịt bò bê. Khách mua ai thích phần nào có thể tuỳ chọn, mà giá lại rất phải chăng, hợp với túi tiền của người nhà quê. ... Nhiều năm nay, người dân quanh vùng vẫn đổ đến chợ Viềng. Họ đi cả gia đình, cùng nhau ngắm nghía hay trả giá mua một món đồ sứ... mới toanh nào đó. Quanh năm, họ sống trong một cuộc sống yên ả, nề nếp, đúng giờ giấc. Đến đêm chợ Viềng, nhịp sống của họ thay đổi hoàn toàn. Họ thức suốt đêm, đi ra khòi nhà và hòa mình vào dòng người nửa quen nửa lạ. Đối với những người dân đơn sơ như vậy, chợ Viềng của họ vẫn còn mãi. Và chính họ mới là những người khách đích thực của chợ Viềng hằng năm. Ở chợ phiên này có tục người bán không hề nói thách và người mua cũng không hề mặc cả - một nét đẹp đáng yêu chỉ phiên chợ này mới có. Hình như sự bán mua ở đây mang nặng một ý thức tâm linh nào đó rằng người ta chỉ cần bán hoặc mua được một vật gì đó dù rất nhỏ thì người bán kẻ mua đều gặp nhiều may mắn tốt lành, và cả đôi bên đều cùng vui vẻ hỉ hả ra về. Chính vì vậy hội chợ Viềng ngày xưa còn có tên gọi là chợ cầu May. Khách thập phương về hội chợ phần lớn là do nghe danh tiếng của chợ Viềng mà về, nhưng phần đông vẫn là những người có gốc gác hoặc quê quán ở đây đi làm ăn xa nay nhớ đất Tổ, đất quê tìm về. Nên dù có xa mấy, tận bên kia Đại Dương, tận Sài Gòn lục tỉnh... cũng nhớ ngày về để dự hội. Trích: loigiaihay.com

Ngày đăng: 03/10/2015, 15:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w