I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Hoàng Hạc Lâu là cảm xúc của con người khi đối diện với cái đẹp, là nỗi sầu kết đọng vì hoài cổ hay vì nhớ quê hương,… Để xác định một cái gì đó thật rõ ràng trong Hoàng Hạc Lâu quả là rất khó. Phải chăng vì thế mà người ta đều cho rằng Hoàng Hạc lâu đẹp và hay bởi nó gợi lên một sự ngỡ ngàng, một nỗi bâng khuâng, một nỗi nhớ,… một nỗi buồn trong trẻo mông lung và mãi lắng sâu. II. RÈN KĨ NĂNG 1. Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Lạc ở “nơi đây”, còn lại toàn bài không nói gì về “lầu” cả. Dụng ý mà nhà thơ muốn nói đến ở đây là chuyện quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”, giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa hư với thực, giữa cảnh với tình,… 2. Tất cả “cảnh”- cảnh xưa và nay, cảnh xa và gần, cảnh thực và hư,… cảnh nào cũng đẹp. Thế nhưng tất cả cảnh lại đến khiến người buồn (sử nhân sầu). Bởi dường như đối diện với cái đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên, của nghệ thuật, của cuộc đời, của tình người… ta bỗng bâng khuông nhận ra hình như mình chưa thật vẹn toàn, hình như mình đang khuyết thiếu một điều gì đó giúp ta được tròn đầy. Phải chăng vì thế ta buồn vì chưa xứng đáng với những điều tốt đẹp hoàn mỹ ngoài kia. 3. Quả đúng thực bài thơ có 56 chữ thì 55 chữ đều là bước “chuẩn bị” cho một chữ sầu “đậu” xuống, kết đọng trong tâm. Chữ sầu đến như là một sự tất yếu nhưng không phải nó cứ tự “rơi” xuống một cách vô duyên. Nó là kết quả của một quá trình soi ngắm, suy nghĩ, liên tưởng và tái tê trong lòng của con người. Con người cô đơn đứng giữa cái nơi mà vốn nổi tiếng với những lần li biệt thì dẫu thế nào cũng khó có thể vui. Không những thế, cảnh vật, không gian, thời gian,… và cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ nữa (khách li hương) càng không có cái lí gì ngăn được sự xuất hiện của chữ sầu. Chữ sầu trong câu thơ cuối không phải là một sự xuất hiện bất ngờ nhưng nó chính là giọt sầu làm cho cả bát sầu kia tràn ra tất cả và vương vấn muôn nơi. loigiaihay.com
Soạn bài lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu (Hoàng Hạc lâu) I. Gợi ý trả lời câu hỏi Câu 1. Lầu Hoàng Hạc là sự kết tinh của những cảm xúc của con người khi đối diện với cái đẹp. Việc nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc và trong suốt bài thơ ngoài sự xác định vị trí của lầu hoàng hạc ở “nơi đây” thì toàn bài không nói gì về “lầu”, hoàn toàn là việc nằm trong nguồn thi hứng của tác giả. Nguồn thi hứng ấy được khơi lên bởi lầu Hoàng Hạc, bởi cảnh sắc thiên nhiên, bởi dấu ấn tươi đẹp của những năm tháng xa xôi trước kia và vì cả những truyền thuyết đẹp như mộng được dệt nên bởi người xưa. Từ tất cả những cảm xúc ấy, từ cái có trở thành cái không, cái hư vô trở thành thực mà cái hữu hình lại trở thành khói, thành sương bảng lảng quang Lầu Hoàng Hạc và chính bởi nội dung của bài thơ này không nhằm tả cảnh mà là qua canh để ngụ tình, là những cảm xúc, những chiêm nghiệm, những suy tư của tác giả về nhân thế, về lẽ thịnh suy… đó là lí do giải thích tại sao toàn bài thơ ngoài việc nhắc rằng, giới thiệu đây là lầu Hoàng Hạc thì không nhắc gì đến lầu nữa cả. Câu 2. Tất cả cảnh đều đẹp, sao lại “khiến người buồn”? Khung cảnh lầu Hoàng Hạc hiện lên trong bài thơ cho thấy đó là một khung cảnh mĩ lệ, thế nhưng lòng người không vui cũng có lí do của nó. Ở câu thơ đầu tác giả đã nhắc đến tích nhân, nhắc đến tích Phí Văn Vi cưỡi hạc vàng bay đi hay dụng ý của tác giả là nhằm nhấn mạnh sự ra đi, sự mất mát. Thời gian một trôi không trở lại và sự ra đi này tượng trưng cái đẹp, cái linh thiêng nay đã hút bóng cùng huyền thoại, nơi đây chỉ còn hoang vắng, chỉ con chút dấu vết lưu lại mà thôi. Và từ sự chiêm nghiệm ấy mà dâng lên nỗi buồn mênh mang trong lòng thi sĩ. Bởi từ những câu đầu đã nhuốm buồn, nhuốm vẻ tiếc thương ai hoài rồi thì làm sao những câu thơ còn lại làm vui cho được? Cả cái sự lẻ loi nhận thấy của con người trước không gian mênh mông kia qua câu thơ “Bạch vân thiên tải không du du” cộng với khói sóng cuộn lên gợi cho người ta nhớ nhung, ước ao hình bóng của quê nhà khiến cho bài thơ nhuốm một sắc buồn. Buồn mà đẹp, buồn mà vẫn thấy lộng lẫy, ngất ngây lòng người. Câu 3. Có người cho rằng có thể rút gọn bài thơ này thành một câu “Tích nhân khứ … sử (kim) nhân sầu” (người xưa đã đi… khiến người (nay) buồn). Lại có người cho rằng: “Bài thơ 56 chữ thì cả 56 chữ đều là bước chuẩn bị cho một chữ “sầu” đậu xuống, kết đọng trong tâm”. Anh / chị nhất trí với ý kiến nào? Vì sao? Trong hai ý kiến trên học sinh chọn ý nào mà mình thấy phù hợp nhất, ưng ý nhất và dẫn ra những lí do để giải thích cho sự lựa chọn ấy của mình.