Lòng tự trọng là thước đo đạo đức, nhân cách của mỗi con người. Người có phẩm giá, biết tôn quý, yêu thương bản thân mình thì mới có lòng tự trọng. Lòng tự trọng là thước đo đạo đức, nhân cách của mỗi con người. Người có phẩm giá, biết tôn quý, yêu thương bản thân mình thì mới có lòng tự trọng. Vậy thế nào là tự trọng, là lòng tự trọng? - Biết coi trọng, biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình là tự trọng. Người có lòng tự trọng là người tự biết xấu hổ, luôn luôn chăm lo giữ gìn nhân cách của mình trước đồng loại. Ăn mặc, đứng đắn, sạch sẽ khi đi ra khỏi nhà, khi đến trường, đến lớp... là tự trọng. Không ăn nói tục tằn, không nói điều phàm phu, biết “gọi dạ, bảo vâng”, ăn nói từ tốn, nhẹ nhàng... là tự trọng. Không chơi bời, lêu lổng, không ăn chơi đua đòi, không làm việc xấu, không quan hệ với người xấu, không giao du với kẻ bất lương... là tự trọng. Con cháu biết giữ gìn nếp nhà, biết giữ gìn danh dự, tiếng thơm, tiếng tốt cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ... là tự trọng. Học trò biết vâng lời thầy, biết học giỏi, biết vun đắp cho tình thầy trò, bè bạn, góp phần xây dựng truyền thống tốt đẹp cho trường... là tự trọng. Câu tục ngữ “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” luôn luôn nhắc nhở mỗi chúng ta biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách, biết tôn quý lòng tự trọng. Có không ít kẻ sống “lèm nhèm”, nhưng khoe tài, khoe đức, khoe công...! Có không ít “hồi kí” cùa ông quan này, của giáo sư nọ, của nghệ sĩ - hề kia, ăn nói ồn ào, lúc phân trần, lúc khoe mẽ, lúc nói xấu đồng chí, lúc chê bai bạn bè, lúc ngấm nguýt đồng nghiệp... không chỉ tác giả đã đánh mất lòng tự trọng, tự bôi xấu mặt mày mà còn trương ra một tấm liếp xấu xí, hoen ố trước con đường đi lên phía trước của tuổi trẻ. Kẻ không biết tự trọng là kẻ thiếu văn hóa, là kẻ không biết xấu hổ, chỉ biết ăn tục, nói càn, làm bậy! Có nhà triết học đã ví lòng tự trọng như cái máy hãm (nhạy bén, chính xác) của cỗ xe. Khi cái máy hãm bị hoen gỉ, bị hỏng hóc thì cái cỗ xe ấy phải vất đi, con người ấy bị đồng loại coi thường, khinh rẻ. Có bao kẻ nghiện ngập cờ bạc, rượu chè, ma túy, mà trở thành sa đọa, tù tội. Có bao kẻ dối trá, lừa bịp, tham nhũng, đục khoét, nhâng nhâng nháo nháo ngoài đời… Chỉ nhìn những kẻ ấy, ta mới thấy việc trau dồi đạo đức, phẩm giá, việc giữ gìn lòng tự trọng cấp thiết như thế nào. Câu khẩu hiệu “nói không với tiêu cực”, được báo chí nói đến chính là lời nhắc nhở lòng tự trọng. Muốn sống đẹp phải có lòng tự trọng, biết ứng xử văn minh, lịch sự. Trẻ em, người lớn, người trẻ, người già, đàn ông, đàn bà, quan lại chức sắc, dân đen... ai cũng biết tự trọng, biết tu dưỡng phẩm giá cùa mình. Và phai nhớ câu “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau” để mà tu nhân tích đức, để mà rèn luyện, tu dưỡng lòng tự trọng, để được làm Con Người. Trích: Loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học >>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín, nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại học.
Lòng tự trọng là thước đo đạo đức, nhân cách của mỗi con người. Người có phẩm giá, biết tôn quý, yêu thương bản thân mình thì mới có lòng tự trọng. Lòng tự trọng là thước đo đạo đức, nhân cách của mỗi con người. Người có phẩm giá, biết tôn quý, yêu thương bản thân mình thì mới có lòng tự trọng. Vậy thế nào là tự trọng, là lòng tự trọng? - Biết coi trọng, biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình là tự trọng. Người có lòng tự trọng là người tự biết xấu hổ, luôn luôn chăm lo giữ gìn nhân cách của mình trước đồng loại. Ăn mặc, đứng đắn, sạch sẽ khi đi ra khỏi nhà, khi đến trường, đến lớp... là tự trọng. Không ăn nói tục tằn, không nói điều phàm phu, biết “gọi dạ, bảo vâng”, ăn nói từ tốn, nhẹ nhàng... là tự trọng. Không chơi bời, lêu lổng, không ăn chơi đua đòi, không làm việc xấu, không quan hệ với người xấu, không giao du với kẻ bất lương... là tự trọng. Con cháu biết giữ gìn nếp nhà, biết giữ gìn danh dự, tiếng thơm, tiếng tốt cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ... là tự trọng. Học trò biết vâng lời thầy, biết học giỏi, biết vun đắp cho tình thầy trò, bè bạn, góp phần xây dựng truyền thống tốt đẹp cho trường... là tự trọng. Câu tục ngữ “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” luôn luôn nhắc nhở mỗi chúng ta biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách, biết tôn quý lòng tự trọng. Có không ít kẻ sống “lèm nhèm”, nhưng khoe tài, khoe đức, khoe công...! Có không ít “hồi kí” cùa ông quan này, của giáo sư nọ, của nghệ sĩ - hề kia, ăn nói ồn ào, lúc phân trần, lúc khoe mẽ, lúc nói xấu đồng chí, lúc chê bai bạn bè, lúc ngấm nguýt đồng nghiệp... không chỉ tác giả đã đánh mất lòng tự trọng, tự bôi xấu mặt mày mà còn trương ra một tấm liếp xấu xí, hoen ố trước con đường đi lên phía trước của tuổi trẻ. Kẻ không biết tự trọng là kẻ thiếu văn hóa, là kẻ không biết xấu hổ, chỉ biết ăn tục, nói càn, làm bậy! Có nhà triết học đã ví lòng tự trọng như cái máy hãm (nhạy bén, chính xác) của cỗ xe. Khi cái máy hãm bị hoen gỉ, bị hỏng hóc thì cái cỗ xe ấy phải vất đi, con người ấy bị đồng loại coi thường, khinh rẻ. Có bao kẻ nghiện ngập cờ bạc, rượu chè, ma túy, mà trở thành sa đọa, tù tội. Có bao kẻ dối trá, lừa bịp, tham nhũng, đục khoét, nhâng nhâng nháo nháo ngoài đời… Chỉ nhìn những kẻ ấy, ta mới thấy việc trau dồi đạo đức, phẩm giá, việc giữ gìn lòng tự trọng cấp thiết như thế nào. Câu khẩu hiệu “nói không với tiêu cực”, được báo chí nói đến chính là lời nhắc nhở lòng tự trọng. Muốn sống đẹp phải có lòng tự trọng, biết ứng xử văn minh, lịch sự. Trẻ em, người lớn, người trẻ, người già, đàn ông, đàn bà, quan lại chức sắc, dân đen... ai cũng biết tự trọng, biết tu dưỡng phẩm giá cùa mình. Và phai nhớ câu “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau” để mà tu nhân tích đức, để mà rèn luyện, tu dưỡng lòng tự trọng, để được làm Con Người. Trích: Loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học >>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín, nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại học.