kiểm tra hóa học 12NC nguyễn bỉnh khiêm

4 364 2
kiểm tra hóa học 12NC nguyễn bỉnh khiêm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÓA HỌC 12 Thời gian: 90 phút Họ và tên học sinh:………………………………………………. Lớp: 12 STT:…… Đề gồm 50 câu trắc nghiệm: Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Công thức tổng quát của ancol no, đơn chức, mạch hở là CnH2n+1OH. B. Công thức tổng quát của anđehit không no đơn chức mạch hở là CnH2n-2CHO. C. Công thức tổng quát của axit cacboxylic no, hai chức, mạch hở là CnH2n(COOH)2. D. Công thức tổng quát của este no, đơn chức mạch hở là CnH2n+1COOCmH2m+1. Câu 2: Cho 11,28 gam phenol tác dụng vừa đủ với dung dịch Br2 thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của m là A. 33,1 gam. B. 49,65 gam. D. 39,72 gam. D. 29,28 gam. Câu 3: Chất X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 trong điều kiện thích hợp cho kết tủa vàng. Chất X là A. Etyl clorua. B. Etanal. C. Phenol. D. But-1-in. Câu 4: Cho một số phát biểu sau: (a) Ancol etylic là chất lỏng không màu tan vô hạn trong nước. (b) Propan-1-ol có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của propan-2-ol. (c) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin là những chất khí mùi khai tan nhiều trong nước. (d) Nhiệt độ sôi của etyl axetat cao hơn đimetyl ete nhưng thấp hơn ancol etylic. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 5: Cho 22,84 gam hỗn hợp X gồm ancol benzylic, axit benzoic, hidroquinon tác dụng với natri (dư) thu được 2,912 lít khí H2 (đktc). Mặt khác 22,84 gam X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được m gam muối của natri. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 21. B. 42. C. 29. D. 58. Câu 6: Chất nào sau đây không tác dụng với phenol? A. Natri. B. HNO3/H2SO4. C. (CH3CO)2O. D. HCl. Câu 7: Hidro hóa chất nào sau đây sẽ thu được 2-metylpropanoic? A. Axit acrylic. B. Axit metacrylic. C. Vinyl axetat. D. Axit oleic. Câu 8: Đun 4,6 gam ancol etylic trong H2SO4 đặc ở 170oC thu được 1,792 lít etylen (đktc). Hiệu suất của phản ứng tạo etylen là A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 90%. Câu 9: Để nhận biết các hợp chất đơn chức có cùng công thức phân tử C2H4O2 có thể dùng A. dd HCl. B.dd NaOH. C. dung dịch NH3. D. quì tím. Câu 10: Cho m gam hỗn hợp X gồm vinylaxetilen (amol) và anđehit acrilic (b mol) tác dụng vừa đủ với 170 ml dung dịch Br2 2M. Mặt khác, m gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, đun nóng thu được 26,82 gam kết tủa. Trong m gam hỗn hợp X có tỉ lệ a so với b là A. (3 : 4). B. (2 : 3). C. (2 : 1). D. (3 : 2). Câu 11: Tên của ancol có công thức CH3CH(C2H5)CH2CH(OH)CH3 là A. 4-etylpentan-2-ol. B. 2-etylpentan-4-ol. C. 4-metylhexan-2-ol. D. 3-metylhexan-5-ol. Câu 12: Cho 13,8 gam hỗn hợp X gồm glixerol và một ancol đơn chức A tác dụng với natri dư thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc), trong đó lượng hiđro sinh ra từ glixerol gấp 3 lần lượng H2 sinh ra từ A. CTPT của A là: A. C3H8O. B. C2H6O. C. C3H6O. D. C4H10O. Câu 13: Cho sơ đồ biến hóa: CH4 → X→Y→ CH3COOH. Để thỏa mãn với sơ đồ biến hóa trên thì Y là A. C2H4 hoặc C2H5OH. B. CH3CHO hoặc CH3CH2Cl. C. CH3CHO. D. C2H5OH. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, cùng dãy đồng đẳng, thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 17,1 gam nước. Mặt khác, thực hiện phản ứng este hóa m gam X với 15,6 gam axit axetic, thu được a gam este. Biết hiệu suất phản ứng este hóa của hai ancol đều bằng 60%. Giá trị của a là A. 25,79. B. 15,48. C. 24,80. D. 14,88. Câu 15: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với nước Br2? A. CH3CH2COOH. B. CH3COOCH3. C. CH2=CHCOOH. D. CH2=CH-CH2OH. Câu 16: Hợp chất X (C9H8O2) có vòng benzen. Biết X tác dụng dễ dàng với dung dịch brom thu được chất Y có công thức phân tử C9H8O2Br2. Mặt khác, cho X tác dụng với NaHCO3 thu được muối Z có công thức phân tử C9H7O2Na. Số chất thỏa mãn tính chất của X là A. 3 chất. B. 6 chất. C. 4 chất. D. 5 chất. Năm Học 2015 – 2016 KTCL – Hóa Học 12 – Trang 1 Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Câu 17: X là một anđehit mạch hở có số nguyên tử cacbon trong phân tử nhỏ hơn 4. Cho 1 mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 2 mol Ag. Mặt khác, 1 mol X phản ứng tối đa với 2 mol H 2 (Ni, toC). Phân tử khối của X là A. 54. B. 44. C. 72. D. 56. Câu 18: Trong các chất: anlen, xiclohexan, cumen, stiren, axit axetic, axit acrylic, anđehit axetic, anđehit acrylic, etyl axetat, vinyl axetat, đimetyl ete. Số chất có khả năng làm mất màu nước brom ở đk thường là A. 6. B. 5. C. 7. D. 4. Câu 19: Cho 21,536 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng với natri (dư) thu được 2,016 lít H 2 (đktc). Khối lượng etyl axetat có trong hỗn hợp X là A. 15,84 gam. B. 10,80 gam. C. 10,736 gam. D. 15,736 gam. Câu 20: Axit cacboxylic X đa chức, có mạch cacbon không phân nhánh. Khi cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH dư, thu được 16,0 gam muối. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Đốt cháy hoàn toàn X, thu được số mol H2O bằng số mol CO2. B. Trong phân tử X có 3 liên kết pi (π). C. Trong phân tử X số nguyên tử H nhiều hơn số nguyên tử C. D. Chất X có thể được tạo ra trực tiếp từ propanal bằng 1 phản ứng. Câu 21: Ancol X có phân tử khối bằng 46, axit hữu cơ đơn chức Y có phần trăm theo khối lượng của oxi bằng 53,333%. Este được tạo ra từ X và Y có phân tử khối là A. 74. B. 60. C. 86. D. 88. Câu 22: Chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C 4H8O tác dụng với hiđro tạo ra ancol bậc một. Số chất hữu cơ có công thức cấu tạo bền, khác nhau, thỏa mãn các tính chất của X là A. 6. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 23: Tiến hành thí nghiệm đốt cháy hợp chất hữu cơ, sản phẩm thu được dẫn qua CuSO 4 khan, thấy CuSO4 chuyển từ màu trắng sang màu xanh. Thí nghiệm trên dùng để xác định nguyên tố nào sau đây? A. Cacbon. B. Oxi. C. Nitơ. D. Hiđro. Câu 24: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H11Cl. Từ X có thể điều chế chất hữu cơ F theo sơ đồ sau: X → Y(ancol bậc 1) → Z → T(ancol bậc 2) → E → F(ancol bậc 3). Tên thay thế của X là A. 1-clopentan. B. 2-clo-3-metylbutan. C. 1-clo-2-metylbutan. D. 1-clo-3-metylbutan. Câu 25: Cho một số thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch Br2 vào ống nghiệm chứa phenol. (b) Cho dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa bạc axetilua. (c) Sục etilen vào ống nghiệm chứa dung dịch KMnO4. (d) Nhỏ dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm chứa đồng thời glixerol và NaOH. Số thí nghiệm sinh ra kết tủa là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. + dd Br2 + dd NaOH du → Y . Trong đó X, Y là những chất Câu 26: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Axit metacrylic → X  to hữu cơ. Khối lượng phân tử của Y là A. 142. B. 120. C. 108. D. 126. Câu 27: Hỗn hợp X gồm etanal và metanal. Oxi hóa hỗn hợp X bằng oxi (có xúc tác), thu được hỗn hợp Y chỉ gồm hai axit cacboxylic. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 145/97. Phần trăm khối lượng của metanal trong hỗn hợp X là A. 22,6%. B. 77,3%. C. 61,8%. D. 38,1%. Câu 28: Cho các phát biểu sau: (1) Anđehit vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử. (2) Các ankylbenzen đều làm mất màu nước brom và dung dịch thuốc tím. (3) Vinylbenzen, vinylaxetilen, vinyl axetat, vinyl clorua đều có thể tham gia phản ứng trùng hợp. (4) Các dung dịch: etylen glicol, glixerol, glucozơ đều hòa tan được Cu(OH)2. (5) Toluen, axeton, axit axetic, phenol đều làm đổi màu quỳ tím ẩm. Những phát biểu đúng là: A. (2), (4). B. (3), (4), (5). C. (1), (2), (4), (5). D. (1), (3), (4). Câu 29: Để thu được este E có mùi chuối chín người ta tiến hành phản ứng este hóa giữa axit axetic với A. Etanol. B. 3-metylbutan-1-ol. C. 2-metylpropan-1-ol. D. Butan-1-ol. Câu 30: Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Chia X thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: trung hòa bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được 4,26 gam hỗn hợp muối. Năm Học 2015 – 2016 KTCL – Hóa Học 12 – Trang 2 Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Phần 2: trung hòa bằng một lượng Ba(OH)2 vừa đủ, thu được 6,08 gam hỗn hợp muối. Thành phần % khối lượng của axit có khối lượng phân tử lớn hơn trong X là A. 78,11%. B. 75,00%. C. 26,04%. D. 52,08%. Câu 31: Cho hợp chất thơm X có công thức HOC6H4CH2OH lần lượt tác dụng với Na, dd NaOH, dd HBr, CuO đun nóng nhẹ. Số phản ứng xảy ra là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 32: Axit cacboxylic X có CTĐGN là C3H5O2. Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol X với 1 mol ancol metylic với xúc tác H2SO4 đặc, thu được 2 este E và F (M F > ME) với tỉ lệ mol nE: nF =2:1. Biết rằng chỉ có 80% lượng ancol bị chuyển hoá thành este. Khối lượng (gam) E và F là A. 64,0 và 34,8. B. 64,0 và 34,2. C. 63,2 và 34,8. D. 63,2 và 34,2. Câu 33: Một hợp chất hữu cơ A (chỉ chứa C, H, O và M A< 120). Khi đốt cháy A thì chỉ thu được CO 2 và H2O. Biết rằng VCO2 =VH 2O (hơi) và số mol O2 cần dùng gấp 4 lần số mol A. Tổng số số nguyên tử các nguyên tố tạo nên chất hữu cơ A là A. 10. B. 16. C. 11. D. 14. Câu 34: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi đun nóng 1-clopropan với KOH/C2H5OH thì sản phẩm chính thu được là propan-1-ol. B. Axit benzoic tham gia phản ứng thế brom khó hơn so với phenol. C. Axeton có thể điều chế được bằng cách nhiệt phân natri axetat. D. Phenyl axetat là sản phẩm của phản ứng giữa axit axetic và phenol. Câu 35: Hai hợp chất thơm (X) và (Y) đều có công thức phân tử C nH2n-8O2. Hơi (Y) có khối lượng riêng 5,447 gam/lít (đktc). (X) có khả năng phản ứng với kim loại Na giải phóng H 2 và có phản ứng tráng gương. (Y) phản ứng được với Na2CO3 giải phóng khí CO2. Nhận xét nào sau đây đúng ? A. Chất (X) có 3 đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện này. B. (Y) là hợp chất hữu cơ đơn chức còn (X) là hợp chất hữu cơ đa chức. C. (Y) có tên là phenyl fomat. D. Có thể phân biệt (Y) với axit terephtalic bằng quì tím. Câu 36: Cho hỗn hợp A gồm 0,3 mol hai ancol đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 0,5 mol CO2. Mặt khác oxi hóa A thì thu được hỗn hợp B gồm các axit và anđehit tương ứng (Biết 60% lượng ancol biến thành anđehit phần còn lại biến thành axit). Cho B vào dung dịch AgNO 3/NH3 dư thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 38,88 gam. B. 60,48 gam. C. 51,84 gam. D. 47,52 gam. Câu 37: Đun nóng 0,025 mol triolein trong dung dịch KOH (vừa đủ), sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là: A. 24,00 gam. B. 22,95 gam. C. 22,80 gam. D. 24,15 gam. Câu 38: Đun nóng một ancol X với H 2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một anken duy nhất. Công thức tổng quát của X là: A. CnH2n+1OH. B. CnH2n+2O. C. RCH2OH. D. CnH2n+1CH2OH. Câu 39: A, B, C là ba chất hữu cơ đều có %C, %H (theo khối lượng) lần lượt là 92,3% và 7,7%; tỉ lệ khối lượng mol tương ứng là 1: 2 : 3. Từ A có thể điều chế B hoặc C bằng một phản ứng. C không làm mất màu nước brom. Đốt 0,2 mol B rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng dung dịch trong bình tăng hoặc giảm bao nhiêu gam so với ban đầu? A. Tăng 42,4 gam. B. Giảm 37,6 gam. C. Giảm 30,4 gam. D. Tăng 63,6 gam. Câu 40: Đốt cháy hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit no, đơn chức mạch hở Y (trong đó số mol glixerol bằng ½ số mol metan) cần vừa đủ 0,41 mol O 2 thu được 0,54 mol CO2. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 1,5M, rồi cô cạn thì thu được m’ gam chất rắn khan. Giá trị m’ gần nhất với giá trị nào dưới đây? A. 25. B. 33. C. 31. D. 29. Câu 41: Cho phản ứng sau: CH3-C≡CH + KMnO4 + KOH → CH3COOK + MnO2 + K2CO3 + H2O. Sau khi cân bằng, tổng hệ số (các số nguyên tối giản) của các chất có trong phản ứng trên là A. 26. B. 12. C. 28. D. 18. Câu 42: Trung hoà 3,05 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch KOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 4,76 gam hỗn hợp muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 6,10 gam hỗn hợp X thì thể tích oxi (đktc) tối thiểu cần dùng là: A. 5,712 lít. B. 2,856 lít. C. 5,040 lít. D. 2,520 lít. Năm Học 2015 – 2016 KTCL – Hóa Học 12 – Trang 3 Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Câu 43: Cho các chất sau: 1,1,1-tricloetan, tripanmitin, isopropyl clorua, phenyl axetat, benzyl fomat, vinyl clorua, etyl axetat, tinh bột, benzyl clorua. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH trong đk thích hợp thu được ancol là A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn 27,2 gam hỗn hợp gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở (X) và một ancol đơn chức (Y) biết MX > MY, thu được 24,64 lít CO2 (ở đktc) và 25,2 gam H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 27,2 gam hỗn hợp trên với hiệu suất 80% thu được m gam este. Giá trị của m là A. 16,32 gam. B. 14,08 gam. C. 17,60 gam. D. 24,48 gam. Câu 45: Cho X là axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, trong phân tử có một liên kết đôi C=C; Y và Z là hai axit cacboxylic đều no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp (M Y < MZ). Cho 23,02 gam hỗn hợp E gồm X, Y và Z tác dụng vừa đủ với 230 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch F. Cô cạn F, thu được m gam chất rắn khan G. Đốt cháy hoàn toàn G bằng O 2 dư, thu được Na2CO3, hỗn hợp T gồm khí và hơi. Hấp thụ toàn bộ T vào bình nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng bình tăng thêm 22,04 gam. Khối lượng chất Z trong 23,02 gam E gần giá trị nào nhất sau đây? A. 3,5 gam. B. 2,0 gam. C. 17,0 gam. D. 22,0 gam. Câu 46: Cho một số phát biểu sau: (a) Từ các chất: etanol, etanal, metanol có thể điều chế trực tiếp axit etanoic chỉ bằng 1 phản ứng. (b)Từ các chất: eten, anđehit oxalic, 1,2-đicloetan có thể điều chế trực tiếp etan-1,2-điol chỉ bằng 1 phản ứng. (c)Từ các chất: glucozơ, etin, etanal có thể điều chế etanol chỉ bằng 1 phản ứng. (d)Từ các chất: natri axetat, natri malonat, propan có thể điều chế metan chỉ bằng 1 phản ứng. Số phát biểu không đúng là A. 0. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 47: Trong phân tử axit ađipic ở gốc hiđrocacbon có tổng số nguyên tử cacbon bậc II là mấy? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 48: Cho 16 gam đất đèn chứa 80% CaC 2 tác dụng hết với nước. Khí C2H2 tạo thành được trộn lẫn với H2 rồi cho qua ống đựng chất xúc tác là Pd nung nóng thu được hỗn hợp khí X (không chứa H 2). Cho X qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo ra 14,4 gam kết tủa, khí còn lại làm mất màu vừa hết 12,64 gam KMnO 4 trong dung dịch, thu được chất hữu cơ Y. Cho hơi Y qua ống đựng CuO nung nóng thu được chất hữu cơ Z đa chức (hiệu suất 100%). Tỉ khối hơi của X so với H2 là A. 14,3. B. 12,4. C. 11,5. D. 13,8. Câu 49: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai axit cacboxylic không no, đơn chức, mạch hở có 2 liên kết C=C trong phân tử, thu được V lít CO2 (đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là 45V- 28a 28V- 45a 165V-140a 140V-165a . B. m= . C. m= . D. m= . 36 36 84 84 Câu 50: Hỗn hợp X gồm 1 anđehit và 1 hiđrocacbon mạch hở (2 chất hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X thu được 1,3 mol CO 2 và 0,4 mol H2O. Nếu cho 31,8 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là A. 209,25 gam. B. 136,80 gam. C. 224,10 gam. D. 216,45 gam. A. m= ----------------------Hết--------------------- Năm Học 2015 – 2016 KTCL – Hóa Học 12 – Trang 4 ... lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu 4,26 gam hỗn hợp muối Năm Học 2015 – 2016 KTCL – Hóa Học 12 – Trang Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Phần 2: trung hòa lượng Ba(OH)2 vừa đủ, thu 6,08 gam... dùng là: A 5,712 lít B 2,856 lít C 5,040 lít D 2,520 lít Năm Học 2015 – 2016 KTCL – Hóa Học 12 – Trang Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Câu 43: Cho chất sau: 1,1,1-tricloetan, tripanmitin,... gam B 136,80 gam C 224,10 gam D 216,45 gam A m= Hết - Năm Học 2015 – 2016 KTCL – Hóa Học 12 – Trang

Ngày đăng: 03/10/2015, 01:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan