Hạnh phúc của một tang gia - chương thứ 15 của cuốn tiểu thuyết số đỏ, là một màn kịch đặc sắc. DÀN BÀI 1. Mở bài Hạnh phúc của một tang gia - chương thứ 15 của cuốn tiểu thuyết số đỏ, là một màn kịch đặc sắc. Người đọc được chứng kiến niềm căm ghét sâu sắc của Vũ Trọng Phụng đối với lũ người bịp bợm, giả dối. Người đọc cũng được tiếp xúc với một ngòi bút trào phúng bậc thầy. Vũ Trọng Phụng đã khai thác tài tình một tình huống trào phúng: cái chết của cụ tổ - người cao tuổi nhất trong cái gia đình danh giá của cụ cố Hồng. Cách đặt tên chương của nhà văn đã toát lên mâu thuẫn trào phúng: sự đối chọi giữa hai chữ “hạnh phúc”và “tang gia”. Từ tình huống này, Vũ Trọng Phụng lần lượt miêu tả các bước diễn biến trong tang gia. 2. Thân bài 1) Cảnh chuẩn bị đám tang “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”. Người ta coi đây là cơ hội để khoe với thiên hạ sự giàu sang, hiếu thảo của con cháu. Ai cũng tưng bừng, vui vẻ. Mỗi người trong tang gia theo đuổi một dự định, một niềm vui của riêng mình (cố Hồng, bà Văn Minh, cô Tuyết, cậu Tú Tân, ông Phán “mọc sừng”...}. Trong tang gia lúc này cũng cô một mối lo, một sự bối rối nhưng lại chẳng phải dành cho người chết. Ông bà cố Hồng cứ sợ nhân dịp này Xuân Tóc Đỏ sẽ “hối hôn” (từ chối lấy Tuyêt) và thế là Tuyết khó kiếm tâm chồng, danh giá gia đình bi xúc phạm (vì thế mãi không chịu phát tang, tính đến chuyện cưới chạy tang). 2)Cảnh đám tang đi Vũ Trọng Phụng lả lướt toàn cảnh đám tang, sau đó dừng lại miêu tả cận cảnh một vài nhóm nhân vật, chân dung tiêu biểu. a. Nhìn toàn cảnh quả là một đám ma to tát và sang trọng. b. Đặc tả đặc sắc từng nhóm nhân vật một số chân dung. - Hai viên cảnh sát Min Đơn, Min Toa. - Cô Tuyết “với vẻ mặt buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám”, với bộ y phục “Ngây Thơ"... - Các vị quan khách tai to mặt lớn bạn thân của cụ cố Hồng. - Đám trai thanh gái lịch của đất Hà thành với những câu thì thào bàn tán, bình phẩm... Vũ Trọng Phụng rất thành công khi kết hợp tả đám đông với khắc hoạ một số chân dung nổi bật, khi tận dụng mọi tình huống để đả kích, trào phúng (có cả chân dung lẫn hành vi, lời nói lẫn giọng điệu - tất cả thoát lên ý nghĩa trào phúng thú vị). 3)Cảnh hạ huyệt Như màn hài kịch cuối cùng khép lại trọn vẹn Hạnh phúc của một tang gia . Làm nên cảnh này là hai nhân vật hài kịch có hạng, đại tài: cậu Tú Tân và ông: Phán “mọc sừng"... Hạnh phúc của một tang gia là tiếng cười sắc sảo, giòn giã mà Vũ Trong Phụng ném vào cái bộ mặt xấu xa, giả dối, xảo trá của xã hội thành thị thực dân nửa phong kiến lúc bây giờ. Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học >>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín, nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại học.
Hạnh phúc của một tang gia - chương thứ 15 của cuốn tiểu thuyết số đỏ, là một màn kịch đặc sắc. DÀN BÀI 1. Mở bài Hạnh phúc của một tang gia - chương thứ 15 của cuốn tiểu thuyết số đỏ, là một màn kịch đặc sắc. Người đọc được chứng kiến niềm căm ghét sâu sắc của Vũ Trọng Phụng đối với lũ người bịp bợm, giả dối. Người đọc cũng được tiếp xúc với một ngòi bút trào phúng bậc thầy. Vũ Trọng Phụng đã khai thác tài tình một tình huống trào phúng: cái chết của cụ tổ - người cao tuổi nhất trong cái gia đình danh giá của cụ cố Hồng. Cách đặt tên chương của nhà văn đã toát lên mâu thuẫn trào phúng: sự đối chọi giữa hai chữ “hạnh phúc”và “tang gia”. Từ tình huống này, Vũ Trọng Phụng lần lượt miêu tả các bước diễn biến trong tang gia. 2. Thân bài 1) Cảnh chuẩn bị đám tang “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”. Người ta coi đây là cơ hội để khoe với thiên hạ sự giàu sang, hiếu thảo của con cháu. Ai cũng tưng bừng, vui vẻ. Mỗi người trong tang gia theo đuổi một dự định, một niềm vui của riêng mình (cố Hồng, bà Văn Minh, cô Tuyết, cậu Tú Tân, ông Phán “mọc sừng”...}. Trong tang gia lúc này cũng cô một mối lo, một sự bối rối nhưng lại chẳng phải dành cho người chết. Ông bà cố Hồng cứ sợ nhân dịp này Xuân Tóc Đỏ sẽ “hối hôn” (từ chối lấy Tuyêt) và thế là Tuyết khó kiếm tâm chồng, danh giá gia đình bi xúc phạm (vì thế mãi không chịu phát tang, tính đến chuyện cưới chạy tang). 2)Cảnh đám tang đi Vũ Trọng Phụng lả lướt toàn cảnh đám tang, sau đó dừng lại miêu tả cận cảnh một vài nhóm nhân vật, chân dung tiêu biểu. a. Nhìn toàn cảnh quả là một đám ma to tát và sang trọng. b. Đặc tả đặc sắc từng nhóm nhân vật một số chân dung. - Hai viên cảnh sát Min Đơn, Min Toa. - Cô Tuyết “với vẻ mặt buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám”, với bộ y phục “Ngây Thơ"... - Các vị quan khách tai to mặt lớn bạn thân của cụ cố Hồng. - Đám trai thanh gái lịch của đất Hà thành với những câu thì thào bàn tán, bình phẩm... Vũ Trọng Phụng rất thành công khi kết hợp tả đám đông với khắc hoạ một số chân dung nổi bật, khi tận dụng mọi tình huống để đả kích, trào phúng (có cả chân dung lẫn hành vi, lời nói lẫn giọng điệu - tất cả thoát lên ý nghĩa trào phúng thú vị). 3)Cảnh hạ huyệt Như màn hài kịch cuối cùng khép lại trọn vẹn Hạnh phúc của một tang gia . Làm nên cảnh này là hai nhân vật hài kịch có hạng, đại tài: cậu Tú Tân và ông: Phán “mọc sừng"... Hạnh phúc của một tang gia là tiếng cười sắc sảo, giòn giã mà Vũ Trong Phụng ném vào cái bộ mặt xấu xa, giả dối, xảo trá của xã hội thành thị thực dân nửa phong kiến lúc bây giờ. Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học >>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín, nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại học. ...nhân vật hài kịch có hạng, đại tài: cậu Tú Tân ông: Phán “mọc sừng" Hạnh phúc tang gia tiếng cười sắc sảo, giòn giã mà Vũ Trong Phụng ném vào mặt xấu xa, giả dối, xảo trá xã hội thành thị thực dân... thị thực dân nửa phong kiến lúc Xem thêm: Video giảng môn Văn học >>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT Thầy Cô uy tín, tiếng đến từ trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu