ÔN TẬP VỀ LÀM VĂN 1. Dựa vào SGK thống kê các nội dung lí thuyết Chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao tập trung chủ yếu vào văn nghị luận, ngoài ra còn có văn bản ứng dụng về phong cách ngôn ngữ báo chí, phỏng vấn, bản tin. Văn nghị luận đã được học ở các lớp dưới, nay được tiếp tục phát triển thêm vấn đề mới là thao tác phân tích, thao tác so sánh. 2. Các câu 2, 3, 4, 6, 7 tham khảo phần lí thuyết SGK và các phần “Kiến thức cơ bản” trong sách này. Câu 5. Một vài đoạn văn phân tích và so sánh hay, độc đáo “Nhân vật trong Tắt đèn, đậm nét nhất vẫn là chị Dậu. Trong Tắt đèn, lũ người ác đại biểu cho các kiểu bát nghĩa bất lương, cũng khá đông đấy. Những cái mồm cái giọng điệu phản diện cũng khá ồn ào. Nhưng chúng vẫn không bịt được mồm chị Dậu. Tiếng nói của chị Dậu vẫn nhiều dư vang. Qua lời qua việc người đàn bà nhân vật chính, thấy cái ý chính của người đàn ông Ngô Tất Tố. Chị Dậu đây, nếu tôi không sai lầm, đích là tác giả Ngô Tất Tố hoá thân ra mà thôi. Và sự phân thân ấy có tính tư tưởng, có tính nghệ thuật. (...) Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Nếu ví toàn truyện Tắt đèn là một khóm cây, thì chị Dậu là cả gốc, cả ngọn, cả cành, và chính chị Dậu đã nổi gió lên mà rung cho cả cái cây dạ hương Tắt đèn đó lên” (Nguyễn Tuân) “Bài thơ kết thúc bằng nỗi nhớ quê hương da diết. Tôi nói khác ý thơ của Thôi Hiệu: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” Vì lúc đó (1939) tôi buồn hơn Thôi Hiệu đời nhà Đường. Tôi thường nói vui rằng cảnh trên sông nước có khói sóng làm cho thôi Hiệu buồn, nhớ quê; còn tôi thì không có khói sóng cũng da diết nhớ quê hương. Bài Tràng giang đã kết hợp được thơ ca truyền thống, những nét cổ điển của thơ Đường với những nét hiện đại...” (Huy Cận) Câu 8. Thống kê, phân loại và nhận xét các đề văn từ bài viết số 1 đến bài viết số 3. - Tổng số có 14 đề - 4 đề trong Bài viết số 1 (nghị luận xã hội) tập trung vào những vấn đề và hiện tượng có thật trong cuộc sống; - 5 đề của Bài viết số 2 (nghị luận xã hội) tập trung bàn về một vấn đề tư tưởng đạo lí; - Năm đề về nghị luận Văn học trong Bài viết số 3 bàn về một số tác phẩm văn học trung đại: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Vịnh khoa thi Hương (Tú Xương)... Đa số các đề đều ra theo hướng mở, cho phép người viết phát huy sự sáng tạo, đa dạng trong cách viết, cách trình bày... Câu 9. Mục đích, nội dung, yêu cầu và những lưu ý cần thiết về bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I. (Có thể tham khảo phần Kiến thức cơ bản của Bài viết số 4 sách này).
Trang 1ÔN TẬP VỀ LÀM VĂN
1 Dựa vào SGK thống kê các nội dung lí thuyết
Chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao tập trung chủ yếu vào văn nghị luận, ngoài ra còn có văn bản ứng dụng về phong cách ngôn ngữ báo chí, phỏng vấn, bản tin
Văn nghị luận đã được học ở các lớp dưới, nay được tiếp tục phát triển thêm vấn đề mới là thao tác phân tích, thao tác so sánh
2 Các câu 2, 3, 4, 6, 7 tham khảo phần lí thuyết SGK và các phần
“Kiến thức cơ bản” trong sách này
Câu 5 Một vài đoạn văn phân tích và so sánh hay, độc đáo
“Nhân vật trong Tắt đèn, đậm nét nhất vẫn là chị Dậu Trong Tắt đèn,
lũ người ác đại biểu cho các kiểu bát nghĩa bất lương, cũng khá đông đấy Những cái mồm cái giọng điệu phản diện cũng khá ồn ào Nhưng chúng vẫn không bịt được mồm chị Dậu Tiếng nói của chị Dậu vẫn nhiều dư vang Qua lời qua việc người đàn bà nhân vật chính, thấy cái
ý chính của người đàn ông Ngô Tất Tố Chị Dậu đây, nếu tôi không sai lầm, đích là tác giả Ngô Tất Tố hoá thân ra mà thôi Và sự phân thân ấy có tính tư tưởng, có tính nghệ thuật
( ) Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn Nếu ví toàn truyện
Tắt đèn là một khóm cây, thì chị Dậu là cả gốc, cả ngọn, cả cành, và
chính chị Dậu đã nổi gió lên mà rung cho cả cái cây dạ hương Tắt đèn
đó lên”
(Nguyễn Tuân)
“Bài thơ kết thúc bằng nỗi nhớ quê hương da diết Tôi nói khác ý thơ của Thôi Hiệu:
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”
Vì lúc đó (1939) tôi buồn hơn Thôi Hiệu đời nhà Đường
Tôi thường nói vui rằng cảnh trên sông nước có khói sóng làm cho thôi Hiệu buồn, nhớ quê; còn tôi thì không có khói sóng cũng da diết nhớ quê hương Bài Tràng giang đã kết hợp được thơ ca truyền thống, những nét cổ điển của thơ Đường với những nét hiện đại ”
(Huy Cận)
Câu 8 Thống kê, phân loại và nhận xét các đề văn từ bài viết số 1 đến bài viết số 3.
Trang 2- Tổng số có 14 đề
- 4 đề trong Bài viết số 1 (nghị luận xã hội) tập trung vào những vấn
đề và hiện tượng có thật trong cuộc sống;
- 5 đề của Bài viết số 2 (nghị luận xã hội) tập trung bàn về một vấn đề
tư tưởng đạo lí;
- Năm đề về nghị luận Văn học trong Bài viết số 3 bàn về một số tác phẩm văn học trung đại: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Vịnh khoa thi Hương (Tú Xương)
Đa số các đề đều ra theo hướng mở, cho phép người viết phát huy sự sáng tạo, đa dạng trong cách viết, cách trình bày
Câu 9 Mục đích, nội dung, yêu cầu và những lưu ý cần thiết về bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I.
(Có thể tham khảo phần Kiến thức cơ bản của Bài viết số 4 sách
này)