1. Trang chủ
  2. » Tất cả

ontapnlbh_

7 232 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 142,21 KB

Nội dung

NỘI DUNG ÔN THI HỌC KỲ MÔN: NGUYÊN LÝ VÀ THỰC HÀNH BẢO HIỂM Lưu ý: Môn Nguyên lý và thực hành bảo hiểm sẽ được P. Khảo thí tổ chức thi dựa theo bộ đề trắc nghiệm khách quan của Khoa biên soạn. Vì vậy, Khoa không giới hạn nội dung thi, kiến thức sẽ mà rải đều trong 6 chương được học. Hình thức thi: trắc nghiệm khách quan. Thời gian thi: 60 phút. Dưới đây là một số chương và câu trắc nghiệm mẫu để sinh viên tham khảo. Chương 1: RỦI RO Câu 1: Các biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm: A. Tránh né rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất B. Chấp nhận rủi ro, bảo hiểm C. Cả a và b đều đúng D. Cả a và b đều sai Câu 2: Trường hợp nào sau đây thuộc về phương thức hoán chuyển rủi ro: A. Chuyển từ đi máy bay sang đi xe otô B. Xây đường cứu nạn trên đèo C. Đội mũ bảo hiểm khi lái xe motô D. Người nông dân bán non sản phẩm Câu 3: Khảng định nào sau đây là đúng: A. Rủi ro mang tính khách quan không lường trước được B. Rủi ro mang tính chủ quan C. Rủi ro vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan D. Cả a, b, c đều sai Câu 4: Theo định nghĩa, rủi ro thuần túy là rủi ro có hậu quả: A. Chỉ liên quan đến khả năng kiếm lời B. Chỉ liên quan đến khả năng tổn thất C. Không có câu nào đúng Câu 5: Thuật ngữ “nguy cơ” dùng để chỉ: A. Một điều kiện phối hợp tác động làm gia tăng khả năng phát động rủi ro gây ra tổn thất B. Là nguyên nhân của tổn thất C. Là tập hợp những rủi ro cùng loại hoặc tác động lên cùng đối tượng D. Là cách gọi khác của hiểm họa Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM Câu 1: Một quỹ bảo hiểm được hình thành: A. Từ những người tham gia bảo hiểm có khả năng xảy ra rủi ro khác tính chất B. Từ những người tham gia bảo hiểm có khả năng xảy ra rủi ro cùng tính chất C. Từ những người tham gia bảo hiểm có khả năng xảy ra rủi ro cùng tính chất hoặc khác tính chất D. Cả a, b, c đều sai Câu 2: Vai trò của bảo hiểm: A. Bảo hiểm mang đến sự an toàn, ổn định cho hoạt động KT – XH và đời sống con người. B. Bảo hiểm góp phần tích cực hạn chế khả năng xảy ra rủi ro, tổn thất C. Bảo hiểm cung ứng vốn hỗ trợ cho phát triển KT – XH D. Cả a, b và c đều đúng Câu 3: Căn cứ vào tính chất pháp lý, bảo hiểm thương mại được chia thành: A. Bảo hiểm bắt buộc; Bảo hiểm tự nguyện B. Bảo hiểm nhân thọ; Bảo hiểm phi nhân thọ C. Bảo hiểm tài sản; Bảo hiểm con người; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự D. Cả a, b và c đều đúng Câu 4: Căn cứ vào phương diện kỹ thuật bảo hiểm, bảo hiểm thương mại được chia thành: A. Bảo hiểm bắt buộc; Bảo hiểm tự nguyện B. Bảo hiểm nhân thọ; Bảo hiểm phi nhân thọ C. Bảo hiểm tài sản; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự; Bảo hiểm con người D. Cả a, b và c đều đúng Câu 5: Nguyên tắc” trung thực tuyệt đối” áp dụng cho: A. Người tham gia bảo hiểm B. Công ty bảo hiểm C. Người tham gia bảo hiểm hoặc công ty bảo hiểm, tùy từng loại HĐBH D. Công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm Chương 3: CƠ SỞ KỸ THUẬT VÀ KHUNG PHÁP LÝ CỦA BẢO HIỂM Câu 1: “Nguyên nhân ngẫu nhiên” được sử dụng trong bảo hiểm thương mại nhằm: A. Chỉ một biến cố khách quan có nguồn gốc tự nhiên B. Chỉ một biến cố chủ quan nhưng hành động chủ quan đó không nhằm mục đích gây tổn thất C. Chỉ một trong những điều kiện mà rủi ro có thể được bảo hiểm D. Cả 3 câu trên đều đúng Câu 2: Kỹ thuật phân bổ trong bảo hiểm thương mại là: A. Phân bổ phí thu được cho người được bảo hiểm B. Phân bổ số tiền bồi thường cho năm tài chính sau C. Phân bổ phí thu được cho trách nhiệm chưa hoàn thành của nhà bảo hiểm cho năm tài chính sau D. Phân bổ trách nhiệm của công ty bảo hiểm gốc cho các công ty tái bảo hiểm Câu 3: Luật Việt Nam cho phép: A. Ngân hàng được trực tiếp kinh doanh bảo hiểm B. Ngân hàng chỉ được cung ứng dịch vụ bảo hiểm C. A và B đều sai D. A và B đều đúng Câu 4: Hoạt động tái bảo hiểm: A. Là việc doanh nghiệp bảo hiểm bán lại hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác B. Là việc doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bán bảo hiểm cho khách hàng C. Là việc doanh nghiệp bảo hiểm cùng với các doanh nghiệp bảo hiểm khác thực hiện một hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng D. Cả a, b và c đều đúng Câu 5: Hoạt động đồng bảo hiểm: A. Là việc doanh nghiệp bảo hiểm bán lại hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác B. Là việc doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bán bảo hiểm cho khách hàng C. Là việc doanh nghiệp bảo hiểm cùng với các doanh nghiệp bảo hiểm khác thực hiện một hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng D. Cả a, b và c đều sai Chương 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM Câu 1. Trong hợp đồng bảo hiểm người đóng phí gọi là: A. Người được bảo hiểm. B. Người bảo hiểm. C. Người tham gia bảo hiểm. D. Người thụ hưởng. Câu 2. Trong hợp đồng bảo hiểm, một bên nhận phí bảo hiểm và cam kết bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm gọi là: A. Bên mua bảo hiểm. B. Người được bảo hiểm. C. Doanh nghiệp bảo hiểm. D. Người thụ hưởng. Câu 3. Câu nào sau đây đúng khi nói về mức miễn thường là: A. Nếu tổn thất nhỏ hơn mức miễn thường thì người bảo hiểm không phát sinh nghĩa vụ bồi thường. B. Nếu tổn thất lớn hơn mức miễn thường thì người bảo hiểm không phát sinh nghĩa vụ bồi thường. C. Mức miễn thường là số tiền người bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi rủi ro xảy ra. D. Tất cả các câu trên đều sai. Câu 4. Bảo hiểm đúng giá là: A. Số tiền bồi thường bằng giá trị tổn thất. B. Số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm. C. Số tiền bồi thường bằng giá trị bảo hiểm. D. Tất cả các trường hợp trên. Câu 5. Một người biết mình bị cao huyết áp, khi tham gia bảo hiểm đã ghi “huyết áp bình thường” trong Giấy yêu cầu bảo hiểm là vi phạm nguyên tắc: A. Nguyên tắc quy luật số đông. B. Nguyên tắc quyền lợi được bảo hiểm. C. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối. D. Nguyên tắc nguyên nhân gần. Chương 5: TỔ CHỨC KINH DOANH BẢO HIỂM Câu 1. Cơ quan nào dưới đây có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm ở VN: A) Bộ Công thương. B) Bộ Tài chính. C) Bộ kế hoạch đầu tư. D) UBND tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Câu 2. Đối tượng nào sau đây thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm? A. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. B. Bảo hiểm y tế. C. Bảo hiểm xã hội. D. Tất cả các đối tượng trên. Câu 3. Đại lý bảo hiểm là người đại diện cho? A. Khách hàng. B. Doanh nghiệp bảo hiểm. C. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. D. Không đại diện cho ai. Câu 4. Nội dung hoạt động của môi giới bảo hiểm: A. Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. B. Ký kết hợp đồng bảo hiểm với bên mua bảo hiểm. C. Giám định tổn thất khi rủi ro xảy ra. D. A, B, C đều đúng. Câu 5. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong: A. Chi phí môi giới do bên bảo hiểm trả. B. Số tiền bảo hiểm. C. D. Phí bảo hiểm. Chương 6: CÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CƠ BẢN Câu 1. Trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, người được bảo hiểm là: A. Người nhập khẩu. B. Người xuất khẩu. C. Người vận chuyển. D. Tùy theo điều kiện giao hàng. Câu 2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định: A. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. B. Trường hợp người được bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho người thứ ba. C. Trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý, hợp đồng bảo hiểm và không phải bồi thường cho khách hàng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. D. Bao gồm trường hợp B và C. Câu 3. Tổn thất chung là: A. Tổn thất có tính chất hy sinh vì mục tiêu chung, phục vụ lợi ích chung trong những trường hợp và điều kiện đặc biệt. B. Tổn thất thưc tế của tất cả các chủ hàng. C. Tổn thất toàn bộ hàng hóa bị phá hủy, hỏng mất mát hoàn toàn. D. Tổn thất toàn bộ ước tính. Câu 4. Theo điều kiện bảo hiểm ICC 1.1.82 rủi ro mắc cạn, chìm lật là rủi ro được bảo hiểm của: A. Điều kiện bảo hiểm A. B. Điều kiện bảo hiểm B. C. Điều kiện bảo hiểm C. D. A, B, C đều đúng. Câu 5. Theo Quyết định số 28/2007/QĐ – BTC ngày 24/4/2007 của Bộ Tài chính về ban hành quy tắc và biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của Bộ trưởng Bộ Tài chính bảo hiểm tài sản đối với rủi ro cháy, nổ gồm: A. Nhà, công trình kiến trúc và trang thiết bị đi kèm. B. Máy móc thiết bị. C. Hàng hóa, vật tư, tài sản khác. D. A, B, C đều đúng. Câu 6. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng với 1 số loại hình bảo hiểm nhằm: A. Bảo vệ lợi ích của người tham gia bảo hiểm B. Bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội C. Bảo hiểm lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm D. A, B, C đều đúng.

Ngày đăng: 18/04/2013, 00:28

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG