1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN 70 NĂM THÀNH LẬP ĐỘI

7 430 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 65,5 KB

Nội dung

Nhằm mục đích giúp các thiếu nhi, đội viên hiểu rõ hơn về lịch sử, truyền thống Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, về những thành tích mà đội viên thiếu nhi cả nước đạt được qua các

Trang 1

ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

HỘI ĐỒNG HUYỆN ĐIỆN BÀN

* Điện Bàn, ngày 11 tháng 02 năm 2011

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

Kỷ niệm 70 năm thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

(15/5/1941 – 15/5/2011)

Năm 2011 đánh dấu chặng đường lịch sử 70 năm vẻ vang của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và thiếu nhi Việt Nam Đây là dịp để mỗi thiếu nhi, Đội viên nhìn lại lịch sử hào hùng của Đội TNTP Hồ Chí Minh, đồng thời,

là cơ hội để các em thể hiện vai trò là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy, kế thừa và phát huy truyền thống Đội TNTP, tiếp bước lên Đoàn, xây dựng thành phố và đất nước Nhằm mục đích giúp các thiếu nhi, đội viên hiểu rõ hơn về lịch sử, truyền thống Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, về những thành tích mà đội viên thiếu nhi cả nước đạt được qua các phong trào công tác Đội, về những gương anh hùng nhỏ tuổi, Hội đồng Đội huyện giới thiệu đến các em đội viên thiếu những nội dung chủ yếu về quá trình hình thành, xây dựng tổ chức Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, kỷ niệm 70 năm thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2011)

I SỰ RA ĐỜI CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập vào ngày 03/02/1930 Từ đó, phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng phát triển Trong đấu tranh giành độc lập tự do, Bác Hồ và Đảng luôn quan tâm đến thế hệ trẻ vì đó là một lực lượng quan trọng trong công cuộc cách mạng cứu quốc, và chỉ một năm sau ngày thành lập, Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc thành lập tổ chức Đoàn, ngày 26/3/1931, tại Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết thành lập tổ chức Đoàn Thanh niên, tiếp theo sau đó, tại Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng vào tháng 5/1941, Trung ương Đảng đã ra quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh đoàn kết đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam

Ngay sau đó, vào ngày 15/5/1941 lịch sử, tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, tổ chức Hội Nhi đồng Cứu quốc (nay là Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) đầu tiên được thành lập với 5 đội viên là Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được bầu làm Đội trưởng, Nông Văn Thàn (tức Cao Sơn), Lý Văn Tịnh (tức Thanh Minh), Lý Thị Nì (tức Thủy Tiên), Lý Thị Xậu (tức Thanh Thủy)

Từ những ngày đầu thành lập đến nay, theo sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng, Bác Hồ kính yêu và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách, từng thời kỳ, Đội trải qua các giai đoạn cách mạng với các tên gọi khác nhau:

- Năm 1941: Hội Nhi đồng Cứu quốc (sau đó đổi là Đội Thiếu nhi Cứu quốc);

- Năm 1949: Đội Thiếu nhi Tháng Tám

Trang 2

- Tháng 2/1950: Đội Thiếu nhi Tháng Tám tách thành Đội Nhi đồng Tháng Tám và Đội Thiếu niên Tiền phong

- Tháng 3/1951: Đội Thiếu nhi Tháng Tám

- Ngày 4/11/1956 : Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam

- Thể theo nguyện vọng của Đội viên thiếu nhi cả nước, ngày 30/1/1970 Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết nghị cho Đội Thiếu niên, Đội Nhi đồng được mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cho đến nay

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam sáng lập, được Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách, từ những ngày đầu thành lập, là thành viên của Mặt trận Việt Minh, Đội hoạt động theo điều lệ của Mặt trận Việt Minh với nội dung: “Dự bị giúp đánh Tây, đánh Nhật Bản cho Việt Nam hoàn toàn độc lập” Điều đó cho thấy, Đội luôn là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho Đội viên Đứng dưới cờ Đội quang vinh, Đội viên được phát triển mọi khả năng trong hoạt động, học tập, vui chơi, cống hiến sức mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc

II ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH – 70 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

Từ sau ngày thành lập Trên khắp cả nước, các Đội Thiếu nhi Cứu quốc ở mọi nơi được thành lập Bên cạnh việc tập hợp, giáo dục thiếu niên nhi đồng, các Đội Thiếu nhi Cứu quốc đã tham gia cách mạng góp phần vào thắng lợi của cách mạng Tháng Tám 1945 Lúc này các tổ chức thiếu nhi cả nước được gọi chung là Hội Thiếu nhi Cứu quốc, mỗi đơn vị gọi là một Đội Ở khắp nơi các Đội thiếu nhi đều tích cực tham gia các hoạt động cách mạng cùng với cha anh

và tham gia các hoạt động xã hội như: dạy Bình dân học vụ, cổ động, tham gia sản xuất, tiết kiệm hoặc bảo vệ trật tự trị an, giúp đỡ bộ đội, tự vệ

Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam

Tháng 9/1945, Bác Hồ viết thư cho thiếu nhi cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Trong thư, Bác đã căn dặn “…Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu”

Hoà bình trên đất nước ta chưa được bao lâu, giặc Pháp lại xâm lược nước

ta một lần nữa Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp Cùng với toàn quân toàn dân ta, các Đội Thiếu nhi Cứu quốc đã tham gia kháng chiến Nhiều đội thiếu niên đã lập công xuất sắc làm sáng ngời trang sử vẻ vang của

Trang 3

thiếu nhi Đồng tháp Mười và các đội thiếu nhi ở Sài Gòn…và nhiều anh hùng liệt sĩ thiếu niên như Lê Văn Tám (Sài Gòn), Dương Văn Nội (Hà Nội), Vừ A Dính (Lai Châu)…xuất hiện trở thành gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi mai sau

Vào tháng 2/1948 Bác Hồ đã gửi thư căn dặn thiếu nhi cả nước làm công tác Trần Quốc Toản Từ đó, một phong trào lớn của Đội ra đời để giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, neo đơn Đến nay, công tác Trần Quốc Toản đã trở thành phong trào truyền thống của Đội ngày càng phát triển và có ý nghĩa xã hội rộng lớn Trong những năm kháng chiến cho đến ngày hoà bình lập lại, tổ chức Đội ở các địa phương ngày càng phát triển, phong trào của Đội mở rộng giành được những kết quả mới Ở các tỉnh thuộc chiến khu Việt Bắc, Quân khu Ba đã

mở các Đại hội “Thiếu nhi gương mẫu”

Tháng 3/1951 Đội thiếu nhi Cứu quốc được đổi tên thành Đội thiếu nhi Tháng Tám Năm 1954, hoà bình lập lại, nhưng nước ta tạm thời bị chia cắt làm

2 miền Đế quốc Mỹ âm mưu chia cắt nước ta và phá hoại hiệp định Giơ – ne –

vơ Từ đó, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vừa đấu tranh giành lại miền Nam thống nhất Tổ Quốc, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Miền Bắc hoà bình, trẻ em được vui chơi, được cắp sách đến trường Tổ chức Đội phát triển mạnh đến thôn xóm, bản làng và các trường học Các phong trào Đội cũng phát triển mạnh mẽ như các phong trào “Vì miền Nam ruột thịt”, “Đi thăm miền Nam”

Sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 2, ngày 4/11/1956 Đội được mang tên là Đội thiếu niên Tiền phong Việt Nam Đến năm 1961, các em ở lứa tuổi nhi đồng được tổ chức vào Đội nhi đồng Tháng Tám

Năm 1958 Hợp Tác Xã Măng non Thạch Khối (Hải Hưng) được thành lập

mở đầu cho phong trào xây dựng Hợp Tác Xã Măng non ở miền Bắc Hợp tác

xã Măng non Phú Mẫn (Hà Bắc) đã trở thành điển hình của phong trào, được Bác Hồ gửi thư khen vào năm 1969 Ngày 02/12/1958 Bác Tôn Đức Thắng (Chủ tịch Ủy Ban thường vụ Quốc Hội khoá 2) đã viết thư hoan nghênh sáng kiến của thiếu nhi Hải Phòng và Sơn Tây đề nghị Quốc Hội và Chính phủ cho phép thiếu nhi mở phong trào làm kế hoạch nhỏ xây dựng nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền Phong ở Hải Phòng

Ngày 30/5/1959, nhà máy nhựa mang tên Đội khánh thành, Ban Giám đốc đã trao cho đoàn thiếu nhi miền Bắc 18.000 đồ chơi Sản phẩm của nhà máy

để trao tặng cho các bạn thiếu nhi miền Nam

Ngày 15/5/1961 nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội, Bác Hồ đã căn dặn các cháu thiếu niên nhi đồng 5 điều:

“Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt, Giữ gìn vệ sinh thật tốt, Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.”

Từ đó đến nay 5 điều Bác Hồ dạy đã trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn thể thiếu niên, nhi đồng Việt Nam

Trang 4

Năm 1961, phong trào “Nghìn việc tốt” của Đội xuất hiện ở Tam Sơn, Hà Bắc và phát triển khắp các địa phương và trở thành một phong trào lớn của Đội cho đến nay với nội dung: “Nói lời hay, làm việc tốt, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ” Ngày 20/12/1961 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời, tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong ở miền Nam được thành lập và phong trào “Việc nhỏ chí lớn chống Mỹ cứu nước” trở thành phong trào tiêu biểu của thiếu nhi miền Nam, phát triển theo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Góp phần vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân

ta, thiếu nhi cả 2 miền đã lập nên những chiến công xuất sắc

Ngày 15/5/1966, nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Đội, Bác Tôn Đức Thắng thay mặt Đảng và Nhà nước đã trao cho Đội lá cờ thêu nhiệm vụ của Đội trong thời kì chống Mỹ cứu nước

“Vâng lời Bác dạy, Làm nghìn việc tốt Chống Mỹ cứu nước Thiếu niên sẵn sàng”

Ngày 30/1/1970, sau ngày Bác Hồ đi xa, thể theo nguyện vọng của thanh niên, đoàn viên, đội viên, thiếu nhi cả nước, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã

ra nghị quyết trao cho Đoàn và Đội được mang tên Bác Hồ kính yêu và từ đó đến nay Đội được mang tên: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

Ngày 30/4/1975, miền Nam độc lập, đất nước hoàn toàn giải phóng Ngày 23/6/1976 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 23 họp tại thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong cả nước

và đề nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng trao cho Đội khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!” Sau khi đất nước giải phóng, Đội viên thiếu nhi tiếp tục phấn đấu, góp phần xây dựng, bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà tiêu biểu là các sự kiện nổi bật sau:

Tháng 12/1976, hưởng ứng phong trào Kế hoạch nhỏ, theo sáng kiến của thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh, thiếu nhi cả nước phát động phong trào “Thu lượm 4 triệu kilogam giấy vụn phế liệu và lao động tiết kiệm lấy tiền đóng đoàn tàu mang tên “Đoàn xe lửa Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh” và đến ngày 01/01/1979 đoàn tàu đã hoàn thành và đã được bàn giao cho ngành đường sắt tại

Hà Nội Phong trào đã gây tiếng vang lớn trong xã hội và có giá trị sử dụng đến ngày hôm nay Bên cạnh đó, năm 1980, thiếu nhi Thái Bình đã khởi xướng xây dựng khách sạn Khăn Quàng Đỏ tại Thủ đô Hà Nội, năm 1985, phong trào “Xây dựng khu di tích Lịch sử Kim Đồng” tại Cao Bằng được phát động và đã hoàn thành vào ngày 15/5/1986

Từ 18 đến 31/7/1977, Đoàn đại biểu thiếu nhi toàn quốc đi dự Đại Hội Liên hoan Thiếu nhi Thế giới lần thứ I tổ chức tại Mat-cơ-va (Liên Xô cũ) Ngày 19/01/1981, Ban Bí thư Trung ương Đoàn ra quyết định số 02 về việc thành lập Hội đồng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh và Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh khoá I

Những cố gắng của Đội viên thiếu nhi đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận và vinh danh khi nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Đội, Đội viên và thiếu

Trang 5

Từ ngày 20 đến 26/8/1981: Đại Hội Cháu Ngoan Bác Hồ lần thứ I được tổ chức Đến nay, đã trải qua bảy kì Đại Hội

Năm 1983 “Cuộc hành quân theo bước chân những người anh hùng” được phát động trong cả nước với chủ đề “Mừng chiến thắng Điện Biên Phủ” và

“Mừng chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng”

Ngày 15/5/1996 nhân kỷ niệm 55 ngày thành Đội, Trung ương Đảng trao tặng tổ chức Đội lá cờ mang dòng chữ: “Thiếu niên Việt Nam hãy làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy”

Từ ngày 6 đến 10/7/1996: Liên hoan phụ trách thiếu nhi giỏi toàn quốc được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, gần 200 phụ trách Đội đã tham gia

Từ 5 đến 15/5/2001: Lễ hội kỷ niệm trọng thể 60 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Sao vàng – phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh vì “Đã có nhiều công lao to lớn đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc”

70 năm qua, những trang vàng sử Đội và hào khí truyền thống của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh mỗi ngày một toả sáng Lịch sử đó, truyền thống đó gắn liền với phong trào thiếu nhi Việt Nam và là một bộ phận không thể tách rời trong lịch sử của dân tộc, của Đảng và Đoàn Thanh niên cộng sản

Hồ Chí Minh

Trong 70 năm lịch sử vẻ vang Đội TNTP Hồ Chí Minh, đã có rất nhiều tấm gương Đội viên, thiếu nhi anh hùng, tiêu biểu cho hình ảnh Đội viên, thiếu nhi Việt Nam, Hội đồng Đội Thành phố trân trọng giới thiệu đến các em các tấm gương tiêu biểu sau:

+ KIM ĐỒNG: Người Đội trưởng đầu tiên của Đội, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam.

Tên thật của Kim Đồng là Nông Văn Dền, dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ,

xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Anh là người đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Từ nhỏ, Kim Đồng giúp mẹ làm

đủ việc trong nhà, ở rừng, ở rẫy Khi nhận công tác giao liên, Kim Đồng luôn hoàn thành nhiệm vụ Kim Đồng vừa gan dạ, vừa mưu trí, luôn có sáng kiến bảo

vệ tài liệu mật và mọi cuộc họp của cán bộ Lần cuối cùng canh gác để cán bộ họp bất thường, Kim Đồng thấy lính bao vây, chỉ còn cách nhờ bạn lẻn lối khác

về báo cấp tốc, còn mình đánh động để lính chú ý đến mình Quả nhiên, tên lính

bị lừa, tên gần nhất đã thẳng tay nhắm bắn anh Tiếng súng cũng là tiếng báo động để các cán bộ đang họp thoát nạn Nhưng chính Kim Đồng gục ngã bên bờ suối ở tuổi 15, hôm ấy là ngày 15/2/1943

Anh đã nêu một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

+ LÊ VĂN TÁM: Ngọn đuốc sống

Trang 6

Năm ấy, ở gần chợ Đa Kao thành phố Sài Gòn có một em bé con nhà nghèo phải đi bán lạc rang, đánh giày để kiếm sống Tên em là Tám

Lê Văn Tám thường lân la tới những nơi có quân Pháp đóng để bán hàng, đánh giầy Tám tỏ ra hiền lành, nhút nhát nên được bọn lính Pháp để cho đi qua,

đi lại và dần dần quen mặt em Tại Thị Nghè, có một kho xăng, đạn lớn của địch Hình ảnh những hòm đạn, những trái bom hiện ra trong trí nhớ của Tám cùng những cảnh tàn phá, giết chóc dã man của địch đối với đồng bào ta đã thôi thúc em tính đến việc làm táo bạo Tám nảy ra ý định sẽ phá kho xăng đạn này

Sau mấy hôm dò la quan sát địch, Tám giấu dầu xăng trong người, thản nhiên khoác hòm lạc rang đến bán cho lính như thường lệ Lợi dụng lúc bọn địch không để ý Tám chạy như bay vào chỗ để xăng và xoè diêm Dầu xăng trong người Tám bốc cháy và bén luôn vào thùng xăng gần nhất Thế là cả kho xăng bốc cháy đùng đùng rồi lan tới chỗ bom đạn Tiếng nổ rầm trời, khói lửa mịt mù cả thành phố

Lê Văn Tám đã hy sinh và để lại trong trí nhớ nhân dân Thành phố Sài Gòn hình ảnh: Em bé đuốc sống của thành phố mang tên Bác, của dân tộc Việt Nam

+TRẦN VĂN CHẨM: Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam

Trần Văn Chẩm sinh năm 1948 ở Phước Vĩnh An – Củ Chi, anh luôn được mọi người yêu mến Sau khi nghe tin một cán bộ quen biết bị tên đại diện Chưng bắt, đánh gãy chân rồi đưa về quận trưởng giết chết, thì từ đó, anh Chẩm trở nên lầm lì ít nói, để ý đến tên Chưng và mày mò tạo súng từ sườn xe đạp cũ Hôm ấy, tên Chưng đi đâu về ghé uống nước ở quán chú Tư Lên, chợt có hai cậu bé đi học về đội nón che nửa mặt vào quán hỏi mua thuốc lá Ngậm điếu thuốc lên miệng, cậu thò tay vào túi lấy hộp quẹt, không ngờ cậu lấy ra khẩu súng chỉa vào mặt tên Chưng và bắn, tiếng nổ vang lên kết liễu tên ác ôn Hôm khác, Chẩm dò la tin tức và định giết tên cảnh sát Long nhưng bị chúng phục kích bắt được Tên Long giận dữ, tra tấn, đánh đập, chặt đầu anh khi nghe Chẩm nói : “Tao còn tính giết cả mày nữa đấy!”, sau đó tên Long đã bêu đầu người chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi trước cổng đồn Sự hy sinh của anh Chẩm đã góp phần thắp lên ngọn lửa chiến đấu trong lòng người dân Củ Chi

+ NGUYỄN BÁ NGỌC: Quên mình hy sinh

Là học sinh lớp 4B trường cấp 1 xã Quang Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa Ngày 04/4/1965, máy bay Mỹ ném bom bắn phá, lúc ấy người lớn đã ra đồng làm việc, trong nhà chỉ có trẻ em Nghe tiếng máy bay, Ngọc đã chạy xuống hầm chợt nghe nhà bên có tiếng khóc to, không chút chần chờ, Ngọc nhào lên chạy sang nhà Khương thì thấy bạn đã bị thương, còn hai em nhỏ của Khương đang kêu khóc Ngọc vội bế và dìu hai em xuống hầm, gần tới nơi trú

ẩn thì giặc lại thả bom và anh đã bị trúng đạn vào lưng rất nguy hiểm Sau khi cứu được 2 em nhỏ rồi Ngọc mới tái mặt, lả đi Vết thương quá nặng nên Nguyễn Bá Ngọc đã hy sinh vào lúc 02 giờ sáng ngày 05/4/1965 tại bệnh viện

Trang 7

Tấm gương dũng cảm của Nguyễn Bá Ngọc đã được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu liệt sỹ và Huân chương Chiến công Hạng Ba Với ý chí kiên cường và lòng dũng cảm, Nguyễn Bá Ngọc là tấm gương sáng tuổi xanh

Ngày đăng: 26/09/2015, 02:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w