1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết bị alcatel 1660 SM và ứng dụng tại viễn thông đô lương nghệ an

75 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 2,95 MB

Nội dung

THUẬT NGỮ VIẾT TẮTViết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AIS Alarm Indication Signal Tín hiệu chỉ thị cảnh báo ANSI Americal National Standards Institude Viện các tiêu chuẩn quốc giaHoa Kì APS A

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG III THUẬT NGỮ VIẾT TẮT V

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ NG SDH 3

1.1 Công nghệ SONET/SDH 3

1.1.1 Khái niệm SDH 3

1.1.2 Bộ ghép SDH 4

1.1.2.1 Sơ đồ khối bộ ghép 4

1.1.2.2 Chức năng các khối 5

1.2 Công nghệ NG SDH 6

1.2.1 Giới thiệu 6

1.2.2 Các phần tử mạng mới 8

1.2.2.1 Nền tảng cung cấp đa dịch vụ 8

1.2.2.2 Nền tảng truyền dẫn đa dịch vụ 9

1.2.2.3 Nền tảng chuyển mạch đa dịch vụ 9

1.2.3 Các giao thức mới 9

1.2.3.1 Thủ tục đóng khung chung GFP 10

1.2.3.2 Kết chuỗi ảo VCAT 12

1.2.3.3 Sơ đồ điều chỉnh dung lượng liên kết LCAS 14

CHƯƠNG II TÌM HIỂU CHUNG VỀ THIẾT BỊ 1660 SM 16

2.1 Giới thiệu về họ sản phẩm OMSN 16

2.1.1 Đặc điểm nổi bật 16

2.1.2 Các sản phẩm chính 18

2.2 Thiết bị 1660 SM 19

2.2.1 Giới thiệu chung 19

2.2.2 Cấu hình 21

2.2.2.1 Cấu hình thiết bị 21

2.2.2.2 Cấu hình mạng 22

Trang 2

2.2.3.1 Phân hệ các kết nối chéo SDH VCx 26

2.2.3.2 Phân hệ đồng bộ 26

2.2.3.3 Phân hệ điều khiển 28

2.2.3.4 Phân hệ cổng lưu lượng 29

2.2.3.5 Phân hệ nguồn 30

2.2.3.6 Phân hệ bổ trợ 30

2.2.3.7 Phân hệ ISA 30

2.2.4 Cấu trúc vật lý giá phụ 31

2.2.5 Các card 34

2.2.5.1 Vị trí và chức năng 34

2.2.5.2 Quan hệ giữa một số card Port và card Access 43

2.3 Phần mềm quản lý 1320 Craft Terminal 45

2.3.1 Giới thiệu chung 45

2.3.1.1 Một số đặc điểm 45

2.3.1.2 Yêu cầu đối với thiết bị được cài đặt chương trình Craft Terminal .46 2.3.1.3 Khởi động 1320CT 47

2.3.2 Quản lý thiết bị 1660 SM thông qua 1320CT 48

2.3.2.1 Khởi động sự giám sát NE 48

2.3.2.2 Đăng nhập NE 48

2.3.2.3 Cấu trúc EML-USM View 49

2.3.2.4 Trạng thái truy nhập NE 52

2.3.2.5 Thay đổi trạng thái quản lý bản mạch 54

2.3.2.6 Thủ tục khai báo, xóa và thay đổi bản mạch/giá phụ 54

CHƯƠNG III ỨNG DỤNG THIẾT BỊ 1660 SM TẠI VIỄN THÔNG ĐÔ LƯƠNG- NGHỆ AN 56

3.1 Đặc điểm và điều kiện phát triển của VNPT Nghệ An 56

3.2 Ứng dụng thiết bị 1660 SM tại Viễn thông Đô Lương- Nghệ An 57

3.2.1 Mạng truyền dẫn quangVNPT Nghệ An 57 3.2.2 Cấu hình mạng và thiết bị 1660 SM đấu tại trạm Viễn thông Đô Lương 59

Trang 3

3.2.2.2 Cấu hình node quang 1660SM tại Đô Lương 62

3.2.3 Nhận xét, đánh giá: 64

KẾT LUẬN 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 4

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG

Hình 1.1 Sơ đồ khối bộ ghép SDH tiêu chuẩn 5

Hình 1.2 Mạng SDH thế hệ sau 8

Hình 1.3 Các node của mạng SONET/SDH thế hệ sau 9

Hình 1.4 Cấu trúc khung GFP 10

Hình 1.12 Khuôn dạng trường điều khiển LCAS/VCAT 15

Hình 2.1 Thiết bị ghép kênh đầu cuối 17

Hình 2.2 Thiết bị ghép kênh xen/rẽ 18

Hình 2.3 “HUB” STM-1 18

Hình 2.4 Liên kết điểm đến điểm 19

Hình 2.5 Xen/rẽ tuyến tính 19

Hình 2.6 Cấu trúc vòng 20

Hình 2.7 Cấu trúc lưới 21

Hình 2.8 Sơ đồ khối thiết bị 1660 SM 22

Hình 2.9 Cấu trúc cơ khí của giá phụ 27

Hình 2.10 Vị trí các đơn vị trong giá phụ 1660 SM cùng với giá quạt 28

Hình 2.11 Kết nối giữa PC và thiết bị 1660 SM 40

Hình 2.12 Các bước khởi động Craft Terminal 41

Hình 2.13 Khởi động sự giám sát NE 41

Hình 2.14 Đăng nhập NE 41

Hình 2.15 Cấu trúc EML-USM View 49

Hình 2.16 Các trạng thái truy nhập NE 52

Hình 2.17 menu Supervision 45

Hình 2.18 Thủ tục thay đổi trạng thái quản lý bản mạch 45

Hình 3.1 Sơ đồ mạng truyền dẫn VNPT Nghệ An năm 2013……… 48

Hình 3.2 Sơ đồ mạng truyền dẫn quang NG SDH VNPT Nghệ An………

49 Hình 3.3 Mạng vòng Ring1……….51

Trang 5

Hình 3.5 Thiêt bị 1660SM thực tế

53

Trang 6

Bảng 1.1 So sánh GFP-F và GFP-T 11

Bảng 1.2 So sánh hiệu quả sử dụng các dịch vụ khi có và không dùng VCAT 13

Bảng 2.1 Các kết nối HO/LO đối với 1660 SM 26

Bảng 2.2 Mối quan hệ giữa card port và card access 2Mb/s 44

Bảng 2.3 Mối quan hệ giữa card port và card access 34/45 Mb/s 44

Bảng 2.4 Mối quan hệ giữa card port và card access STM-1 điện 45

Bảng 2.5 Ý nghĩa các từ viết tắt trong EML-UMS Overview 51

Bảng 3.1 Thống kê số lượng card đang sử dụng tại trạm Đô Lương 63

Trang 7

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

AIS Alarm Indication Signal Tín hiệu chỉ thị cảnh báo

ANSI Americal National Standards

Institude

Viện các tiêu chuẩn quốc giaHoa Kì

APS Automatic Protect Switching Chuyển mạch bảo vệ tự động

ATM Asynchronous Transfer Mode Phương thức truyền tải không

đồng bộ

AUG Administrative Unit Group Nhóm khối quản lý

B- ISDN Broadband-Integrated Services

Digital Network

Mạng số tích hợp đa dịch vụbăng rộng

CPE Customer Premises Equipment

CRC Cyclic Redundancy Check Kiểm tra mã vòng dư

CT Craft Terminal

DCC Data Communication Channel Kênh truyền thông dữ liệu

DVB Digital Video Broadcast Quảng bá hình ảnh số

DWDM Dense Wavelength Division

Multiplexing

Ghép kênh phân chia theo bướcsóng mật độ cao

DXC Digital cross-connect Kết nối chéo số

EC Equipment Controller Bộ điều khiển thiết bị

EOW Engineering Orderwire Kênh chỉ dẫn kỹ thuật

EPS Equipment Protections Switching Bảo vệ thiết bị

ESCON Enterprise Systems Connection Kết nối các hệ thống doanh

FCS Frame Check Sequence Chuỗi kiểm tra khung

FDDI Fiber Distributed Data Interface Giao diện dữ liệu phân bố

quang

FEC Forward Error Correction Sửa lỗi trước

FERF Far End Receive Failure Lỗi thu đầu xa

GFP Generic Frame Procedure Thủ tục đóng khung chung

Trang 8

GFP-T GFP Transparent GFP trong suốt

HDLC High-Level Data Link Control Điều khiển liên kết số liệu tốc

độ cao

ISA Integrated Service Adapter Thích ứng dịch vụ tích hợp

LAC Local Access Control Điều khiển truy nhập cục bộ

LAPS Link Access Procedure – SDH Thủ tục truy nhập kết nối SDH

LCAS Link Capacity Adjustment Scheme Sơ đồ điều chỉnh dung lượng

tuyến

MAN Metropolitan Area Network Mạng khu vực đô thị

MFI MultiFrame Indicator Chỉ thị đa khung

MPLS Multiprotocol Label Switching Chuyển mạch nhãn đa giao thức

MS-AIS Multiplex Section –

Alarm Indication Signal

Tín hiệu chỉ thị cảnh báo đoạnghép

MS-RDI Multiplex Section –

Remote Defect Indication

Chỉ thị sự cố đầu xa đoạn ghép

MSOH Multiplexed Section Overhead Mào đầu đoạn ghép

MSP Multiplex Section Protection Bảo vệ đoạn ghép kênh

MSTP Mutiservice TranspSort Platform Nền tảng truyền tải đa dịch vụ

OMSN Optical Multi-Service Node Node quang đa dịch vụ

OMSG Optical Multi - Service Gateways Cổng quang đa dịch vụ

OPEX Operating Expenditures Chi phí hoạt động

Trang 9

PFI Payload FCS Indicator Chỉ thị FCS tải trọng

PLI Payload Length Indicator Chỉ thị chiều dài tải trọng

PPP Point to Point Protocol Giao thức điểm tới điểm

PPS Path protection Swich Chuyển mạch bảo vệ đường

PTI Payload Type Identifier Nhận dạng kiểu tải trọng

RDI Remote Defect Indication Chỉ thị sự cố đầu xa

REI Remote Error Indication Chỉ thị lỗi khối đầu xa

RFI Remote Failure Indication Chỉ thị mất thu đầu xa

RPR Resilient Packet Ring Vòng gói mau phục hồi

RS-Ack Re-sequence Acknowledge Xác nhận thay đổi số thứ tự

RSOH Regenerator Section Over Head Mào đầu đoạn lặp

SAN Storage Area Network Mạng vùng lưu trữ

SC Shelf Controller

SDH Synchronous Digital Hirarchy Phân cấp số đồng bộ

SFP Small Form factor Pluggable

SLA Service Level Agreement Phù hợp mức dịch vụ

SM Synchronous Multiplexer

SMC Synchronous Multiplexer Compact

Protection

Bảo vệ kết nối mạng con

SONET Synchronous Optical Network Mạng quang đồng bộ

SPI Synchronous Physical Interface Giao diện vật lý đồng bộ

SSF Server Signal Fail

SSM Synchronization Status Message Bản tin trạng thái đồng bộ

TIM Trace Identifier Mismatch Không khớp nhận dạng dấu vết

TMN Telecommunications Management

Network

Mạng quản lý viễn thông

UNEQ Unequipment Signal Tín hiệu tải trọng giả

VLAN Virtual Local Area Networ Mạng vùng cục bộ ảo

VPLS Virtual Private LAN Services Dịch vụ LAN riêng ảo

VPN Virtual Private Network Mạng riêng ảo

Trang 11

LỜI NÓI ĐẦU

Công nghệ viễn thông đang phát triển rất nhanh cùng với sự bùng nổ các dịch

vụ truyền tải dữ liệu cả về tính đa dạng và dung lượng Công nghệ SONET/SDHtrước đây được sử dụng chủ yếu để truyền dẫn lưu lượng thoại và dữ liệu kênh cóhướng Trong khi đó các doanh nghiệp sẽ gia tăng mạnh mẽ các dịch vụ dữ liệu gói

và có xu hướng chuyển việc truyền tải lưu lượng thoại sang sử dụng các giao thứctruyền dữ liệu Cơ sở hạ tầng mạng SONET/SDH truyền thống không thể đáp ứngnhu cầu gia tăng của các dịch vụ dữ liệu Tuy nhiên, SONET/SDH lại là cơ sở choviệc hình thành công nghệ truyền dẫn SDH thế hệ tiếp theo (NG SDH)

NG SDH là một cơ chế truyền tải cho phép tồn tại đồng thời các dịch vụtruyền thống (như PDH) và các dịch vụ mới có tốc độ biến đổi như Ethernet, VPN,DVB, SAN…Các dịch vụ mới cần được phân phát hiệu quả qua các phần tử hiệusuất cao, kết hợp băng rộng

Alcatel là hãng sản xuất đi đầu về công nghệ trong vùng đô thị với họ các thiết

bị SDH thế hệ mới: OMSN (Optical Multi Service Node - Node quang đa dịch vụ).Các sản phẩm này đưa ra giải pháp MSPP hàng đầu dành cho việc xây dựng cácmạng truyền dẫn thế hệ sau, mạng đô thị SDH đa dịch vụ và mạng vùng

Thiết bị 1660 SM – một thành viên trong gia đình OMSN - đang được tích cựctriển khai tại nhiều bưu điện tỉnh, thành của nước ta Do đó em đã lựa chọn tìm hiểu

về thiết bị này với hướng nghiên cứu tập chung vào ứng dụng thực tế Nội dung đồ

án “Thiết bị Alcatel 1660 SM và ứng dụng tại Viễn thông Đô Lương- Nghệ An”

gồm có 3 chương:

Chương I Tổng quan về công nghệ NG SDH

Chương II Tìm hiểu chung về thiết bị 1660 SM

Chương III Ứng dụng thiết bị 1660 SM tại Viễn thông Đô Lương

Mặc dù em đã hết sức cố gắng nhưng do đây là đề tài còn rất mới, điều kiệnthời gian và kiến thức còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót nhấtđịnh Em rất mong được sự thông cảm và chỉ bảo của thầy cô và các bạn để đồ ánđược đầy đủ và hoàn thiện hơn

Trang 12

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa

viễn thông và đặc biệt là Th.S Cao Hồng Sơn đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em

trong thời gian hoàn thành đồ án

Hà nội, ngày 16 tháng 06 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Mạnh Thắng

Trang 13

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ NG SDH

1.1 Công nghệ SONET/SDH

1.1.1 Khái niệm SDH

Trong những năm 1980 hệ thống chuyển mạch số và thiết bị truyền dẫn sốđược sử dụng nhiều, nhu cầu thiết lập ISDN ngày càng lớn Các phân cấp số cậnđồng bộ không có khả năng truyền tải tín hiệu ISDN nên không đáp ứng được nhucầu phát triển các dịch vụ viễn thông trong giai đoạn hiện tại và tương lai

Năm 1985 Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kì (ANSI) đưa ra tiêu chuẩn truyềndẫn quang SONET và được ứng dụng ở Bắc Mỹ

Năm 1986 ITU-T bắt đầu nghiên cứu các tiêu chuẩn của SONET và có một sốthay đổi để dung hòa các giao diện 2 Mb/s, 34 Mb/s

Tháng 11 năm 1998 ITU-T ban hành các tiêu chuẩn của SDH như tốc độ bít,

cỡ khung tín hiệu, cấu trúc bộ ghép, trình tự sắp xếp các luồng nhánh…Một sốkhuyến nghị như:

Các khuyến nghị về tín hiệu điện và cấu trúc cơ bản.

G.707 Các tốc độ bít của SDH

G.708 Giao diện node mạng trong SDH

G.709 Cấu trúc ghép kênh đồng bộ

Các khuyến nghị cho phần tử mạng SDH

G.781 Cấu trúc thiết bị ghép kênh SDH

G.782 Các loại và đặc tính chung của thiết bị SDH

G.783 Các đặc tính của các khối chức năng thiết bị ghép kênh SDH

G.784 Quản lý SDH

Các khuyến nghị về hệ thống quang SDH

G.957 Giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống SDH

G.958 Hệ thống số dựa trên SDH cho sử dụng cáp sợi quang

Và còn nhiều khuyến nghị khác

Trang 14

SDH có khả năng kết hợp với PDH hiện có cho phép từng bước hiện đại hóamạng lưới mà vẫn đảm bảo thông tin thông suốt Hệ thống SDH có những ưu điểmnổi trội so với PDH:

 Tốc độ truyền dẫn cao, có nhiều cấp nên phù hợp với các mạng đườngtrục, mạng lõi

 Nhờ giao diện đồng bộ thống nhất nên việc tách ghép các luồng nhánhđơn giản, dễ dàng

 Công nghệ SDH được tiêu chuẩn hóa quốc tế, cho phép kết nối các thiết

bị của những nhà cung cấp khác nhau

 Độ tin cậy cao nhờ có nhiều cơ chế bảo vệ và dự phòng khác nhau Lỗimột phần tử trong mạng không thể gây lỗi toàn hệ thống

 Thiết bị đơn giản, dễ vận hành bảo dưỡng và quản lý hiệu quả

 Dung lượng các byte dành cho quản lý, giám sát và bảo dưỡng lớn Việctrang bị các kênh dành riêng cho giám sát, quản lý, đo thử cho ta mộtmạng SDH linh hoạt, giảm chi phí quản lý

 Ghép được các tín hiệu khác nhau một cách linh hoạt, không chỉ tín hiệuthoại mà cả tín hiệu khác như ATM, B-ISDN…đều có thể ghép vàokhung SDH

1.1.2 Bộ ghép SDH

1.1.2.1 Sơ đồ khối bộ ghép

Quá trình ghép kênh trong mạng SDH phân làm hai quá trình hoạt động độclập nhau Đó là quá trình hình thành khối truyền dẫn cơ bản STM-1 và quá trìnhhình thành khối truyền dẫn bậc cao STM-N bằng cách ghép xen byte N luồng STM-

1 Sơ đồ khối bộ ghép SDH như hình 1.1:

Trang 15

Hình 1.1 Sơ đồ khối bộ ghép SDH tiêu chuẩn

Có hai con đường hình thành tín hiệu STM-N Con đường thứ nhất qua AU-4,được sử dụng ở Châu Âu và các nước khác trong đó có Việt Nam Tín hiệu AU-4được hình thành từ một luồng nhánh 139264 kb/s, hoặc 3 luồng nhánh 34368 kb/s,hoặc 63 luồng nhánh 2048 kb/s thuộc phân cấp số PDH của Châu Âu Đường thứhai qua AU-3, được sử dụng tại Bắc Mỹ, Nhật Bản và một số nước khác AU-3được tạo thành từ một luồng nhánh 44736 kb/s, hoặc từ 7 luồng nhánh 6312 kb/s,hoặc từ 84 luồng nhánh 1544 kb/s Cũng có thể sử dụng 63 luồng 1544 kb/s để thaythế cho 63 luồng 2048 kb/s ghép thành tín hiệu STM-1 qua TU-12,…, AU-4

TU-11

VC-12VC-11 C-11

x1

x3

x3x4x7

44736kb/s34368kb/s6312kb/s2048kb/s1544kb/sAUG

xN

Trang 16

TU-n (Khối nhánh mức n)

Là một khối thông tin hình thành từ một container ảo cùng mức và một con trỏkhối nhánh Tu-n PTR Con trỏ khối nhánh làm nhiệm vụ chỉ thị khoảng cách từ contrỏ khối nhánh đến vị trí bắt đầu của VC-3 hoặc VC-n bậc thấp Đặc điểm này giúpSDH có thể đơn giản việc tách ghép các luồng Quá trình hình thành nên các TU gọi

là quá trình đồng chỉnh, đồng chỉnh VC bậc thấp hoặc VC bậc cao hay quá trìnhthích ứng

TUG-n (Nhóm các khối nhánh )

Được hình thành từ các TU-n hoặc từ TUG mức thấp hơn TUG-n tạo ra sựtương hợp giữa các container ảo mức thấp và container ảo mức cao hơn

AU-n (Khối quản lý mức n)

Là một khối thông tin được hình thành từ một container ảo cùng mức và mộtcon trỏ khối quản lý AU-n PTR Con trỏ khối quản lý là nhiệm vụ chỉ thị khoảngcách từ con trỏ khối quản lý đến vị trí bắt đầu của container ảo cùng mức

AUG (Nhóm các khối quản lý)

AUG gồm 1AU-4 hoặc 3 AU-3

STM-N (Module truyền tải mức N)

Được hình thành từ N AUG và phần mào đầu đoạn SOH (Section Over Head).(N= 1, 4, 16, 64) SOH được sử dụng để đồng bộ khung, quản lý, giám sát các đoạnlặp và trạm ghép kênh

1.2 Công nghệ NG SDH

1.2.1 Giới thiệu

Công nghệ viễn thông đang phát triển rất nhanh cùng với sự bùng nổ các dịch

vụ truyền tải dữ liệu cả về tính đa dạng và dung lượng Hiện nay, các ứng dụng mớiphần lớn đang dựa vào công nghệ dữ liệu gói Công nghệ này cho phép thực hiện

và truy nhập dễ dàng tới các ứng dụng trên cơ sở Internet, Mobile, đa phương tiện,DVB, Fibre Channel, ESCON, SAN, Ethernet hay VPN

Công nghệ SONET/SDH trước đây được sử dụng chủ yếu để truyền dẫn lưulượng thoại và dữ liệu kênh có hướng Trong khi đó các doanh nghiệp sẽ gia tăng

Trang 17

tầng mạng SONET/SDH truyền thống không thể đáp ứng nhu cầu gia tăng của cácdịch vụ dữ liệu.

Yêu cầu đặt ra là cần phải xây dựng một cơ sở hạ tầng truyền tải mới có thểtruyền dẫn đồng thời lưu lượng của hệ thống SDH hiện tại và lưu lượng của cácứng dụng mới

Mạng SONET/SDH truyền thống giống như một sự lắp đặt cơ bản có tính quy

mô và các nhà khai thác không thể đơn giản phá bỏ nó bởi nhiều lý do:

 Hầu hết cơ sở hạ tầng hoàn toàn truyền dẫn trên cơ sở SONET/SDH

 Có nhiều kinh nghiệm trong quản lý SONET/SDH

Do đó SONET/SDH được phát triển để phù hợp với các yêu cầu như truyền dẫnhiệu quả hơn và ghép kênh thống kê trên cơ sở các gói dữ liệu

Công nghệ truyền dẫn SDH thế hệ tiếp theo cho phép:

 Kết hợp một cách hiệu quả nhiều giao diện dữ liệu khác nhau vào trongSONET/SDH

 Phân bổ băng thông mà không làm ảnh hưởng đến lưu lượng hiện có

 Cung cấp chất lượng dịch vụ thích hợp cho các dịch vụ mới

 Truyền tải đồng thời nhiều loại dịch vụ khác nhau qua cùng một môitrường

Ngoài ra, công nghệ NG SDH cho phép các nhà khai thác cung cấp nhiều hơnnữa các dịch vụ truyền tải và đồng thời tăng hiệu suất của hạ tầng mạng SDH đã có

Ưu điểm của NG SDH là không cần lắp đặt một mạng truyền dẫn mới hay thay đổicác thiết bị node và các tuyến cáp quang Nhờ đó giảm được chi phí

NG SDH là một cơ chế truyền tải cho phép tồn tại đồng thời các dịch vụtruyền thống (như PDH) và các dịch vụ mới có tốc độ biến đổi như Ethernet, VPN,DVB, SAN…qua các thiết bị và mạng SONET/SDH hiện có bằng cách bổ xungmột số thiết bị phần cứng và các giao thức mới

Trang 18

Hình 1.2 Mạng SDH thế hệ sau

1.2.2 Các phần tử mạng mới

Dưới tên chung nền tảng đa dịch vụ (MSxP) là một tổ hợp các node gồm cáccấu hình REG, ADM, DXC tạo thành cấu hình mạng của SDH thế hệ sau Để truyềndẫn hiệu quả dữ liệu, SONET/SDH nhận một tổ hợp giao thức mới và được lắp đặttrong các node mới này Các node sẽ cung cấp tất cả giao diện dữ liệu và kênh màđối tượng client yêu cầu

1.2.2.1 Nền tảng cung cấp đa dịch vụ

Nền tảng cung cấp đa dịch vụ (MSPP) về cơ bản là kết quả phát triển của giaodiện TDM và giao diện quang, một kiểu node truy nhập bao gồm một tổ hợp giaodiện TDM truyền thống, giao diện dữ liệu như GbE, kênh quang hay DVB Mặtkhác nó thêm chức năng mới cho SDH/SONET thế hệ sau như GFP, VCAT, LCAS

và có giao diện quang từ STM-1 tới STM-64

Tuyến Tuyến

LACS

Quản lý băng tần Truyền tải container ảo

Sắp xếp các khung

GFPVCATLACSSDH

MSSP

DVB VPN SAN

Trang 19

Hình 1.3 Các node của mạng SONET/SDH thế hệ sau

1.2.2.2 Nền tảng truyền dẫn đa dịch vụ

Nền tảng truyền dẫn đa dịch vụ (MSTP) có thể được định nghĩa như mộtMSPP với DWDM có chức năng tách ra những bước sóng đã lựa chọn tại vị trí cầncung cấp dung lượng tập trung cao hơn để ghép kênh và truyền dẫn tín hiệu client.MSTP cho phép tích hợp SDH/SONET, TDM, và các dịch vụ dữ liệu với hiệu quảtruyền dẫn WDM và chuyển mạch bước sóng MSTP được đặt trong mạng lõi lớn

SDH thế hệ sau mở rộng tiện ích của mạng SONET/SDH bằng cách tận dụng

cơ chế mạng lớp một hiện có và bổ sung các công nghệ mới như: thủ tục đóng

MSPP

PDHEthernetDVBVPNSAN

(MSPP + DWDM)

MSTP

DWDM SDH

DWDMSDH

DWDM

SDH

Giống DXCMSSP

Trang 20

khung chung GFP, kết chuỗi ảo VCAT và sơ đồ điều chỉnh dung lượng tuyếnLCAS Cả ba giao thức này đều đã được ITU-T chuẩn hóa lần lượt trong các tiêuchuẩn G.7041/Y.1303, G.704, G.7042/Y.1305.

1.2.3.1 Thủ tục đóng khung chung GFP

Thủ tục tạo khung chung (GFP - Generic Frame Procedure) là một cơ chế tạokhung các tín hiệu client và sắp xếp các tín hiệu ở dạng khung này vào trong mộtluồng số của mạng truyền dẫn SDH GFP là một giao thức thích ứng cung cấp một

cơ chế sắp xếp các kiểu luồng bit khác nhau một cách linh hoạt vào trong kênhSDH Cơ chế thích ứng dựa trên việc tạo khung và cho phép đưa phân đoạn củakênh vật lý vào trong các khung có kích thước cố định hoặc thay đổi được Các tínhiệu của client có thể là theo kiểu gói (như là IP/PPP hoặc Ethernet) hoặc theo kiểucác khối đã mã hoá (như là FC)

Kỹ thuật đóng gói như GFP phải được sử dụng để tương thích với dữ liệukhông đồng bộ, thay đổi nhanh và kích thước các khung thay đổi trước khi lưulượng dữ liệu như IP/PPP, Ethernet MAC, FC, ESCON và FICON được truyền điqua các mạng SDH GFP làm thích ứng một luồng dữ liệu trên nền một khung đếnluồng dữ liệu định hướng byte bằng cách sắp xếp các dịch vụ khác nhau vào mộtkhung mục đích chung sau đó khung này được sắp xếp vào trong các khung SDH đãbiết Cấu trúc khung này có ưu điểm hơn ở việc phát hiện và sửa lỗi và cung cấphiệu quả sử dụng băng thông lớn hơn so với các thủ tục đóng gói truyền thống

Hình 1.4 Cấu trúc khung GFP

Core headerPayload header

PayloadinformationOptionalPayload FCS

Trang 21

Bốn thành phần trong khung GFP là: mào đầu (core header), mào đầu tải tin(payload header), thông tin của tải tin (payload information) và trường tuỳ chọnphát hiện lỗi (FCS).

Core header định nghĩa chiều dài khung và phát hiện lỗi CRC.

Payload header định nghĩa kiểu thông tin được truyền, các khung quản lý hoặc

các khung khách hàng cũng như nội dung tải tin

Client payload information định nghĩa tải tin thực tế được chuyển đi.

Tuỳ chọn FCS phát hiện lỗi.

Hiện nay có hai kiểu tương thích client được định nghĩa đối với GFP:

 GFP được đóng khung (framed) GFP-F- một khung dữ liệu được được thu vàsắp xếp vào trong một khung GFP mà không có overhead kết hợp

 GFP trong suốt (transparent) GFP-T - các mã khối tín hiệu dữ liệu được sắp xếpvào trong các khung tuần hoàn có chiều dài được xác định trước và được pháttức thời mà không đợi toàn bộ khung dữ liệu

Trang 22

Hơn nữa GFP là một cơ chế thích ứng, còn có các phương pháp khác: Giaothức truy cập liên kết LAPS (the Link Access Protocol) và điều khiển liên kết dữliệu mức cao HDLC (High-level Data Link Control) là hai cơ chế tạo khung có ưuthế hơn Tuy nhiên GFP hỗ trợ đa dịch vụ và có tính mềm dẻo vì vậy nó có thểdùng trong việc tổ hợp với đầu cuối mạng truyền dẫn quang.

1.2.3.2 Kết chuỗi ảo VCAT

Phương pháp ghép nối truyền thống được định nghĩa trong G.707 là thuật ngữ

“kề nhau” (contiguous) Nghĩa là các container kế cận được kết hợp lại và truyềnqua mạng SDH như là một container tổng Hạn chế của ghép nối kề nhau là tất cảcác node mạng là thành phần của đường truyền phải có khả năng nhận ra và xử lýcontainer được ghép nối và thiếu tính mềm dẻo của việc sử dụng băng thông làmcho truyền dữ liệu không có hiệu quả

VCAT (Virtual Concatenation) sắp xếp (mapping) các container độc lập vàotrong một liên kết ghép nối ảo Bất kỳ các số container có thể nhóm lại được vớinhau để cung cấp độ linh hoạt của băng thông tốt hơn so với cách ghép nối truyềnthống Hơn nữa VCAT còn cho phép các nhà khai thác mạng điều chỉnh được dunglượng truyền theo dịch vụ của khách hàng yêu cầu để đạt được hiệu quả sử dụng tốthơn Bởi vì các node mạng trung gian xử lý mỗi container trong tuyến bằng mộtchuẩn - container ở dạng ghép nối, do vậy chỉ cần các thiết bị tại điểm gốc và kếtcuối của đường dẫn nhận ra và xử lý các các cấu trúc tín hiệu VCAT Điều này cónghĩa là mỗi tuyến có thể thực hiện đường dẫn riêng của nó qua mạng do đó sẽ dẫnđến sự khác nhau về pha giữa các container đến tại thiết bị kết cuối của đường dẫnnên yêu cầu thiết bị có bộ đệm cho trễ

Ngày nay các tải trọng truyền dẫn đối với SDH là STM-0/1/4/16 và STM-64

Ví dụ dịch vụ 1 Gbit/s hiện thời được truyền dẫn qua kênh STM-16 Trong trườnghợp này, hiệu quả của dung lượng đường truyền là 42% Bảng 1.2 đưa ra so sánh hiệu

quả sử dụng các dịch vụ khi có và không dùng VCAT Nhóm VC-4-7v là một nhómghép nối ảo VCATG (VCAT Group), trong đó VC-4 là đã được định nghĩa trongSDH và 7v là số phần tử trong nhóm, sẽ tăng lên hiệu quả sử dụng băng thông là

Trang 23

Bảng 1.2 So sánh hiệu quả sử dụng các dịch vụ khi có và không dùng VCAT

không dùng VCAT

Hiệu quả sử dụng dùng VCAT

Thông tin yêu cầu cho VCAT được truyền đi trong POH của các containerđộc lập:

 Tuyến câp cao (High Oder Path): H4

 Tuyến cấp thấp (Low Oder Path): K4

Các tham số yêu cầu đối với VCAT là bộ chỉ thị đa khung MFI (Multi-FrameIndicator) và số thứ tự SQ (Sequence Number) Bởi vì các phần tử của VCATG cóthể đi qua mạng với nhiều đường dẫn khác nhau, chúng không đến cổng đích cùngmột lúc nên gây ra độ trễ giữa các container Để loại bỏ trễ khác nhau này và đảmbảo việc tích hợp các container trong nhóm, số thứ tự SQ được gán với mỗi phần tử.MFI có thể phát hiện các độ trễ khác nhau giữa các phần tử của VCAT

Sử dụng VCAT cung cấp nhiều ưu điểm: hiệu quả, có khả năng mở rộng,tương thích và duy trì dịch vụ

 Hiệu quả - Các kênh VCAT được định tuyến độc lập thông qua mạng SDH vàsau đó được nhóm lại tại node đích, do vậy loại trừ được việc tắc nghẽn và sửdụng hiệu quả băng thông

 Có khả năng mở rộng - Phương pháp ghép nối liền kề truyền thống theo cácbước cố định, trong khi VCAT cho phép băng thông thay đổi phù hợp với sựtăng giảm nhỏ của nhu cầu Dựa trên tốc độ dữ liệu mong muốn, các kênh

Trang 24

VCAT có thể thay đổi để phù hợp với băng thông sử dụng và tránh được sự lãngphí băng thông

 Tính tương tích - Chỉ có các node nguồn và đích cần nhận ra VCAT, các nodecòn lại của mạng SDH trong mạng không cần biết về các nhóm ghép nối ảo này

Do đó VCAT được truyền thẳng trong mạng SDH và làm việc trên các mạng cósẵn

 Duy trì dịch vụ - Trong các nhóm VCAT, mỗi kênh có thể được định tuyến khácnhau trên mạng, nếu một kênh có sự cố, các kênh khác vẫn làm việc bìnhthường Do đó nếu một liên kết bị sự cố thì chỉ có một kênh nhánh trong nhómVCAT bị mất nhưng liên kết dữ liệu vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ với băngthông bị giảm xuống

1.2.3.3 Sơ đồ điều chỉnh dung lượng liên kết LCAS

Gần đây người ta đưa ra sơ đồ điều chỉnh dung lượng liên kết LCAS (LinkCapacity Adjustment Scheme) dùng giữa hai phần tử mạng được kết nối đến giaodiện khách hàng đến mạng SDH truyền thống LCAS là một phần mở rộng củaVCAT như được định nghĩa trong chuẩn G.704/Y.1305 của ITU, LCAS cho phépthay đổi động các kênh trong số các kênh của SDH trong một nhóm VCAT Mỗibyte H4/K4 truyền đi một gói điều khiển bao gồm thông tin liên quan đến VCAT vàcác tham số của giao thức LCAS

Bằng việc xác định thành phần nào của một VCATG được kích hoạt và chúngđược sử dụng như thế nào, LCAS cho phép thiết bị phía xuất phát thay đổi linh hoạt

số các container trong một nhóm được ghép nối để đáp ứng với sự thay đổi thờigian thực trong yêu cầu sử dụng băng thông Sự tăng giảm băng thông truyền có thểđạt được mà không ảnh hưởng đến dịch vụ Các bản tin báo hiệu của LCAS đượctrao đổi giữa các node đầu cuối thông qua overhead của SDH để thay đổi số cácluồng nhánh hoặc các các phần tử của một nhóm VCAT Số các phần tử của mộtnhóm VCAT có thể được tăng lên và giảm xuống mà không bị mất khung Khi một

sự cố được phát hiện ở một kênh thành phần, thông lượng sẽ thấp hơn mà khôngxảy ra việc mất hoàn toàn lưu lượng Điều này đạt được bằng cách đảm bảo rằng

Trang 25

VCAT còn lại tiếp tục mang lưu lượng Do vậy các kênh được phát hiện và loại bỏ

tự động từ nhóm VCAT

Các tham số sau trong gói điều khiển có liên quan đối với giao thức LCAS:

 Lệnh điều khiển CTRL (Control) đồng bộ nguồn và đích và các thông tin truyềntải lưu ý đến trạng thái của các thành phần độc lập trong một VCATG

 Nhận dạng nguồn GID (Source Identifier) báo cho đầu thu VCATG nào có phần

 Bảo vệ lỗi CRC phát hiện lỗi và bỏ các gói điều khiển bị lỗi đối với mỗi thànhphần của VCATG

Hình 1.12 Khuôn dạng trường điều khiển LCAS/VCAT

Frame

counter

VCG sequence indicator

LCAS control commands

LCASsourceidentifier

LCAS

member status

LCASerrorprotection

LCAS

resequence acknow- ledgement

sourceidentifier

Virtual concatenation

information LCAS information

Trang 26

CHƯƠNG II TÌM HIỂU CHUNG VỀ THIẾT BỊ 1660 SM

2.1 Giới thiệu về họ sản phẩm OMSN

SDH/SONET là công nghệ truyền dẫn nổi trội hơn cả trong các mạng đô thịcủa các nhà cung cấp dịch vụ và điều hành viễn thông Khi mới ra đời SONET/SDHđược sử dụng để truyền dẫn lưu lượng thoại là chủ yếu

Cùng với các chức năng dựa trên TDM truyền thống, các dịch vụ mới dựa trên

cơ sở gói dành cho các ứng dụng băng rộng đang được mở rộng với tốc độ chưatừng thấy Các mẫu lưu lượng bắt đầu thay đổi đáng kể, với lưu lượng dữ liệu hiệngiờ vượt trội tiếng thoại trong hầu hết các ngành kinh tế tiên tiến Đây là một cơ hộigiúp đẩy mạnh sự phát triển của công nghệ SDH

Mặt khác, các nhà điều hành và cung cấp dịch vụ ngày nay đòi hỏi những giảipháp quang mới dành cho các mạng đô thị và mạng vùng Các giải pháp mới nàyphải có khả năng cung cấp dung lượng, độ tin cậy, tính linh hoạt và tính mở rộng đểđánh địa chỉ mô hình truyền thông mới một cách hiệu quả

Bằng cách thêm các chức năng tự nhận ra dữ liệu và cung cấp đa dịch vụ, nênNG-SDH đã kết hợp các dịch vụ mới – dựa trên Ethernet/IP (giao thức Internet)hoặc Phương thức truyền dẫn không đồng bộ (ATM) – với các dịch vụ truyềnthống Các dịch vụ mới cần được phân phát hiệu quả qua các phần tử hiệu suất cao,kết hợp băng rộng

Alcatel đi đầu về công nghệ trong vùng đô thị với họ các thiết bị SDH thế hệmới: OMSN (Optical Multi Service Node - Node quang đa dịch vụ) Họ các sảnphẩm Alcatel OMSN đưa ra giải pháp MSPP hàng đầu dành cho việc xây dựng cácmạng truyền dẫn thế hệ sau, mạng đô thị SDH đa dịch vụ và mạng vùng AlcatelOMSN tích hợp các chức năng truyền tải tốt nhất, kết nối chéo SDH và tách/ghépCWDM, chuyển mạch gói/tế bào lớp 2 như Ethernet, Chuyển mạch nhãn đa giaothức - MPLS và ATM

2.1.1 Đặc điểm nổi bật

 Họ Alcatel OMSN kết hợp các công nghệ truyền tải và công nghệ chuyển mạch

Trang 27

Các sản phẩm Alcatel OMSN dựa trên cơ sở chất bán dẫn, cho nên linh hoạt,kiến trúc truyền dẫn SDH, mang lại cho các nhà cung cấp dịch vụ một số lợi ích:

 Đưa ra các chức năng truyền tải rất mạnh mẽ, được xây dựng cho một mụcđích nhất định với các đặc tính tin cậy để được độ khả dụng dịch vụ tối đa, hỗ trợcác dịch vụ không trễ

 Kết nối được mở rộng trong tất cả các cấu hình mạng: vòng, sao và lưới

 Việc cung cấp, giám sát và xử lý sự cố dịch vụ end – to – end nhanh

 Hỗ trợ các dịch vụ tốc độ cao trong phạm vi từ 2 Mb/s và Ethernet lên tớiGigabit Ethernet (GE) và 10 Gb/s

 Quản lý và truyền tải các ứng dụng dựa trên cơ sở gói trong thiết bị quanghiện tại mang lại lợi nhuận, tránh việc thêm các mạng dữ liệu xếp chồng riêng biệtđối với sự kết hợp băng rộng đô thị

 Tạo ra những lợi ích mới từ các dịch vụ dữ liệu có sức cạnh tranh bằng cáchxác nhận và xác minh các thỏa thuận mức dịch vụ (SLAs – Service LevelAgreements) dựa vào sự hỗ trợ chất lượng dịch vụ (QoS – Quality of Service) gắnkèm

Những khả năng này biến các sản phẩm Alcatel OMSN thành các node đa côngnghệ mang lại lợi nhuận, một cách lý tưởng là mục tiêu cho các mạng đô thị quang

ở đó khả năng, chi phí thiết bị, độ tin cậy và các dịch vụ dựa trên cơ sở gói đóng vaitrò chủ đạo trong một kiến trúc băng rộng

 Đáng tin cậy

Trang 28

Các đặc tính hồi phục tạo cho các sản phẩm Alcatel OMSN lý tưởng cho giảipháp node truyền tải đa dịch vụ Cụ thể:

 Trong giới hạn phần cứng, độ tin cậy lớn nhất đạt được bởi kỹ thuật bảo vệ

dự phòng nóng 1+1 cho tất cả các phần chung và các cổng nhánh điện Các chứcnăng ma trận, điều khiển và đồng bộ được nhân đôi

 Bảo vệ bộ cấp nguồn điện là luôn có, bởi vì chức năng chuyển đổi DC/DCđược phân phối trên mỗi card

 Đối với bảo vệ lưu lượng, Bảo vệ đoạn ghép kênh tuyến tính đơn hướng vàhai hướng (MSP) và Bảo vệ giao thức kết nối mạng con (SNCP), với chức năng rẽ

và chuyển tiếp, được cung cấp cho tính sẵn sàng lưu lượng được cải tiến

 SDH truyền thống không thể biết về giao thức dữ liệu được sử dụng trongphạm vi các tải trọng của các luồng nhánh chuẩn của nó (2 Mb/s và lớn hơn) Thôngthường băng tần mạng được định kích thước để cung cấp lớn hơn tải lưu lượngtrung bình, băng tần thường không sử dụng đúng mức

OMSNs tự nhận dữ liệu đã tích hợp các chức năng tổng hợp dữ liệu dọc theo

vòng truy nhập Có hai loại tiết kiệm: giảm băng tần mạng được sử dụng và giảm sốlượng các cổng chuyển mạch phân phối

Không phải tất cả các node vòng yêu cầu chuyển mạch dữ liệu tích hợp Chuyểnmạch này chỉ được yêu cầu trong các node ở đó có lưu lượng đến được hợp nhấttrên băng tần dùng chung sẵn sàng chạy xuyên qua mạng Các node không có yêucầu này có thể sử dụng chức năng truyền xuyên suốt SDH cho lưu lượng vòng Điềunày dẫn tới các yêu cầu thông lượng dữ liệu thấp hơn, được so sánh với trường hợp

mà tất cả lưu lượng vòng được tách lên trên chuyển mạch

2.1.2 Các sản phẩm chính

Alcatel 1660 SM Nó có thể được cấu hình như một bộ ghép kênh xen/rẽ thuần

túy, như một bộ ghép kênh đầu cuối đa đường (Multi Line Terminal Multiplexer)hoặc như một bộ kết nối chéo nhỏ Nó cung cấp các cổng STM-1/4/16/64 và một

ma trận HO/LO tương đương 384 x 384/256 x 256 STM-1 Thiết bị 1660 SM hiện

có với các giao diện STM-16 có thể được nâng cấp lên STM-64 bằng cách thêm cácgiao diện và module ma trận mới

Trang 29

Alcatel 1662 SMC Các giao diện PDH và SDH được hỗ trợ : 2/ 34/ 45/ 140 Mb/s

và STM-1/ 4/ 16 Ma trận VC tương đương 96x96 (HO)/64x64 (LO) STM-1với khảnăng kết nối đầy đủ tại tất cả các mức VC đối với bất kì cấu hình có thể nào

Alcatel 1650 SMC Tất cả các giao diện PDH và SDH: 2/ 34/ 45/ 140 Mb/s,

STM-1 và STM-4 Ma trận VC tương đương 32x32 STM-1 (HO/LO) với khả năngkết nối đầy đủ tại tất cả các mức VC đối với bất kì cấu hình có thể nào

Alcatel 1642 EM Giao diện mạng dành cho kết nối tới văn phòng trung tâm:

STM-1

Phạm vi rộng của các giao diện khách hàng: 2, 34, 45 Mb/s, Ethernet/Fast Ethernet,STM-1 Ma trận SDH (LO) hoàn toàn không nghẽn tương đương với 6x6 STM-1trong tất cả cấu hình

Alcatel 1642 EMC là khối xây dựng đa dịch vụ, thế hệ mới, tiết kiệm không gian

lý tưởng dành cho các ứng dụng lớp truy nhập và CPE trong mạng đô thị và mạng

tổ chức kinh doanh Cho phép tùy chọn giao diện linh hoạt

2.2 Thiết bị 1660 SM

2.2.1 Giới thiệu chung

ALCATEL 1660SM là một node quang đa dịch vụ (OMSN) dành cho việc xâydựng các mạng truyền tải vùng và đô thị SDH đa dịch vụ thế hệ mới Nó phù hợpvới các tiêu chuẩn SDH được định nghĩa trong khuyến nghị G.707 của ITU – T

Là một thiết bị truyền dẫn hoạt động tại các tốc độ STM-1/ 4/ 16/ 64 1660

SM cung cấp Một ma trận tập trung thực hiện chức năng kết nối chéo với dunglượng 384 × 384 (HO)/256 × 256(LO) STM-1

Nó có thể được cấu hình như là một bộ ghép kênh đầu cuối đa đường hoặc nhưmột bộ ghép kênh đa xen/rẽ hoặc kết nối chéo mini đối với các ứng dụng trong kếtnối tuyến tính, mạng vòng và các mạng lưới

Có thể ghép kênh SDH và các dịch vụ dữ liệu bằng cách chèn bản mạch

4×ANYC vào giá phụ của 1660 SM Bản mạch này ghép kênh trong miền thời gian

lên đến 4 tín hiệu client vào một kênh quang đơn 2.5Gb/s Tín hiệu client có thểđược điều khiển độc lập giữa các loại Fast Ethernet, FDDI, ESCON, Video số, kênhquang, FICON, Gigabit Ethernet

Trang 30

1660 SM được trang bị các card plug-in ISA đem lại cho các nhà điều hànhviễn thông một nền tảng module thế hệ mới cho truyền dẫn SDH đa dịch vụ và xahơn nữa vị trí dẫn đầu của ALCATEL trong việc hỗ trợ các mạng truyền dẫn đacông nghệ quang trở nên vững chắc hơn Hệ thống ISA là module và các plug-in cóthể được lựa chọn theo ứng dụng riêng 1660 SM cần để quản lý

Độ tin cậy của các dịch vụ khách hàng được đảm bảo nhờ những phương phápbảo vệ Tất cả các đơn vị điện (các cổng lưu lượng) và các đơn vị chung có thể đượcbảo vệ EPS không bắt buộc với chế độ khác nhau Theo cấu hình mạng, các kỹthuật bảo vệ mạng cũng được cung cấp, như SNCP/I, SNCP/N, MSP tuyến tính,D&C cho SNCP và MS-SPRing Bảo vệ nguồn cung cấp là luôn có vì chức năngchuyển đổi DC/DC, được phân phối trên mỗi card

Sự triển khai trong các mạng thực tế thường yêu cầu tính tương thích với một

số chuẩn và hệ thống khác nhau 1660 SM phù hợp với các hệ thống cận đồng bộhiện tại cũng như với các mạng SDH đã cài đặt Nó đưa ra đặc tính chuyển đổiAU3/TU3 để hỗ trợ các khả năng cổng SONET/SDH khi OMSNs được triển khaitại các biên SONET/SDH 1660 SM cũng đặc tả các giao diện STM-16 “colored” đểphối hợp trực tiếp với thiết bị WDM mà không có các bộ thích ứng bước sóng trunggian

Một hệ thống có tính chất đổi mới không thể không tính đến tính dễ dàng toàndiện trong vấn đề hoạt động và bảo dưỡng của việc sử dụng Thiết bị 1660 SM cókiến trúc điều khiển tập trung, kiến trúc này giới hạn sự có mặt của các bộ xử lý vàphần mềm tới các đơn vị trung tâm Các cổng lưu lượng có bộ xử lý không on-board và có thể được dùng lại từ một thiết bị tới thiết bị khác hoặc lấy từ các kho dựtrữ mà không phải lo lắng về phiên bản phần mềm

Chức năng tham khảo thời gian, đặt tại đơn vị trung tâm (MATRIXE), đồng bộhóa 1660 SM và cung cấp việc tạo và phân phối xung đồng bộ Xung được phânphối có thể được khóa từ nguồn 2 MHz hoặc 2Mb/s bên ngoài, từ bất kì tín hiệuSTM-N hoặc 2Mb/s nào Bản tin trạng thái đồng bộ SSM (Synchronization StatusMessage) và các thuật toán ưu tiên được hỗ trợ

Trang 31

Hệ thống có thể được quản lý hoặc bởi máy tính cá nhân (Personal Computer)thông qua giao diện F hoặc bởi hệ thống quản lý mạng (Network ManagementSystem) thông qua giao diện Q

Ngoài ra, 1660 SM có thể làm việc như một thiết bị môi trường cho phần tửmạng ALCATEL thông qua giao diện Q2/RQ2 Theo cách này, nó có thể truyềndẫn thông tin về các cảnh báo và cấu hình của PDH và/hoặc các hệ thống truy nhậptới/từ một TMN tập trung sử dụng mạng SDH DCC chuẩn

Các ứng dụng mạng chính của 1660 SM là: SDH đô thị truyền dẫn trong cảkiến trúc mạng lưới và vòng; Metro Ethernet trong MAN và WAN; SANs

2.2.2 Cấu hình

2.2.2.1 Cấu hình thiết bị

1 Thiết bị ghép kênh đầu cuối

Phần tử mạng NE được cung cấp với một giao diện trạm STM-N (với N = 1÷64) (có thể là dự phòng) được kết nối đến bộ đấu nối chéo điện tử số (DigitalElectronic Cross-Connect) hoặc tới hệ thống đường truyền phân cấp cao hơn

Hình 2.1 Thiết bị ghép kênh đầu cuối

2 Thiết bị ghép kênh xen/rẽ

NE có thể được cài đặt để tách (chèn) các tín hiệu từ (vào) luồng STM-N Mộtphần tín hiệu đi qua giữa các phía của đường truyền, được định nghĩa là A và B

Hình 2.2 Thiết bị ghép kênh xen/rẽ

Cổng SDH(dự phòng)

Cổng SDHCác cổng

PDH

.

Trang 32

đa vòng, cấu hình lưới.

1 Liên kết điểm đến điểm

Trong trường hợp này NE có thể được kết nối tới thiết bị ghép kênh khác quathông qua đường dây

Hình 2.4 Liên kết điểm đến điểm

Cổng SDH

NE

Cổng SDH

Các cổngPDH

Các cổng

PDH

Cổng SDH

Cổng SDH(dự phòng)

Cổng SDH(dự phòng)

Trang 33

Cổng SDH

dự phòng

NE NE

NE

Các cổng PDH và SDH

NE

Các cổng PDH và SDH

Cổng SDH

Các cổng

PDH

Các cổng PDH & SDH

Các cổng PDH & SDH

STM-4 STM-4

Các cổng PDH & SDH

STM-1 STM-1

NE

Các cổng PDH

RING 1

RING 2

Trang 34

4 Cấu trúc lưới

Cấu hình lưới có thể được sử dụng trong trường hợp tập trung lưu lượng trongcác node biên hoặc các vị trí phía nhà khách hàng Bảo vệ đường 1+1 có thể được sửdụng để chống lại lỗi đường dây và, trong một số trường hợp, node lỗi có thể đượcbảo vệ sử dụng cấu hình hub song song Đối với các cấu trúc mạng kiểu này hệthống kết nối chéo số mini rất hữu dụng và SNCP/I được sử dụng

Hình 2.7 Cấu trúc lưới

2.2.3 Sơ đồ khối thiết bị

Các chức năng được thực hiện bởi các card đơn vị có thể được phân chia vàocác phân hệ sau: Phân hệ các kết nối chéo SDH VCx

STM-N STM-N

Các cổng PDH & SDH

NE

STM-N STM-N

STM-N STM-N

Trang 35

Phân hệ cổng lưu lượngPhân hệ nguồn

Phân hệ bổ trợPhân hệ ISA (Bộ thích ứng dịch vụ tích hợp)Mỗi chức năng cục bộ không cần thiết tương ứng với một card vật lý nhưng

có thể được phân phối lên trên hơn một card Mặt khác, mỗi card có thể chứa hơnmột chức năng

Hình 2.8 Sơ đồ khối thiết bị 1660 SM

MATRIXE

QMD QB RA/HK RE

CONGI A

DC/DC Converter

PQ2/EQC

Equipment Controller

FLASH CARD

DC/DC Converter

F USB

Local CT

T0

T1 T2 T3/T6a T3/T6b T4/T5a T4/T5b

Shelf Controller

From ports

~

DC/DC Converter

SERVICE

DC/DC Converter

2x2Mb/s RJ45 RJ11 Telephone

4x64Kb/s 4xV11 4xRS232

CK38 MFSY

To ports

SDH Ports

CONGI B

SERVICE QAUX

DC/DC Converter

RA/HK

Trang 36

2.2.3.1 Phân hệ các kết nối chéo SDH VCx

Phân hệ này cho phép kết nối giữa bất kì cổng SDH, SONET, PDH hoặc ISAnào Các kết nối có thể được thực hiện tại mức VC-12, VC-3 và VC-4 sử dụng một

ma trận không nghẽn có mặt trên đơn vị MATRIXE

Một vài loại kết nối có thể được thiết lập, như: điểm đến điểm đơn hướng,điểm đến điểm song hướng, điểm đến đa điểm đơn hướng, SNCP rẽ và chuyển tiếp,

MS SPRing rẽ và chuyển tiếp

Các tín hiệu được kết chuỗi AU4-4C, AU4-16C, và AU4-64C cũng có thểđược kết nối chéo giữa bất kì cổng STM-4, STM-16 nào và các cổng STM-64.Khả năng ma trận kết nối chéo lớn nhất có thể là 256 × 256 STM-1 tại mứcVC-12/VC-3 + 384 × 384 STM-1 tại mức VC-4

Các cổng 1,

STM-4, STM-16

CáccổngOC3

Cáccổng

140 Mb/s

Các cổng34Mb/s45Mb/s

Cáccổng

2 Mb/sCác

Chức năng đồng bộ hóa thiết bị được thực hiện bởi card MATRIXE

Thông qua chức năng SETS (Synchronous Equipment Timing Source) đượcthực hiện trên card MATRIXE, các tín hiệu đồng bộ hóa được phân phối tới cáccổng thiết bị

Phương thức làm việc có thể là Locked, Holdover, Free running lần lượt tuântheo các khuyến nghị ITU-T G.810, G.812 và G.813

Trang 37

 T1: xung 2,048 MHz được tách từ các tín hiệu STM-N.

 T2: xung 2,048 MHz được tách từ các tín hiệu PDH Số lượng xung tham khảoT1+T2 tối đa là 6

 T3 hoặc T6: tương ứng là xung 2,048 MHz hoặc tín hiệu 2,048Mb/s đến từ cardSERVICE Các xung T3/T6 là hai (nghĩa là T3a, T3b hoặc T6a, T6b)

Card MATRIXE cũng thực hiện chức năng SETG (Synchronous EquipmentTiming Generation) Nó tạo ra các xung:

 T0: là xung hệ thống tại 622 MHz được phát ra từ một bộ tạo dao động cục bộ.T0 được khóa tới một trong những xung tham khảo T1, T2 hoặc T3/T6; T0 đượcgửi tới tất cả các card Port

Trong trường hợp “phương thức làm việc free running”, nó có thể được khóa tớimột xung tại 10 MHz được tạo bởi một bộ tạo dao động cục bộ độ ổn định caokhác (độ chính xác ± 4.6 ppm); đơn vị hoạt động trong phương thức này khikhông có tín hiệu đồng bộ hợp lệ nào xuất hiện và cũng không có giá trị thamkhảo Hold – over nào được lưu giữ

 T4 hoặc T5: lần lượt là xung tạo đồng bộ tại 2,048MHz và tín hiệu tạo đồng bộ

2 Mb/s Xung này được gửi tới card SERVICE Các xung T4/T5 là hai (nghĩa làT4a, T4b hoặc T5a, T5b)

 CK38MHz: được phát ra từ xung hệ thống (T0) và được phân phối tới tất cả cáccổng Tần số của nó là 38 MHz

 MFSY: nó là tín hiệu đồng bộ đa khung tại 500 Hz, đạt được từ ck 38MHz Nóđược phân phối tới tất cả các cổng

Khi MATRIXE được bảo vệ trong cấu hình 1+1, chức năng đồng bộ cũngđược bảo vệ

2.2.3.3 Phân hệ điều khiển

1660 SM có kiến trúc điều khiển tập chung, xây dựng dựa trên mô hình 2mức: điều khiển thiết bị (EC – Equipment Controller) được thực hiện bởi card PQ2/EQC, điều khiển giá (SC – Shelf Controller) được thực hiện như một phần của cardMATRIX

EC thực hiện các chức năng SW có liên quan đến các hoạt động điều khiển và

quản lý như xử lý mô hình thông tin, báo cáo và đăng nhập sự kiện, quản lý cơ sở

Ngày đăng: 21/09/2015, 22:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] TS. Cao Phán & KS. Cao Hồng Sơn, “Ghép kênh PDH và SDH”, HVCN – BCVT, 1/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ghép kênh PDH và SDH
[2] TS. Cao Phán & Th.S Cao Hồng Sơn, “Thông tin quang PDH và SDH”, HVCN – BCVT, 6/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin quang PDH và SDH
[3] Alcatel, “1660 SM Technical Handbook” Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1660 SM Technical Handbook
[4] Alcatel, “1660 SM Operator’s Handbook” Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1660 SM Operator’s Handbook
[5] Alcatel, “Alcatel 1660 SM Installation Guide” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Alcatel 1660 SM Installation Guide
[6] Alcatel, “Alcatel 1320CT 3.x Operation” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Alcatel 1320CT 3.x Operation
[7] Stefano Schiavoni, “Optical multi-service nodes”,2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Optical multi-service nodes
[8] ITU-T Recommendation G.841, 10/1998 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w