1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHƯƠNG II THUYẾT MINH kỹ THUẬT THI CÔNG PHẦN NGẦM và PHẦN THÔ CÔNG TRÌNH SUNCITY BUILDING

53 610 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • PHẦN 02.1 - CÔNG TÁC ĐẤT

    • PHẦN 02.2 - THI CÔNG CỌC VÀ ĐÀI CỌC

  • PHẦN 02.1 - CÔNG TÁC ĐẤT

    • 1.1 Khái quát

      • A. Công tác đất bao gồm các phần việc sau (không giới hạn):

        • 1. Chuẩn bị mặt bằng cho thi công công tác đất.

        • 2. Chuẩn bị mặt bằng cho các công tác đổ bê tông, làm đường đi, vỉa hè.

        • 3. Thi công các hạng mục đào, đắp đất theo yêu cầu.

        • 4. Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước thải.

        • 5. Chuẩn bị nền đường cho công tác bê tông thi công.

        • 6. Chuẩn bị các phần việc lấp đất, làm rãnh mương thoát nước.

      • B. Các tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 4447 – 1987.

    • 1.2 Đơn giá

      • A. Đơn giá cho công tác đất được xác định theo Đơn giá của Thành phố Hà Nội và các thông báo điều chỉnh giá vật tư, điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy hiện hành.

    • 1.3 Công tác chuẩn bị

      • A. Bảo vệ các kết cấu, các công trình vẫn còn giá trị sử dụng, vỉa hè, hè đường, và các cấu kiện khác tránh khỏi sự hư hại trong quá trình lắp đặt, di chuyển, khoan đào, cọ rửa vệ sinh của công tác đất.

      • B. Chuẩn bị các hoạt động của công tác đất bao gồm việc di chuyển cây cỏ, lớp cát sỏi phủ phía trên, các công trình hiện trạng cần phá bỏ và di chuyển các loại nguyên vật liệu trên bề mặt đất.

    • 1.4 Công tác đào đất chuẩn bị mặt bằng

      • A. Đào đất:

        • 1. Công tác đào đất bao gồm đào phần vỉa hè và các công trình nổi trên mặt đất, các công trình ngầm, và các công trình được chỉ định phải di chuyển cùng với đất, đá cuội, và các vật liệu khác.

    • 1.5 Đào đất cho việc thi công các kết cấu

      • A. Đào đất theo các yêu cầu thể hiện trên bản vẽ và các kich thước đã được chỉ rõ, sai lệch 25 mm. Nếu có thể, mở rộng kích thước đào với khoảng cách an toàn tạo thuận lợi cho công tác đổ bê tông và lắp đặt ván khuôn, lắp đặt các thiết bị phục vụ và các công tác xây dựng khác, cũng như cho công tác khảo sát đất. Bao gồm:

        • 1. Đào móng và các công trình ngầm.

        • 2. Đào đất cho bể ngầm, chậu rửa, các kết cấu kĩ thuật và thiết bị khác.

        • 3. Đào hố móng.

    • 1.6 Đào hệ thống mương, rãnh

      • A. Đào hệ thống mương rãnh với các thông số: hướng, độ dốc, độ sâu, chiều dài theo chỉ dẫn thể hiện trên bản vẽ.

      • B. Đào các rãnh có độ rộng đạt yêu cầu cho việc lắp và bảo dưỡng hệ thống ống dẫn. Đào hệ thống rãnh có độ sâu đảm bảo cho việc lắp đặt các hệ thống ống dẫn, sâu dưới mặt đất là 300 mm, trừ khi có những chỉ dẫn khác.

      • C. Đào các hệ thống mương rãnh thoát nước đảm bảo khả năng thoát nước nhanh, thuận tiện cho việc thi công và lắp đặt hệ thống ống thoát nước và các hố ga theo đúng chỉ dẫn.

    • 1.7 Công tác lấp đất

      • Lấp đất các khu vực theo yêu cầu, khối lượng, kích thước theo chỉ dẫn nhưng không bao gồm các công việc sau:

        • 1. Các công trình thi công phần ngầm bao gồm: nước thải, lớp thấm nước, chống nước ngấm và các lắp đặt vành đai theo yêu cầu khác.

        • 2. Khảo sát các khu vực các công trình ngầm theo tài liệu báo cáo.

        • 3. Thí nghiệm và điều tra các phần ngầm có điều kiện thuận lợi phục vụ cho công tác thi công.

        • 4. Tháo dỡ ván khuôn bê tông các cấu kiện công trình ngầm đổ bê tông.

        • 5. Di chuyển các chất thải và rác thải ra khỏi khu vực.

        • 6. Di chuyển các hệ cột chống, dàn giáo đỡ và các giá đỡ.

    • PHẦN 02.2 - THI CÔNG CỌC VÀ ĐÀI CỌC

    • 1. Khái quát

    • Kết cấu cọc và đài cọc trình bày trong Thuyết minh kỹ thuật bao gồm hệ cọc và đài cọc bê tông cốt thép, thi công theo phương pháp khoan cọc nhồi, khoan phản tuần hoàn. Các công việc liên quan đến công tác cọc và đài cọc tuỳ theo phương thức thực hiện sẽ phân chia thành các công việc nhỏ. Bao gồm các phần việc chính sau:

      • Phương pháp thi công khoan cọc nhồi: Tiến hành thi công khoan cọc nhồi theo tiêu chuẩn TCXD hiện hành.

    • 2. Đơn giá

      • B. Đơn giá: áp dụng Đơn giá của Thành phố Hà Nội và các văn bản thông tư điều chỉnh giá vật tư, điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy hiện hành.

      • C. Tổng dự toán: Cơ sở để lập tổng dự toán dựa trên đơn giá quy định, số lượng và kích thước của các cọc được chỉ định, dung sai chiều dài cho phép là: 300mm trên chiều dài của cọc.

      • D. Kích thước các loại cọc: Sử dụng các dữ liệu thu thập được từ các cọc mẫu. Chiều dài của các cọc đại trà sẽ được xác định dựa trên cơ sở của chiều dài cọc mẫu đã thi công, với độ chênh lệch khoảng 300mm.

        • 1. Việc tăng hay giảm giá thành do các cọc dài hơn hay ngắn hơn so với thiết kế chỉ định, sẽ được tính toán vào dự toán xác định theo đơn giá ghi trong Hợp đồng, dựa trên việc cộng thêm hay khấu trừ tổng chiều dài cọc.

        • 2. Đơn giá sẽ bao gồm chi phí nhân công, vật liệu, máy móc, thiết bị, phụ kiện, chi phí khoan cọc, đập bê tông đầu cọc.

        • 3. Không thanh toán cho các cọc không đạt yêu cầu, bao gồm các cọc khoan ngoài phạm vi cho phép, cọc không đạt yêu cầu về chất lượng, kích thước, hoặc cọc bị hư hỏng (xác định bằng phương pháp siêu âm).

    • 3. Thu thập tài liệu

      • a. Dữ liệu về sản phẩm: Nhà thầu phải cung cấp thông tin cho từng loại sản phẩm được chỉ định (thép, bê tông, các phụ gia và các sản phẩm khác được chỉ định).

      • E. Bản vẽ thi công: Nhà thầu phải trình bày chi tiết biện pháp thi công cọc khoan nhồi để Đơn vị tư vấn thiết kế và Quản lý dự án phê duyệt.

      • F. Nhà thầu phải cung cấp chứng chỉ kỹ thuật hàn của các công nhân hàn tham gia thi công trên công trường.

      • G. Cung cấp thành phần vữa bê tông dự định sử dụng hoặc chứng chỉ của nhà sản xuất.

      • H. Cung cấp các báo cáo thí nghiệm vật liệu theo quy định.

      • I. Cung cấp các chứng chỉ chất lượng các vật liệu theo yêu cầu.

      • J. Thiết bị: Bao gồm chủng loại, nơi sản xuất, tốc độ hoạt động tối đa, các tính năng và khả năng hoạt động của các loại thiết bị sử dụng cho công tác khoan cọc nhồi.

      • K. Báo cáo quá trình thi công khoan cọc nhồi.

    • 4. Giao nhận, lưu kho và vận chuyển

      • A. Giao nhận nguyên vật liệu tại Công trường với số lượng và thời gian đảm bảo cho quá trình thi công liên tục. Vận chuyển và bảo quản nguyên vật liệu tại công trường tránh các hư hại về vật lí và hóa học.

    • 5. Các yêu cầu về sản phẩm

      • A. Sản phẩm: Cọc nhồi bê tông cốt thép phải được thi công bằng các sản phẩm của các nhà máy sản xuất có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực này. Các cọc đều phải được sản xuất và thí nghiệm theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Nhà sản xuất sẽ phải cung cấp các thông tin đảm bảo chất lượng cọc, đồng thời đảm bảo khả năng cung cấp các loại vật liệu theo yêu cầu mà không gây ra gián đoạn cho quá trình thi công.

      • B. Nhà sản xuất: Là Nhà sản xuất được Đơn vị tư vấn thiết kế và Quản lý dự án phê duyệt.

    • 6. Phần chịu lực - cốt thép

      • A. Thép thanh chịu lực: Đáp ứng các TCVN hiện hành, thép hình đã định dạng

      • B. Thép thanh chịu lực ít hợp kim: Theo TCVN và các tiêu chuẩn được chấp nhận.

      • C. Dây thép buộc: Theo TCVN, sử dụng dây thép theo yêu cầu kỹ thuật.

    • 7. Vật liệu Bê tông

      • a. Xi măng Poóc lăng: Mác và chủng loại theo TCVN hiện hành và theo yêu cầu của Đơn vị tư vấn thiết kế.

      • b. Cốt liệu thường: Bao gồm cát, sỏi hoặc đá cấp phối tuân theo TCVN. Cung cấp các loại cốt liệu của bê tông từ một nguồn để đảm bảo tính đồng nhất của cốt liệu.

      • c. Nước: Nước sạch, tuân theo các TCVN hoặc các tiêu chuẩn được chấp nhận.

      • d. Phụ gia: Cung cấp các loại phụ gia theo yêu cầu của Đơn vị tư vấn thiết kế và TCVN.

    • 8. Phụ kiện cọc

    • 9. Vữa Bê tông

      • A. Chuẩn bị vữa bê tông theo TCVN, bao gồm các tài liệu thí nghiệm và các tài liệu về khảo sát thăm dò địa chất.

      • a. Các thuộc tính của vữa phải tuân theo TCVN, cung cấp cốt liệu thường phù hợp với cọc theo các thuộc tính sau:

        • a. Cường độ chịu nén (sau 28 ngày): Đạt cường độ theo yêu cầu của Đơn vị tư vấn thiết kế và TCVN.

        • b. Tỉ lệ tối đa của nước - Xi măng: theo TCVN hiện hành.

        • c. Độ sụt tới hạn: Theo TCVN hiện hành.

        • d. Thành phần không khí: Theo TCVN hiện hành.

    • 10. Cọc khoan

      • b. Định vị hố khoan: Hố khoan và tim cọc được định vị trong quá trình hạ ống chống. Tim cọc được xác định bằng hai tim mốc kiểm tra vuông góc với nhau và cách tim một khoảng bằng nhau.

      • c. Hạ ống chống: ống chống tạm thời không được ngắn hơn 6m được dùng để bảo vệ thành hố khoan ở phần đầu cọc, tránh mọi hiện tượng sập lở đất bề mặt và đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công, ống chống phải được đặt thẳng đứng (kiểm tra bằng hai máy trắc đạc). ống chống có thể hạ bằng búa rung hoặc máy khoan.

      • d. Khoan cọc theo phương thẳng đứng hoặc theo phương xiên như chỉ dẫn. Giữ ổn định và duy trì hướng của trục quay theo đúng chỉ dẫn, trước và trong quá trình khoan.

      • e. Khoan lại các cọc đã bị nhấc ra theo phương thẳng đứng, ít nhất là đến độ sâu gốc trước đó.

      • f. Dung sai của quá trình khoan: Cọc khoan, trừ trường hợp được quy định cụ thể,các trường hơp khác đều tuân theo các yêu cầu sau:

        • 1. Vị trí: Dung sai 100mm từ vị trí đã được chỉ định sau khi khoan ban đầu, và 150mm sau khi khoan cọc hoàn thành.

        • 2. Dọi theo phương đứng: Cho phép dung sai trong khoảng 25mm đối với chiều dài là 3m hoăc tối đa 100mm khi toàn bộ cọc được đặt trên nền đất.

        • 3. Góc thoải chân: Tối đa dung sai 25mm trong khoảng 3m tính từ góc theo yêu cầu kĩ thuật.

      • g. Đào đất: Làm sạch đất và các chất bẩn phía trong cọc ống thép trước khi tiến hành đặt thép chịu lực và đổ bê tông.

      • h. Sửa chữa hoặc thay thế các cọc bị hỏng và các cọc vượt qua dung sai đã quy định, thay thế bằng các cọc mới đảm bảo các dung sai đã quy định. Lấp đất các cọc đã loại bỏ theo chỉ dẫn của Đơn vị tư vấn thiết kế.

      • i. Cắt đầu cọc: Cắt toàn bộ diện tích cọc khoan theo trục của cọc và theo phương thẳng đứng đã chỉ định.

      • j. Ghi báo cáo quá trình khoan cọc: Lưu giữ các báo cáo về quá trình khoan từng cọc, thu thập tài liệu và các kết quả thí nghiệm, các xác nhận của Kỹ sư giám sát chất lượng.

    • 11. Quá trình khoan

      • A. Tiến hành khoan cọc nhồi sau khi đã thi công xong công tác đất.

      • B. Tiến hành khoan các lỗ trong đất no nước khi khoảng cách giữa các mép của chúng nhỏ hơn 1,5m, tiến hành khoan từng lỗ một. Các lỗ khoan gần những điểm đã đổ bê tông phải đợi bê tông đông kết, nhưng không sớm hơn 8 giờ.

      • C. Trong đất cát hoặc đất sét nằm dưới mực nước ngầm, nên dùng các máy khoan có trang bị các ống chèn tháo lắp để khoan các giếng. Nếu không có máy móc chuyên dụng, có thể tiến hành theo phương pháp để lại các ống chìm trong đất bằng áp lực dư của đất hoặc bằng vữa đất sét.

      • D. Sử dụng các loại vật liệu gia cố thành đất trong quá trình khoan, các loại vật liệu này phải được Đơn vị tư vấn thiết kế chấp thuận.

      • E. Sau khi khoan cần kiểm tra kích thước thực tế và cao trình của miệng, đáy và vị trí của lỗ khoan trên bình đồ, cũng như sự phù hợp của đất nền với số liệu thăm dò địa chất công trình.

    • 12. Thi công thép chịu lực

      • k. Tuân theo các yêu cầu của TCVN và các tiêu chuẩn được chấp nhận về gia công, lắp đặt và các hệ chịu lực trợ giúp.

      • l. Sản xuất và lắp đặt các khung thép chịu lực cân xứng với các trục của cọc ống trong trường hợp thi công các cọc đơn.

      • m. Đặt cốt thép cho cọc bằng khung sản xuất sẵn và đặt vào lỗ trước khi đổ bê tông, trước khi đặt cốt thép phải đảm bảo gạt sạch đáy lỗ khoan.

      • n. Cố định khung thép, tránh trường hợp khung thép bị trồi lên hoặc dịch chuyển trong quá trình đổ bê tông.

      • o. Lắp dựng khung thép đài cọc theo đúng các chỉ dẫn thể hiện trên bản vẽ.

    • 15. Thi công công tác bê tông

      • A. Đổ bê tông ngay sau khi làm vệ sinh phía trong cọc thép và theo một quá trình liên tục.

      • B. Tiến hành đổ bê tông ngay sau khi khoan xong, không muộn hơn 8 giờ. Bê tông dùng cho cọc khoan nhồi phải đảm bảo có độ sụt từ 18 - 20cm. Đổ bê tông cọc nhồi bằng ống đổ bê tông có gắn phễu rung. Trong suốt qúa trình đổ bê tông, đầu ống đổ phải luôn ngập trong vữa bê tông ít nhất là 1m. Quá trình đổ bê tông đài cọc cũng được yêu cầu tương tự

      • C. Đầm bê tông trong khoảng 3m/1 lần trong suốt qúa trình đổ bê tông nhằm đảm bảo lớp bê tông bao phủ hoàn toàn xung quanh thép chịu lực và các góc. Quá trình đổ bê tông không được ngưng quá thời gian đông kết của bê tông.

      • D. Ghi nhật ký trong suốt quá trình thi công bê tông. Tiến hành lấy mẫu thí nghiệm theo quy định

    • 16. Quản lí chất lượng

      • A. Trung tâm thí nghiệm: Chủ đầu tư sẽ tiến hành thuê các Trung tâm Thí nghiệm chất lượng độc lập để tiến hành các thí nghiệm về chất lượng.

      • B. Thí nghiệm hàn: Ngoài việc diều tra, quan sát, các mối hàn sẽ được tiến hành thí nghiệm theo TCVN và các tiêu chuẩn được chấp nhận khác.

      • C. Bê tông: Thu thập mẫu và thí nghiệm bê tông theo TCVN hoặc các tiêu chuẩn được chấp nhận khác.

    • 17. Thí nghiệm sức chịu tảI của cọc

      • 17.1 Thử tải của cọc

      • A. Giai đoạn 1 của việc chất tải cho cọc

        • 2. Công việc chất tải cọc sẽ được tiến hành từng bước một, với tải trọng đạt 25%, 50%, 75% và 100% tải trọng thiết kế. Trong mỗi bước, độ lún của cọc sẽ được đo nhiều lần 1, 2, 4, 8, 15, 60, 120, 180, 240 phút và hai giờ một lần.

        • 3. Tăng tải trọng cho các bước tiếp theo nếu độ lún sau 1 giờ đo được ít hơn 0.25mm.

        • 4. Khoảng thời gian cho mỗi bước chất tải trọng không ít hơn 1 tiếng.

        • 5. Khoảng thời gian cho đến khi tải trọng đạt 100% thiết kế sẽ không được ít hơn 6 giờ và có thể sẽ kéo dài đến 24 giờ, nếu cần.

        • 6. Quá trình giảm tải cũng sẽ được tiến hành từng bước, giảm xuống 50%, 25%, 0% tải trọng thiết kế. Với mỗi quá trình, khi tiến hành giảm tải , phải tiến hành đo với từng khoảng thời gian là 1, 2, 4, 8, 15, 30, và 60 phút. Khi giảm tải đến 0% tải trọng, việc dịch chuyển sẽ phải quan sát cho đến khi đạt độ ổn định không đổi.

      • B. Giai đoạn 2 của việc chất tải cọc

        • 1) Quá trình chất tải cọc sẽ được tiến hành từng bước với các mức 25%, 50%, 75%, 100%, 125%, 150%, 175% và 200% tải trọng thiết kế. Với mỗi mức, độ lún của cọc sẽ được đo với khoảng thời gian 1, 2, 4, 8, 15, 60, 90, 120, 180, 240 phút và 2 tiếng mỗi lần.

        • 7. Tăng tải trọng của bước tiếp theo nếu đo dộ lún của cọc ít hơn 0.25mm sau 1 giờ.

        • 8. Thời gian của quá trình chất tải 200% tải trọng thiết kế sẽ khoảng 24 giờ cho đến khi độ lún của cọc sau 1 giờ đo được ít hơn 0.25mm.

        • 9. Quá trình giảm tải sẽ được thực hiện từng bước 200%, 150%, 100%, 50% và 0% tải trọng thiết kế. Với mỗi bước, quá trình di chuyển của đầu cọc sẽ được theo dõi cho đến khi không thay đổi.

      • C. Việc thí nghiệm cọc sẽ bị dừng lại ngay lập tức trong trường hợp:

        • 1) Giá đỡ hoặc đồng hồ bị vỡ.

        • 10. Đoạn nối giữa hệ chất tải và neo nối bị hư hỏng.

        • 11. Đầu cọc bị vỡ.

        • 12. Bản ghi dữ liệu cơ sở thể hiện không chính xác.

      • 17.2 Phương pháp thí nghiệm chất lượng cọc khoan nhồi

      • Tuân theo các TCVN hiện hành. Quá trình thử nghiệm tuân theo TCXD - 196 : 1997

    • 3.1 Khái quát

      • L. Giới thiệu về công việc:

        • 1. Tất cả các công việc liên quan đến kết cấu móng, bao gồm công tác đào bổ sung, thi công móng, đổ bê tông sàn, tường, trần tầng hầm và các công tác phụ trợ khác theo Yêu cầu kĩ thuật và bản vẽ kết cấu.

        • 2. Kiểm tra các đường mức.

        • 3. Xác định các kích thước tại công trường

        • 4. Tìm kiếm và thu thập các thông tin về người cung cấp nguyên vật liệu.

        • 5. Dự trữ các nguyên vật liệu nhằm tránh trường hợp dừng công việc do thiếu nguyên vật liệu hoặc gây ra tác động đến quá trình thi công.

        • 6. Tiến hành các thí nghiệm về các nguyên vật liệu theo các tiêu chuẩn hiện hành và yêu cầu về quản lí chất lượng.

        • 7. Lập các biện pháp thi công, các phương pháp thí nghiệm, bản vẽ kĩ thuật.

        • 8. Xác định sự ổn định của các công trình xung quanh khu vực đào đất, nếu cần.

        • 9. Sửa chữa các hư hỏng do lỗi của Nhà thầu gây ra, nếu có.

        • 10. Dọn dẹp vệ sinh và di chuyển phế thải ra khỏi công trường.

      • M. Yêu cầu kĩ thuật: Đổ bê tông tại chỗ, bao gồm cả công tác ván khuôn, thép chịu lực, vật liệu bê tông, hỗn hợp vữa trộn, quy trình đổ bê tông, hoàn thiện cho các kết cấu sau:

        • 1) Kết cấu móng.

        • 2. Tường móng.

        • 3. Các kết cấu tường tầng hầm (theo yêu cầu).

      • N. Bản vẽ thi công:

        • 1. Nhà thầu phải tuân theo các yêu cầu được xác định trong Hợp đồng và bản vẽ thi công đã thiết kế, có thể bổ sung vào bản vẽ thi công các công việc cụ thể phù hợp với dự án sẽ thực hiện.

        • 2. Bao gồm các bản vẽ sau:

          • a. Chi tiết các điểm nối , đầu nối, các đường dẫn và/hoặc các chi tiết khác cần thiết cho Tư vấn thiết kế. Các chi tiết này sẽ được vẽ với tỉ lệ 1:1.

          • b. Các bản vẽ phải sử dụng kích thước theo hệ mét (mét và milimét)

          • c. Tất cả các bản vẽ sẽ phải được Tư vấn thiết kế kiểm tra và chấp nhận trước khi được đem ra áp dụng, nhưng Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác của các kích thước đó.

    • 3.2 Các yêu cầu chung

      • d. Ván khuôn

        • 1) Tư vấn thiết kế có thể yêu cầu, bất kì khi nào, các chi tiết tính toán và bản vẽ của công tác ván khuôn. Các bản vẽ và tính toán này phải có sự chấp thuận của Tư vấn thiết kế, nhưng sự chấp thuận này không mang ý nghĩa chịu trách nhiệm thay cho Nhà thầu về các thiết kế, thi công và bảo dưỡng ván khuôn. Tất cả ván khuôn phải được thiết kế nhằm đảm bảo chức năng định hình cho bê tông đạt chất lượng theo các quy định của Yêu cầu kĩ thuật. Các bản vẽ công tác ván khuôn phải đầy đủ, chi tiết tất cả các hạng mục có sự tham gia của công tác ván khuôn trước khi tiến hành đổ bê tông, ví dụ như các đầu neo, các chặn nước, nêm chèn, các thanh vát và các phụ kiện tương tự.

    • 3.3 Giao nhận, lưu kho và vận chuyển

      • e. Lưu kho cấu kiện chịu lực

        • 1) Thép chịu lực phải dược bảo quản cách mặt đất, và tiếp xúc với không khí nếu lưu kho trong thời gian dài. Các loại thép có chất lượng khác nhau phải được đánh dấu và bảo qủan riêng. Thép nguyên sẽ phải được bảo quản riêng với các loại thép đã gia công và lắp dựng nhằm tạo điều kiện thuận lợo cho Tư vấn thiết kế tién hnàh thí nghiệm , nếu muốn.

      • f. Bảo quản Xi măng

        • 1) Trong quá trình vận chuyển, phải bảo vệ xi măng tránh khỏi nước mưa. Nếu xi măng được đóng vào bao, yêu cầu khi giao nhận, xi măng vẫn phải nguyên vẹn, không rách, vỡ, nhãn mác của Nhà sản xuất không bị tẩy xoá. và được lưu kho trong điều kiện có quạt thông gió và được để cách mặt đất ít nhất 30cm.

        • 2) Các bao xi măng không được đặt chồng lên cao quá 2m, và xi măng chưa thi công phải được bảo quản riêng, dánh dấu xác định mục đích và giai đoạn riêng biệt.

        • 3) Nếu xi măng được cung cấp dạng rời, phải bảo quản xi măng trong các si lô không thấm nước phù hợp. Xi măng sẽ được giao nhận với số lượng phù hợp nhằm đảm bảo không có bất kì sự gián đoạn thi công công tác bê tông.

      • C. Bảo quản các cốt liệu

        • 1. Các cốt liệu sẽ được bảo quản trong điều kiện sạch, có bề mặt phẳng và đảm bảo quá trình trộn thuận tiện. Các cốt liệu phải được cung cấp và bảo quản từ các nguồn cung cấp cố định, nhằm đảm bảo theo đúng mẫu và giới hạn cấp phối.

    • 3.4 Vật liệu ván khuôn

      • O. A. Vật liệu ván khuôn

        • Ván khuôn cho đài cọc và giằng móng sẽ được làm bằng gỗ đặc, thép hoặc các vật liệu phù hợp khác đã được chấp nhận, không thấm nước và ngăn không cho thất thoát nước xi măng. Việc lựa chọn vật liệu làm ván khuôn sẽ do Nhà thầu lựa chọn. Ván khuôn sẽ được lắp dựng và gia cố nhằm đảm bảo hệ thống ván khuôn không bị hư hỏng trong quá trình đầm rung, hoặc tác động do áp lực chảy của vữa bê tông.

      • P. B. Lớp phủ ngoài của ván khuôn

        • Lớp bao ngoài ván khuôn: Sử dụng các loại vật liệu không gây tác động đến chất lượng bê tông để bao phủ bên ngoài ván khuôn. các loại vật liệu này phải được Tư vấn thiết kế chấp nhận trước khi thực hiện. Nếu sử dụng các lớp bao phủ, phải thực hiện trước khi lắp dựng thép chịu lực, đồng thời lớp bao phủ phải đảm bảo khô ráo

      • Q. C. Hoàn thiện bề mặt bê tông.

        • Trong trường hợp yêu cầu bề mặt bê tông phải được hoàn thiện, ván khuôn sẽ phải được lựa chọn vật liệu phù hợp và lắp đặt nhằm tạo ra bề mặt hoàn thiện phẳng.

    • 3.5 Thép chịu lực

      • A. Vật liệu: Thép chịu lực sử dụng trong dự án sẽ là các loại được thể hiện trong bản vẽ thi công.

        • 1. Sử dụng thép gai cho cấu kiện chịu lực. Nếu Tư vấn thiết kế yêu cầu, Nhà thầu phải cung cấp các chứng chỉ thí nghiệm của Nhà sản xuất cho các loại thép cung cấp.

        • 2. Mỗi đợt giao nhận thép hoặc theo yêu cầu của Tư vấn thiết kế, tiến hành lấy mẫu với chiều dài 600mm cho từng loại thép ( theo đường kính) và thí nghiệm trước khi sử dụng. Các loại thép này sẽ chỉ được sử dụng nếu đáp ứng được các yêu cầu của Tư vấn thiết kế. Các chi phí này sẽ do Nhà thầu thanh toán.

        • 3. Việc chấp nhận của Tư vấn thiết kế đối với bất kì nguồn cung cấp thép nào, hoặc bất kì sự gửi hàng hoá nào tuân theo các yêu cầu trên, đều không mang ý nghĩa chia xẻ trách nhiệm với Nhà thầu trong việc cung cấp các sản phẩm đảm bảo độ tin cậy. Bất kì loại vật liệu nào theo ý kiến củ Tư vấn thiết kế, là không phù hợp, hoặc không tuân theo các yêu cầu sẽ bị từ chối và phải di chuyển ra khỏi công trường, chi phí cho công việc này Nhà thầu sẽ phải tự thanh toán.

        • 4. Tất cả các loại thép chịu lực đều phải tuân theo TCVN.

      • R. B. Số lượng

        • 1. Tổng số lượng, chất lượng và các mặt cắt của thép chịu lực sẽ được xác định và tính toán trong bảng tổng hợp của bản vẽ kết cấu. Trong bản vẽ kết cấu, vị trí của các thanh thép, chất lượng, mặt cắt và số thanh thép yêu cầu cho từng loại kết cấu sẽ được thể hiện rõ ràng và Nhà thầu phải thực hiện tất cả các công tác thép chính xác theo yêu cầu đã chỉ dẫn. Tất cả các chi phí cho việc mất mát, dung sai, hỗ trợ, giằng chống… sẽ được tính toán trong Tổng dự toán.

        • 2. Nhà thầu phải nhận thức được rằng, mặc dù có những dung sai cho các đường kính cốt thép, trọng lượng và chiều dài của thanh thép, nhưng sẽ không có dung sai cho các khu vực mặt cắt.

    • 3.6 Vật liệu bê tông

      • S. A. Xi măng

        • 1. Xi măng sử dụng trong dự án sẽ là xi măng Poóc lăng, sản phẩm của các Nhà sản xuất xi măng Việt Nam, hoặc các sản phẩm cùng loại tương đương được chấp nhận theo tiêu chuẩn Việt Nam. Các chứng chỉ thí nghiệm của Nhà sản xuất sẽ phải nộp cho Tư vấn thiết kế khi được yêu cầu.

        • 2. Xi măng sẽ được giao nhận trong các túi còn nguyên nhãn mác, niêm phong của Nhà sản xuất, được làm mát hoàn toàn và đã sẵn sàng cho việc sử dụng.

        • 3. Đối với các công tác hoàn thiện bề mặt bê tông, xi măng sẽ được sử dụng cùng loại và từ cùng một Nàh sản xuất.

        • 4. Các yêu cầu đối với xi măng trong phần này và cường độ bê tông phải tuân theo các Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Đáp ứng các yêu cầu về mẫu thí nghiệm của sản phẩm bê tông sau khi đủ 28 ngày.

        • 5. Xi măng dạt cường độ cao sớm sẽ chỉ được sử dụng nếu có sự chấp thuận của Tư vấn thiết kế. Đối với các sản phẩm bê tông có xi măng đạt cường độ cao thì kết quả thí nghiệm mẫu khi đủ 7 ngày sẽ phải đạt tương đương các yêu cầu đối với sản phẩm bê tông thông thường theo tiêu chuẩn Việt Nam.

      • T. C. Nước

        • Nước cho vữa trộn và cho các khối bê tông sẽ phải là nước sạch, không lẫn các thành phần có hại hoặc gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của xi măng. Nước sử dụng cho vữa sẽ được lấy từ nguồn cung cấp của nhà máy nước, nếu sử dụng các nguồn nước khác thì chất lượng nước sẽ phải được chấp nhận trước khi đem sử dụng.

      • U. B. Cốt liệu

        • 1. Vật liệu có thể cho phép: Cốt liệu sẽ phải đảm bảo đủ độ cứng, bền và sạch. Không lẫn các loại vật liệu bẩn, không có các thành phần có thể gây ra rỗ bề mặt, xốp, hoặc gây ra những ảnh hưởng đến chất lượng và cường độ của bê tông, bao gồm cả khả năng bị ăn mòn của thép chịu lực. Những thành phần đất mùn, đất sét mịn và đá bẩn sẽ chỉ được phép chiểm số % nhất định theo quy định trong cốt liệu mịn và 1% trọng lượng trong cốt liệu thô.

        • 2. Cấp phối của cốt liệu sẽ được phân tích thông qua các mẫu thí nghiệm của cốt liệu khô, dựa trên các tiêu chuẩn quy định về độ lọt sàng của cốt liệu. Cấp phối giới hạn cho cốt liệu mịn và cốt liệu thô sẽ tuân theo các yêu cầu sau:

          • a. Cốt liệu thô là loại cốt liệu có đường kính hạt từ 20mm đến 5mm.

          • b. Cốt liệu mịn là loại cốt liệu có đường kính từ 5mm đến cát lọt qua sàng số 100 hoặc bột granite nghiền mịn.

        • 3. Các loại cấp phối khác sẽ chỉ được sử dụng nếu được Tư vấn thiết kế chấp nhận. Nếu cần thiết, Tư vấn thiết kế có thể sẽ yêu cầu các cốt liệu phải rửa lại, chi phí sẽ do Nhà thầu thanh toán. Việc sử dụng bột granite nghiền mịn thay cho cát có thể được Tư vấn thiết kế chấp nhận khi có yêu cầu điều chỉnh thuộc tính vữa.

        • 4. Cấp phối của cốt liệu mịn và thô sẽ phải tạo ra sản phẩm bê tông có mật độ phù hợp với công việc và thuộc tính của xi măng, nước được sử dụng.

        • 5. Phải thông báo ngay cho Tư vấn thiết kế bất kì sự thay đổi nào về nguồn cung cấp các cốt liệu.

    • 3.7 Các yêu cầu đối với nguyên vật liệu và sản phẩm

      • Bê tông dùng cho giằng, tường vây, đài cọc: mác 350.

      • Bê tông dùng cho dầm, cột, sàn và các cấu kiện khác: mác 350.

      • Thép chịu lực:

      • V. + Nếu  >18 mm: sử dụng thép CIII, Rs=365Mpa.

      • W. + Nếu 10mm 18: sử dụng thép CII, Rs=280Mpa.

      • X. + Nếu thép  < 10mm: sử dụng thép C1, Rs=230Mpa.

      • Y. + Thép hình sử dụng thép CT3.

      • Lớp bảo vệ:

      • Z. Tuân theo các chỉ dẫn của bản vẽ.

      • Nối liên kết:

      • AA. + Chiều dài cho tất cả các mối nối buộc là bằng 30.

      • BB. + Cho mỗi mặt cắt : số lượng thanh cắt 50% tổng số thanh tại tiết diện.

      • CC. + Sử dụng que hàn 42 cho mối nối hàn.

      • DD. + Chiều dài của mối nối hàn là bằng 10.

      • EE. + Phải tiến hành thí nghiệm các mối hàn trước khi sử dụng.

    • 3.8 Phụ gia

      • FF. A. Phụ gia được chấp nhận hoặc các loại hoá chất khác tuân theo các tiêu chuẩn Việt Nam có thể được thêm vào trong tất cả các kết cấu sau khi đã được Tư vấn thiết kế chấp thuận.

      • GG. B. Khi các phụ gia đã được phép sử dụng nhằm tăng cường các đặc tính của bê tông, số lượng các hợp chất được sử dụng, và việc giảm các số lượng của các thành phần trong bê tông sẽ được Nhà sản xuất trình bày hoặc theo chỉ dãn của Tư vấn thiết kế.

    • 3.9 Ngăn nước

      • HH. A. Tại những vị trí được chỉ định trên bản vẽ và/hoặc ở các vị trí khác đã được chấp thuận trong các kết cấu ngăn nước, Nhà thầu phải cung cấp và sử dụng các ngăn nước với chủng loại và chất lượng theo yêu cầu. Các mối nối sẽ chỉ được thực hiện tại công trường, sử dụng các công cụ gá lắp và theo các chỉ dẫn của Nhà sản xuất.

    • 3.10 Gia công thép chịu lực

      • II. A. Gia công: Thép thanh chịu lực sẽ được định hình theo yêu cầu về hình dạng và kích thước, và được gia công theo phương thức không gây ra hư hỏng đến nguyên vật liệu.

      • JJ. B. Nhà thầu sẽ phải tiến hành các tính toán nhằm đảm bảo rằng thép chịu lực sẽ được nối theo đúng các yêu cầu thể hiện trên bản vẽ chi tiết.

      • KK. C. Không được sử dụng nối hàn đối với các thành phần thép chịu lực cường độ cao.

    • 3.11 Vữa bê tông

      • MM. A. Vữa bê tông chế tạo sẵn: Sử dụng vữa bê tông chế tạo sẵn, được giao nhận tại công trường, đóng trong bao plastic và thi công tại các vị trí yêu cầu, sẽ phải tuân theo các yêu cầu sau:

        • 1. Tên và địa chỉ làm việc của Nhà cung cấp sẽ được nộp cho Tư vấn thiết kế bằng văn bản nhằm cấp phép cho việc sử dụng vữa chế tạo sẵn. Việc chuẩn bị của Nhà thầu cho công việc của người cung cấp sẽ được Tư vấn thiết kế kiểm tra nếu thấy cần thiết.

        • 2. Dù cho các kiểm tra đã được Tư vấn thiết kế chấp nhận, Nhà thầu sẽ vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm nhằm đảm bảo rằng tất cả các loại vữa bê tông trộn sẵn đều tuân theo các Yêu cầu kĩ thuật, và không vượt ra ngoài phạm vi yêu cầu.

        • 3. Các chi tiết sau của vữa sẽ được nộp cho Tư vấn thiết kế để phê duyệt:

          • a. Loại và cấp phối của cốt liệu.

          • b. Tỉ lệ cốt liệu và xi măng.

          • c. Tỉ lệ nước và xi măng

          • d. Tỉ lệ của cốt liệu mịn và cốt liệu thô.

          • e. Các chi tiết về phụ gia, nếu có.

        • 4. Bê tông sẽ được kiểm tra theo các Yêu cầu kĩ thuật và dưới sự chi dẫn của Tư vấn thiết kế. Các chi phí cho công đoạn kiểm tra này sẽ do nhà thầu thanh toán.

        • 5. Sổ nhật kí công trình sẽ phải giữ tại công trường và cũng sẽ là cơ sở để Tư vấn thiết kế có thể kiểm tra bất kì lúc nào. Sổ nhật kí công trình sẽ bao gồm các thông tin sau:

          • f. Thời gian đến của các xe tải.

          • g. Thời gian và vị trí của vữa trộn của vật liệu bê tông.

          • h. Thời gian và vị trí nước thêm vào trong vữa khô.

          • i. Số đăng kí của các xe tải.

          • j. Thời gian đổ bê tông các cấu kiện và để đông kết.

          • k. Vữa bê tông.

          • l. Vị trí công việc thực hiện công tác đổ bê tông.

          • m. Các thí nghiệm đã thực hiện khi giao nhận nguyên vật liệu.

          • n. Độ sụt.

      • NN. B. Trộn vữa tại công trường

        • 1) Thiết kế vữa: Nhà thầu phải tiến hành càng sớm càng tốt, nhưng không quá 14 ngày trước khi thực hiện việc đổ bê tông cấu kiện bê tông đầu tiên, thực hiện các thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm được Tư vấn thiết kế chấp nhận. Không được phép thực hiện bất kì công tác đổ bê tông nào tại công trường cho đến khi các loại vữa liên quan đã được Tư vấn thiết kế chấp nhận.

        • 2) Tỉ lệ: Bê tông sẽ gồm có hỗn hợp của xi măng Poóc lăng, cốt liệu mịn và cốt liệu thô, nước và phụ gia theo các yêu cầu đặc biệt. Các loại vữa bê tông sau sẽ được sử dụng:

        • áp dụng cho

        • Bê tông lấp

        • Bê tông kết cấu

        • Kích thước cốt liệu lớn nhất

        • 40 mm

        • 20 mm

        • Độ sụt

        • Không yêu cầu

        • Cọc nhồi

        • Tường vây

        • Đài cọc, giằng

        • Dầm, cột

        • Sàn

        • 15-18cm

        • 15-18cm

        • 8-12cm 8-12cm 8-10cm

        • 3) Số lượng của các cốt liệu cho bê tông loại B sẽ được xác định rõ theo các cấp phối trong bảng trên. Tuỳ theo tỉ lệ của bê tông, số lượng của xi măng và cốt liệu sẽ được xác định. Trọng lượng của xi măng sẽ được xác định thông qua trọng lượng của bao xi măng. Từ trọng lượng của xi măng có thể xác định các cốt liệu khác.

        • 4) Tỉ lệ nước và xi măng sẽ được xác định dựa trên điều kiện làm việc, sau khi đã tiến hành thí nghiệm trên cơ sở các điều kiện tự nhiên thông thường và khả năng cường độ của khối bê tông theo các yêu cầu trên.

    • 3.12 Ván khuôn

      • OO. A. Thiết kế

        • 1) Nhà thầu phải thiết kế toàn bộ công tác ván khuôn. Nhà thầu phải tiến hành nghiên cứu đầy đủ độ an toàn nhằm chống lại khả năng uốn dọc của các thành phần chịu lực trong mọi trường hợp. Việc thi công công tác ván khuôn phải được Nhà thầu tính toán và thể hiện trên bản vẽ thi công các biện pháp đảm bảo độ cứng và độ ổn định của ván khuôn.

        • 2) Cột chống ván khuôn sẽ được thực hiện theo thiết kế thông qua việc tính toán. Nếu hệ thống cột chống được sử dụng theo chỉ dẫn của Nhà sản xuất về khả năng chịu tải, khả năng liên kết, khả năng ứng dụng… Nhà thầu phải tuân thủ dầy đủ các chỉ dẫn này. Cột chống gỗ sẽ phải được thi công với số lượng các mối nối là ít nhất. Các thanh giằng liên kết chéo phải được cung cấp với số lượng tương ứng nhằm đảm bảo tính liên kết và khả năng ngăn chặn các lực uốn dọc của các thành phần riêng.

      • PP. B. Hệ hỗ trợ

        • 1) Ván khuôn sẽ được thi công theo phương pháp cho phép đệm các miếng nêm nhằm điều chỉnh và bù thêm các đoạn lún, giảm khả năng lún xuống thấp nhất khi ván khuôn bị chất tải.

        • 2) Cần chú ý đặc biệt khi thực hiện việc lắp dựng các cột chống, tránh việc dựng các cột chống trên nền đất hoặc nền cát, nếu không có đệm lót. Trong trường hợp hệ cột chống có khả năng phải chịu tải trọng lớn, cần chia các hệ trợ giúp để phân bố lực tác động lên ván khuôn.

        • 3) Ván khuôn cho các mặt của cấu kiện bê tông được đổ trên dất sẽ phải được liên kết, gia cố cẩn thận. Có thể trợ giúp các thanh giằng bằng các miếng chốt, đệm chống đến độ sâu đảm bảo khả năng đứng vững. với những độ dịch chuyển nhỏ không quan sát được bằng mắt thường. Các lực sẽ được chuyền qua các thành giằng chéo tới các hệ chịu lực.

      • QQ. C. Dung sai cho công tác ván khuôn

        • 1) Vị trí các cấu kiện thành phần phải đảm bảo độ chính xác trong khoảng 1cm. Nhưng độ dung sai này không được phép cộng đồn hoặc luỹ tiến. Kích thước của các cấu kiện đổ tại chỗ phải có dung sai nằm trong khoảng -0.5cm đến +1cm, trong đó các thành phần có giá trị lớn nhất chỉ được phép dung sai từ -0 đến +0.5cm. Việc biến đổi độ thẳng của các thành phần chỉ được phép trong khoảng 1:1000 (một phần một nghìn) và dung sai này cũng không được phép cộng dồn.

        • 2) Đối với kích thước của phần móng, không được phép vượt quá dung sai từ -1cm đến +5cm và độ dịch chuyển hoặc lệch tâm sẽ không được phép quá 5cm.

      • RR. D. Kiểm tra công tác ván khuôn trong qúa trình đổ bê tông

        • 1) Những nhân viên có kinh nghiệm chuyên môn của Nhà thầu sẽ phải liên tục kiểm tra tình trạng tái lún hoặc biến dạng của ván khuôn. Nếu cần thiết, cần gia cường thêm cho ván khuôn. Nếu trong quá trình xây dựng, xuất hiện bất kì sự suy yếu nào của hệ thống ván khuôn, cần sửa chữa ngay lập tức và Nhà thầu phải đảm bảo mọi lúc trong suốt quá trình đổ bê tông, luôn có mặt một số lượng nhất định các thợ mộc lắp dựng ván khuôn và các công nhân khác nhằm tăng cường sức chịu tải cho ván khuôn, di chuyển các khối bê tông đã đỏ hoặc tiến hành các biện pháp cần thiết nếu xuất hiện tình trạng hệ thống ván khuôn xảy ra sự cố.

      • SS. E. Bảo quản ván khuôn

        • 1) Trước, trong và sau khi đổ bê tông, ván khuôn và các kết cấu hỗ trợ phải được bảo vệ chống lại khả năng biến dạng của ván khuôn. Nếu xuất hiện khả năng va chạm của hệ ván khuôn, cần tiến hành lắp dựng các giằng chống nhằm sửa chữa và ngăn chặn quá trình này.

    • 3.13 Các bộ phận liên quan

      • TT. A. Nhà thầu phải tiến hành lắp đặt tất cả các ống cần thiết, các tấm chèn, mối nối, neo chống… được thể hiện trên bản vẽ. Nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với các hoạt động cũng như vị trí của các bộ phận gán liền và chi trả các chi phí có liên quan như sửa chữa, thay thế các bộ phận không đúng vị trí…

    • 3.14 Tháo dỡ ván khuôn

      • UU. A. Không được phép tháo dỡ ván khuôn nếu cường độ của bê tông chưa đạt được 75% cường độ yêu cầu ( cường độ khối bê tông sau 28 ngày). Đối với các bộ phận phải chịu tải trọng có cường độ cao hơn so với tính toán, không được phép tháo dỡ ván khuôn nếu cấu kiện vẫn phải chịu quá tải.

      • VV. B. Nếu việc tháo dỡ ván khuôn không được xác định dựa trên khối bê tông mẫu, công tác tháo dỡ ván khuôn sẽ không được tiến hành trong vòng 3 tuần kể từ khi đổ bê tông. Đối với bê tông tấm sàn có khẩu độ nhỏ hơn 3m, quá trình này có thể giảm đi dựa trên kết quả cường độ của mẫu thí nghiệm. Đối với cột, dầm và tường có khẩu độ nhỏ hơn 3m, quá trình này có thể giảm đi 2 ngày. Trong trường hợp sử dụng xi măng có cường độ cao sớm, quá trình tháo dỡ ván khuôn có thể tiến hành sớm nếu được sự chấp thuận của Tư vấn thiết kế.

      • WW. C. Nếu không sử dụng xi măng có cường độ cao sớm, đối với các dầm có khẩu độ lớn hơn 3m sẽ phải sử dụng ít nhất hai cột chống đỡ dầm cho đến khi đạt cường độ 28 ngày kể từ khi đổ. Cần nhấn mạnh rằng, trách nhiệm về độ an toàn của bê tông sẽ do Nhà thầu đảm nhiệm, đồng thời Nhà thầu phải chịu trách nhiệm cho bất kì một sự hư hỏng nào và thanh toán cho các phí tổn nhằm sửa chữa các hư hỏng đó.

      • XX. D. Nhà thầu sẽ phải thông báo cho Tư vấn thiết kế thời gian mà Nhà thầu dự định tháo dỡ ván khuôn để được chấp nhận, tuy nhiên sự đồng ý này không mang ý ngiã chia sẻ trách nhiệm đối với Nhà thầu.

    • 3.15 Thép chịu lực

      • YY. A. ứng dụng của thép chịu lực

        • 1. Thép sẽ phải được làm sạch dầu, chất bẩn, các vết gỉ, các khuyết tật trước khi tiến hành đổ bê tông. Tất cả các thép chịu lực phải được lắp đặt đúng vị trí, buộc nối với nhau bằng thép tôi nhằm tránh sự dịch chuyển trước và trong suốt quá trình đổ bê tông và đầm rung. Độ cao của lớp thép và độ dày lớp bao phủ được thực hiện nhờ các miếng đệm bằng vữa đã được chấp nhận, và phải ít nhất với tỉ lệ 4 cái/m2. Các khối vữa phải được chuẩn bị tốt, hình dạng phù hợp và sẵn sàng cho việc sử dụng. Cấu tạo của miếng vữa đệm sẽ bao gồm 1 phần xi măng Poóc lăng và 1 phần cát bê tông. Các vết lồi lõm và các vật liệu dư thừa bám trên bề mặt thép chịu lực phải được làm sạch.

        • 1) Tư vấn thiết kế sẽ tiến hành kiểm tra thép chịu lực trước khi thực hiện công tác đổ bê tông. Nếu thời gian bị kéo dài (kể từ khi lắp đặt cốt thép) các cốt thép sẽ phải được làm sạch vệ sinh trước khi đổ bê tông.

      • ZZ. B. Nối thép

        • 1. Các mối nối sẽ được tiến hành theo yêu cầu của công việc nhưng càng ít càng tốt và tuân theo các tiêu chuẩn Việt Nam. Trong mọi trường hợp, Nhà thầu phải được Tư vấn thiết kế chấp thuận cho việc sử dụng và vị trí các mối nối.

        • 2. Các mối nối phải có độ dài ít nhất là bằng 40 lần độ dài đường kính thanh thép và sẽ được buộc chặt với nhau bằng dây thép.

    • 3.16 Thi công bê tông

      • AAA. A. Vận chuyển vữa và đổ bê tông

        • 1. Các nguyên vật liệu của bê tông sẽ được xác định khối lượng cho quá trình trộn vữa cho đến khi đạt tỉ lệ khối lượng tiêu chuẩn về màu sắc và thành phần. Khối lượng nguyên vật liệu được đo thông qua thùng định cỡ sẵn hoặc khối lượng các vật liệu thêm vào trong quá trình trộn vữa.

        • 2. Bê tông sẽ được vận chuyển theo phương thức nhằm tránh sự phân li của các lớp vật liệu và đổ bê tông vào các khuôn được lắp dựng trước.

        • 3. Bê tông không được phép đổ từ độ cao quá 2.50m. Có thể sử dụng băng tải cho quá trình vận chuyển vữa bê tông.

        • 4. Có thể tiến hành bơm bê tông qua các đường ống, nhưng phải được phép của Tư vấn thiết kế chấp thuận.

        • 5. Bê tông sẽ phải được tiến hành thi công liên tục, không được phép dừng hoặc ngắt quãng quá trình đổ bê tông nếu không được Tư vấn thiết kế chấp thuận.

        • 6. Trong quá trình đổ bê tông, có thể điều chỉnh lại việc lắp đặt hệ thép chịu lực, tuy nhiên phải tiến hành ngay lập tức trước khi đổ bê tông. Tất cả các chất bẩn, vật liệu thừa phải được dọn dẹp sạch trước khi tiến hành đổ bê tông. Bề mặt của ván khuôn tiếp xúc với bê tông cũng phải được làm vệ sinh bằng nước nước sạch.

      • BBB. B. Quá trình trộn lại bê tông/ Thêm nước vào vữa bê tông

        • 1. Bê tông chỉ nên trộn với số lượng đủ cho thi công, và sử dụng ngay. tuy nhiên có thể tiến hành trộn lại vữa bê tông, nhưng không được phép giảm lượng bê tông để tăng độ sụt và không được phép thêm nước nếu vữa bê tông được chuyển bằng xe trộn bê tông.

      • CCC. C. Đầm rung bê tông

        • 1. Tất cả các bê tông cốt thép sẽ được tiến hành đầm rung bằng các thiết bị tạo ra độ rung cho bê tông với tần số ít nhất 3000 vòng/phút. Đầm rung nên tiến hành bắt đầu từ các điểm lắng của bê tông và tiếp tục di chuyển theo quá trình đổ bê tông. Độ rung tương ứng sẽ được tiến hành tuỳ theo nhu cầu của cấu kiện bê tông. Không rung quá 20 giây tại một điểm của cấu kiện bê tông.

        • 2. Đầm rung có thể tiến hành trực tiếp hoặc thông qua thép chịu lực. nhằm giúp cho vữa bê tông đạt được mật độ yêu cầu.

        • 3. Tốc độ đổ bê tông sẽ được thực hiện tuỳ theo công suất của máy đầm.

    • 3.17 Quản lí chất lượng

      • DDD. A. Điều tra và thí nghiệm

        • 1. Các vật liệu, trừ khi có những chỉ dẫn đặc biệt của Tư vấn thiết kế, đều cần được thí nghiệm trước khi xuất ra khỏi nhà máy sản xuất. Nhà thầu phải thu thập và nộp cho đại diện Tư vấn thiết kế các chứng nhận của Nhà sản xuất, trong đó xác định rõ các loại vật liệu này đều đã được thí nghiệm theo các yêu cầu kĩ thuật và các tiêu chuẩn hiện hành.

        • 2. Nhà thầu có thể được phép tính vào Tổng dự toán các chi phí cho việc tiến hành các thí nghiệm được yêu cầu và được cơ quan có chức năng thực hiện hoặc tư vấn cần thiết nhằm dáp ứng các yêu cầu xây dựng của Tư vấn thiết kế.

      • EEE. B. Cường độ bê tông

        • 1. Cường độ của bê tông cho từng loại vữa sẽ được xác định thông qua thí nghiệm nén vỡ. Cường độ yêu cầu sẽ dựa trên cơ sở cường độ của bê tông vào thời điểm lúc 28 ngày, trừ khi bê tông có sử dụng xi măng đạt cường độ cao sớm. Trong trường hợp sử dụng xi măng đạt cường độ cao sớm, cường độ thí nghiệm sẽ được xác định trên cơ sở cường độ bê tông tại thời điểm 7 ngày.

        • 2. Mẫu bê tông dùng cho thí nghiệm sẽ là khối bê tông có kích thước mỗi chiều là 15cm. Số lượng mẫu thí nghiệm được xác định trên cơ sở số lượng bê tông đổ. trung bình 6 mẫu/50m3 bê tông.

        • 3. Các khối bê tông mẫu sẽ được thí nghiệm theo quy trình đã được miêu tả trong Tiêu chuẩn Việt Nam. Việc đạt được cường độ bê tông sau 28 ngày sẽ tuân theo các yêu cầu được thể hiện trong bảng sau.

          • a. Loại bê tông Khối bê tông kích thước 15cm

          • b. Bê tông cho cọc, tường vây 350kg/cm2

          • c. Bê tông cho đài cọc, giằng móng, sàn tầng hầm: 350kg/cm2

        • 4. Các thí nghiệm sẽ chỉ được phép thực hiện tại các phòng thí nghiệm có chức năng và thẩm quyền.

      • FFF. C. Thí nghiệm độ sụt

        • 1. Sự ổn định của bê tông sẽ được xác định thông qua thí nghiệm độ sụt, dựa trên độ sụt mẫu hình nón với đường kính đỉnh nón là 10cm, đường kính đáy nón là 20cm, độ cao hình nón là 30cm. Mẫu hình nón, sẽ được làm sạch nhằm đảm bảo bề mặt mịn cho mẫu thí nghiệm. Bê tông trong khuôn nón sẽ được đầm chặt 25 lần bằng 1 thanh thép có đường kính 16mm, dài 60 cm. Khi mẫu nón đã đầy, làm phẳng phía đầu nón. Sau đó để 30 giây, rút nhẹ khuôn hình nón ra khỏi khối bê tông. Khi bê tông đã đạt được độ sụt ổn định, đo khoảng sụt đổ của bê tông để xác định độ sụt.

      • GGG. + Độ dài cho mối nối buộc ít nhất bằng 30.

      • HHH. + Mật độ thép cắt tại mỗi mặt cắt  50% tổng số thép.

      • III. + Sử dụng que hàn 42 cho công tác hàn.

      • JJJ. + Độ dài đường hàn ít nhất là 10.

      • KKK. + Phải tiến hành thí nghiệm mối hàn trước khi sử dụng.

      • LLL. - Khi chiều dài cấu kiện <12m, nên dùng thép cán nóng nhóm AIV, AV và cac sthanh thép đã qua gia công nhiệt để nâng cao cường độ, cũng có thể sử dụng thép cường độ cao.

      • MMM. Khi chiều dài cấu kiện trên 12m nên dùng các dây thép cường độ cao loại trơn BII, loại có gờ BpII, cũng có thể sử dụng cốt thép cán nóng

      • NNN. - Vật liệu Xi măng: Sử dụng vật liệu xi măng (loại, nhãn hiệu, nguồn cung cấp) theo các yêu cầu của dự án.

      • OOO. - Cốt liệu nhẹ: (Bao gồm các loại vật liệu sỏi, đá dăm, cát) Theo TCVN- 6220, TCXD- 127

Nội dung

Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- CHƯƠNG II: THUYẾT MINH KỸ THUẬT THI CÔNG PHẦN NGẦM VÀ PHẦN THÔ CÔNG TRÌNH SUNCITY BUILDING PHẦN 02.1 - CÔNG TÁC ĐẤT PHẦN 02.2 - THI CÔNG CỌC VÀ ĐÀI CỌC PHẦN 02.3 – CÔNG TÁC MÓNG VÀ THI CÔNG TẦNG HẦM PHẦN 02.4 - KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP PHẦN 02.5 – CÔNG TÁC CHỐNG THẤM TẦNG HẦM VÀ PHẦN NGẦM PHẦN 02.6 – CÔNG TÁC XÂY --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tháng 7, 2007 Trang: 1/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHẦN 02.1 1.1 A. B. Khái quát Công tác đất bao gồm phần việc sau (không giới hạn): 1. Chuẩn bị mặt cho thi công công tác đất. 2. Chuẩn bị mặt cho công tác đổ bê tông, làm đường đi, vỉa hè. 3. Thi công hạng mục đào, đắp đất theo yêu cầu. 4. Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước thải. 5. Chuẩn bị đường cho công tác bê tông thi công. 6. Chuẩn bị phần việc lấp đất, làm rãnh mương thoát nước. Các tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 4447 – 1987. Đơn giá 1.2 A. Đơn giá cho công tác đất xác định theo Đơn giá Thành phố Hà Nội thông báo điều chỉnh giá vật tư, điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy hành. Công tác chuẩn bị 1.3 1.4 CÔNG TÁC ĐẤT A. Bảo vệ kết cấu, công trình giá trị sử dụng, vỉa hè, hè đường, cấu kiện khác tránh khỏi hư hại trình lắp đặt, di chuyển, khoan đào, cọ rửa vệ sinh công tác đất. B. Chuẩn bị hoạt động công tác đất bao gồm việc di chuyển cỏ, lớp cát sỏi phủ phía trên, công trình trạng cần phá bỏ di chuyển loại nguyên vật liệu bề mặt đất. Công tác đào đất chuẩn bị mặt A. Đào đất: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tháng 7, 2007 Trang: 2/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1. Công tác đào đất bao gồm đào phần vỉa hè công trình mặt đất, công trình ngầm, công trình định phải di chuyển với đất, đá cuội, vật liệu khác. Đào đất cho việc thi công kết cấu 1.5 A. Đào đất theo yêu cầu thể vẽ kich thước rõ, sai lệch ±25 mm. Nếu có thể, mở rộng kích thước đào với khoảng cách an toàn tạo thuận lợi cho công tác đổ bê tông lắp đặt ván khuôn, lắp đặt thiết bị phục vụ công tác xây dựng khác, cho công tác khảo sát đất. Bao gồm: Đào móng công trình ngầm. 2. Đào đất cho bể ngầm, chậu rửa, kết cấu kĩ thuật thiết bị khác. 3. Đào hố móng. Đào hệ thống mương, rãnh 1.6 1.7 1. A. Đào hệ thống mương rãnh với thông số: hướng, độ dốc, độ sâu, chiều dài theo dẫn thể vẽ. B. Đào rãnh có độ rộng đạt yêu cầu cho việc lắp bảo dưỡng hệ thống ống dẫn. Đào hệ thống rãnh có độ sâu đảm bảo cho việc lắp đặt hệ thống ống dẫn, sâu mặt đất 300 mm, trừ có dẫn khác. C. Đào hệ thống mương rãnh thoát nước đảm bảo khả thoát nước nhanh, thuận tiện cho việc thi công lắp đặt hệ thống ống thoát nước hố ga theo dẫn. Công tác lấp đất Lấp đất khu vực theo yêu cầu, khối lượng, kích thước theo dẫn không bao gồm công việc sau: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tháng 7, 2007 Trang: 3/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1. Các công trình thi công phần ngầm bao gồm: nước thải, lớp thấm nước, chống nước ngấm lắp đặt vành đai theo yêu cầu khác. 2. Khảo sát khu vực công trình ngầm theo tài liệu báo cáo. 3. Thí nghiệm điều tra phần ngầm có điều kiện thuận lợi phục vụ cho công tác thi công. 4. Tháo dỡ ván khuôn bê tông cấu kiện công trình ngầm đổ bê tông. 5. Di chuyển chất thải rác thải khỏi khu vực. 6. Di chuyển hệ cột chống, dàn giáo đỡ giá đỡ. PHẦN 02.2 - THI CÔNG CỌC VÀ ĐÀI CỌC 1. Khái quát Kết cấu cọc đài cọc trình bày Thuyết minh kỹ thuật bao gồm hệ cọc đài cọc bê tông cốt thép, thi công theo phương pháp khoan cọc nhồi, khoan phản tuần hoàn. Các công việc liên quan đến công tác cọc đài cọc tuỳ theo phương thức thực phân chia thành công việc nhỏ. Bao gồm phần việc sau: - Phương pháp thi công khoan cọc nhồi: Tiến hành thi công khoan cọc nhồi theo tiêu chuẩn TCXD hành. 2. Đơn giá B. Đơn giá: áp dụng Đơn giá Thành phố Hà Nội văn thông tư điều chỉnh giá vật tư, điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy hành. C. Tổng dự toán: Cơ sở để lập tổng dự toán dựa đơn giá quy định, số lượng kích thước cọc định, dung sai chiều dài cho phép là: 300mm chiều dài cọc. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tháng 7, 2007 Trang: 4/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- D. Kích thước loại cọc: Sử dụng liệu thu thập từ cọc mẫu. Chiều dài cọc đại trà xác định dựa sở chiều dài cọc mẫu thi công, với độ chênh lệch khoảng 300mm. 1. Việc tăng hay giảm giá thành cọc dài hay ngắn so với thiết kế định, tính toán vào dự toán xác định theo đơn giá ghi Hợp đồng, dựa việc cộng thêm hay khấu trừ tổng chiều dài cọc. 2. Đơn giá bao gồm chi phí nhân công, vật liệu, máy móc, thiết bị, phụ kiện, chi phí khoan cọc, đập bê tông đầu cọc. 3. Không toán cho cọc không đạt yêu cầu, bao gồm cọc khoan phạm vi cho phép, cọc không đạt yêu cầu chất lượng, kích thước, cọc bị hư hỏng (xác định phương pháp siêu âm). 3. Thu thập tài liệu a. Dữ liệu sản phẩm: Nhà thầu phải cung cấp thông tin cho loại sản phẩm định (thép, bê tông, phụ gia sản phẩm khác định). E. Bản vẽ thi công: Nhà thầu phải trình bày chi tiết biện pháp thi công cọc khoan nhồi để Đơn vị tư vấn thiết kế Quản lý dự án phê duyệt. F. Nhà thầu phải cung cấp chứng kỹ thuật hàn công nhân hàn tham gia thi công công trường. G. Cung cấp thành phần vữa bê tông dự định sử dụng chứng nhà sản xuất. H. Cung cấp báo cáo thí nghiệm vật liệu theo quy định. I. Cung cấp chứng chất lượng vật liệu theo yêu cầu. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tháng 7, 2007 Trang: 5/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- J. Thiết bị: Bao gồm chủng loại, nơi sản xuất, tốc độ hoạt động tối đa, tính khả hoạt động loại thiết bị sử dụng cho công tác khoan cọc nhồi. K. Báo cáo trình thi công khoan cọc nhồi. 4. Giao nhận, lưu kho vận chuyển A. Giao nhận nguyên vật liệu Công trường với số lượng thời gian đảm bảo cho trình thi công liên tục. Vận chuyển bảo quản nguyên vật liệu công trường tránh hư hại vật lí hóa học. 5. Các yêu cầu sản phẩm A. Sản phẩm: Cọc nhồi bê tông cốt thép phải thi công sản phẩm nhà máy sản xuất có kinh nghiệm uy tín lĩnh vực này. Các cọc phải sản xuất thí nghiệm theo tiêu chuẩn Việt Nam hành. Nhà sản xuất phải cung cấp thông tin đảm bảo chất lượng cọc, đồng thời đảm bảo khả cung cấp loại vật liệu theo yêu cầu mà không gây gián đoạn cho trình thi công. B. Nhà sản xuất: Là Nhà sản xuất Đơn vị tư vấn thiết kế Quản lý dự án phê duyệt. 6. Phần chịu lực - cốt thép A. Thép chịu lực: Đáp ứng TCVN hành, thép hình định dạng B. Thép chịu lực hợp kim: Theo TCVN tiêu chuẩn chấp nhận. C. Dây thép buộc: Theo TCVN, sử dụng dây thép theo yêu cầu kỹ thuật. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tháng 7, 2007 Trang: 6/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7. Vật liệu Bê tông 8. a. Xi măng Poóc lăng: Mác chủng loại theo TCVN hành theo yêu cầu Đơn vị tư vấn thiết kế. b. Cốt liệu thường: Bao gồm cát, sỏi đá cấp phối tuân theo TCVN. Cung cấp loại cốt liệu bê tông từ nguồn để đảm bảo tính đồng cốt liệu. c. Nước: Nước sạch, tuân theo TCVN tiêu chuẩn chấp nhận. d. Phụ gia: Cung cấp loại phụ gia theo yêu cầu Đơn vị tư vấn thiết kế TCVN. Phụ kiện cọc Bao gồm phụ kiện cọc tuân theo yêu cầu kĩ thuật Nhà sản xuất TCVN. 9. Vữa Bê tông A. Chuẩn bị vữa bê tông theo TCVN, bao gồm tài liệu thí nghiệm tài liệu khảo sát thăm dò địa chất. a. Các thuộc tính vữa phải tuân theo TCVN, cung cấp cốt liệu thường phù hợp với cọc theo thuộc tính sau: a. Cường độ chịu nén (sau 28 ngày): Đạt cường độ theo yêu cầu Đơn vị tư vấn thiết kế TCVN. b. Tỉ lệ tối đa nước - Xi măng: theo TCVN hành. c. Độ sụt tới hạn: Theo TCVN hành. d. Thành phần không khí: Theo TCVN hành. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tháng 7, 2007 Trang: 7/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 10. Cọc khoan b. Định vị hố khoan: Hố khoan tim cọc định vị trình hạ ống chống. Tim cọc xác định hai tim mốc kiểm tra vuông góc với cách tim khoảng nhau. c. Hạ ống chống: ống chống tạm thời không ngắn 6m dùng để bảo vệ thành hố khoan phần đầu cọc, tránh tượng sập lở đất bề mặt đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho trình thi công, ống chống phải đặt thẳng đứng (kiểm tra hai máy trắc đạc). ống chống hạ búa rung máy khoan. d. Khoan cọc theo phương thẳng đứng theo phương xiên dẫn. Giữ ổn định trì hướng trục quay theo dẫn, trước trình khoan. e. Khoan lại cọc bị nhấc theo phương thẳng đứng, đến độ sâu gốc trước đó. f. Dung sai trình khoan: Cọc khoan, trừ trường hợp quy định cụ thể,các trường hơp khác tuân theo yêu cầu sau: 1. Vị trí: Dung sai 100mm từ vị trí định sau khoan ban đầu, 150mm sau khoan cọc hoàn thành. 2. Dọi theo phương đứng: Cho phép dung sai khoảng 25mm chiều dài 3m hoăc tối đa 100mm toàn cọc đặt đất. 3. Góc thoải chân: Tối đa dung sai 25mm khoảng 3m tính từ góc theo yêu cầu kĩ thuật. g. Đào đất: Làm đất chất bẩn phía cọc ống thép trước tiến hành đặt thép chịu lực đổ bê tông. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tháng 7, 2007 Trang: 8/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 11. h. Sửa chữa thay cọc bị hỏng cọc vượt qua dung sai quy định, thay cọc đảm bảo dung sai quy định. Lấp đất cọc loại bỏ theo dẫn Đơn vị tư vấn thiết kế. i. Cắt đầu cọc: Cắt toàn diện tích cọc khoan theo trục cọc theo phương thẳng đứng định. j. Ghi báo cáo trình khoan cọc: Lưu giữ báo cáo trình khoan cọc, thu thập tài liệu kết thí nghiệm, xác nhận Kỹ sư giám sát chất lượng. Quá trình khoan A. Tiến hành khoan cọc nhồi sau thi công xong công tác đất. B. Tiến hành khoan lỗ đất no nước khoảng cách mép chúng nhỏ 1,5m, tiến hành khoan lỗ một. Các lỗ khoan gần điểm đổ bê tông phải đợi bê tông đông kết, không sớm giờ. C. Trong đất cát đất sét nằm mực nước ngầm, nên dùng máy khoan có trang bị ống chèn tháo lắp để khoan giếng. Nếu máy móc chuyên dụng, tiến hành theo phương pháp để lại ống chìm đất áp lực dư đất vữa đất sét. D. Sử dụng loại vật liệu gia cố thành đất trình khoan, loại vật liệu phải Đơn vị tư vấn thiết kế chấp thuận. E. Sau khoan cần kiểm tra kích thước thực tế cao trình miệng, đáy vị trí lỗ khoan bình đồ, phù hợp đất với số liệu thăm dò địa chất công trình. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tháng 7, 2007 Trang: 9/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 12. Thi công thép chịu lực k. Tuân theo yêu cầu TCVN tiêu chuẩn chấp nhận gia công, lắp đặt hệ chịu lực trợ giúp. l. Sản xuất lắp đặt khung thép chịu lực cân xứng với trục cọc ống trường hợp thi công cọc đơn. m. Đặt cốt thép cho cọc khung sản xuất sẵn đặt vào lỗ trước đổ bê tông, trước đặt cốt thép phải đảm bảo gạt đáy lỗ khoan. n. Cố định khung thép, tránh trường hợp khung thép bị trồi lên dịch chuyển trình đổ bê tông. o. Lắp dựng khung thép đài cọc theo dẫn thể vẽ. 15.Thi công công tác bê tông A. Đổ bê tông sau làm vệ sinh phía cọc thép theo trình liên tục. B. Tiến hành đổ bê tông sau khoan xong, không muộn giờ. Bê tông dùng cho cọc khoan nhồi phải đảm bảo có độ sụt từ 18 20cm. Đổ bê tông cọc nhồi ống đổ bê tông có gắn phễu rung. Trong suốt qúa trình đổ bê tông, đầu ống đổ phải ngập vữa bê tông 1m. Quá trình đổ bê tông đài cọc yêu cầu tương tự C. Đầm bê tông khoảng 3m/1 lần suốt qúa trình đổ bê tông nhằm đảm bảo lớp bê tông bao phủ hoàn toàn xung quanh thép chịu lực góc. Quá trình đổ bê tông không ngưng thời gian đông kết bê tông. D. Ghi nhật ký suốt trình thi công bê tông. Tiến hành lấy mẫu thí nghiệm theo quy định --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tháng 7, 2007 Trang: 10/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- + Tưới nước, + Phun nước dạng sương, + Phủ lớp giữ ẩm lên bề mặt cấu kiện bê tông G. Quản lý chất lượng Trung tâm thí nghiệm: Chủ đầu tư tiến hành thuê kiểm định mẫu độc lập cho loại vật liệu, chất lượng bê tông, lập báo cáo kết suốt trình đổ bê tông theo yêu cầu TCVN trung tâm kiểm định có chức năng. Thí nghiệm: Theo TCVN-5440, TCVN- 5592. H. Sửa chữa Di chuyển thay cấu kiện bê tông không đáp ứng yêu cầu hạng mục thi công này. 4.2Công tác cốt thép 4.2.1 Yêu cầu vật liệu Vật liệu dùng cho thép kết cấu tuân theo Tiêu chuẩn Việt Nam 4453-1995, TCXD – 170-1989 sử dụng loại vật liệu theo yêu cầu sau: Thép có φ > 18mm, dùng thép cán nóng có gờ nhóm CIII. Thép có 10mm[...]... cọc khoan nhồi Tuân theo các TCVN hiện hành Quá trình thử nghiệm tuân theo TCXD 196 : 1997 PHẦN 02.3 – CÔNG TÁC MÓNG VÀ THI CÔNG TẦNG HẦM Tháng 7, 2007 Trang: 12/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương 2 – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm và phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL ... gián đoạn thi công công tác bê tông Bảo quản các cốt liệu 1 Các cốt liệu sẽ được bảo quản trong điều kiện sạch, có bề mặt phẳng và đảm bảo quá trình trộn thuận tiện Các cốt liệu phải Tháng 7, 2007 Trang: 15/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương 2 – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm và phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty... dầm, cột, sàn và các cấu kiện khác: mác 350 - Thép chịu lực: Tháng 7, 2007 Trang: 19/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương 2 – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm và phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL - φ >18 mm: sử dụng thép CIII, Rs=365Mpa... Nếu cần thi t, cần gia cường thêm cho ván khuôn Nếu trong quá trình xây dựng, xuất hiện bất kì sự suy yếu nào của hệ thống ván khuôn, cần sửa chữa ngay lập tức và Nhà thầu phải Tháng 7, 2007 Trang: 25/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương 2 – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm và phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL... Trang: 29/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương 2 – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm và phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL - 2 Nhà thầu có thể được phép tính vào Tổng dự toán các chi phí cho việc tiến hành các thí nghiệm được yêu cầu và được cơ quan có chức năng thực hiện hoặc tư vấn cần thi t nhằm... Trang: 20/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương 2 – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm và phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL - 3.9Ngăn nước HH A Tại những vị trí được chỉ định trên bản vẽ và/ hoặc ở các vị trí khác đã được chấp thuận trong các kết cấu ngăn nước, Nhà thầu phải cung cấp và sử dụng các... lượng của xi măng và cốt liệu sẽ được xác định Trọng lượng của Tháng 7, 2007 Trang: 23/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương 2 – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm và phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL - xi măng sẽ được xác định thông qua trọng... liệu có thể cho phép: Cốt liệu sẽ phải đảm bảo đủ độ cứng, bền và sạch Không lẫn các loại vật liệu bẩn, không có các thành phần Tháng 7, 2007 Trang: 18/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương 2 – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm và phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL ... Tháng 7, 2007 Trang: 26/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương 2 – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm và phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL - dụng xi măng có cường độ cao sớm, quá trình tháo dỡ ván khuôn có thể tiến hành sớm nếu được sự chấp thuận của Tư vấn thi t kế WW C Nếu không sử dụng xi... 2007 Trang: 14/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương 2 – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm và phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL - các hạng mục có sự tham gia của công tác ván khuôn trước khi tiến hành đổ bê tông, ví dụ như các đầu neo, các chặn nước, nêm chèn, các thanh vát và các phụ kiện tương . Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL CHƯƠNG II: THUYẾT MINH KỸ THUẬT THI CÔNG PHẦN NGẦM VÀ PHẦN THÔ CÔNG TRÌNH SUNCITY BUILDING PHẦN 02.1 - CÔNG TÁC ĐẤT PHẦN 02.2 - THI CÔNG CỌC VÀ. 2007 Trang: 1/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương 2 – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm và phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL PHẦN 02.1 - CÔNG TÁC ĐẤT 1.1. theo yêu cầu kỹ thuật. Tháng 7, 2007 Trang: 6/53 Thuyết minh kỹ thuật Chương 2 – Thuyết minh kỹ thuật - phần ngầm và phần thô Phần 02.1: Công tác đất Công trình: Suncity building Công ty ARCHIPEL

Ngày đăng: 13/09/2015, 00:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w