Đây thôn Vĩ Dạ, lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ . Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở thôn Vĩ Dạ 2. GS. Nguyễn Đăng Mạnh cho biết: Hồi làm nhân viên ở sở đạc điền Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử có thầm yêu trộm nhớ đơn phương một cô gái người Huế tên là Hoàng Thị Kim Cúc, con ông chủ sở. Một thời gian sau, nhà thơ vào Sài Gòn làm báo, khi trở lại Quy Nhơn thì cô gái đã theo gia đình về Vĩ Dạ (Huế). Một buổi kia, cô Cúc do sự gợi ý của một người em thúc bá, bạn của Hàn Mặc Tử, gửi vào cho nhà thơ một tấm bưu ảnh chụp một phong cảnh sông nước có thuyền và bến, kèm theo mấy lời thăm hỏi để an ủi nhà thơ lúc này đã mắc hiểm nghèo (bệnh phong). Lời thăm hỏi không ký tên3, nhưng bức ảnh và những dòng chữ kia đã kích thích trí tưởng tượng, cảm hứng, và đã gợi dậy những gì thầm kín xa xưa của Hàn Mặc Tử...4 Theo Nguyễn Bá Tín, em ruột nhà thơ Hàn Mặc Tử, thì: Năm 1939, Hoàng Cúc nhận được hung tin nói trên từ Hoàng Tùng Ngâm. Nàng chuẩn bị một số tiền định gửi cho Hàn Mặc Tử uống thuốc nhưng không dám gửi. Nàng bèn gửi cho Hàn Mặc Tử một bức ảnh chụp cảnh nàng mặc áo lụa dài trắng đứng dưới vòm cây xanh mát. Nhận được ảnh, Hàn Mặc Tử rất vui. Chàng liền làm ngay bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ gửi ra Huế cho Hoàng Cúc...5
Trang 1NHỮNG BÀI VĂN MẪU HAY LỚP 11 Bài 1
Đề bài: Bình giảng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính.
Tương tư là một trong những bài thơ tiêu biểu cho tâm hồn và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bính Bài thơ viết về một đề tài khá quen thuộc trong đời sống và văn chương: sự tương tư, tức một trạng thái tình cảm nam nữ khi yêu nhau, hoặc phải xa cách, hoặc không được đáp lại Nhà thơ lại sáng tác bằng thể thơ cũng rất quen thuộc – lục bát
Song, để bài thơ có thể sống dài lâu trong lòng bạn đọc không phải là chuyện dễ Tương tư củaNguyễn Bính vừa có vẻ thân quen như một làn điệu dân ca khiến bao người thuộc lòng Thậm chí trở thành một bài hát ru em, vừa mang tâm tình mới của lớp thanh niên thời bấy giờ Nói cách khác, Tương tư cũng như rất nhiềụ bài thơ khác của Nguyễn Bính trước năm 1945, đậm
đà chất dân tộc, trong điệu tâm hồn, cả trong lối diễn đạt, nhưng lại là tiếng thơ của một thời đại mới Vì thế, khi bình giảng cần biết rằng Tương tư là nỗi nhớ, là tâm trạng của một chàng trai đối với một cô gái Cô gái ấy vô tình, hay hữu ý không biết nỗi lòng ấy Tình cảm của chàng trai rất đỗi tha thiết Tương tư là một thứ bệnh của tình yêu Chàng trai ấy đang mang bệnh đó Anh ta buồn, anh ta nhớ, anh ta thao thửc và cả trách móc nữa, nhưng là sự trách móccủa một người đang yêu nên cũng rất đáng yêu:
Bảo ràng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi
Nhà em một gian giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Khi bình giảng lại lần theo tâm trạng đó Tuy nhiên, không phải là sự diễn xuôi, kể lại (vì có gìđáng kể đâu) mà để thay từng cung bậc tình cảm trong trái tim chàng trai đang tương tư
Trang 2Tương tư là bài thơ tình yêu, bài thơ diễn tả nỗi tương tư Thành công của nó ở chỗ bao tâm hồn đã tìm thấy ở đó sự đồng điệu, tiếng thơ Điều này tưởng chừng bình thường, đơn giản, song thật ra không phải ai cũng làm được Nhiều bài thơ tuy rất hay, rất nổi tiếng, nhưng người
ta nhận ra trước hết đó là nỗi lòng rất đơn chiếc của một người, và nếu có chỉ là tiếng lòng của một số người, một bộ phận tương đối hẹp nào đó Chẳng hạn:
Ai bảo em là giai nhân
Cho đời anh sầu khổ?
Ai bảo em ngồi bên cửa sổ
Cho vướng víu nợ thi nhân
(Luu Trọng Lư – Một mùa đông) hoặc:
Chửa biết tên nàng, biết tuổi nàng,
Mà sầu trong dạ đã mang mang
Tình yêu như bóng trăng hiu quạnh,
Lạnh lẽo đêm trường, giãi gió'sương
(Lưu Trọng Lư – Một chút tình)
Thơ Nguyễn Bính, ở Tương tư, cũng như nhiều bài thơ khác, không phải vậy Rất đông thanh niên, nhất là những người bình thường, thời bấy giờ và sau đó nữa, tìm thấy sự đồng điệu ở thơ ông Có được như vậy, trước hết là do thơ Nguyễn Bính có nhiều hình ảnh quen thuộc của thế giới ruộng đồng, dân dã (Ở bài thơ này là: bướm, hoa, thôn Đoài, thôn Đồng, đình làng, bến đò, hàng cau, giàn trầu.,.) Dường như tiếng nói trong thơ Nguyễn Bính được cất lên từ chính thế giới thân thuộc đó, là một phần của thế giới ấy, chứ không là sự vay mượn Thành ralốì diễn đạt cũng thế Nó mang dáng vẻ mộc mạc, chân thành, bình dị (Ngày qua ngày lại qua ngày / Bao giờ bến mới gặp đò? / Nhà em có một giàn giầu…) Và dĩ nhiên, đây là hình thức thể hiện của một cái khác, sâu xa hơn, ở thơ Nguyễn Bính, đó chính là tình quê, hồn quê thấm đẫm trong tâm hồn nhà thơ Chính cái tình, cái hồn ấy làm nên sự quen thuộc, gần gũi và thân thiết của thơ Nguyễn Bính đối với bao người Việt Nam, dù ở bất cứ thời đại nào
Trang 3Bài 2
Đề bài: Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Sóng của Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn thiếu nữ đang trong độ tuổi hai mươi, tiếng nói của một trái tim chân thành và đam mẻ, luôn rực cháy chất trẻ trung mănh liệt, khao khát được sống hết mình và yêu hết mình:
Dữ dội và dịu êm
Trên hành trình ấy, điểm xuất phát của sóng tưởng chừng đã được lí giải rõ ràng: sóng bắt đầu
từ gió Nhưng rồi những băn khoăn cứ nối tiếp cho đến lúc không thể giải đáp (và cũng không cần giải đáp) bằng lí trí, đó cũng là lúc tầng tầng lớp lớp nghĩa của sóng hiện ra: con sóng của biển khơi tạo ra sóng thơ, con sóng thơ dào dạt của tâm hồn làm xuất hiện con sóng của tình yêu bất tận Và khi đã thành sóng tình thì không bao giờ có thể lí giải dược khi nào ta yêu nhau? Những liên tưởng điệp trùng dào đạt đã nối kết dược con người với không gian biển khơi
Gắn với thế giới riêng tư của Anh và Em là cặp hình ảnhsóng – bờ:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Trang 4Hành trình Tình Yêu cũng là hành trình tự thử thách của lòng kiên trì bền bỉ để đạt mục đích của mỗi một cá nhân Cái nhìn về cuộc đời của Xuân Quỳnh thật nhân hậu và nồng nàn: Làm sao được tan ra
Trong biển lớn tình yêu cuộc đời hôm nay, đã có biết bao con sóng đã tới bờ, đang tới bờ và tìm về bờ Tình yêu vẫn luôn luôn là đề tài hấp dẫn với mọi lứa tuổi, để mọi người đi tìm
Trang 5những lới giải đáp cho ẩn số tình yêu trong một hành trình tìm kiếm không mệt mỏi Sóng của Xuân Quỳnh vẫn vỗ những nhịp yêu thương, giúp những người đang yêu thêm tự tin vào chínhmình, bởi thế giới của Anh và Em cũng là thế giới của những con người biết tìm ra ý nghĩa của
sự sống thiêng liêng Sống là được yêu, Yêu là Sống hết mình với cuộc đời
Trang 6là để bật tương lai, một tương lai về Trái Đất xanh, sạch và đẹp hơn.
Lần đầu tiên được tổ chóc vào năm 2007 do Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WWF phát động tại thành phố Sydney, Australia, Giờ Trái Đất cho đến nay đã trở thành một sự kiện đầy ý nghĩa lôi cuốn hàng triệu người tham gia Giờ Trái Đất được tổ chức hằng năm vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 Trong ngày này, các thành phố trên thế giới đăng kí tham gia vào Giờ Trái Đất sẽ lần lượt tổ chức tắt điện từ 20giờ đến 21 giờ theo giờ địa phương Không chỉ mang ý nghĩa trong việc giảm lượng điện tiêu thụ trong một giờ đồng hồ diễn ra sự kiện, Giờ Trái Đất đề cao việc tiết kiệm điện năng nói riêng cũng như năng luợng nói chung
Như chúng ta đã biết, loài người đang đứng trước một thử thách to lớn: các nguồn tài nguyên trên trái đất là có hạn Nhiều tài nguyên như dầu mỏ, than đá… đang dần bị cạn kiệt Trong khi đó loài người đang sử dụng tài nguyên một cách bất hợp lí, thậm chí vô cùng lãng phí GiờTrái Đất ra đời chính là để nâng cao ý thức của con người về việc sử dụng hợp lí tiết kiệm các nguồn năng lượng không thể tái tạo Việc làm này không chỉ giúp duy trì nguồn tài nguyên màcòn giảm tối đa lượng khí thải trong môi trường Hằng ngày, việc lạm dụng các thiết bị điện, nhiệt đang thải ra bầu khí quyến nhiều loại khí độc hại Các loại khí này đang phá huỷ tầng ôzôn, gây nên hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên kèm theo những hậu quả mà chúng ta không thể lường trước được Chính vì vậy, việc tắt đèn tiết kiệm năng lượng chính là để bảo
vệ cuộc sống của mỗi chúng ta khỏi những thảm hoạ thiên nhiên đang ngày càng mạnh hom,
dữ dội hơn Nhưng trên tất cả, Giờ Trái Đất ra đời đã tác động mạnh mẽ đến ý thức của mỗi con người Trong khát vọng tri thức, loài người chúng ta đã và vẫn đang không ngừng trăn trở với câu hỏi tại sao có chúng ta và chúng ta từ đâu tới Nhưng phải chăng đã đến lúc chúng ta phải tự đặt ra câu hỏi rằng loài người sẽ đi về đâu, Trái Đất sẽ đi về đâu khi nó đang hàng ngàyphải gồng mình gánh chịu hàng trăm tấn khí thải, những dòng sông đen, những vùng biển chết… Tất cả sự thật đó khiến con người phải giật mình tự hỏi mình đã, đang và sẽ phải làm
gì, làm như thế nào để cứu vớt cuộc sống của chính mình, cứu vớt Trái Đất – mái nhà chung
Trang 7của nhân loại “Chỉ với một hành động nhỏ bạn đang chung tay cứu cả thế giới” Đó chính là khẩu hiệu của Giờ Trái Đất cùng là câu trả lời những ai đang băn khoăn về việc mình sẽ làm gìcho hành tinh này Hãy tắt đèn, tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải ra môi trường, là chúng ta đang cùng nhau bảo vệ trái đất thân yêu! Đồng thời Giờ Trái Đất còn cho mỗi người nhận ra rằng mình không hề đơn độc, không hề lẻ loi Ta biết rằng trong thế giới rộng lớn có những con người bằng những hành động nhỏ bé của mình đang cùng nhau giữ lấy màu xanh cho Trái Đất Chính vì vậy, Giờ Trái Đất không chỉ là 60 phút tắt đèn của thế giới Hơn thế nó thực sự
là 60 phút lung linh Lung linh vì loài người đã và đang ý thửc được trách nhiệm của mình trước những lời kêu gọi ngày càng khẩn thiết của Trái Đất
Dù mới chỉ là năm thứ ba được tổ chức nhưng Giờ Trái Đất đã thực sự trở thành một ngày hội của loài người tiến bộ nhằm phát đi một thông điệp mạnh mẽ: Hãy bảo vệ môi trường Năm
2007 là năm đánh dấu sự ra đời của Giờ Trái Đất với chỉ một thành phố tham gia là Sydney The nhưng, trong ngày 29-3-2008, đã có 371 thành phó của 35 quốc gia cùng hưởng ứng sự kiện nay Rất nhiều hoạt động có ý nghĩa đà được tô chức nhằm khuyến khích mọi người tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường Ở thủ đô Tel Aviv, Israel, một buổi biểu diễn ngoài trời với nàng lượng chí bằng máy quay tay đã được tổ chức Tại công viên Phoenix, Dublin người
ta đã dựng một kính thiên văn cỡ lớn cho mọi người ngắm sao trong Giờ Trái Đất Đặc biệt Giờ Trái Đất còn có sự tham gia của nhiều nguyên thủ quốc gia, các nhân vật hàng đầu thế giới như Nữ hoàng Đan Mạch, chủ tịch WWF… Tất cả đã minh chứng cho một thế giới sẵn sàng hợp tác để biến những lời kêu gọi thành hành động mang tính chất thông điệp: Tắt đèn, bật tương lai Tinh thần ấy lại càng được thể hiện rõ hơn trong Giờ Trái Đất diễn ra từ 20giờ đến 21 giờ ngày 28 – 3 – 2009 Đà có tới 1539 thành phố trên khắp thế giới đăng kí tham gia
sự kiện này, một con số ít ai ngờ tới khi kết thúc Giờ Trái Đất 2008 Có thể nói đây là một trong những chiến dịch vận động bảo vệ môi trường lớn nhất từ trước đến nay mà loài người được chứng kiến Châu Âu là châu lục đầu tiên tham gia Giờ Trái Đất Lần lượt tháp Effel cùng kinh đô ánh sáng Paris rồi cả tháp nghiêng Pisa, Italia chìm trong bóng tối Tại châu Phi, Kim tự tháp Kê-ốp cũng lần đầu tiên mất hút trong bóng đêm của hoang mạc Ai Cập để hưởngứng chiến dịch Ở châu Á, chính quyền thành phố Bắc Kinh lại bày tỏ sự ủng hộ tới giờ Trái Đất bằng cách cho tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng của sân vận động Tổ chim Và dù phải đợi đến gần 12 giờ đông hồ sau nhưng châu Mĩ cũng bước vào Giờ Trái Đất với nhiều hoạt động
có ý nghĩa Tại New York, Hoa Kì, Liên hợp quốc cũng cho tắt điện trụ sở của mình để chính
Trang 8thức phát đi thông điệp: Cộng đồng quốc tế sẽ cùng nhau hành động để bảo vệ Trái Đất – ngôi nhà chung của nhân loại.
Sự thành công của Giờ Trái Đất còn có sự đóng góp lớn của cộng đồng cư dân mạng Trong
60 phút của Giờ Trái Đất đã có rất nhiều màn hình trang web, blog… chuyển sang màu đen hoặc màu sẫm như một biểu tượng cho việc ủng hộ Giờ Trái Đất Cùng với đó, thông tin về Giờ Trái Đất đã được tuyên truyền rộng rãi qua các kênh truyền hình hàng đầu thế giới như BBC, CNN, NBC… Theo một ước tính, trong vòng 24 giờ trước khi diễn ra Giờ Trái Đất, mỗigiây cụm từ Giờ Trái Đất được nhắc tới 300 lần Đã có 1,5 triệu mạng xã hội ủng hộ, 3 triệu lượt người xem truyền hình trực tiếp và video về Giờ Trái Đất Những con số đầy ấn tượng đó
đã cho thấy sức lan toả mạnh mẽ của sự kiện Giờ Trái Đất, chứng tỏ ý thức của con người trước những vấn đề toàn cầu
Năm 2009 cũng đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất Đã có tới 5 thành phố chính thức đăng kí tham gia sự kiện Đúng 20h30 phút ngày 28 – 3 – 2009, Phó Thủ tuớng Hoàng Trung Hải cùng Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tắt chiếc công tắc tượng trưng và tất cả các bóng đèn xung quanh Nhà hát lớn cũng vụt tắt Thế nhưng màn đêm không kéo dài được bao lâu khi mà hàng ngàn cây nến đã được các bạn trẻ thắp nên tạo một không khí lung linh, kì ảo Ngay sau đó, các danh thắng nổi tiếng như đền Ngọc Sơn, Trung tâm hội nghị Quốc gia, sân vận động Mĩ Đình, hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây cũng lần lượt chìm vào trong bóng tối Ánh nến cũng đã thay thế cho ánh điện tại nhiều thành phố trên khắp cả nước như Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, Đà Nằng… Ngay trên bãi biển thơ mộng, các bạn trẻ thành phố biển Nha Trang đã cùng nhau nhảy múa xung quanh những ánh lửa bập bùng Qua đó những tình bạn “xanh” đã được kết nối để cùng nhau giữ lấy màu xanh cho đất nước, quê hương Nhưng đặc biệt nhất phải kể đến Hội An, nơi mà ngày 14 âm lịch hàng tháng đều tắt điện, mọi nhà thắp nến, đèn lồng Không chỉ vậy người dân còn đi thuyền ra thả hoa đăng trên sông Hoài tạo nên một khung cảnh làng mạn cuốn hút du khách Hình ảnh đó không chỉ mang
ý nghĩa bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc mà còn góp phần bảo vệ môi trường, để lại một ấn tượng khó phai mờ trong mắt bạn bè quốc tế Qua đó, chúng ta đã chứng tỏ một cách mạnh mẽrằng: Việt Nam sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tể để giải quyết vấn đề mang tính chất toàn cầu bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu
Trang 9Hiện tượng Giờ Trái Đất không chỉ mang ý nghĩa xã hội to lớn mà còn có tác dụng giáo dục tưtưởng lối sống đóng đắn tích cực cho thế hệ trẻ Những em bé mẫu giáo đã cùng nhau vẽ nên bức tranh trái đất lung linh giữa muôn ngàn vì sao để gửi tặng cho các anh chị tuyên truyền viên Đứa em tôi đang học lớp 4 dù có buổi học thêm vào tối thứ 7 vẫn dặn đi dặn lại bố mẹ phải tắt điện Hôm nay, đó có thể vẫn chỉ là ước mơ, là ý thức mà các em có được qua những lời dạy dỗ của thày cô Nhưng ngày mai chính các em sẽ thay đối thế giới, xây dựng nên một hành tinh xanh như chúng ta hằng mong muốn Giờ Trái Đất ra đời còn góp phần nâng cao ý thức cộng đồng cho các bạn trẻ Họ là những sinh viên đã đi đến từng nhà hàng, quán ăn để dán áp-phích tuyên truyền cho Giờ Trái Đất Họ là những “greenagers” của trường Hà Nội – Amsterdam đã tổ chức “Ngày màu xanh” tắt điện vào giờ ra chơi 20 phút của ngày thứ 6 hàng tuần Tất cả, bằng những hành động nhỏ bé đang chứng minh cho một thế hệ trẻ biết quan tâm
Trang 10Bài 4
Đề bài: Bình giảng bài thơ Thương vợ của Trấn Tế Xương
Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi còn sống càng hiếm hoi hơn Các thi nhân thường chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời Kể cũng là điều nghiệt ngã khi người vợ đi vào cõi thiên thu mới được bước vào địa hạt thi ca
Bà Tú Xương có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được: Ngay lúc còn sống bà đã đi vào thơ ông Tú Xương với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng Trong thơ Tú Xương, có một mảng lớn viết về người vợ mà bài Thương vợ là một trong những bài xuất sắc nhất
Tình thương vợ sâu nặng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian lao và phẩm chất cao đẹp của người vợ
Câu thơ mở đầu nói hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú Hoàn cảnh vất vả, lam lũ được gợi lên qua cách nói thời gian, cách nêu địa điểm Quanh năm là suốt cả năm, không trừ ngày nào dù mưa hay nắng Quanh năm còn là năm này tiếp năm khác đến chóng mặt, đến rã rời chứ đâu phải chỉ một năm Địa điểm bà Tú buôn bán là mom sông, cái doi đất nhô như lời giớithiệu, lại như một bối cảnh làm hiện lên hình bà Tú tần tảo, tất bật ngược xuôi:
Quanh năm buôn bán ở mom sông.
Thấm thìa nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về
bà Tú Có điều hình ảnh con cò trong ca dao đầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương còn tội nghiệp hơn Con cò trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian (như con cò trong ca dao) mà cái rợn ngợp của thời gian Chỉ bằng ba từ khi quãng vắng, tác giả đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy
lo âu cái rợn ngợp của thời gian, đã làm hao hụt cả ý thơ So với câu ca dao: Con cò lặn lội bờ sông, câu thơ của Tú Xương:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng.
Là cả một sự sáng tạo Cách đảo ngữ – đưa ra từ lặn lội lên đầu câu, cách thay từ – thay từ con
cò bằng thân cò, càng làm tăng nỗi vất vả gian truân của bà Tú Từ thân cò gợi cả nỗi đau thân phận, so với từ con của Tú Xương cũng sâu sắc, thấm thía hơn
Trang 11Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả đơn chiếc thì câu thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú:
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Câu thơ gợi cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại Buôi dò đông đâu phải là ít lo âu, nguy hiểm hơn khi quãng vắng Trong ca dao, người mẹ từng dặn con rằng:
Con ơi nhớ lấy câu này
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qụa.
Buổi đò đông không chỉ có những lời phàn nàn, mè nheo, cáu gắt, những sự chen lấn, xô đẩy
mà còn chứa đầy bất trắc hiểm nguy Hai cáu thực đối nhau về ngữ (khi quãng vắng đối với buổi đò đông) nhưng lại thừa tiếp nhau về ý để làm nổi bật sự vất vả gian truân của bà Tú: đã vất vả, đơn chiếc, lại thêm sự bươn chải trong hoàn cảnh chen chúc làm ăn Hai câu thực nói thực cảnh bà Tú đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương, đó là tấm lòng xót thương da diết
Cuộc sống vất vả gian truân càng ngời lên phẩm chất cao đẹp của bà Tú Bà là người đảm đang tháo vát:
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Mỗi chữ trong câu thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, từ đủ trong nuôi đủ vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng Bà Tú nuôi đủ cả con, cả chồng, nuôi đảm bảo đến mức:
Cơm hai bữa: cá kho rau muống
Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô
(Thầy đồ dạy học)
Trong hai câu luận, Tú Xương một lần nữa cảm phục sự hy sinh rất mực của vợ:
Năm nắng mười mưa dám quản công
Trang 12Ở câu thơ này, nắng mưa chỉ sự vất vả, năm mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, đượctách ra tạo nên một thành ngữ chéo (năm nắng mười mưa) vừa nói lên sự vất vả gian lao, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú
Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, bao giờ ta cũng bắt gặp hình ảnh hai người: bà
Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp ở phía sau, nhìn tinh mới thấy Khi đã thấy rối thì ấn tượng thật sâu đậm Ở bài thơ thương vợ cũng vậy Ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ thương mà còn tri ân vợ về câu thơ Nuôi đủ năm con vói một chồng, có người cho rằng ở đây ông Tú tự coi mình là một thứ con đặc biệt để bà Tú phải nuôi Tú Xương đã khônggộp mình với con để nói mà tách riêng, con riêng rất rạch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ.Nhà thơ không chỉ cảm phục, biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách, tự lên án bản thân Ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm Bà Tú lấy ông là do duyên nhưng duyên một mà nợ hai Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu Nợ gấpđòi duyên, duyên ít nợ nhiều, ồng chửi thói đời bạc bèo, vì thói đời là một nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ Nhưng Tú Xương cũng không đổ vấy cho thói đời Sự hờ hừng của ông với con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo Câu thơ Tú Xương tự rủa mát mình cũng
là lời tự phán xét, tự lên án:
Có chồng hờ hừng cũng như không
Ở cái thời mà xả hội đã có luật không thành văn đối với người phụ nữ: xuất giả tòng phu (lấy chồng theo chồng), đối với mối quan hệ vợ chồng thì phu xướng, phụ tùy (chồng nói, vợ theo),thế mà có một nhà nho dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quán ăn lương vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhận khuyèt điểm Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao
Nhan đề Thương vợ chưa nói hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng nhưchưa thể hiện được đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của hồn thơ Tú Xương Ở bài thơ này, tác giả không chỉ thương vợ mà còn ơn vợ, không chỉ lên án thói đời mà còn tự trách
Nhà thơ dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khiêm khuyết càng thương yêu, quý trọng
vợ hơn
Trang 13Tình thương yêu, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại Cảm xúc mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng tỏ hồn thơ Tú Xương dù mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người, vần có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.
Trang 14Ngay từ đầu tác phẩm, qua cuộc trao đổi giữa viên quản ngục và thầy thơ lại, Nguyễn Tuân đã giới thiệu Huấn Cao như một nhân vật đặc biệt, ông là người văn võ kiêm toàn, có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp nổi tiếng khắp tỉnh Sơn Huấn Cao bị vua quan coi là kẻ cực kì nguy hiểm, dám cầm đầu “quân phiến loạn” chống lại triều đình.
Vừa có khí phách ngang tàng, vừa tài hoa thông tuệ, Huấn Cao quả là một tử tù đặc biệt Có lẽ
do cảm phục tài năng và nghĩa khí của Huấn Cao qua lời đồn đại nên viên quản ngục đã dành cho ông thái độ ưu ái khác thường Ngày ngày, viên quản ngục sai thầy thơ lại mang rượu thịt xuống buồng giam tử tù cho Huấn Cao Trước sự biệt đãi đó, thái độ Huấn Cao có những biến đổi khá phức tạp và chính sự thay đổi đó cho chúng ta hiểu rõ hơn về tâm hồn và tính cách củaông
Những ngày đầu trong ngục tối, thái độ Huấn Cao hoàn toàn dửng dưng và khinh bạc trước sự săn sóc quá đầy đủ ấy: Suốt nửa tháng, ở trong buồng tối, ông Huấn Cao vẫn thấy một người thơ lại gầy gò, đem rượu đến cho mình uống trước giờ ăn bữa cơm tù với một thái độ cực kì lễ phép: Thầy quản chúng tôi có ít quà mọn này biếu ngài dùng cho ấm bụng Trong buồng đây lạnh lắm… Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình, lúc chưa bị giam cầm Đến khi viên quản ngục đích thân xuống buồng giam, lễ độ, cung kính tôn xưng Huấn Cao là người có nghĩa khí và xin ông cho biết có cần gì thêm thì cứ nói để lo cho chu tất thì Huấn Cao đáp lại một cách trịch thượng: Ngươi hỏi
ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây Đó là thái độ bất cần của một người anh hùng khí phách ngang tàng, không khuất phục trước cường quyền: Ông
Trang 15Huấn đã đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quan ngục bị sỉ nhục Đến cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này.
Nhưng không như ông Huấn Cao nghĩ, viên quản ngục khi nghe xong câu trả lời, y chỉ lễ phéplui ra với một câu: “Xin lĩnh ý” Và từ hôm ấy, cơm rượu lại vẫn đưa đến đều đều và có phần hậu hơn trước nữa Ông Huấn càng ngạc nhiên nữa: năm bạn đồng chí của ông cũng đều được biệt đãi như thế cả
Nhiều khi, ông bận tâm nghĩ đến sự tươm tất của viên quản ngục và cho rằng hẳn là viên quản ngục muốn dò đến những điều bí mật của ta, nhưng không phải, vì ông đã khai hết bên ti Niết
cả rồi Ngoài thái độ khinh bạc, lạnh lùng, ông Huấn Cao còn phải bận tâm nghĩ đến sự tươm tất của quản ngục
Giữa chốn ngục tù tăm tối, tấm lòng của viên quản ngục được Nguyễn Tuân ví như thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ Có lẽ, sự dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục đã làm Huấn Cao động lòng
Sự hiểu lâm và thái độ khinh bạc của Huấn Cao đối với viên quản ngục mất hẳn trong một tìnhhuống đầy kịch tính: Một buổi chiều lạnh, viên quản ngục tái nhợt người đi sau khi tiếp đọc công văn Quan Hình bộ Thượng thư trong Kinh bắt giải ông Huấn Cao và các bạn đồng chí của ông vào Kinh Pháp trường lập ở trong ấy kia Ngày mai, tinh mơ, sẽ có người đến giải tù
đi Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự mình Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, nói: “Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi” Rồi chạy ngay xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng báo luôn cho ông Huấn biết việc về Kinh chịu án tử hình.Sau khi nghe thầy thơ lại hớt hải bày tỏ ước nguyện tha thiết của quản ngục, Huấn Cao đã thayđổi hẳn thái độ Lúc này, Huấn Cao mới vỡ lẽ vì sao có những hành động đối xử lạ lùng của thầy trò viên quản ngục và đồng thời nhận ra rằng viên quản ngục là hạng người biết quý Cái Đẹp Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: “Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh trại về nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây rồi ta cho chữ
Chữ thì quý thực Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây lại có những sở thích cao quý như vậy Thiếu chút nữa, ta đi phụ mất
Trang 16một tấm lòng trong thiên hạ”, ông cảm động thực sự trước viên quản ngục có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, biết thưởng thức thú chơi chữ đẹp và trân trọng người sáng tạo ra Cái Đẹp Trong câu nói của Huấn Cao với thầy thơ lại có chút ân hận và tự trách về sự hiểu lầm trước đó.
Ngay đêm hôm ấy, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã diễn ra ở chốn ngục tù Đó là cảnh Huấn Cao cho chữ Cái ẩm ướt, tăm tối của buồng giam tương phản với vẻ trang trọng, thanh cao của những nét chữ đẹp tươi do Huấn Cao viết ra và sự thăng hoa từ tâm hồn của hai
kẻ tri âm Cũng bởi yêu mến tính cách của viên quản ngục nên Huấn Cao đã dành cho ông ta lời khuyên chân thành và thấm thía: Ở đây lẫn lộn Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi…Thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã… Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi
Lần này là lần thứ tư và cũng là lần cuối cùng trong đời Huấn Cao cho chữ Ông tự biết giá trị những chữ do mình viết ra là rất quý Ba lần trước, ông cho chữ ba người bạn thân Lần này, ông cho chữ kẻ mà trước đây chỉ ít phút, ông căm ghét và khinh miệt Vậy điều gì đã xảy ra trong tâm hồn ông, khiến ông đi đến quyết định cho chữ quý? Lòng tự trọng của Huấn Cao đã gặp lòng trân trọng của viên quản ngục Không phải chỉ là sự hiểu biết mà còn là sự thông cảm, hơn nữa là sự kính trọng đã nâng viên quản ngục lên vị trí của một bậc tri kỉ, một tấm lòng liên tài hiếm có trong thiên hạ Chính điều đó làm cho Huấn Cao cảm động sâu sắc.Cảnh ông Huấn Cao cho chữ vừa lạ, vừa đẹp như một ảo ảnh, một ánh hào quang không phải của thế giới này mà của cõi nào trong thần thoại – một cảnh tượng xưa nay chưa từng có: Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ Khói bốc tỏa cay mắt, họ dụi mắt lia lịa Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng Và cáithầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng dậy và đĩnh đạc bảo:
- Ở đây lẫn lộn Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người… Tôi bảo thực đấy: Thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã,
Trang 17thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ Ở đây, khó giữ thiênlương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo
Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau
Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” Lúc trước, ba người chưa hiểu nhau, nhưng trong thời khắc đặc biệt này, họ gặp nhau ở một điểm chung là tấm lòng tha thiết yêu mến và trân trọng Cái Đẹp – Cái Đẹp chữ viết đi đôi với Cái Đẹp tâm hồn
Sự thay đổi đột ngột trong thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục là hoàn toàn hợp lí, phù hợp với con người và tính cách của ông Tại sao trước sự biệt đãi của viên quản ngục, Huấn Cao lại thản nhiên đến lạnh lùng? Có lẽ viên quản ngục là người hiểu ông Huấn hơn cả nên không lấy làm oán thù thái độ của ông Huấn Y cũng thừa hiểu những người chọc trời khuấy nước đến trên đầu người ta cũng còn chẳng biết là có ai nữa, huống chỉ cái thứ mình chỉ
là một kẻ tiểu lại giữ tù Bản chất ngang tàng, cứng cỏi của Huấn Cao uy vũ và tiền bạc không sao mua chuộc, lung lạc nổi thì sá gì sự đãi ngộ ít ỏi chốn lao tù! Huấn Cao giữ mình bởi ông chưa hiểu gì về viên quản ngục, ông cảnh giác đề phòng những âm mưu, mánh khóe thâm độc
mà ông từng biết Hơn nữa, giữa Huấn Cao và viên quản ngục có một khoảng cách rất lớn Đó
là khoảng cách giữa một kẻ tử tù và một kẻ đại diện cho cường quyền, bạo lực Sâu xa hơn là khoảng cách giữa người tài cao đức trọng và kẻ tài thiểu đức sơ trong bậc thang giá trị Trong hoàn cảnh ấy, thái độ cao ngạo, khinh bạc ban đầu của Huấn Cao là hợp lí Thái độ ấy không làm cho viên quản ngục nổi giận mà ngược lại, càng khâm phục và kính nể Huấn Cao hơn.Nếu như Huấn Cao không thay đổi thái độ đối với viên quản ngục thì đến cuối truyện, chắc hẳn vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao không trọn vẹn Nhưng Nguyễn Tuân đã không làm như vậy mà ông muốn Huấn Cao trở thành biểu tượng của Cái Đẹp toàn thiện toàn mĩ Khi biết được ước nguyện của viên quản ngục, Huấn Cao đã vô cùng cảm kích Sự chuyển biến trong thái độ của Huấn Cao cho chúng ta thấy rõ hơn phẩm chất cao thượng của ông Ngoài tài năng
và khí phách hơn người, Huấn Cao còn là một nhân cách lớn, biết nhìn nhận và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, dù vẻ đẹp ấy khuất lấp ở chốn không dành cho nó Sự thay đổi đột ngột trong thái độ của Huấn Cao là điều dễ hiểu, vì ông đã nhận ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài, sự dịu dàng và biết trọng người ngay của viên quản ngục Mặt khác, Huấn Cao vốn có thiên lương
Trang 18trong sáng, có cái tâm tha thiết với con người, với cuộc đời cho nên sự gặp gỡ, đồng cảm giữa ông và viên quản ngục là điều tất yếu.
Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục có một ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm Qua đó, chúng ta hiểu sâu hơn bản chất cao quý của Huấn Cao Ngoài tài năng, khí phách, Huấn Cao còn có một tâm hồn đẹp, một nhân cách cao quý Chiều hướng tích cực trongcách nhìn nhận, đánh giá của Huấn Cao cho thấy viên quản ngục cũng là người đáng nể trọng Đúng như nhận xét của Nguyễn Tuân, viên quản ngục là thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ Tấm lòng biệt nhỡn liên tài, ý thức bảo vệ, gìn giữ Cái Đẹp như một báu vật ở đời của viên quản ngục quả là hiếm hoi trong xã hội phong kiến suy tàn thời ấy
Thái độ của Huấn Cao trước sau có khác: trước cao ngạo, lạnh nhạt, sau thân mật, ân cần nhưng vẫn giữ phong thái đĩnh đạc, ung dung, độ lượng của một bậc chính nhân quân tử đối với nét đẹp trong phẩm cách con người, dù là nhỏ nhất, dù ở hoàn cảnh trớ trêu nhất Thiên truyện chấm dứt bằng lời nói rưng rưng nghẹn ngào nhiều ý nghĩa của viên quản ngục
Nguyễn Tuân đã thành công khi đặt hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục cạnh nhau Hai nhân vật này bổ sung tính cách và soi sáng cho nhau để tôn vinh giá trị trường tồn của Cái Đẹptrong tác phẩm
Với tập truyện Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân đã đạt được ước nguyện khi tìm về và trân trọng ca ngợi những vẻ đẹp tinh thần truyền thống của dân tộc Tác phẩm Chữ người tử tù của ông đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lòng người đọc, trong đó hình tượng Huấn Cao tượng trưng cho vẻ đẹp lí tưởng mà con người tôn thờ và luôn khát khao vươn tới
Viết Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân có ngụ ý sâu xa gì nữa không? Điều chắc chắn là tác giả muốn nói lên nỗi tiếc nuối khôn nguôi của mình đối với một con người tài giỏi, nghĩa khí, một nhân cách lớn lao ở cái thời đất nước suy vong Đồng thời, ông cũng kín đáo lồng vào đó nỗi đau chung cho cả dân tộc đang trong vòng nô lệ, tất cả những gì tốt đẹp, tài ba trong đời đều bị
lũ thực dân, đế quốc chà đạp, vùi dập một cách bạo tàn
Trang 19Bàn về lẽ sống của Xuân Diệu, có rất nhiều ý kiến khác nhau Có người cho rằng lẽ sống vội vàng của nhà thơ bắt nguồn từ nhận thức về thời gian vô hạn và kiếp người hữu hạn Cái đáng quý nhất của con người là cuộc sống cho nên phải tranh thủ chớp lấy từng khoảnh khắc để sống Ý kiến khác cho rằng Xuân Diệu yêu tha thiết, yêu say đắm cuộc sống nên rất sợ mất nó.Trong khi yêu, Xuân Diệu đã cảm thấy tình yêu đang mất nên luôn ở trong tâm trạng hoảng hốt, lo âu, chợt vui, chợt buồn Chính vì vậy nên dù là yêu cảnh hay yêu người, Xuân Diệu cũng đều ngấu nghiến, vồ vập, vội vàng.
“Cái tôi” của tác giả trong bài thơ này được thể hiện ở hai trạng thái đối lập mà thống nhất củatâm hồn: lúc mãnh liệt đến cuồng si, lúc lại da diết, lắng sâu Đọc kĩ bài thơ, chúng ta sẽ nhận
ra diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình: lúc phơi phới yêu đời, lúc sôi nổi, cuồng nhiệt như núi lửa phun trào, lúc lại bâng khuâng, lo lắng
Vội vàng tuy là bài thơ trữ tình nhưng nó lại chứa đựng một triết lí sống cụ thể Kết cấu bài thơ có thể chia làm hai phần, được phân cách bằng câu thơ ngắn: Ta muốn ôm Phần trên nghiêng về trình bày những lí lẽ vì sao lại phải sống vội vàng ? Thái độ sống ấy xuất phát từ nhận thức và quan niệm về hạnh phúc trần gian, thời gian và tuổi trẻ Theo Xuân Diệu thì cuộcsống trần thế giống như một thiên đường kì thú với bao nguồn hạnh phúc dành cho con người Nhưng những cảnh sắc ấy chỉ thực sự mang vẻ đẹp thần tiên trong buổi xuân thì của nó và con
Trang 20người chỉ tận hưởng được những lạc thú khi còn trẻ; trong khi đó tuổi trẻ lại vô cùng ngắn ngủi Thời gian có thể cướp đi tất cả Vậy chỉ có một cách là chạy đua với thời gian, là phải vội vàng mà sống Đây là một triết lí tích cực và tiến bộ.
Phần dưới của bài thơ thể hiện những hành động vội vàng của nhân vật trữ tình trong khi hưởng thụ vẻ đẹp của đời Nội dung cảm xúc thể hiện rõ ở những hành động vồ vập, ở trạng thái chếnh choáng của một “cái tôi” đang muốn tận hưởng thật nhiều hương sắc của khu vườn trần thế
Hai phần này chuyển tiếp rất tự nhiên về cảm xúc và rất chặt chẽ về luận lí Nó khiến cho bài thơ liền mạch và hoàn Chỉnh, giống như một dòng chảy ào ạt, tự nhiên của tâm trạng Đây chính là thành công đáng kể của bài thơ
Bốn câu ngũ ngôn mở đầu đoạn hai nêu lên ý tưởng táo bạo, dị thường đến mức như nghịch lí:Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Nhà thơ muốn đoạt quyền của tạo hóa, đảo ngược quy luật tự nhiên Muốn tắt nắng đi, muốn buộc gió lại, cái ham muốn lạ lùng ấy hé mở cho chúng ta thấy lòng yêu bồng bột, vô bờ của nhà thơ đối với con người, cuộc sống, với thế giới thắm sắc đượm hương đang trải rộng trước mắt Dường như Xuân Diệu đã chỉ cho chúng ta thấy rõ cái nghiệt ngã của tạo hóa để rồi sau
đó từ từ lí giải lẽ sống vội vàng của mình
Trước hết, thiên nhiên và cuộc sống được Xuân Diệu cảm nhận theo một cách riêng Với nhà thơ, đây là một thiên đường trên mặt đất Cái thiên đường đầy hương sắc đó hiện ra trong bài thơ vừa như một khu vườn tình ái
của vạn vật đương buổi xuân thì, vừa như một người tình đầy quyến rũ Xuân Diệu cảm nhận thiên nhiên mà thực chất là tình tự với thiên nhiên
Xung quanh nhà thơ, cảnh vật tưng bừng, rạo rực một sức sống đang lên, đầy hấp dẫn, lôi cuốn, khiến không ai có thể thờ ơ:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Trang 21Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tất cả tình và cảnh trong đoạn thơ này được tác giả miêu tả rất cụ thể: Tuần tháng mật của ongbướm, muôn hoa xuân nở rộ khoe sắc, khoe hương trên đồng nội xanh rì Chồi non, lộc nõn cành tơ phơ phất, khúc tình si rộn rã của yến anh, ánh sáng chớp hàng mi Đoạn thơ như tiếng reo vui hồn nhiên của đứa trẻ ngây thơ lạc vào khu vườn đầy hương sắc, rộn rã, tưng bừng bànnhạc đủ mọi thanh âm Đối với Xuân Diệu, mỗi ngày mới là một niềm vui mới và cuộc đời tưởng như là chuỗi vui vô tận: Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa
Điệp từ này đây lặp lại tới năm lần, như nhấn mạnh từng nét đẹp của vườn xuân, như giới thiệu sự phong phú bất tận của thiên nhiên với niềm hào hứng lạ thường, để rồi đi đến một so sánh rất độc đáo: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần Xuân Diệu có lối diễn tả tinh tế bằng sự chuyển đổi cảm giác, ông không nói tháng giêng đẹp mà nói tháng giêng ngon để đặc
tả một sức sống mơn mởn, non tơ, quyến rũ Là thi sĩ của tình yêu nên Xuân Diệu thấy giữa vẻđẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp thiếu nữ đương xuân có những nét tương đồng
Hai khổ thơ liên kết chặt chẽ với nhau Thi sĩ muốn tắt nắng đi, muốn buộc gió lại chính là để lưu giữ mãi mãi hương sắc của vườn xuân trần thế Nhưng tiếc thay, vẻ đẹp ấy chỉ rực rỡ lúc xuân thì, mà xuân thì lại vô cùng ngắn ngủi Nhà thơ đang hân hoan đón nhận vẻ đẹp tuyệt vời
mà tạo hóa ban cho
muôn loài thì bỗng chốc niềm vui tan biến, thay vào đó là nỗi ngậm ngùi trước hiện thực phũ phàng:
Xuân đương tới; nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Theo quan niệm của nhà thơ thì mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu là những gì đẹp nhất, “là nhữngphần ngon nhất của cuộc đời” Thiên nhiên đẹp nhất lúc xuân sang; đời người đẹp nhất tuổi xuân thì; tình yêu đẹp nhất khi đi đôi với tuổi trẻ Nhưng trớ trêu thay là tạo hóa – đấng vô
Trang 22hình sáng tạo ra cái đẹp và cũng lạnh lùng huỷ diệt cái đẹp Mùa xuân và tuổi trẻ đều vô cùng ngắn ngủi Thời gian sẽ cuốn trôi hết thảy: Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già Cho nên con người phải vội vàng tận hưởng mọi sắc màu cùng hương thơm, mật ngọt của đời.
Xưa nay, quan niệm về thời gian gắn liền với sự tuần hoàn của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Nghĩa là thời gian được hình dung như một vòng tròn quay liên tục hết một vòng lại trở về điểm xuất phát, cứ trở đi trở lại mãi mãi như thế Mà đã là vòng tuần hoàn thì những thời khắc,thời đoạn của nó có ra đi rồi cũng sẽ quay trở về (Xuân đi thì xuân sẽ quay lại) Quan niệm đóxuất phát từ cái nhìn, lấy quy luật vũ trụ làm thước đo thời gian
Xuân Diệu lại quan niệm rằng thời gian như một dòng chảy xuôi chiều một đi không trở lại,
mà mỗi một khoảnh khắc trôi qua là sự sống của đời người sẽ vĩnh viễn mất đi một ít Tức là lấy cái quỹ thời gian hữu hạn của con người để đo đếm thời gian Thậm chí, lấy quãng ngắn nhất, giàu ý nghĩa nhất trong đời người là tuổi trẻ để làm thước đo Cách cảm nhận về thời gian như vậy xuất phát từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá nhân, mỗi khoảnh khắc đều
vô cùng quý giá Nó quý giá chính vì một khi đã trôi qua là mất đi vĩnh viễn Quan niệm ấy khiến cho con người phải biết quý từng giây phút của cuộc đời và biết làm cho mỗi khoảnh khắc của đời mình cần phải tràn
đầy ý nghĩa Có như thế mới là biết sống Đây là nguyên nhân sâu xa của thái độ sống vội vàng Xuân Diệu cảm nhận rằng thời gian và tuổi trẻ một đi không bao giờ trở lại, cho nên đã chua xót phủ nhận: Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn rất biện chứng về vũ trụ, về thời gian:
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Xuân Diệu đồng nhất mùa xuân với tuổi trẻ và tình yêu, cho nên ông ngậm ngùi than: Mà xuânhết, nghĩa là tôi cũng mất Nhà thơ cảm thấy đời người quá ngắn ngủi trước thời gian và khônggian vĩnh cửu:
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Trang 23Câu thơ như một tiếng thở dài u hoài, tiếc nuối Quy luật thiên nhiên giờ đây đã trở nên đối kháng với con người:
Lòng tôi rộng… / lượng trời cứ chật,
Xuân vẫn tuần hoàn… / tuổi trẻ chẳng hai lần thấm lại,
Còn trời đất… / chẳng còn tôi mãi
Vì thế, cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận về sự mất mát Mỗi khoảnh khắc trôi qua là một phần đời vĩnh viễn mất đi:
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…
Hai câu thơ này thể hiện rất rõ cách cảm nhận tinh vi về thời gian của Xuân Diệu Mỗi khoảnh khắc đang lìa bỏ hiện tại để trở thành quá khứ được hình dung như một cuộc chia li vĩnh viễn
Và thời gian được coi như một dòng chảy vô tận của những mất mát, cho nên thời gian thấm đẫm hương vị của chia phôi Khắp sông núi là những lời than thầm tiễn biệt của vạn vật Sâu
xa hơn là mỗi một sự vật dang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó Tâm trạng phứctạp đã chi phối cách nhìn, cách nghĩ của Xuân Diệu cho nên giữa tươi xanh thi sĩ đã nhìn thấy màu héo úa; giữa hiện tại đã thấp thoáng quá khứ, giữa sum họp dã có mầm mống chia li:Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sữa ?
Cảm nhận của Xuân Diệu về thời gian, không gian thật lạ Dường như cái chất vui tươi, trẻ trung của thiên nhiên không còn nữa: tháng năm rớm vị chia phôi, sông núi than thầm tiễn biệt, gió xinh hờn vì phải bay đi, chim đứt tiếng reo thi vì sợ độ phai tàn sắp sửa…
Thời gian được cảm nhận bằng khứu giác – mùi tháng năm, thời gian được hình dung là hương hoa – chẳng thế mà thi sĩ cứ muốn buộc gió lại, cho hương đừng bay đi Nhà thơ đã cảm nhận sự trôi chảy vô tình của thời gian bằng tất cả các giác quan Mỗi khoảnh khắc thời gian đang lìa bỏ hiện tại để trở thành quá khứ
Không thể buộc gió, không thể tắt nắng, cũng không thể níu kéo thời gian, thì chỉ có một cách thực tế nhất là chạy đua với thời gian, phải tranh thủ sống, vội vàng mà sống:
Trang 24Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Đó cũng là bi kịch của đời Dù cuộc đời đầy bi kịch nhưng khu vườn trần thế vẫn hết sức hấp dẫn đối với con người – nhất là những người đa cảm, đa tình như Xuân Diệu Cho nên thi sĩ càng hối hả, vội vàng tận hưởng khi Mùa chưa ngả chiều hôm (nghĩa là khi tiết xuân và tuổi trè vẫn còn đang độ)
Câu thơ não nuột, tuyệt vọng: Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa đã khép lại phần lí giải cho lẽ sống vội vàng của Xuân Diệu và mở ra phần biểu hiện của hành động vội vàng:
Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu;
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Đoạn thơ như là lời tình tự của thi sĩ với thiên nhiên, với sự sống bằng những cảm xúc và ham muốn mỗi lúc một si mê, cuồng nhiệt Chỉ có thế mới diễn tả hết được khát vọng sổng mãnh liệt của thi sĩ
Cảm hứng thơ như những đợt sóng đại dương mỗi lúc một dâng cao Sự kết hợp hài hòa đến mức tài tình giữa âm thanh, hình ảnh, từ ngữ trong đoạn thơ đặc tả sự cuồng nhiệt của tình yêucuộc sống Tình yêu ấy làm sống dậy vẻ tươi đẹp, đầy sinh khí của thiên nhiên Điệp ngữ ta muốn khẳng định khát khao cháy bỏng muốn ôm trọn cả vũ trụ trong vòng tay âu yếm muôn đời Mỗi lần điệp ngữ đó xuất hiện là lại đi liền với một động thái yêu đương, càng lúc càng mạnh mẽ, đếm say: ôm cả sự sống, riết mây đưa và gió lượn, say cánh bướm với tình yêu, thâutrong một cái hôn nhiều…
Khát khao gắn bó, yêu thương và giao hòa với thiên nhiên, với con người và cuộc sống thôi thúc nhà thơ, đẩy cảm xúc thơ lên tới tột đỉnh Thi sĩ muốn được thưởng thức đầy đủ, trọn vẹn tất cả vẻ đẹp của vườn đời đầy hoa thơm trái ngọt:
Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
Trang 25Ta thấy Xuân Diệu như con ong đã hút mật no nê, như một tình nhân dang tràn trề hạnh phúc Niềm khao khát vô biên được tận hưởng hạnh phúc đắm say bộc lộ qua những động từ quyết liệt, táo bạo, gây ấn tượng mạnh với người đọc.
Phải nói rằng cách thể hiện tâm trạng của Xuân Diệu trong bài thớ Vội vàng là rất mới, rất lạ, rất Xuân Diệu, xưa nay chưa từng có Cách dùng từ ngữ, hình ảnh thật táo bạo Táo bạo nhưngđặc sắc, tài tình bởi chỉ có thể nói bằng cách ấy mới bày tỏ hết sự nồng nàn say đắm của lòng yêu Bài thơ như lời giục giã yêu đương, lời kêu gọi tuổi trẻ hãy sống cho sôi nổi và mãnh liệt.Xuân Diệu yêu đời, tha thiết gắn bó với cuộc sống Thi sĩ đã hào hứng khẳng định: Sự sống chẳng bao giờ chán nản Ông thèm hưởng thụ và biết hưởng thụ mọi cái đẹp, cái vui của cuộc sống và qua thơ, ông dâng tặng những của cải tinh thần quý báu đó cho mọi người Nhà thơ giúp chúng ta khám phá ra chân giá trị của cuộc đời mà nếu sống hời hợt, nông nổi thì khó nhận ra được Sự sống trong thơ Xuân Điệu phong phú và đa dạng Đó là mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu; là thế giới muôn hình muôn vẻ, tràn đầy niềm vui và ánh sáng Chính vì thế, Xuân Diệu và thơ tình Xuân Diệu mãi mãi thuộc về tuổi trẻ – những con người sống để yêu thương
Trang 26Bài 7
Đề bài: Phân tích bài thơ tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến
Trung thu trăng sáng như gương Tết Trung thu là Tết của trẻ nhỏ, người lớn thường bày cỗ trông trăng và làm nhiều đổ chơi cho các em Ngày xưa, để khuyến khích con cháu chăm lo học hành, ông bà, cha mẹ hay tặng thứ đồ chơi đặc biệt là hình nộm ông tiến sĩ, gọi là ông tiến
sĩ giấy hay ông nghè tháng Tám Chỉ cần vài que tre, dăm ba miếng giấy màu là bàn tay khéo léo của nghệ nhân đã làm ra bộ dạng ông tiến sĩ ở thời điểm vinh quang nhất: lúc vinh quy bái tổ
Bài thơ Tiến sĩ giấy nằm trong phần thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến Nhưng trào phúng thường phải ngụ trữ tình mới hay Mọi người đều biết Tam Nguyên Yên Đổ cũng là một ông nghè nổi tiếng tài ba, thừa hiểu tiến sĩ giấy chỉ là thứ đồ chơi cho trẻ con, vậy mà sao còn làm thơ chế giễu?
Mở đầu bài thơ, Nguyễn Khuyến viết:
Cũng cờ, cúng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai!
Tác giả đang tả thực ông tiến sĩ giấy với đủ các thứ sang trọng vua ban cho ngày vinh quy như
cờ, biển, cân đai và cũng gọi là ông nghè Tại sao chỉ trong hai câu mà nhà thơ lại dùng một loạt bốn từ cũng? Đọc lên âm điệu giống như thể hiện thái độ ngạc nhiên trước một sự lạ Người đọc ngầm hiểu là trong đời có những ông tiến sĩ những ông nghè thật, xứng đáng với các thứ cờ, biển, cân đai đó, còn ông tiến sĩ này tuy cũng đầy đủ các thứ và cũng được người đời gọi bằng ông nghè nhưng chẳng có chút giá trị nào, vì đó chỉ là một ông nghè giả làm bằnggiấy Nghĩa đen là thế, còn nghĩa bóng là tuy cũng có đủ thứ quý giá thật đấy nhưng tài cán, đức hạnh chẳng ra gì Ngụ ý thâm thuý của Nguyễn Khuyến là vừa tả hình dáng ông tiến sĩ giấy, vừa gợi cho người đọc liên tưởng đến những kẻ tuy mang danh tiến sĩ, áo mũ xênh xang nhưng thật sự chẳng có một chút tài đức nào
Hai câu thực tiếp tục phát triển ý nghĩa ấy :
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Trang 27Với vài mảnh giấy xanh xanh, đỏ đỏ, người làm đồ chơi bồi bồi, dán dán thành hình một ông tiến sĩ giấy, mặt mày phết màu trắng rồi dùng màu son tô điểm cho đẹp Phần ấy là giả Còn thân giáp bảng (giáp bảng là bảng thứ nhất sơn vàng nên còn được gọi là bảng vàng), dùng để ghi danh những người đỗ đại khoa, từ tiến sĩ trở lên Văn khôi nghĩa là tài giỏi về văn chương Mặt văn khôi là cách gọi những tiến sĩ có tài xứng với học vị cao quý đó Làm nên thân giáp bảng và điểm rõ mặt văn khôi đâu phải chĩ cần mấy mảnh giấy và vài nét son mà thành Phải bao năm đèn sách, có khi suốt cả đời, lại phải là kẻ thông minh, tài cao, chí lớn, gặp thầy gặp bạn mới nên danh chứ đâu có dễ dàng gì Tuy vậy, ở đời không ít những vị tiến sĩ bằng xương bằng thịt, học hàm học vị hẳn hoi nhưng cũng chẳng khác gì loại tiến sĩ giấy Cái thân giáp bảng và mặt văn khôi chẳng qua cũng chỉ là kết quả của những mảnh giấy do chạy chọt bằng thế lực đồng tiền và những nét son vẽ vời bôi bác để che mắt thiên hạ Dù sao, cái thật và cái giả ở đây cũng vẫn còn lẫn lộn, chưa phân biệt rạch ròi! Cái giả chưa được tác giả đem ra phê phán.
Hai câu luận:
Tấm thân xiêm ảo sao mà nhẹ,
Cái giá khoa danh ấy mới hời.
Không còn lấp lửng, bóng gió nữa, từ miêu tả bên ngoài, nhà thơ đã đi vào đánh giá bên trong,vẫn nói vể ông tiến sĩ giấy như: tấm thân nhẹ, cái giá hời bởi làm bằng giấy và bán giá rẻ mạt nhưng ý tứ đã vượt ra ngoài hình hài người giấy mà chĩa thẳng vào các vị khoác trên mình xiêm áo ông nghè nhưng tài năng, đạo đức nhẹ tênh, suốt đời không làm nổi việc gì xứng đángvới danh vị cao quý ấy Vậy mà cũng vênh vang với Gái danh ông nghè, ông thám, thì quả là cái giá khoa danh ấy quá rẻ, quá hời, chĩ nhờ dịp may mà mua được Ý nghĩa trào lộng, châm biếm sâu cay của đoạn thơ đến đây đã thể hiện rất rõ
Như thế là không phải chỉ đến Tết Trung thu mới xuất hiện hàng loạt rrhững ông tiến sĩ giấy,
mà tiến sĩ giấy hằng ngày có mặt khắp nơi Trong đám quan lại của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kĩ XIX, thiếu chi thân giáp bảng, mặt văn khôi nhưng cũng chẳng hơn gì loại tiến sĩ giấy Lớp trước sợ giặc, hèn nhát đầu hàng Lớp sau dựa vào lí lẽ tùy thời, ra làm quan với triều đình bù nhìn, ngoan ngoãn chấp nhận kiếp làm tay sai cho thực dân Pháp Đến đây thì xiêm áo không chỉ nhẹ, khoa danh không chỉ hời mà đã thành dơ bẩn Cho nên tác giả mới kết thúc bài thơ bằng hai câu nhận xét thâm thuý:
Trang 28Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
sự tự chế giễu bản thân Bởi cụ cũng là một ông nghè đích thực, hơn nữa là Tam Nguyên Yên
Đổ nổi danh, nhưng trước tình cảnh tang thương của đất nước lúc bấy giờ, cũng đành thở dài ngậm ngùi, buông xuôi, bất lực
Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ là lời bình phẩm theo kiểu nâng nhân vật lên cao để rồi bật ra cái cười mỉa mai chua chát, đắng cay khi phải phơi bày sự thực là tiến sĩ thật hay tiến sĩ giấy giờ đây cũng đểu là thứ đồ chơi mà thôi! Nỗi đau tuy chưa chảy thành nước mắt nhưng
cứ rưng rức ở trong lòng nhà thơ
Bài thơ Tiến sĩ giấy mới đọc qua tưởng chỉ ià một bài thơ vịnh vật đơn thuần nhưng suy ngẫm
kĩ, ta sẽ thấy nó hàm ẩn chất trào phúng trữ tình sâu thẳm, thật đáng trân trọng
Trang 29Bài 8
Đề bài: Viết bài văn nghị luận bàn về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác trên cơ
sở truyện cổ Tấm Cám.
Truyện cổ Việt Nam là một kho tàng phong phú chứa đựng những bài học nhân sinh cần thiết
và bổ ích cho cuộc sống của con người Dường như tổ tiên chúng ta luôn luôn có chủ ý gửi gắm vào trong mỗi câu chuyện một bài học nào đó về đạo đức hay về cách sống Tấm Cám là một truyện cổ thần kì đặc sắc, nói về cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cáiác
Cuộc sống xung quanh ta là một thế giới đa dạng và phức tạp! Ở đó, cái thiện và cái ác, cái cao cả và thấp hèn cùng tồn tại, nhiều khi cái ác lấn lướt cái thiện Nhưng tại sao con người vẫn sống, vẫn hi vọng và chan chứa niềm tin ở tương lai? Câu trả lời nằm ở một chân lí bất diệt, một bài học đạo đức không đơn thuần là lí thuyết sách vở Đó là sự chiến thắng tất yếu của cái thiện
Cái thiện là những phẩm chất, hành vị tốt, ý định tốt, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của con người và vì con người Còn cái ác là cái xấu, cái tàn bạo của những kẻ thích gây đau khổ, tai hoa, thích cướp đoạt thành quả lao động của người khác để hưởng sung sướng cho riêng mình.Hai phạm trù đạo đức này tuy đối lập nhưng tồn tại song song trong đời sống xã hội Bao giờ cũng vậy, trong cuộc đấu tranh muôn đời giữa cái thiện và cái ác, con người luôn mơ ước, tin tưởng vào cái thiện và cái đẹp nhất định sẽ chiến thắng
Những biểu hiện của cái thiện và cái ác trong cuộc sống rất dễ nhận thấy Ví dụ như một học sinh muốn đạt được kết quả học tập tốt thì phải chăm học; một gia đình muốn có cuộc sống khá giả thì phải chăm làm… Đó là người thiện, việc thiện Bọn người có trái tim vô cảm trước nỗi đau của đồng bào bị thiên tai bão lụt; bọn người có chức có quyền tham ô lãng phí tài sản của nhân dân, đất nước; bọn giết người cướp của; bọn lười biếng không chịu lao động mà muốn hưởng sung sướng, đó là kẻ ác, việc ác
Nếu chúng ta rộng lòng giúp đỡ những kẻ lười biếng không chịu lao động hoặc bao che cho những học sinh lười học thì vô tình đã tiếp tay cho cái xấu, cái ác Chính vì vậy, cuộc đấu tranh giữa cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu là cuộc đấu tranh vô cùng gay go diễn ra hằng ngày, hằng giờ
Trang 30Tuy nhiên, không có chiến thắng nào là dễ dàng và đơn giản Chiến thắng của cái thiện cũng vậy Trong thực tế, có khi cái thiện là những lực lượng nhỏ bé những người dân hiền lành nhân hậu, thấp cổ bé họng như con sâu, cái kiến giữa cuộc đời Trong khi đó cái ác thường có thế lực mạnh mẽ, xảo quyệt và đầy mưu mô hiểm độc Trong những thời điểm và hoàn cảnh nhất định, cái thiện tạm thời bị cái ác lấn lướt và tưởng chừng thất bại, nhưng với tinh thần đấutranh mạnh mẽ, cuối cùng cái thiện cũng chiến thắng Đây chính là ước mơ, khát vọng công lí của người lao động từ xưa tới nay.
Bài học về sự chiến thắng của cái thiện được đúc rút và kiểm nghiệm trong thực tiễn đời sống của nhân dân Nó hòa quyện với những ước mơ, khát vọng của người dân lao động để rồi thăng hoa trong những câu chuyện cổ, mà có lẽ Tấm Cám là một minh chứng đầy thuyết phục cho ước nguyện trên của người xưa
Truyện Tấm Cám gồm nhiều nhân vật, chia làm hai hạng người: tốt và xấu, hay thiện và ác Tấm tiêu biểu cho người tốt, người thiện Cám và mụ dì ghẻ đại diện cho kẻ xấu, kẻ ác Người tốt thì siêng năng, hiền lành, thật bụng tin người, luôn mong được sống hạnh phúc Kẻ xấu thì lười biếng, dối trá, tham lam, ganh ghét, tàn ác, hại người, chỉ cốt cho riêng mình được sung sướng Kẻ xấu tìm mọi cách để làm hại người tốt Người tốt chẳng cam chịu một bề mà cố sứcvươn lên, chống lại và cuối cùng chiến thắng Như vậy là ước mơ công bằng, ước mơ hạnh phúc của nhân dân đã được thực hiện
Xét ở tầng ý nghĩa sâu hơn thì mẹ con Cám đại diện cho tầng lớp áp bức bóc lột trong xã hội, còn Tấm là người bị áp bức Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám thực chất là mâu thuẫn giữangười lao động và kẻ bóc lột, giữa thật thà và gian trá, giữa thiện và ác Người bị áp bức phải chịu muôn vàn khốn khổ, nhưng nếu kiên trì đấu tranh thì sẽ chiến thắng và được sống hạnh phúc Còn kẻ áp bức bóc lột nhất định phải bị trừng phạt đích đáng Quy luật của công lí nhân dân thời xưa là vậy
Phần một của truyện kể về thân phận bất hạnh và con đường đến với hạnh phúc của Tấm, cô gái mồ côi mẹ từ khi còn bé Cha lấy vợ kế sinh được một đứa em gái đặt tên là Cám Sau đó mấy năm thì cha cũng mất, Tấm ở với dì ghẻ và bị dì ghẻ đày đọa May được Bụt giúp nên Tấm đỡ khổ
Trang 31Quan hệ dì ghẻ con chồng chia người trong nhà thành hai hạng Mẹ con Cám là hạng người ápbức, Tấm là hạng người bị áp bức Chuyện trong gia đình nhưng chính là chuyện phổ biến trong xã hội đầy bất công thuở ấy.
Tấm phải ở chung với hai mẹ con mụ dì ghẻ độc ác luôn nhăm nhe làm hại mình Vũ khí và sức mạnh của cô lúc này chỉ là sự hiền lành, vị tha, cả tin và những giọt nước mắt đớn đau, hờn tủi Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám cũng chính là cuộc đối đầu dai dẳng giữa cái thiện với cái ác Vì đố kị, ghen ghét nên mẹ con Cám đã đày đọa Tấm bằng rất nhiều thủ đoạn tàn ác
Đầu tiên là việc dì ghẻ bảo Tấm và Cám đi bắt tép và hứa ai bắt được nhiều, dì sẽ thưởng cho cái yếm đỏ Tấm bắt được nhiều, Cám bắt được ít Mâu thuẫn xuất hiện bắt đầu từ người siêngnăng và đứa lười biếng Nhưng không chỉ có vậy Thói thường, đứa lười nhác thường xấu bụng, dối trá, ranh ma Cho nên Cám mới giả vờ thương chị, bảo chị xuống sông gội đầu cho sạch tóc Kì thực, Cám lừa Tấm để trút hết giỏ tép của Tấm vào giỏ mình, rồi mang về trước Tuy truyện không kể nhưng chắc chắn Cám được mẹ khen và cái yếm đỏ nếu có thật sẽ thuộc
về phần nó Tất nhiên là Tấm sẽ bị mụ dì ghẻ mắng mỏ, đánh đập Đứa lười nhác cướp công của người chăm làm Kẻ vất vả chẳng được hưởng gì, kẻ không làm lại được hưởng tất cả Số phận người lao động trong xã hội bóc lột thường là như vậy
Còn cái yếm đỏ, tại sao mụ dì ghẻ lại hứa cho Tấm và Cám phần thưởng đó? Bỗng dưng mụ tốt bụng chăng? Chẳng phải vậy mà mụ biết rằng con gái mới lớn thường coi cái yếm, nhất là yếm đỏ như một thứ trang sức kín đáo làm tôn thêm vẻ đẹp của người thiếu nữ Tâm lí ấy cũng
có ở Tấm, cho nên mụ dì ghẻ dùng chiếc yếm đỏ như một miếng mồi nhử để khai thác sức lao động của Tấm Quả nhiên, tép bắt được nhiều và mụ được hưởng tất cả mà chẳng phải mất choTấm chút gì Như thế là mụ đã mắc tội lừa phỉnh đối với người lao động
Trong gia đình, Tấm có ai là bạn đâu? Cám là em cùng cha khác mẹ nhưng nó chỉ chực hại chị Cái câu: Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng thoạt nghe
có vẻ yêu thương nhưng hóa ra là lời cạm bẫy Tấm bị Cám lừa lấy hết tép, may mà còn sót con bống nhỏ Bụt bảo Tấm nuôi bống là giúp cho Tấm có một người bạn Bống là bạn riêng của Tấm Bống lặn dưới giếng để không ai thấy và chỉ hiện lên với Tấm mà thôi Ngày ngày, Tấm giấu cơm trong thùng gánh nước để nuôi bống Câu hát Tấm dành riêng cho bống thân thương, ngọt ngào biết mấy: Bống bống, bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn
Trang 32cơm hẩm cháo hoa nhà người Cơm nhà ta lấy gì mà thành cơm vàng cơm bạc, mà khác với cơm hẩm cháo hoa nhà người nêu không có thêm tình thương yêu? Nghe lời hát ấy, bống nổi lên ngay, đón lấy tình thương của Tấm và Tấm gửi tình thương vào bống Cô gái côi cút lủi thủi một mình nay đã có một người bạn nhỏ để chia sẻ nỗi niềm cho đỡ tủi thân.
Cám và mụ dì ghẻ không để Tấm yên Tội ác thường không biết dừng Thế là mẹ con Cám lập mưu hại bống Dì ghẻ ra lệnh cho Tấm nhưng nghe vẫn như lời khuyên nhủ ngọt ngào: Con ơi con! Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu Lừa Tấm
đi xa để ở nhà mẹ con Cám dễ dàng thi hành kế ác Chúng bắt bống ăn thịt Con bống bé xíu,
mẹ con chúng ăn chưa đủ bữa cơm, nhưng đối với Tấm, bống là niềm an ủi, là người bạn thân thiết Mẹ con Cám giết bống khác gì giết nửa người Tấm Chúng không chỉ bóc lột sức lao động mà còn muốn hại Tấm cả về mặt tinh thần Tội ác của chúng ngày càng lớn Cục máu đỏ tươi nổi trên mặt nước chính là lời nguyền rủa đối với tội ác ấy
Mọi đau khổ của Tấm đều bắt nguồn từ mẹ con Cám Mâu thuẫn giữa Tấm với dì ghẻ thực chất là mâu thuẫn thiện – ác Cái ác hiện hình qua các hành động tàn nhẫn của hai mẹ con Cám: lừa gạt lấy mất giỏ tép để tước đoạt ước mơ của Tấm là có được cái yếm đào; lén lút giếtchết cá bống, người bạn bé nhỏ của Tấm Tấm cô đơn nên chỉ biết khóc mỗi khi bị ức hiếp Tiếng khóc tội nghiệp đó gây xúc động mọi trái tim nhân hậu
Trong xã hội người bóc lột người thì những đau khổ của kẻ mồ côi là có thực và phổ biến, còn hạnh phúc mà họ được hưởng thường rất hiếm hoi, phần lớn chỉ là mơ ước Nhưng phản ánh
mơ ước về hạnh phúc cũng là cách thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, hi vọng ở tương lai và tin vào lẽ công bằng của nhân dân lao động
Chính vì thế, cái thiện càng bị o ép, áp bức, cái ác càng lộng hành, tác oai tác quái thì càng thể hiện mâu thuẫn gay gắt không thể dung hoà giữa hai phía, tạo không khí căng thẳng buộc phải thay đổi thời thế
Con đường đến với hạnh phúc của nhân vật thiện là xu hướng giải quyết mâu thuẫn đặc biệt trong truyện cổ tích Để giải quyết mâu thuẫn đó, con đường đến với hạnh phúc của Tấm không thể thiếu sự tham gia của những yếu tố kì ảo hay lực lượng thần kì, sản phẩm do trí tưởng tượng của con người sáng tạo nên mà cụ thể trong truyện này là Bụt
Trang 33Mở đầu phần hai là cảnh nhà vua mở hội Hội là dịp vui của dân chúng Đến hội, người ta sống với cuộc sống khác ngày thường Các thứ ràng buộc, nề nếp khắt khe như được giãn ra, cuộc sống thoải mái hơn, hồn nhiên, ý vị hơn Có thành ngữ vui như hội là vậy Trong một năm, dễ mấy lần có hội cho nên đi hội là niềm vui lớn, là ước mong tha thiết của mọi người.Biết vậy nên mụ dì ghẻ tìm cách ngăn cản không cho Tấm đi Mụ trộn thóc vào gạo, bắt Tấm lựa xong mới được đi là cố tình chèn ép, đày đọa Tấm không muốn cho cô có một chút niềm vui nào Không còn lừa phỉnh như lần đầu, cũng chẳng cần lén lút như lần thứ hai, sự độc ác giờ đây đã trở nên trắng trợn.
Nhưng Tấm không hề đơn độc, cô luôn được giúp đỡ trong cơn hoạn nạn Lúc bị Cám lừa lấy hết tép, Tấm chỉ còn con bống là bạn tâm tình, là nguồn an ủi Bống bị hai mẹ con mụ dì ghẻ
ăn thịt, may nhờ lòng tốt của con gà nên Tấm tìm được nắm xương bống đem chôn vào bốn chân giường, không hiểu để làm gì nhưng còn niềm hi vọng Lần này thì sự bất ngờ to lớn đã đến với Tấm: đàn chim sẻ nhặt thóc giùm là bất ngờ; quần áo đẹp, hài thêu, ngựa cưỡi càng bất ngờ; được vua rước kiệu về cung là tột đỉnh bất ngờ Thật ra, người xưa khi đặt chuyện đã
có chủ ý hẳn hoi Tấm bị khốn khó trong thân phận con mồ côi, trong thân phận bị áp bức, bóclột; nhưng trước sau Tấm vẫn là người lao động giỏi giang, chịu thương chịu khó, hiền lành, tốt bụng, cho nên nhân dân muốn Tấm được hưởng hạnh phúc cao nhất Sự đền bù đối với Tấm lần này cũng cao hơn hẳn Bụt đã giúp Tấm Tấm không những được đi trẩy hội với quần
áo đẹp, hài thêu, ngựa cưỡi, khiến mẹ con Cám nhìn thấy phải chết ghen, chết tức mà Tấm cònđược vua chọn làm hoàng hậu
Mẹ con Cám chịu sao nổi cảnh ấy? Chúng quyết hại Tấm để giành cho được địa vị hoàng hậu cao sang Bốn lần chúng giết Tấm: khi hái cau ngày giỗ cha, lúc Tấm đã biến thành chim VàngAnh, lúc Tấm biến thành hai cây xoan đào rồi khung cửi Giết Tấm lần thứ nhất là để giành lấyngôi hoàng hậu Giết Tấm những lần sau là để giữ vững ngôi sang ấy Nhưng mỗi lần gây tội
ác Cám không khỏi run sợ và ngày càng run sợ Lần nào nó cũng về mách mẹ và lại được mụ
ta bày đặt tất cả Tội ác không dừng, tội ác cũng không có giới hạn Muốn gịữ quyền lợi của mình, bọn bóc lột không chùn tay trước thủ đoạn nào, kể cả giết người, truy sát kiếp này, kiếp khác, không dứt
Đối lại thái độ của Tấm cũng không còn nhẫn nhịn như giai đoạn trước mà là thái độ phản kháng quyết liệt để giành và giữ hạnh phúc cho mình
Trang 34Trước kia, khi gặp khốn khó, Tấm hoàn toàn bị động trước đau khổ, chỉ biết ôm mặt khóc hu
hu, chờ có Bụt hiện lên cứu giúp Tiếng khóc ấm ức ấy chứng tỏ cô ý thức được nỗi khổ của mình Đó là thái độ phản kháng đẩu tiên Nay ý thức đấu tranh chống lại cái ác càng về sau càng quyết liệt, không khoan nhượng Tấm đã tự mình xử trí Cô Tấm hiền lành, lương thiện vừa ngã xuống, một cô Tấm mạnh mẽ và quyết liệt sống dậy, trở về với cuộc đời để đòi hạnh phúc Tấm không chịu khuất phục Sau mỗi lần bị giết, Tấm sống lại dưới một hình hài khác Sau mỗi lần hóa thân, cô trưởng thành hơn và nung nấu ý thức tiêu diệt cái ác Cô không còn nhẫn nhục và dễ dàng dung tha tội ác như trước nữa
Tấm hoá thành chim Vàng Anh, báo hiệu cho nhà vua biết sự có mặt của mình Chim Vàng Anh bị giết chết, Tấm lại hóa thành hai cây xoan đào Hai cây xoan đào bị mẹ con nhà Cám chặt làm khung cửi rồi khung cửi bị đốt thành tro, Tấm hóa ra cây thị, quả thị để trở về với đời… Cái thiện không chịu chết một cách oan ức trong im lặng mà đã vùng dậy, còn cái ác cũng tìm mọi cách tiêu diệt cái thiện Những lần chết đi, sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa cái thiện với cái ác Đồng thời, nó thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện
Khi là chim Vàng Anh, khi là cây xoan đào bị chặt đóng thành khung cửi, mấy lần Tấm cảnh cáo con em thất đức bằng những lời chẳng nhẹ nhàng chút nào: Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt
ra Thái độ của Tấm từ phẫn nộ đã biến thành căm thù trước hành vi cố tình chiếm đoạt quyển lợi, không ngừng gây tội ác của mẹ con Cám
Kiên trì đấu tranh như vậy nên Tấm đã giành được thắng lợi cuối cùng Tấm gặp lại vua trong hoàn cảnh hết sức giản dị: tại hàng nước của một bà lão nghèo Thú vị hơn, vợ chồng nàng gặplại nhau nhờ miếng trầu tình duyên truyền thống, miếng trầu têm cánh phượng từ bàn tay khéoléo, dịu dàng của Tấm Vua cho rước Tấm về cung, hạnh phúc qua bao nhiêu sóng gió nay trở lại trọn vẹn với Tấm
Nhưng cuộc đấu tranh vẫn chưa chấm dứt Sau bao lần hoá thân chiến đấu chống kẻ thù, Tấm trở lại với cuộc đời Dường như Tấm hiểu rằng không thể có hạnh phúc trọn vẹn nếu cái ác còn tồn tại Cám và mụ dì ghẻ vẫn còn đó, thắng lợi của Tấm chưa được coi là trọn vẹn Cái chết dữ dội của Cám đã đặt dấu chấm hết cho một cuộc chiến kéo dài và phần thắng thuộc về
Trang 35Tấm, thuộc về cái thiện sau tất cả những cam go, cay đắng nhiều lúc tưởng chừng không vượt qua nổi.
Quan điểm dân gian là Ác giả ác báo, cho nên mới có chuyện con Cám chết bỏng, mụ dì ghẻ chết tươi Nhân dân ta vẫn cho rằng kẻ gây tội ác thì phải gặp ác, phải bị trừng trị một cách đích đáng Như vậy trên đời mới có công lí, mới bù lại bao nhiêu đau khổ, oan ức mà người lao động bị bóc lột phải chịu đựng đời này sang đời khác Thực tế cuộc sống thời xưa chưa có công lí ấy nên nhân dân vẫn ước mơ mãi mãi Mẹ con Cám đã chết, ước mơ ấy được thực hiện
và mọi người nghe chuyện đều thỏa lòng
Truyện Tấm Cảm trước tiên là câu chuyện trong khuôn khổ của một gia đình, do những mối lợi mà dì ghẻ, con chồng thường xung đột với nhau Dân gian phản ánh tình trạng đó bằng câu
ca dao:Mấy đời bánh đúc có xương, Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng Tuy vậy, truyện còn có ý nghĩa sâu xa hơn, mở rộng đến phạm vi xã hội Đó là sự xung đột giữa cái tốt với cái xấu, cái thiện với cái ác, hay nói khác đi là giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột Kẻ xấu, kẻ ác,
kẻ bóc lột nắm quyền hành trong tay, tha hồ làm mưa làm gió, tác oai tác quái Người lương thiện, người bị bóc lột luôn bị đoạ đày trong đau khổ nhưng cũng không ngừng đấu tranh, có khi đấu tranh dữ dội để giành thắng lợi cuối cùng
Truyện Tấm Cám thể hiện ước mơ công lí, ước mơ hạnh phúc Trong cuộc đấu tranh gay go vất vả, Tấm luôn được Bụt giúp đỡ, đền bù và Tấm đã thành hoàng hậu Thời xưa, vua được coi là người sung sướng nhất (sướng như vua), cho nên được làm vợ vua là hạnh phúc cao nhất Trái lại, bọn xấu, bọn ác, bọn bóc lột nhất định phải đền tội và đền tội thật đích đáng Do
đó, đối với nhân dân, truyện Tấm Cám có một ý nghĩa thật tốt đẹp Nó là niềm an ủi, là nguồn
hi vọng và tin tưởng Nó giáo dục thái độ yêu ghét rõ ràng, dứt khoát: yêu cái tốt, yêu người lao động chân chính, ghét cái xấu, ghét kẻ bóc lột, ăn bám, tàn ác
Sự hóa thân để trở về với cuộc đời của Tấm phản ánh mơ ước về công bằng xã hội: Người lương thiện không thể chết oan mà phải được hưởng hạnh phúc, còn kẻ ác nhất định bị trừng phạt Đồng thời thể hiện quan niệm hết sức thực tế về hạnh phúc của người lao động Họ không tìm hạnh phúc ở cõi nào khác, mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ngay ở cõi đời này.Kết thúc có hậu là biểu hiện tập trung của ước mơ Nhân vật thiện cuối cùng đã được hưởng hạnh phúc như những gì mà trí tưởng tượng lãng mạn của nhân dân có thể hình dung được
Trang 36Cô Tấm nghèo hèn, bị ức hiếp, bị giết chết, cuối cùng đã gặp lại nhà vua, trở về cung làm hoàng hậu Kết thúc đó cũng thể hiện mơ ước đổi đời của những người lao động nghèo Đó là bức tranh về một xã hội lí tưởng có “vua sáng, tôi hiền” Trong xã hội mơ ước đó, họ có thể từ địa vị bần cùng bước lên địa vị tối cao.
Hẳn có người sẽ đặt câu hỏi: Tại sao những người nhỏ bé, nghèo khổ như cô Tấm lại chiến thắng được những cái xấu, cái ác để giành lấy hạnh phúc cho mình? Đúng, cái thiện đã chiến thắng bởi nó tuy nhỏ bé nhưng không đơn độc trong cuộc chiến chống cái xấu và cái ác Những lúc gặp khó khăn hay đau khổ, Tấm đều được Bụt giúp đỡ vượt qua Tấm phải nhặt thóc trộn lẫn gạo ư? Đã có đàn chim sẻ được Bụt sai xuống nhặt hộ Tấm muốn có quần áo đẹp đi xem hội ư? Bụt bảo hãy đào bốn cái lọ chôn dưới chân giường… Bụt chính là ước mơ của nhân dân lao động, là sự cứu giúp cần thiết và kịp thời để Tấm đi đến thắng lợi cuối cùng Bụt là kết tinh của tình yêu, niềm tin và sức mạnh mà nhân dân gửi gắm Tấm xứng đáng đượcnhận sự cưu mang kì diệu đó bởi cô là hiện thân của cái thiện và cái đẹp Chiến thắng của Tấm, của cái thiện cũng chính là chiến thắng của niềm tin, ước mơ của người dân lao động saulũy tre làng
Suy cho cùng, chiến thắng của cái thiện là tất yếu bởi cái thiện là lẽ phải, là chính nghĩa, là kết tinh những giá trị đẹp đẽ nhất Chiến thắng của cái thiện là chân lí của cuộc sống Không chỉ ở Tấm Cám, bài học đạo đức về sự chiến thắng của cái thiện còn được vinh danh ở rất nhiều truyện cổ khác Chàng Thạch Sanh nghèo khổ nhưng trung thực và tài ba cuối cùng lấy được công chúa và lên làm vua (Thạch Sanh) Anh Khoai hiền lành, chăm chỉ kết duyên cùng con gái phú ông (Cây tre trăm đốt) Sọ Dừa sánh duyên cùng cô út (Sọ Dừa) Những kết thúc có hậu đó đã ca ngợi chiến thắng rực rỡ của cái thiện Có thể cuộc đời thực không như cổ tích bởicòn nhiều người ở hiền mà vẫn chưa gặp lành, cái thiện vẫn bị đe doạ và cái ác nhiều khi lại là
kẻ mạnh, nhưng đó chỉ là biểu hiện nhất thời Cái xấu và cái ác sẽ vẫn tồn tại song hành cùng cái thiện, song bài học về sự chiến thắng của cái thiện sẽ vẫn giữ nguyên giá trị không chỉ cho hôm qua mà hôm nay và mãi mãi về sau
Lứa tuổi học sinh chúng ta thường phải đối mặt với những điều sai, việc xấu Cần phải làm gì
để vượt qua được những điều đó? Chúng ta hãy tự tìm cho mình một con đường thích hợp Nên nhớ rằng không ai mang hạnh phúc đến cho ta mà chính chúng ta phải đi tìm hạnh phúc
Trang 37Cuộc sống hối hả, gấp gáp của xã hội hiện đại khiến con người nhiều khi rơi vào sự âu lo, hoàinghi, dẫn đến suy giảm niềm tin Hãy quay về với những truyện cổ như Tấm Cám để làm sốnglại niềm tin về sự chiến thắng của cái thiện Chân lí đó vẫn đúng ngay cả trong thời điểm xã hội phân hóa mạnh mẽ và phức tạp Chúng ta hãy dũng cảm cùng nhau đấu tranh để bảo vệ cáithiện, làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Tấm Cám là thiên cổ tích được phổ biến sâu rộng trong dân gian bởi nó đặc sắc và rất hấp dẫn,tiêu biểu cho tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan yêu đời và niềm khát khao vươn tới cái đẹpcùng điều thiện của nhân dân lao động
Trang 38nó khiến người nghe tiếp thu dễ dàng Ngoài ra, cách so sánh cường điệu cũng làm tăng sức thuyết phục của nội dung.
Trong câu tục ngữ trên có hai khái niệm là nhịn và lành Nhịn là đức tính nhẫn nại, nhún nhường, luôn giữ hòa khí trong giao tiếp, ứng xử Lành là kết quả tốt đẹp, thỏa đáng, đúng nhưmong muốn Bằng cách so sánh cường điệu: một điều với chín điều, câu tục ngữ nhấn mạnh hiệu quả mà con người đạt được khi biết giữ thái độ nhường nhịn, ôn hòa trong cuộc sống.Tại sao một điều nhịn lại bằng chín điều lành? Xưa nay, cuộc sống bao giờ cũng đa dạng và phức tạp Con người không sống đơn lẻ mà sống trong cộng đồng, tập thể, với rất nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau Cuộc sống luôn vận động đi lên là động lực lôi cuốn con người, mà con người lại là chủ thể của cuộc sống nên cần phải đấu tranh để sinh tồn và phát triển Muốn vậy, con người phải đoàn kết, hợp tác với nhau, cần xác định được mâu thuẫn nào là cơ bản, làchủ yếu, để tìm ra cách giải quyết tốt nhất, tránh rạn vỡ, tổn thất Như vậy, nhịn vừa là cách sống, phẩm chất sống, vừa là phương pháp ứng xử quan trọng ở đời
Vậy đối tượng nhịn là những ai và cần nhịn như thế nào? Có nhiều tình huống, nhiều mối quan
hệ đa dạng đang diễn ra hằng ngày mà chúng ta là người trong cuộc Trước hết là trong tình cảm vợ chồng – mối quan hệ gắn bó keo sơn kể từ khi hẹn hò thề thốt cho đến khi đầu bạc răng long Bản chất cuộc sống là luôn luôn mâu thuẫn bởi nó vừa thống nhất, vừa đối lập cho nên chuyện xích mích là thường tình, tự nhiên Nhưng khi vợ chồng không đồng quan điểm thìchúng ta nên ứng xử theo phương châm: Chồng giận thì vợ bớt lời, Cơm sôi nhỏ lửa chẳng đờinào khê Khi chồng say rượu to tiếng thì vợ nên nói năng nhẹ nhàng hoặc im lặng Khi vợ cáu
Trang 39gắt, kêu ca việc nhà việc cửa thì chồng nên an ủi, động viên để không khí gia đình trở lại ấm êm.
Mở rộng ra ngoài xã hội, mỗi người đều có những mối quan hệ với bạn bè đồng nghiệp, đồng chí, với người cao tuổi, cấp lãnh đạo v.v… Bạn bè không cho ta tiền bạc, vật chất mà cho ta lời khuyên nhủ, sự chia sẻ… Giàu vì bạn là vậy Nhờ bạn bè, ta có thể vượt lên trong những hoàn cảnh khó khăn, trắc trở Đồng nghiệp là những người cùng hội cùng thuyền Chúng ta nên lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp và luôn giữ thái độ hòa nhã khi đối thoại, tránh đối đầu
để tăng cường sức mạnh tập thể nhằm thực hiện mục đích và lí tưởng chung
Sử sách còn lưu truyền giai thoại về hai vị anh hùng dân tộc thời Trần là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Thái sư Trần Quang Khải Vốn có hiềm khích về quyền lợi trong dòng tộc,nhưng Trần Hưng Đạo đã vì vận mệnh của đất nước mà khéo léo giãi bày tâm sự với Trần Quang Khải, ông đã đích thân ân cần múc nước tắm cho Thái sư để bày tỏ thành tâm thiện ý của mình Hai vị danh tướng đã biết đặt cái chung lên trên cái riêng, cùng chỉ huy quân dân nhà Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên – Mông!
Nguyễn Trãi sau khi giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, lập nên nghiệp lớn, đã dốc hết tài đức phò vua xây dựng đất nước Nhưng khi triều đình của vua Lê Thái Tổ bị bọn gian thần, quyền thần thao túng, khuynh đảo thì Nguyễn Trãi đã lui về ở ẩn tại Côn Sơn để giữtrọn khí tiết và lòng trung hiếu với sơn hà, xã tắc
Còn đối với kẻ thù, chúng ta nên ứng xử như thế nào cho đúng? Đó là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải có thái độ mềm mỏng, khôn khéo, linh hoạt và sáng suốt Mối quan hệ với kẻ thù là mối quan hệ đối đầu, vì vậy trong đấu tranh chúng ta phải kiên quyết giữ vững lập trường, không khoan nhượng; nhưng về phương pháp đấu tranh thì tiến thoái, cương nhu uyển chuyển Khi quân địch mạnh hơn hẳn, chúng ta nên tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng
và làm cho kẻ địch chủ quan; đôi khi, phải nhẫn nhục, cam chịu để giữ gìn bí mật và tìm cách đối phó Ngày xưa, các thế hệ tiền bối thường có cách ứng xử khôn ngoan với kẻ thù phương Bắc để giữ tình giao hảo, tránh họa binh đao, xây dựng nền hòa bình lâu dài cho đất nước
Ở thời đại ngày nay, sự hội nhập toàn cầu và nền kinh tế thị trường muôn màu muôn vẻ nhiều khi gây nên những áp lực lớn làm cho con người dễ bị ức chế, bức xúc Thái độ bàng quan, vô cảm của quan chức; thói quan liêu, hách dịch của lãnh đạo dễ gây ra những phản ứng tức thời, thậm chí dẫn đến xung đột đáng tiếc Những lúc đó đòi hỏi chúng ta phải biết bình tĩnh kiềm
Trang 40chế, không nên có thái độ, hành động tỏ ra đối đầu bởi nó sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường Giữa nhịp điệu sống dồn dập, hối hả, con người càng phải biết trở về với văn hóa truyền thống, cần học tập những giá trị tinh thần quý báu được gửi gắm trong kho tàng thành ngữ, tụcngữ Câu tục ngữ: Một điều nhịn, chín điều lành ngắn gọn mà hàm súc Đó là triết lí sống, là phương châm ứng xử khôn ngoan không chỉ cho mỗi người mà còn vận dụng cho cả cộng đồng dân tộc Nó không những nhắc nhở về cách ứng xử tế nhị mà còn dạy chúng ta phương pháp đấu tranh khôn khéo và có hiệu quả nhất để đạt được mục đích của mình.