Sử dụng tư liệu thu được từ hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên để biên soạn bài tập dùng vào dạy học phần lí luận dạy học sinh học ( phần đại cương)

9 531 1
Sử dụng tư liệu thu được từ hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên để biên soạn bài tập dùng vào dạy học phần lí luận dạy học sinh học ( phần đại cương)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỬ DỤNG TƯ LIỆU THU ĐƯỢC TỪ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN ĐỂ BIÊN SOẠN BÀI TẬP DÙNG VÀO DẠY HỌC PHẦN LÍ LUẬN DẠY HỌC SINH HỌC (PHẦN ĐẠI CƢƠNG) An Biên Thùy 1 Tư liệu thu được từ hoạt động thực tập sư phạm (TTSP) rất đa dạng: Tư liệu ở dạng bài viết (bài soạn của giáo viên, giáo sinh; phiếu nhận xét giờ dạy; phiếu nhận xét kết quả TTSP; công trình nghiên cứu khoa học về TTSP của sinh viên…) và tư liệu băng hình (băng ghi âm bài giảng, băng ghi hình giờ dạy). Biên soạn được hệ thống bài tập từ những nguồn tư liệu này và sử dụng nó như là phương tiện trong giảng dạy học phần Lí luận dạy học Sinh học (phần đại cương) sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy và học đại học, gắn liền kiến thức lí luận với thực tiễn dạy học ở phổ thông. 1. Đặt vấn đề Ở Việt Nam, việc dạy học các môn lí luận ở các trường đại học, cao đẳng còn mang nặng tính hàn lâm dẫn tới tình trạng sinh viên chủ yếu có kiến thức lý thuyết, kĩ năng thực hành vận dụng vào thực tế rất hạn chế. Có nhiều cách khác nhau để giải quyết mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức lý luận và khả năng ứng dụng vào thực tiễn, Sử dụng hệ thống bài tập được biên soạn từ chính nguồn tư liệu TTSP của sinh viên khóa trước để giảng dạy, rèn luyện cho sinh viên khóa sau, theo chúng tôi, là một biện pháp hiệu quả, vì những lí do sau đây: - Lưu giữ, khai thác được nguồn tư liệu từ quá trình TTSP của sinh viên. - Sinh viên được “cọ xát” với những tình huống giảng dạy thực tế ở phổ thông khi đang ngồi trên ghế giảng đường thông qua giải các bài tập tình huống. - Kích thích được hứng thú học tập của sinh viên bằng các bài tập chứa đựng những “ẩn số” mà khi hoàn thành chúng, sinh viên được cung cấp một liều lượng kiến thức nhất định, rèn luyện được một số kĩ năng dạy học cần thiết. - Thực hiện đổi mới phương pháp dạy - học; tránh lối truyền thụ kiến thức một chiều, kích thích sự năng động, sáng tạo ở sinh viên. Trên thực tế, tư liệu thu được từ quá trình TTSP của sinh viên chưa được giảng viên giảng dạy các môn lý thuyết quan tâm thu thập, khai thác và sử dụng có hiệu quả. Dưới đây, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các bước biên soạn bài tập dựa trên nguồn tư liệu TTSP của sinh viên và sử dụng bài tập đó để tổ chức dạy học học phần Lí luận dạy học Sinh học (phần đại cương). 2. Biên soạn và sử dụng hệ thống bài tập từ nguồn tư liệu TTSP của sinh viên trong dạy học học phần Lí luận dạy học Sinh học (phần đại cƣơng) 2.1. Một số khái niệm 1 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Thực tập sư phạm là khoảng thời gian nhất định sinh viên xuống các trường THPT, THCS rèn luyện các kĩ năng nghề nghiệp cần thiết chuẩn bị cho kết thúc khoá học và sẵn sàng cho lao động nghề nghiệp trong tương lai. Tùy từng trường sư phạm, quá trình thực tập có thể chia thành một hoặc hai giai đoạn. Trong thời gian thực tập, sinh viên được tập dượt trên hai lĩnh vực là giảng dạy và làm công tác giáo viên chủ nhiệm. Bài báo này chỉ đề cập đến dạng bài tập được kết cấu dựa trên nguồn tư liệu thuộc lĩnh vực thứ nhất. Tư liệu thu được từ các đợt TTSP là lượng thông tin thu được từ nhiều nguồn khác nhau và bằng nhiều cách khác nhau, có thể từ bài giảng trên lớp của giáo viên và sinh viên; bài soạn, phiếu nhận xét dự giờ của sinh viên , nhằm giúp giáo viên hướng dẫn và giảng viên đánh giá được năng lực sư phạm của sinh viên. Đối với giờ dạy trên lớp có thể dùng máy ghi hình thu lại trực tiếp toàn bộ tiến trình bài giảng. Đối với phiếu đánh giá giờ dạy và bài soạn có thể thu lại sau khi sinh viên thực hiện giờ dạy và rút kinh nghiệm. Có thể phân loại tư liệu thành hai dạng: tư liệu ở dạng bài viết và tư liệu dạng băng hình. - Tư liệu ở dạng bài viết bao gồm bài soạn của giáo viên, giáo sinh; phiếu nhận xét dự giờ; phiếu nhận xét kết quả thực tập Trong bài soạn phải thể hiện được tất cả các khâu soạn bài. Bài soạn giúp đánh giá việc chuẩn bị bài giảng của giáo viên và sinh viên. Phiếu nhận xét dự giờ giúp xem xét đánh giá việc thể hiện bài giảng của giáo viên hướng dẫn và giáo sinh thực tập. Trong phiếu nhận xét ghi rõ tiến trình dạy học, những ưu - nhược điểm của người dạy, nội dung cần sửa chữa bổ sung, cách thức tổ chức hoạt động dạy học, những góp ý xây dựng của người dự giờ. Phiếu nhận xét kết quả thực tập sư phạm (phần giảng dạy) cung cấp cái nhìn khái quát về toàn bộ quá trình giảng dạy của một giáo sinh thực tập. - Tư liệu dạng băng hình: Băng ghi âm bài giảng, băng ghi hình giờ dạy, phim giáo khoa, phim khoa học về động vật, thực vật, vi sinh vật, các loại tư liệu mạng, phim flash Bài tập được biên soạn từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, có thể dựa vào sách giáo khoa, tư liệu truyền hình, phim giáo khoa, từ phỏng vấn trực tiếp người dạy hay những người dự giờ Trong tất cả các tư liệu đó thì tư liệu ghi hình một giờ dạy có ý nghĩa hơn cả, thông qua nguồn tư liệu này bản chất bài tập tình huống được bộc lộ chân thực, không gò ép, vì đó là những tình huống phát sinh hết sức tự nhiên từ chính hoạt động thực tập của sinh viên. Biên soạn bài tập theo cách đó sẽ giúp sinh viên sau khi giải quyết chúng tiếp nhận được một liều lượng kiến thức lí luận dạy học cụ thể và rèn luyện được một số kĩ năng dạy học nhất định. Như vậy có thể hiểu: Bài tập được biên soạn từ tư liệu TTSP của sinh viên là những nhiệm vụ nhận thức mà giảng viên sáng tạo ra trên cơ sở xử lí, kết cấu lại những tình huống trong giờ lên lớp và sự chuẩn bị trước khi lên lớp của giáo sinh TTSP. Khi giải quyết nhiệm vụ nhận thức này, sinh viên đang học học phần Lí luận dạy học Sinh học sẽ có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm và bài học bổ ích. Bài tập được biên soạn dạng này có hai kiểu chính: - Kiểu 1: Bài tập được thiết kế dựa trên tiến trình ghi hình một giờ dạy của giáo viên hay sinh viên Bài tập được thiết kế dựa trên băng ghi hình giờ dạy của giáo viên, bao gồm các bài tập trên cơ sử xử lí một số tiết dạy tốt, các tiết dạy trước tổ bộ môn, tiết dạy thao giảng, tiết dạy mẫu trước giáo sinh thực tập Bài tập dạng này giúp cung cấp cho sinh viên kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên. Bài tập được thiết kế dựa trên băng ghi hình giờ dạy của sinh viên, bao gồm giờ giảng trong đợt thi nghiệp vụ sư phạm, giờ giảng tập của sinh viên trên đối tượng sinh viên, giờ giảng của giáo sinh trong đợt thực tập Bài tập dạng này giúp sinh viên có sự đánh giá, đối chiếu phương pháp dạy học của giáo sinh thực hiện với chính bản thân mình. Thông qua giải quyết bài tập, sinh viên vừa học tập được ý tưởng dạy học độc đáo, đồng thời tránh mắc phải những sai lầm khi tiến hành giảng dạy bài học cụ thể. - Kiểu 2: Bài tập được thiết dựa vào các mẫu giáo án soạn của sinh viên trước khi tiến hành giờ dạy trên lớp. Khi giải quyết những bài tập này, sinh viên phần nào hiểu rõ trình tự các bước thực hiện một bài soạn, thực hiện một bài soạn sao cho sáng tạo. 2.2. Quy trình biên soạn bài tập Hình 1. Quy trình biên soạn bài tập từ tư liệu TTSP của sinh viên Bƣớc 1: Xác định mục tiêu môn Lí luận dạy học Sinh học (phần đại cương) Mục tiêu chung của học phần này được định hướng rất rõ ràng như sau: + Trang bị cho sinh viên những kiến thức về: Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của lí luận dạy học Sinh học, nội dung, nhiệm vụ, phương pháp dạy học đặc thù, hình thức tổ chức dạy học Sinh học. + Hình thành kĩ năng dạy học cơ bản ở sinh viên: Phân tích mục tiêu, xác định mục tiêu, phương tiện và phương pháp dạy học, thiết kế bài dạy, lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp. Xác định mục tiêu môn Lí luận dạy học Sinh học Thu thập tư liệu Chọn lọc, sắp xếp, chỉnh sửa tư liệu Soạn bài tập Định dạng tư liệu Tuỳ từng nội dung cụ thể của từng chương xác định mục tiêu cụ thể và chi tiết (sẽ trình bày chi tiết ở phần biên soạn bài tập cụ thể). Bƣớc 2: Định dạng tư liệu Mặc dù có nhiều cơ sở để phân loại và chọn lựa dạng bài tập, song để tiện cho giảng viên sử dụng và giảng dạy bài tập có hiệu quả, việc xem xét, lựa chọn bài tập nào là hợp lí phải dựa vào mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học từng chương, từng bài cụ thể và dựa vào nguồn gốc tư liệu. Bƣớc 3: Thu thập tư liệu Đối với tư liệu dạng bài viết: Tiến hành dự giờ tiết dạy của sinh viên. Sau tiết dạy thu và photo bài soạn của sinh viên. Giáo án sau khi được phân loại theo từng khối lớp, từng bài theo phân phối chương trình lại được chia nhỏ thành từng dạng như: giáo án từng bài cụ thể ứng với quá trình ghi hình, giáo án bất kì trong quá trình tập giảng. Những tư liệu dạng này rất thích hợp với thiết kế bài tập cho chương VI Các hình thức dạy học Sinh học ở trường phổ thông; Sau khi rút kinh nghiệm giờ dạy, thu và photo phiếu dự giờ. Phiếu dự giờ, với những nhận xét, góp ý cụ thể, sẽ cung cấp tư liệu trực tiếp cho việc thiết kế bài tập tình huống dạy hầu hết các chương IV, chương V, chương VI. Đối với tư liệu băng hình: Tiến hành ghi hình các tiết giảng của sinh viên. Để không làm ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh và tâm lí của giáo sinh, cần đặt máy quay ở góc lớp học, máy quay được giữ cố định đảm bảo ghi trọn vẹn bài giảng. Băng hình được thu có thể là dạng ghi hình các tiết dạy học khác nhau với các phương pháp khác nhau (phương pháp dùng lời, phương pháp hỏi đáp, phương pháp trực quan ), sử dụng các phương tiện dạy học khác nhau (bảng đen phấn trắng, phương pháp trình chiếu ứng dụng công nghệ thông tin); có thể là đoạn băng hình ghi lại những hiện tượng lệch pha, lệch chuẩn, thể hiện rõ rệt sự vênh lệch giữa lí luận và thực tiễn dạy học ở trường phổ thông. Những băng hình này sau khi thu được ghi sang đĩa VCD hay chuyển trực tiếp vào máy tính để tiện thao tác. Giảng viên phải xem nhiều lần để nhìn nhận, phân tích bài giảng trên nhiều khía cạnh khác nhau, có thể là những mâu thuẫn trong tiết dạy nhưng cũng có thể đó là những ưu điểm của người dạy để nhằm “bật ra” các yêu cầu hợp lí cho bài tập. Bƣớc 4: Chọn lọc, sắp xếp, chỉnh sửa tư liệu Tư liệu phải được chọn lọc kĩ càng, có những tư liệu thu được nhưng không được dùng nhiều, có những tư liệu ngắn (đoạn băng hình) lại có giá trị sử dụng cao. Ứng với từng dạng tư liệu, cần có cách thức xử lí riêng nhằm thu được hiệu quả sử dụng cao nhất. Tư liệu dạng bài viết: Giáo án của giáo viên, sinh viên được sắp xếp, chọn lọc có thể trùng với tư liệu băng hình hiện có. Trong giáo án phải rất quan tâm đến các phần của bài soạn như cách thức trình bày mục tiêu bài học, xác định nội dung trọng tâm, xác định phương pháp dạy học, cách thức đặt câu hỏi của giáo viên trong bài soạn, cách thức củng cố bài soạn, hình thức giáo viên tổ chức cho học sinh bằng các hoạt động Có giáo án của giáo sinh còn bộc lộ nhiều thiếu sót. Tất cả những ưu điểm, nhược điểm này được đánh dấu và sắp xếp chi tiết cho dễ quản lý. Tư liệu dạng băng hình: Tất cả băng hình này đều quay ở địa điểm lớp học, chất lượng hình ảnh, âm thanh đôi khi chưa được tốt do có nhiều tạp âm, nhưng lại rất trung thực khi phản ánh được thực trạng dạy và học ở lớp học. Khi xem băng hình, tùy vào nội dung của băng và mục tiêu cần thiết, khi thấy xuất hiện những tình huống tốt có thể trích dẫn những đoạn ngắn hay những đoạn dài đôi khi là cả một tiết học. Những đoạn băng hình này được chỉnh sửa thêm, có thể dừng hình để xem một chi tiết, tắt phần âm thanh, có thể lồng tiếng cho đoạn băng để tránh tạp âm Việc chỉnh sửa cũng phải thoả mãn yêu cầu là không được tự ý thay đổi nội dung trong băng hình. Công việc cắt xén, chỉnh sửa tạo các video clip dựa trên phần mềm làm phim với nhiều phiên bản khác nhau, giảng viên tự lựa chọn cho mình phiên bản đơn giản, phù hợp nhất để làm việc. Bƣớc 5: Gia công tư liệu để thiết kế bài tập Khi đã có “ngân hàng” tư liệu, cần gia công tư liệu thành bài tập, nghĩa là thành đối tượng hành động của sinh viên, muốn vậy việc gia công sư phạm phải theo các định hướng sau: Phân tích nội dung tư liệu theo khả năng có thể tạo ra các tình huống lí luận dạy học khác nhau. Việc phân tích này làm bộc lộ khả năng thiết kế các bài tập, mã hoá được nội dung cần phải tổ chức cho sinh viên tìm tòi. Từ khả năng mã hoá nội dung đó, căn cứ vào bài giảng để chọn các tình huống để thiết kế bài tập sao cho khi giải bài tập đó, sinh viên lĩnh hội được nội dung lí luận dạy học Sinh học (LLDHSH) mà mục tiêu đã xác định. Thiết kế bài tập bằng ngôn ngữ thích hợp. Như vậy, từ “ngân hàng” tư liệu có thể thiết kế nhiều bài tập để tổ hợp theo các cách khác nhau tương ứng với các mục tiêu bài giảng khác nhau. Ví dụ bài tập về lựa chọn phương pháp dạy học, bài tập về sử dụng phương tiện dạy học, bài tập về đặt và sử dụng câu hỏi, bài tập về cách thức soạn giáo án, bài tập về xác định mục tiêu bài học, bài tập về kiểm tra bài cũ Để có “ngân hàng” tư liệu đa dạng, phong phú qua đó tạo được nhiều loại bài tập khác nhau để mã hoá nhiều nội dung LLDHSH thì khi thu thập tư liệu phải lựa chọn sao cho ở đó có nhiều “pha hành động” tác nghiệp của sinh viên. Vì mục đích này nhiều khi phải tạo ra kịch bản giờ dạy để cung cấp nhiều “pha hành động” trong khi quay, chụp hình. Ví dụ biên soạn một bài tập thuộc chủ đề 4 Phƣơng pháp hỏi đáp (Chƣơng IV: Phƣơng pháp dạy học Sinh học ở trƣờng phổ thông). Bƣớc 1: Xác định mục tiêu. Sau khi học chủ đề này sinh viên có thể: - Hiểu rõ vai trò của sách giáo khoa (SGK) và tài liệu tham khảo đối với giáo viên và học sinh. - Tổ chức được các dạng hoạt động của học sinh với SGK trong khâu nghiên cứu tài liệu mới. - Vận dụng được các biện pháp tổ chức dạy học trong từng trường hợp cụ thể. - Rèn luyện kĩ năng sơ đồ hoá kiến thức, khai thác kiến thức từ sơ đồ, hướng dẫn học sinh trả lời lệnh trong SGK, lập bảng, điền từ vào bảng. Bƣớc 2, 3, 4: Định dạng tư liệu, xác định tình huống sư phạm. Đoạn video clip giáo viên dạy phần II Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật, Bài 34 Sinh trưởng ở thực vật - Sinh học 11 - giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi tốt. Bƣớc 5: Soạn các bài tập, câu hỏi 1. Hình 34.3 trang 129 SGK Sinh học 11 NC có tác dụng dạy phần kiến thức nào? 2. Quan sát đoạn băng sau, nhận xét cách phân tích hình 34.3 của giáo viên để làm sáng tỏ các giai đoạn trong sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của cây? 3. Để học sinh tự rút ra kiến thức về sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của cây hai lá mầm, giáo viên nên chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt như thế nào giúp học sinh làm việc độc lập với SGK? 2.3. Quy trình sử dụng bài tập vào dạy học Lí luận dạy học Sinh học (phần đại cƣơng) Bƣớc 1: Giới thiệu mục tiêu bài học hay chủ đề Giảng viên cung cấp mục tiêu cụ thể của cả chương hay mục tiêu của chủ đề. Bƣớc 2: Yêu cầu sinh viên nghiên cứu giáo trình ở những phần tƣơng ứng với nội dung và mục tiêu Bƣớc 3: Giảng viên chiếu video clip đoạn bài giảng hoặc cung cấp cho sinh viên bài viết. Sinh viên theo dõi phim, nghiên cứu bài viết của sinh viên khác Đối với dạng bài tập đòi hỏi quan sát phim, phải có câu hỏi dẫn dắt xác định yêu cầu quan sát như: Hãy quan sát đoạn băng sau đây, hãy chú ý cách đặt câu hỏi của giáo viên, hãy chú ý cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên, hãy chú ý cách thức lập sơ đồ của giáo viên, hãy chú ý cách thức trình bày bảng của giáo viên , sau đó mới chiếu đoạn phim và nêu câu hỏi.  Đối với dạng bài tập có lời nhận định, nhận xét bài giảng của giáo viên hay các giáo sinh đánh giá bài dạy, có thể sử dụng phương pháp trình chiếu cho sinh viên dễ quan sát hoặc sử dụng bản photo phiếu yêu cầu phát cho mỗi sinh viên.  Đối với dạng bài tập có sử dụng bài soạn của sinh viên, có thể trình chiếu toàn bộ bài soạn hay chỉ một phần giáo án tuỳ theo yêu cầu và phạm vi của bài tập. Tuỳ vào nội dung bài tập, các đoạn phim có thể được phát một hay nhiều lần, có thể phát tiếng hay tắt phần âm thanh. Nếu có điều kiện về thời gian, giảng viên có thể sử dụng phần mềm biên tập âm thanh lồng tiếng phần yêu cầu của câu hỏi của bài tập. Bƣớc 4: Thảo luận nội dung phim, bài viết qua thông tin thu đƣợc từ bƣớc 3 Giảng viên linh hoạt chia lớp học thành các nhóm nhỏ, định hướng quá trình thảo luận bằng câu hỏi của bài tập, uốn nắn cuộc thảo luận đi đúng hướng, tránh sa đà vào những hướng không trọng tâm, khuyến khích sinh viên bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình. Sau khi thảo luận, giảng viên là trọng tài giúp các nhóm sinh viên tự đánh giá câu trả lời của các nhóm. Cuối cùng giảng viên là người gạn lọc những câu trả lời hay, đồng thời cũng nêu lên ý kiến quan điểm của bản thân cho sinh viên tham khảo Bƣớc 5: Giảng viên ra bài tập, sinh viên giải bài tập cá nhân hoặc theo nhóm Chính những kết luận về bài tập sẽ là nguồn hình thành những kiến thức lí luận mới cho sinh viên. Ngoài ra, để củng cố thêm kiến thức lí luận, giảng viên có thể thể cung cấp thêm bài tập giúp sinh viên khắc sâu lý thuyết và hình thành một vài kĩ năng dạy học cần thiết. Bài tập củng cố này có hay không tuỳ thuộc vào mục tiêu của bài học, thời gian dạy học cũng như năng lực của sinh viên. Bước 4 và bước 5 có điểm khác nhau là: Ở bước 4, sinh viên thảo luận chưa được định hướng cụ thể, chỉ để nhận ra tư liệu đó nói về điều gì. Trên cơ sở các thông tin và diễn biến của bài giảng, sinh viên đưa ra các nhận xét, ý kiến ban đầu kết hợp với những hiểu biết qua nghiên cứu giáo trình. Ở bước 5, việc thảo luận, nghiên cứu được định hướng theo các bài tập cụ thể và tìm lời giải cụ thể cho các bài tập đó cũng đồng nghĩa với việc lĩnh hội được kiến thức, rèn luyện được kĩ năng cụ thể. Bước 5 Hoạt động của GV Hoạt động của SV Giới thiệu mục tiêu bài học/chủđề Tiếp nhận mục tiêu bài học Theo dõi, nghiên cứu bài viết của sinh viên khác Yêu cầu thảo luận (theo nhóm/cả lớp) Thảo luận nội dung phim, bài viết qua thông tin thu được từ bước 3 Bước 1 Bước 2 Bước 3 Kết quả thực hiện bài tập, hình thành kiến thức mới Bước 4 Giáo viên ra bài tập Sinh viên giải bài tập cá nhân/theo nhóm Yêu cầu sinh viên nghiên cứu giáo trình ở những phần tương ứng nội dung và mục tiêu Nghiên cứu giáo trình Chiếu video clip hoặc cung cấp cho sinh viên tư liệu là bài viết Hình 2. Quy trình sử dụng bài tập trong dạy học phần LLDHSH (phần đại cương) 3. Kết luận Sử dụng bài tập được biên soạn từ tư liệu TTSP của sinh viên để tổ chức dạy học phần LLDHSH, theo chúng tôi, đây là phương pháp khả thi và mang lại kết quả tốt. Tuy vậy, thực tế dạy học rất phong phú, để có thể thiết kế được các dạng bài tập để dạy tất cả các chương của giáo trình LLDHSH, người giảng viên phải không ngừng làm phong phú thêm kho tư liệu của mình. Mặt khác, từ nguồn tư liệu và bài tập này, giảng viên có thể sử dụng rất tốt để giảng dạy các học phần Phương pháp giảng dạy Sinh học 10, 11,12 và hướng dẫn rèn nghề cho sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, Lí luận dạy học Sinh học - Phần đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003. 2. Phan Đức Duy, Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho sinh viên kỹ năng dạy học Sinh học, Luận án Tiến sỹ Giáo dục, ĐHSP Hà Nội, 1999. 3. Phạm Minh Hạc, “Về đổi mới phương pháp dạy - học ở đại học và cao đẳng”, Tạp chí Giáo dục, (55), tr.12 – 13, 2003. 4. Bùi Huy Ngọc, Nguyễn Đăng Khoa, “Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng các băng hình trong dạy học”, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, (11), tr.24 – 25, 1998. 5. Văn Thị Thanh Nhung, Sử dụng băng hình và tài liệu hướng dẫn để hình thành cho sinh viên kỹ năng dạy học Kỹ thuật chăn nuôi ở trường THPT, Luận văn Thạc sỹ khoa học Giáo dục, ĐHSP Hà Nội, 2007. 6. Nguyễn Cảnh Toàn, Học và dạy cách học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004. 7. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như Hiền, Trần Văn Kiên, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh, Sinh học 11 nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007. USING THE MATERIAL COLLECTING FROM STUDENTS’ TEACHING PRACTICE COURSE TO COMPILE EXERCISES WHICH ARE APPLIED TO BIOLOGY – TEACHING METHODOLOGY (GENERAL KNOWLEDGE COURSE) An Bien Thuy Abstract The materials from students' teaching practice course such as handwrittings (teachers's lesson plans, trainees's lesson plans, students's feedback reports, trainees's teaching practice outcome feedback reports, researches or studies on teaching practice ), and visual materials, teaching aids such as lesson recorders, videos and lesson cameras are very various. The materials help lecturers compile lots of exercises and regard those exercises as a facility in Biology- teaching methodology (General Knowledge Course). They also play an important role in innovating teaching methods at universities which closely connect theory and practice in teaching. . SỬ DỤNG TƯ LIỆU THU ĐƯỢC TỪ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN ĐỂ BIÊN SOẠN BÀI TẬP DÙNG VÀO DẠY HỌC PHẦN LÍ LUẬN DẠY HỌC SINH HỌC (PHẦN ĐẠI CƢƠNG) An Biên Thùy 1 Tư liệu thu được. TTSP của sinh viên và sử dụng bài tập đó để tổ chức dạy học học phần Lí luận dạy học Sinh học (phần đại cương). 2. Biên soạn và sử dụng hệ thống bài tập từ nguồn tư liệu TTSP của sinh viên. liệu là bài viết Hình 2. Quy trình sử dụng bài tập trong dạy học phần LLDHSH (phần đại cương) 3. Kết luận Sử dụng bài tập được biên soạn từ tư liệu TTSP của sinh viên để tổ

Ngày đăng: 04/09/2015, 19:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan