1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006

73 640 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006 Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội giai đoạn 2002 2006

Trang 1

VYTHỊTHÚY VAN

NHÀ THUỐC T ư NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA

THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2002 - 2006

(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 2002 - 2007)

/

L

ị *

\

Người hướng dẫn : TS NGUYEN t h ị s o n g h à

Noi thực hiện : Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược

Trung tâm Y tế quận Đống Đa - Hà Nội Thòi gian thực hiện : Tháng 01-06/2007

HÀ NỘI - 2007

ụ m - ỹ

Trang 2

fâ/ừùi /trtừít //tà/t/t /i/ỉfífĩ lu ận Íà í fft//tỉ'ẻfỊý idt se/ễt ấàụ tó tóỉtạ

â /ê í tời I/Ĩi/ ắấe đeỉt Q& &íạưựê*i t&utạ &ĩà đ ă /nữ' tíê ịi /ỉftứ*ỉf/ dẩn lừ/ /ậỉt tìn/t fi/t/ /uíf>, ợỳ/ỉp đ ĩ tó / /friếì/i £i/tfúf /íítỉết ỉtàí/ Ợiỡi se/si ạ/í/ ftí/ f'fĩ /ếìỉ f'ứ//ỉ f/f/ e/uĩỉt f/ỉừf//ỉ ềtÂâí.

ĩTrì/eũềiạ aeừi ạ tỉỉtó c Gíạưạềềt Ể75Ế/ Q"Aấ/ ttần ự tù ỉ ede

f/iiĩự cẠ ẬẠ ềtỉiĩết Qfíứ/t /ự iĩÁ &/ff/ỉ ỉê /ùáXe fr//'r}’ /ỉỢ & ạ / <2)uMỉ

^ổà f?Zâ/ eảnt rfn eAâểi f/tíìỉi/t ỉù ftf' ợtáttạ ế/ự ụ n /u êt fỉtt/ỉỷ iậft £âm

đ ĩ/u ắtiêết f/ifffl tTfĩ fâ / /tffitft f/tà/iA £ỉ/ifúf íu ậ it ềiàự.

ẽ ể ỉtỉỉ £ ắ / 3e/*t e /tâ /i f/tà /fÁ eắ*n tờ i (ữtẩM câẠ Q X ùắe QXtf 2&ÔU

eùnạ ft)ừỉt ỉ/tê (SíUt ff/ani đứ£ fr//*ỉf/ /â ỉtt ự fr 'ọ/ỉ//ft ^ rỉ/tụ I^íạ, (/ỉrì /ỉ/ffĩft

ạu án lạ /tà/t/r ỉỉạ /tê ự tluiXe / / í ’ ạ i/ậ /i ^ d /iỢ &ÍỈ, Ĩ7rỉ f/ỉfểf//t i r a

f/tậft áẠ'//êu £#ờ*tạ ợtttí frỉft/t nạÂ/êếi etíứ

C7â/ seift /ràn /iW//ỹ eả/tt ớ’f/ /

^fjừ Wfĩỉ, ff(/ếi(/ /Ọ f//ứỉfự 3 /fíhf/ 2 0 0 7

A7*//f iủ êỉt

0 /t/ QYtỉíự <ZJâfi

Trang 3

PHẦN1: TỔNG QUAN 3

1.1 Tầm quan trọng của hành nghề dược tư nhân 3

1.1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đen Ehh vực nghiên cứu của đề tài 3 1.1.2 Đặc điểm của thuốc trong xã hội và đòi sống 3

1.1.3 Vị trí, vai trò của hành nghề dược tư nhân 4

1.2 Một vài nét về hoạt động HNDTN ở Việt Nam trong những năm gần đây 5

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển hệ thống HNDTN 5

1.2.2 Một số văn bản liên quan đến hành nghề dược tư nhân 6

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá màng lưới phân phối thuốc 8

1.2.4 Thực hành nhà thuốc tốt (GPP) 9

1.2.5 Vai trò của người dược sĩ trong hoạt động hành nghề dược tư nhân 17

1.2.6 Thực trạng về hoạt động của hệ thống NTTN trên địa bàn Hà Nội 19 1.2.7 Vài nét về hoạt động của hệ thống NTTN quận Đống Đa hiện nay 20

1.3 Một số đề tài nghiên cứu về lĩnh vực nhà thuốc tư trong những năm gần đây và hướng nghiên cứu mới của đề tà i 21

PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 24

2.1 Đối tượng nghiên cứu 24

2.2 Thòi gian nghiên cứu 24

2.3 Phương pháp nghiên cứu 24

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu 24

2.3.2 Phương pháp phân tích và trình bày số liệu: 25

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu: 25

2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu: 25

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN 26

3.1 Nghiên cứu sự phát triển của hệ thống nhà thuốc tư nhân tại quận Đống Đa 26 3.2 Nghiên cứu về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, sổ sách và tài liệu chuyên môn tại các nhà thuốc tư nhân 30

3.3 Nghiên cứu về việc đảm bảo chất lượng thuốc 35

3.3.1 Thuốc còn hạn dùng, có số đăng ký, không bị kém chất lượng về mặt cảm quan 35

Trang 4

3.4.1 Trình độ chuyên môn của người bán thuốc tại thời điểm thanh tra 40

3.4.2 Khảo sát việc hướng dẫn sử dụng thuốc cho khách hàng 41

3.5 Nghiên cứu, khảo sát việc thực hiện một số qui định của qui chê quản lý thuốc độc, hướng tâm thần, qui chế bán thuốc theo đơn của các NTTN: I 43

3.5.1 Qui định về dự trù thuốc độc, hướng tâm thần 43

3.5.2 Việc thực hiện ghi chép sổ theo dõi thuốc độc, sổ xuất nhập thuốc hướng tâm thẩn 44

3.5.3 Khảo sát việc thực hiện qui chế bán thuốc theo đơn 46

3.6 Nghiên cứu, khảo sát việc thực hiện các qui định về giá thuốc tại các NTTN 1 .47

3.7 Bàn luận 48

3.7.1 Về sự phát triển của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa48 3.7.2 Về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, sổ sách và tài liệu chuyên môn 49 3.7.3 Về việc đảm bảo chất lượng thuốc 51

3.7.4 Về việc hướng dẫn sử dụng thuốc của các nhà thuốc 53

3.7.5 Về việc thực hiện một số qui định của qui chế quản lý thuốc độc, hướng tâm thần, qui chế bán thuốc theo đơn của các NTTN: 54

3.7.6 Về việc thực hiện các qui định về giá thuốc tại các NTTN 56

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 57

4.1 Kết luận 57

4.1.1 Về sự phát triển của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa _ _ - — 57

4.1.2 Về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, sổ sách và tài liệu chuyên môn 57 4.1.3 Về việc đảm bảo chất lượng thuốc 58

4.1.4 Về việc hướng dẫn sử dụng thuốc của các nhà thuốc 58

4.1.5 Về việc thực hiện một số qui định của qui chế quản lý thuốc độc, hướng tâm thần, qui chế bán thuốc theo đơn của các NTTN: 59

4.1.6 Về việc thực hiện các qui định về giá thuốc tại các NTTN 59

4.2 Kỉến nghị 60

Trang 5

Bảng 3.1 SỐ lượng các loại hình bán thuốc quận Đống Đa 26

Bảng 3.2 Sự phát triển của NTTN ở quận Đống Đa (2002-2006) 27

Bảng 3.3 Sự phân bố của Nhà thuốc tư nhân theo 21 phường 28

Bảng 3.4 Biểu đồ thể hiện trung bình một điểm bán thuốc trong mỗi phường phục một số dân và diện tích (Năm 2006) 29

Bảng 3.5 Số lượng các nhà thuốc tư nhân được thanh tra 30

Bảng 3.6 Số các nhà thuốc vi phạm các quy định về biển hiệu, diện tích 30

Bảng 3.7 Số các nhà thuốc tư nhân vi phạm các quy định về trang thiết bị bảo quản thuốc 32

Bàng 3.8 Số các nhà thuốc tư nhân vi phạm quy đinh mặc áo blu và đeo thẻ 33

Bảng 3.9 Số các nhà thuốc tư nhân vi phạm các qui định về sổ sách, tài liệu chuyên m ôn 34

Bảng 3.10 Số nhà thuốc có thuốc kém chất lượng về mặt cảm quan, quá hạn dùng, không có số đăng ký 36

Bảng 3.11 Số lượng, tỷ lệ % thuốc còn hạn dùng 37

Bảng 3.12 Số lượng các nhà thuốc thực hiện chưa tốt các qui định về bảo quản 38

Bảng 3.13 Trình độ chuyên môn của người bán thuốc tại thời điểm thanh tra 40

Bảng 3.14 Các nội dung hướng dẫn người bệnh 42

Bảng 3.15 Việc thực hiện qui định dự trù thuốc độc thuốc hướng tâm thần của các NTTN 44

Bảng 3.16 Số các NTTN thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi thuốc độc, sổ xuất-nhập thuốc hướng tâm thần 45

Bảng 3.17 Số lượng nhà thuốc bán kháng sinh cho khách hàng không có đơn 46

Bảng 3.18 Việc niêm yết giá thuốc tại các NTTN 47

Bảng 3.19 Việc bán theo giá niêm yết tại các NTTN 48

Trang 6

Hình 3.1 Biểu đồ biểu diễn sự phát triển của NTTN ở quận Đống Đ a 27

Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện số các NTTN vi phạm các quy định về biển hiệu,

diện tích 31Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện số các nhà thuốc tư nhân vi phạm các quy định về

trang thiết bị bảo quản thuốc 32Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện số các nhà thuốc tư nhân vi phạm quy định mặc áo

blu và đeo th ẻ 33Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện sô nhà thuốc có thuốc kém chất lượng quá hạn

dùng, không có số đăng ký 36

Hình 3.6 Biểu đồ số lượng, tỷ lệ % thuốc còn hạn dùng 37

Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện số lượng các nhà thuốc chưa thực hiện tốt các qui

định về bảo quản 39Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện trình độ chuyên môn của người bán thuốc tại thời

điểm thanh tra 41Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện các nội dung hướng dẫn người bệnh 43Hình 3.10 Biểu đồ thể hiện việc ghi chép sổ theo dõi thuốc độc của các

NTTN 45Hình 3.11 Biểu đồ thể hiện việc niêm yết giá thuốc của các NTTN 47

Trang 8

ĐẶT VÂN ĐỂ

Sức khỏe là vốn quí nhất của con người và của toàn xã hội, là điều kiện

cơ bản để con người sống hạnh phúc, là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ Tổ Quốc Chăm sóc sức khỏe là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và chính quyền, các

tổ chức, đoàn thể nhưng trong đó ngành y tế giữ vai trò quan trọng Nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ y dược, năm 1993 pháp lệnh HNYDTN ra đcd, được u ỷ ban thường vụ Quốc hội bổ xung và sửa đổi vào ngày 25/02/2003, là một sự kiện quan trọng góp phần hoàn thiện và tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho HNYDTN phát triển

Cùng với hệ thống y tế nhà nước, hệ thống dược tư nhân đã phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện cho bác sĩ

và ngưòi bệnh lựa chọn thuốc được dễ dàng, thuận lợi, đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu thuốc cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân

Hà Nội, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước, là thành phố

đứng thứ hai về số cơ sở HNDTN và số người tham gia HNDTN Trong đó,

quận Đống Đa là một quận có số lượng nhà thuốc tư nhân cao nhất trong 14 quận huyện Trong những năm qua, các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa đã được quản lý và hoạt động theo pháp lệnh HNYDTN Tuy nhiên dưới tác động của kinh tế thị trường ngoài những mặt tích cực thì hoạt động của các nhà thuốc tư còn tồn tại nhiều vấn đề như: một số cơ sở không đảm bảo đúng diện tích thẩm định ban đầu, hành nghề không có giấy phép, vi phạm các qui chế chuyên môn: kinh doanh thuốc không đảm bảo chất lượng, vấn đề sử dụng thuốc không an toàn hợp lý, lạm dụng thuốc, gây ra những tác hại nghiêm trọng đối vói người bệnh Vì vậy lĩnh vực này cần phải được

Trang 9

quản lý chặt chẽ và hiệu quả, trong đó công tác thanh tra, kiểm tra đóng vai trò hết sức quan trọng.

Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thông nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa thành phố Hà Nội, giai đoạn 2002 - 2006” với các

mục tiêu:

1 Mô tả, khảo sát hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội giai đoạn 2002-2006

2 Đánh giá chất lượng hoạt động hành nghé dươc của hê thống nhà thuốc

tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, giai đoạn 2002-2006

Từ các kết quả nghiên cứu chúng tôi sẽ cổ những ý kiến đề xuất, kiến nghị / góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân quận Đống Đa nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung

Trang 10

PHẦN1: TỔNG QUAN

1.1 Tầm quan trọng của hành nghề dược tư nhân

1.1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của

đề tài

- Thuốc là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật hay sinh học được bào chế để dùng cho ngưòi nhằm: Phòng bệnh, chữa bệnh; phục hồi, điều chỉnh chức năng cơ thể; làm giảm triệu chứng bệnh; chẩn đoán bệnh; phục hồi hoặc nâng cao sức khỏe; làm mất cảm giác một bộ phận hay toàn thân; làm ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ; thay đổi hình dạng cơ thể [2]

- Hành nghề y dược tư nhân là việc cá nhân hoặc tổ chức đăng ký để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh, kinh doanh dược, vắc xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế theo qui định của pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân và các quy định khác của pháp luật có liên quan pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân [6],

- Nhà thuốc tư nhân là cơ sở bán lẻ thuốc trực tiếp cho người sử dụng, là một bộ phận trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu [5]

1.1.2 Đặc điểm của thuốc trong xã hội và đời sống

Thuốc là sản phẩm của trí tuệ con ngưòi từ hàng ngàn năm nay, trong những năm cuối thế kỷ 20, dược phẩm còn là kết tinh của những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và mang nhiều đặc trưng:

- Có hàm lượng chất xám cao và chất lượng tiên tiến

- Chi phí khổng lồ cho nghiên cứu và phát triển: Thời gian trung bình để phát minh và đưa vào sử dụng khoảng 10 năm, với chi phí khoảng 250 - 300 triệu USD Xác suất thành công khoảng từ 1:10.000 đến 1:1.000 Thuốc cần được thử lâm sàng trên khoảng 40.000 người

- Có giá trị kinh tế lớn, lợi nhuận cao và giá cả có xu hướng tăng do chi phí khổng lồ cho nghiên cứu Các loại thuốc mới xuất hiện lần đầu thường giá

Trang 11

rất đắt Các hãng dược phẩm do đã bỏ chi phí rất lớn, nên đã thu lợi nhuận siêu ngạch do độc quyền sở hữu công nghiệp nhằm thu hồi nhanh vốn và chi phí.

- Có ý nghĩa xã hội cao: Là một loại hàng hóa hết sức thiết yếu cho cuộc sống của người dân, trong một số hoàn cảnh sự thiếu hụt thuốc men có thể gây những mối quan tâm lo lắng trong nhân dân, đặc biệt có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chính trị - xã hội Chính phủ các nước đều quan tâm đến vấn đề bảo đảm thuốc cho dân và nhiều chính phủ đã xây dựng

và ban hành “ Chính sách quốc gia về thuốc ” của đất nước

- Thị trường thuốc có tính chất đặc biệt so vói các loại hàng hóa tiêu dùng khác Nhìn chung ngưòi có vai trò quyết định trong việc mua thuốc (thầy thuốc) không phải là người sử dụng thuốc (bệnh nhân); trong lúc đối với các loại hàng hóa tiêu dùng khác, người tiêu dùng tự quyết định về hàng hóa họcần mua Ở nhiều nước, người bệnh (người tiêu dùng thuốc) cũng không phải

là người trả tiền đối với thuốc họ sử dụng, mà là bảo hiểm y tế và ngân sách chi trả [3]

1.1.3 VỊ trí, vai trò của hành nghề dược tư nhân

Từ năm 1980, Việt Nam có nhiều thay đổi lớn, chuyển dần từ nền kinh

tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng ngày càng tăng Mạng lưới y tế nhà nước có nhiều hạn chế tỏ

ra không đáp ứng được Điều kiện của cán bộ y tế thiếu thốn, mức lương quá thấp không đảm bảo được nhu cầu đời sống tối thiểu Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới ngành y tế, vì vậy ngày 30/9/1993 Thường vụ quốc Hội khóa IX

đã chính thức hóa quyền hành nghề y tế tư nhân gọi là pháp lệnh HNYDTN

Kể từ đó đến nay các cơ sở dịch vụ này đã phát triển nhanh chóng trong phạm

vi cả nước và phát triển mạnh nhất ở các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng [8]

Trang 12

Trong quá trình phát triển của các loại hình dịch vụ này, nó đã đóng góp to lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, chia sẻ bớt gánh nặng quá tải trong các cơ sở y tế Nhà nước.

Hệ thống phân phối thuốc tư nhân đã góp phần tích cực vào việc cung ứng thuốc phòng và chữa bệnh, thuận tiện cho người bệnh trong việc mua thuốc, chấm dứt tình trạng khan hiếm thuốc trước đây [10] Hiện nay số lượng, chủng loại thuốc ngày càng đa dạng, phong phú, người thầy thuốc được lựa chọn thuốc, ngưòi dân cũng có thể mua thuốc để tự điều trị cho mình [10]

1.2 Một vài nét về hoạt động HNDTN ở Việt Nam trong những năm

gần đây

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển hệ thống HNDTN

Trước khi thực dân Pháp xâm lược, ở nước ta chỉ có các lương y chữa bệnh bằng bài thuốc gia truyền hoặc bắt mạch, kê đơn Trong những năm Pháp đô hộ thì hệ thống bán thuốc tây y dần dần được hình thành và phát triển Năm 1864, hiệu thuốc đầu tiên ở Việt Nam mở tại Sài Gòn do một dược

sĩ người Pháp làm chủ Sau khi có ban Dược thuộc trường Đại học Y Khoa Hà Nội, thực dân Pháp chỉ đào tạo khoảng 22 dược sĩ Đông Dương (tương đương dược sĩ trung cấp) và khoảng 36 dược sĩ hạng nhất (tương đương dược sĩ Đại học) trong đó có một số dược sĩ tình nguyện từ Pháp về Từ đó đã xuất hiện các hiệu thuốc tập trung ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Huế nhưng không nhiều, nguồn thuốc chủ yếu nhập từ Pháp về [9] Nhà thuốc tư nhân hay hiệu bào chế thuốc tây có tại Hà Nội vào năm 1886 do một bác sĩ người Pháp

- ông Julien Blanc làm chủ [8]

Vào những năm 1957 - 1958 ở miền bắc Việt Nam, khi cải cách công

thương nghiệp tư bản tư doanh thì ở Hà Nội có trên 20 NTTN, toàn miền Bắc

có trên 100 đại lý thuốc tây và sau khi thống nhất đất nước (năm 1975) ở miền Nam có khoảng 2200 NTTN Sau khi tiến hành cải tạo thì việc sản xuất và bán

Trang 13

thuốc tân dược do hệ thống Dược phẩm quốc doanh đảm nhiệm, tư nhân không được phép hành nghề [8].

Thời kỳ bao cấp, mạng lưói bán thuốc quốc doanh đã được phân bố rộng rãi trên các địa bàn cả nước Song, các hiệu thuốc quốc doanh do khả năng hạn chế về cung cầu nên số lượng và chủng loại thuốc nghèo nàn Trong khi thị trường tự do có nhiều loại thuốc hơn, từ các loại thuốc thông thường cho đến các loại thuốc đặc trị, số lượng cần bao nhiêu cũng có, kể cả các thuốc hiếm thậm chí cả các thuốc cấm nhưng chất lượng không đảm bảo và giá cả đắt [9]

Trước hiện trạng đó, nhất là sau Đại hội Đảng lần thứ VI đã chính thức định hướng nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản

lý của Nhà nước, theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, Nhà nước cho phép thành phần kinh tế tư nhân được kinh doanh thuốc [8],

Hệ thống phân phối thuốc tư đã góp phần tích cực vào việc cung ứng thuốc phòng và chữa bệnh, thuận tiện cho ngưòi bệnh trong việc mua thuốc, chấm dứt tình trạng khan hiếm thuốc trước đây [10]

1.2.2 Một số văn bản liên quan đến hành nghề dược tư nhân

Luật BVSK Nhân dân được ban hành ngày 11/7/1989 là cơ sở pháp lý cao nhất của ngành y tế về công tác chăm sóc và BVSK của Nhân dân Bộ luật ghi rõ: “ công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe, được phục vụ về chuyên môn y tế Bảo vệ sức khỏe là sự nghiệp của toàn dân”

Luật dược số 34/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 ban hành, Ngành dược có được một công cụ pháp lý cao nhất cho hoạt động của mình

Để xã hội hóa ngành y tế và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong đó có dịch vụ Dược, ngày 13/10/1993 Quốc hội ban hành Pháp lệnh HNYDTN làm cơ sở pháp lý cho sự ra đòi và phát triển các loại hình kinh doanh và dịch vụ Y Dược tư nhân

Trang 14

Để đảm bảo an toàn sức khỏe và tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, thống nhất quản lý và đưa HNYDTN vào hoạt động theo pháp luật, phù hợp với thực tế, đồng thời tạo ra một hành lang pháp

lý đồng bộ, rõ ràng, ổn định và thông thoáng trong kinh doanh Ngày 25/02/2003 Quốc hội ban hành pháp lệnh HNYDTN thay thế cho pháp lệnh của Quốc hội ban hành ngày 13/10/1993 và có hiệu lực từ ngày 01/06/2003 Pháp lệnh HNYDTN mới đã đơn giản hóa thủ tục hành chính, phân cấp rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hệ thống HNYDTN phát triển

Ngày 19/01/1994 Chính phủ ban hành Nghị định 06/CP để giải thích và

cụ thể hóa một số điều trong Pháp lệnh HNYDTN ban hành ngày 13/10/1993

Nghị định số 103/2003/NĐ-CP của chính phủ ngày 12/9/2003 quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh HNYDTN ban hành ngày 25/02/2003

Trong những năm gần đây, giá thuốc biến động do nhiều nguyên nhân, để bình ổn giá thuốc, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2004/NĐ-CP ngày 12/05/2004 quy định về quản lý giá thuốc phòng và chữa bệnh cho người

Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 06/04/2005 của Chính phủ quy định

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Về cơ bản ngành Dược đã có những chuyển biến rõ rệt, hoàn thành tốt nhiệm vụ hết sức nặng nề là cung ứng đủ thuốc cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân với chất lượng ngày càng cao Tuy nhiên, bước vào thòi kỳ đổi mới, rất nhiều vấn đề được đặt ra đối với ngành Dược và đòi hỏi được quan tâm Thủ tướng chính phủ ra Quyết định số 108/2002/QĐ-TTg, ngày 15/8/2002 về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dược giai đoạn đến năm 2010”

Thông tư 01/1998/TT - BYT ngày 21/1/1998 Hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh HNYDTN

Trang 15

Ngày 21/02/2000 Bộ Y tế ban hành Thông tư số 02/2000/TT- BYT để hướng dẫn kinh doanh thuốc phòng và chữa bệnh cho người, Thông tư số 01/2001/TT - BYT về việc xét cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dược phẩm.

Thông tư 01/2004/TT-BYT ngày 06/01/2004 hướng dẫn về HNYDTN.Thông tư 09/2004/TT-BYT ngày 14/09/2004 sửa đổi bổ sung một số điểm của thông tư 01/2004/TT- BYT

Các quy chế chuyên môn về dược (quy chế thuốc độc, nghiện, hướng thần, quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn ) cũng thường xuyên được bổ xung, sửa đổi là những công cụ đắc lực cho việc quản lý hành nghề dược tư nhân

Với các qui định pháp lý như trên, ngành Dược được xác định là ngành kinh doanh có điều kiện, yêu cầu hoạt động phải có chứng chỉ hành nghề kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá màng lưới phân phối thuốc

Mạng lưới phân phối thuốc được đánh giá theo số dân, diện tích phục

vụ, phạm vi của một điểm bán thuốc [1]

o Chỉ tiêu số dân một điểm bán thuốc phục vụ: p

Công thức:

P: Chỉ tiêu số dân bình quân cho một điểm bán (người)

N: Tổng số dân trong khu vực

M: Tổng số điểm bán trong khu vực

o Chỉ tiêu diện tích bình quân 1 điểm bán thuốc phục vụ

Trang 16

o Chỉ tiêu bán kính bình quân 1 điểm bán thuốc phục vụ

1.2.4.2 Nguyên tắc của thực hành nhà thuốc tốt

- Đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe của cộng đồng lên trên hết

- Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp cho ngưòi sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ

- Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản

- Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả [7]

1.2.4.3 Các tiêu chuẩn của thực hành nhà thuốc tốt

Trang 17

a) Nhân sự

- Người phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ phải có Chứng

chỉ hành nghề dược theo quy định hiện hành

- Cơ sở bán lẻ có nguồn nhân lực thích hợp (số lượng, bằng cấp, kinh nghiệm nghề nghiệp) để đáp ứng quy mô hoạt động

- Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc, quản lý chất lượng thuốc, pha chế thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có bằng cấp chuyên môn dược và có thòi gian thực hành nghề nghiệp phù hợp với công việc được giao

+ Có đủ sức khỏe, không đang bị mắc bệnh truyền nhiễm

+ Không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y, dược

b) Cơ sở vật chất, kỹ thuật cơ sở bán lẻ thuốc

* Xây dựng và thiết kế:

- Địa điểm cố định, riêng biệt, bố trí ở noi cao ráo, thoáng mát, an toàn,

cách xa nguồn ô nhiễm

- Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải dễ làm

vệ sinh, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt tròi

* Diện tích:

- Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m2, phải có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc vói Người bán lẻ

- Phải bố trí thêm diện tích cho những hoạt động khác như:

+ Phòng pha chế theo đơn nếu có tổ chức pha chế theo đơn

+ Phòng ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc,

để bán lẻ trực tiếp cho người bệnh

+ Nơi rửa tay cho người bán lẻ và người mua thuốc

Trang 18

+ Kho bảo quản thuốc riêng (nếu cần).

+ Phòng hoặc khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân và ghế cho người mua thuốc trong thòi gian chờ đợi

- Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng

cụ y tế thì phải có khu vực riêng, không bày bán cùng vói thuốc và không gây ảnh hưởng đến thuốc

- Nhà thuốc có pha chế theo đơn hoặc có phòng ra lẻ thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc

+ Phòng pha chế thuốc theo đơn hoặc ra lẻ thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp vói thuốc phải có trần chống bụi, nền và tường nhà bằng vật liệu

dễ vệ sinh lau rửa, khi cần thiết có thể thực hiện công việc tẩy trùng

+ Có chỗ rửa tay, rửa dụng cụ pha chế

+ Bố trí chỗ ngồi cho người mua thuốc ngoài khu vực phòng pha chế

* Thiết bị bảo quản thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc

- Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:

+ Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ

+ Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc

Có hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió

- Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°c, độ ẩm không vượt quá 75%

- Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp vói điều kiện bảo quản thuốc, bao gồm:

+ Trường hợp ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải dùng đồ bao gói kín khí, khuyên khích dùng các đồ bao gói cứng,

có nút kín để trẻ nhỏ không tiếp xúc trực tiếp được với thuốc Tốt nhất là dùng

Trang 19

nguyên đồ bao gói của nhà sản xuất Có thể sử dụng lại đồ bao gói sau khi đã được xử lý theo đũng quy trình xử lý bao bì.

+ Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các thuốc khác để làm túi đựng thuốc

+ Thuốc dùng ngoài/thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần cần được đóng trong bao bì dễ phân biệt

+ Thuốc pha chế theo đơn cần được đựng trong bao bì dược dụng để không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và dễ phân biệt với các sản phẩm không phải thuốc - như đồ uống/thức ăn/sản phẩm gia dụng

- Ghi nhãn thuốc:

+ Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của thuốc thì phải ghi rõ: tên thuốc, dạng bào chế, nồng độ, hàm lượng thuốc, trường hợp không có đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng

và cách dùng

+ Thuốc pha chế theo đơn: ngoài việc phải ghi đầy đủ các quy định trên phải ghi thêm ngày pha chế; ngày hết hạn; tên bệnh nhân; tên và địa chỉ

cơ sở pha chế thuốc; các cảnh báo an toàn cho trẻ em (nếu có)

- Nhà thuốc có pha chế thuốc theo đơn phải có hóa chất, các dụng cụ phục vụ cho pha chế, có thiết bị để tiệt trùng dụng cụ (tủ sấy, nồi hấp), bàn pha chế phải dễ vệ sinh, lau rửa

* Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc

- Có các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc, các quy chế dược hiện hành

để người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần

- Các hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc, bao gồm:+ Sổ sách hoặc máy tính để quản lý thuốc tồn trữ (bảo quản), theo dõi

số lô, hạn dùng của thuốc và các vấn đề khác có liên quan Khuyến khích các

cơ sở bán lẻ có hệ thống máy tính và phần mềm để quản lý các hoạt động và

lưu trữ các số liệu

Trang 20

+ HỒ sơ hoặc sổ sách lưu trữ các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân (bệnh nhân có đơn thuốc hoặc các trường hợp đặc biệt) đặt tại noi bảo đảm để có thể tra cứu kịp thời khi cần.

+ Sổ sách, hồ sơ và thường xuyên ghi chép hoạt động mua thuốc, bán thuốc, bảo quản thuốc đối vói thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất theo quy định của Quy chế quản lý thuốc gây nghiện và Quy chế quản lý thuốc hướng tâm thần, sổ pha chế thuốc trong trường hợp có tổ chức pha chế theo đơn

+ HỒ sơ, sổ sách lưu giữ ít nhất một năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng

- Xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dưới dạng văn bản cho tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp dụng, tối thiểu phải có các quy trình sau:

+ Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng

+ Quy trình bán thuốc theo đơn

+ Quy trình bán thuốc không kê đơn

+ Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng

+ Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi

+ Quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trường hợp có tổ chức pha chế theo đơn

+ Các quy trình khác có liên quan

c) Các hoạt động chả yếu của cơ sở bán lẻ thuốc:

* Mua thuốc

- Nguồn thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp

- Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình kinh doanh

- Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành (thuốc có số đăng ký hoặc thuốc chưa có số đăng ký được phép nhập khẩu theo nhu cầu điều trị) Thuốc mua về phải còn nguyên vẹn và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn

Trang 21

đúng quy định theo quy chế hiện hành Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ của thuốc mua về.

- Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lượng (bằng cảm quan, nhất là với các thuốc dễ có biến đổi chất lượng) và có kiểm soát trong suốt quá trình bảo quản

- Nhà thuốc phải có đủ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu dùng cho tuyến c trong Danh mục thiết yếu Việt Nam do sở Y tế địa phương quy định

* Bán thuốc

- Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc, bao gồm:

+ Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi liên quan đến bệnh, đến thuốc mà người mua yêu cầu

+ Người bán lẻ tư vấn cho ngưồi mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói Trường hợp không có đơn thuốc kèm theo, Người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay hoặc đánh máy, in gắn lên đồ bao gói

+ Ngưòi bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu thuốc bán ra về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc

- Các quy định về tư vấn cho người mua, bao gồm:

+ Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng

+ Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người

có chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn

+ Đối với người bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng thuốc, Người bán lẻ cần tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên khoa thích hợp hoặc bác sĩ điều trị

Trang 22

+ Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên bán thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng bệnh.

+ Đối với bệnh nhân nghèo, không đủ khả năng chi trả thì Người bán lẻ cần tư vấn lựa chọn loại thuốc có giá cả hợp lý, đảm bảo điều trị bệnh và giảm tới mức thấp nhất khả năng chi phí

+ Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại noi bán thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc, khuyến khích người mua coi thuốc là hàng hóa thông thường và khuyến khích người mua thuốc nhiều hơn cần thiết

- Bán thuốc theo đơn:

+ Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp người bán lẻ

có trình độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của Bộ Y tế về bán thuốc theo đơn

+ Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc Trường hợp phát hiện đơn thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, người bán lẻ phải thông báo lại cho người kê đơn biết

+ Người bán lẻ giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh

+ Người bán lẻ là dược sĩ đại học có quyền thay thế thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người mua

+ Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở người mua thực hiện đúng đơn thuốc

+ Sau khi bán thuốc gây nghiện, nhân viên nhà thuốc phải vào sổ, lưu đơn thuốc bản chính

Trang 23

* Bảo quản thuốc

- Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc

- Thuốc nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý

- Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản ở khu vực riêng có ghi rõ “Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo đơn Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn

* Yêu cầu đối vói người bán lẻ trong thực hành nghề nghiệp

- Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc:

+ Có thái độ hòa nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc, bệnh nhân.+ Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lòi khuyên đúng đắn về cách dùng thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tư vấn cần thiết nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả

+ Giữ bí mật các thông tin của người bệnh trong quá trình hành nghề như bệnh tật, các thông tin người bệnh yêu cầu

+ Trang phục áo blu trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghi rõ tên, chức danh

+ Thực hiện đúng các quy chế dược, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành nghề dược

+ Tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế

- Đối với người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ thuốc:

+ Phải thường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ sở, trong trường hợp vắng mặt phải ủy quyền cho nhân viên có trình độ chuyên môn tương đương trở lên điều hành theo quy định

+ Trực tiếp tham gia việc bán các thuốc phải kê đơn, tư vấn cho người mua.+ Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong các trường hợp cần thiết để giải quyết các tình huống xảy ra

Trang 24

+ Kiểm soát chất lượng thuốc mua về, thuốc bảo quản tại nhà thuốc.

+ Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn, văn bản quy phạm

pháp luật về hành nghề dược và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ

cung ứng thuốc

+ Đào tạo, hướng dẫn các nhân viên tại cơ sở bán lẻ về chuyên môn

cũng như đạo đức hành nghề dược

+ Cộng tác với y tế cơ sở và nhân viên y tế cơ sở trên địa bàn dân cư,

phối hợp cung cấp thuốc thiết yếu, tham gia truyền thông giáo dục về thuốc

cho cộng đồng và các hoạt động khác

+ Theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế về các tác dụng không mong

muốn của thuốc

- Các hoạt động cơ sở bán lẻ cần phải làm đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi:

+ Phải có hệ thống lưu giữ các thông tin, thông báo về thuốc khiếu nại,

thuốc không được phép lưu hành, thuốc phải thu hồi

+ Có các thông báo thu hồi cho khách hàng Kiểm tra và trực tiếp thu

hồi, biệt trữ các thuốc phải thu hồi để chờ xử lý

+ Có hồ sơ ghi rõ về việc khiếu nại và biện pháp giải quyết cho người

mua về khiếu nại hoặc thu hồi thuốc

+ Nếu hủy thuốc phải có văn bản theo quy chế quản lý chất lượng thuốc

+ Có báo cáo các cấp theo quy định [7]

1.2.5 Vai trò của người dược sĩ trong hoạt động hành nghề dược tư nhân

Vói sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dược phẩm, tình

trạng thiếu thuốc đã được giải quyết một cách đáng kể Năm 1993, trong bản

hợp tác giữa tổ chức dược phẩm của cộng đồng Châu Âu (PGEC) và hiệp hội

các nhà sản xuất thuốc Châu Âu (ASEGD) đã ghi “ Dược sĩ là người khuyên

về chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho cộng đồng và là ngưcd chủ chốt-trọng

việc cung cấp và giao thuốc cho khách hàng Dược sĩ là đối tác của nhà sẫrv'

Trang 25

xuất thuốc bán không cần đơn cùng chia sẻ mục đích chung là cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao cho bệnh nhân và thúc đẩy việc sử dụng thuốc hợp lý Dược sĩ bằng khả năng chuyên môn của mình và bằng cách tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân có thể tư vấn về thuốc cho nhân dân ” (PGEC và ASEGP, 1993) [11].

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) vai trò của dược sĩ được trình bày cụ thể như sau [14]:

o Người tư vấn về thuốc:

- Trao đổi với bệnh nhân để biết về tiền sử bệnh

- Chỉ định thuốc ở những bệnh nhân thông thường không cần đến bác sĩ

- Cung cấp thông tin khách quan về thuốc

- Giúp bệnh nhân thực hiện việc tự dùng thuốc hợp lý và có trách nhiệmhoặc khi cần thiết khuyên bệnh nhân nên đi khám bác sĩ

- Giữ bí mật những thông tin liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân

o Ngưòi cung cấp thuốc có chất lượng

- Bán thuốc có nguồn gốc đáng tin cậy và có chất lượng tốt

- Thuốc phải được bảo quản đúng theo yêu cầu

o Cộng tác viên

- Cộng tác viên với các tổ chức chăm sóc sức khỏe, hiệp hội nghề nghiệp quốc gia, công nghiệp dược, chính quyền địa phương, bệnh nhân và cộng đồng

- Cộng tác vói đồng nghiệp của mình trong các tổ chức chuyên môn

o Người giám sát và đào tạo

- Cam kết tham gia các hoạt động có liên quan đến đào tạo liên tục về y dược

- Giám sát và đào tạo nhân viên của mình (Dược tá, dược trung

- Chuyển khách hàng đến nhà thuốc khác khi cần thiết,

o Người giáo dục sức khỏe

Trang 26

- Nhà thuốc là điểm tiếp cận đầu tiên của bệnh nhân, người dược sĩ nên khuyên bệnh nhân không cần dùng thuốc nếu không cần thiết.

1.2.6 Thực trạng về hoạt động của hệ thống NTTN trên địa bàn Hà Nội

Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của Việt Nam vói 9 quận nội thành và năm huyện ngoại thành Diện tích của Hà Nội là 913km2, dân số khoảng hơn 3 triệu người [13]

Hà Nội là địa phương tập trung số lượng cơ sở kinh doanh thuốc lớn thứ hai trong cả nước, bao gồm các doanh nghiệp, các NTTN, các đại lý bán lẻ Với mạng lưới kinh doanh dược phẩm của 185 doanh nghiệp, 1883 NTTN,

366 đại lý bán thuốc tại các xã và 4 trung tâm bán buôn dược phẩm Hà Nội

đã cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu chữa bệnh của nhân dân thủ đô đến tất cả các xã vùng sâu và vùng xa ỏ các tỉnh phía Bắc [15] Mạng lưới bán thuốc của

Hà Nội quá dày đặc, một cơ sở bán thuốc bình quân chỉ phục vụ diện tích 0,038 km2 (có nghĩa là lkm2 có xấp xỉ 26 điểm bán thuốc) và phục vụ 840 người dân Theo nghiên cứu về sự lựa chọn các loại hình dịch vụ dược của

người dân thì thấy loại hình NTTN ở cả khu vực nội và ngoại thành có tỉ lệ lựa

chọn cao nhất trong các loại hình dịch vụ cung ứng thuốc [17] Số NTnsr ở Hà Nội có nhiều nhất ở quận Đống Đa chiếm tới 24,41 % trong tổng số NTTN ở

Hà Nội, sau đó đến quận Hai Bà Trưng: 20,73%; trong khi tỷ lệ này ở các huyện lại rất thấp: Đông Anh 0,67%, Sóc Sơn 0,45% [18]

Đa dạng hóa loại hình dịch vụ dược đã làm cho công tác dược ở Hà Nội

có một sắc thái phong phú, sống động, góp phần tích cực không chỉ trong nhiệm vụ chăm lo bảo vệ sức khỏe nhân dân mà cả trong lĩnh vực kinh tế xã hội [18] Cho đến nay, mô hình NTTN đã khẳng định vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, cho người hành nghề và cho toàn ngành y tế

Tuy nhiên sự gia tăng số lượng các NTĨN chủ yếu là do vấn đề lợi nhuận chi phối và điều này làm nảy sinh một số vấn đề khá bức xúc trong giai đoạn hiện nay Một số cơ sở hành nghề y dược tư nhân vi phạm quy chế thuốc

Trang 27

độc, quy chế quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, bảo quản thuốc, quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn; cơ sở vẫn bán thuốc kém phẩm chất, thuốc quá hạn dùng, thuốc không còn nguyên vẹn bao bì, thuốc không được phép lưu hành [4] Những điều này phần nào ảnh hưởng tới uy tín và kết quả hoạt động chung của ngành dược.

Dược sĩ được phép mở nhà thuốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

về nội dung hoạt động của nhà thuốc, ngoài ý nghĩa pháp lý còn mang ý nghĩa

về lương tâm, đạo đức, tình cảm cộng đồng [12]

1.2.7 Vài nét về hoạt động của hệ thống NTTN quận Đống Đa hiện nay

♦ Đặc điểm tình hình:

Quận Đống Đa là một trong hai quận nội thành lớn nhất Hà Nội với diện tích 10 km2 gồm 21 phường, dân số 356,725 người Quận có địa bàn phức tạp đang trong quá trình đô thị hóa, có nhiều khu tập thể cao tầng xen kẽ các phố, ngõ xóm ẩm thấp chật chội, trình độ dân trí không đều Mạng lưói hành nghề y dược tư nhân ngày càng phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu phục vụ, chăm sóc sức khỏe của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân Năm 2004 có tổng số 441 cơ

sở, vói 3 tụ điểm bán thuốc tân dược là Khâm thiên, Văn miếu, Phương mai và 1 trung tâm bán thuốc tân dược ở Láng Hạ Năm 2006 có tổng số 469 cơ sở Vói số lượng các cơ sở HNYDTN lớn như vậy, công tác quản lý HNYDTN trên địa bàn quận Đống Đa không khỏi gặp nhiều khó khăn vướng mắc [16]

♦ Theo báo cáo của trung tâm y tế quận Đống Đa, cho tới năm 2006 các loại hình HNDTN của quận như sau:

Nhà thuốc công ty: 9

Nhà thuốc tư nhân: 246

Bán thuốc YHCT: 4

Trang 28

♦ Mô hình tổ chức quản lý các nhà thuốc tư nhân ở quận Đống Đa

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý y tế tư nhân quận Đống Đa

Các cơ sở dược tư nhân hoạt động dưới sự quản lý của tổ quản lý y tế xã hội phường, tổ quản lý HNYDTN quận, tổ thanh tra y tế quận, phòng kế hoạch nghiệp vụ dược

1.3 Một số đề tài nghiên cứu về lĩnh vực nhà thuốc tư trong những năm gần đây và hướng nghiên cứu mối của đề tài

Những năm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực nhà thuốc tư nhân, ví dụ như:

Trang 29

Năm 2002, tác giả Hồ Phương Vân đã khảo sát chất lượng dịch vụ dược

ở nội thành Hà Nội trong luận văn thạc sĩ dược học: “ Nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ của Nhà nước và tư nhân ở nội thành Hà Nộỉ Tác giả

đã tiến hành nghiên cứu với mẫu 30 nhà thuốc tư nhân và 30 hiệu thuốc nhà nước bằng phương pháp đóng vai khách hàng Qua kết quả nghiên cứu thu được, tác giả đã so sánh chất lượng dịch vụ dược của Nhà nước và tư nhân, thành công của tác giả là đã cho thấy mạng lưới dịch vụ dược (quầy thuốc, nhà thuốc) ở Hà Nội phát triển rất mạnh phục vụ người bệnh thuận lợi Chất lượng thuốc của hai loại hình dịch vụ đều đạt được yêu cầu của quy chế chuyên môn Giá thuốc tương đối ổn định, không có sự khác nhau giữa hai loại hình dịch vụ

Năm 2004, Trần Thị Ngọc Anh đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

dược sĩ khóa 1999 - 2004 với đề tài : “ Bước đầu nghiên cứu xây dựng mô

hình nhà thuốc mẫu hướng tới đạt tiêu chuẩn GPP Việt Nam ”, tác giả đã

lựa chọn ngẫu nhiên 30 nhà thuốc tư nhân trong tổng số 124 nhà thuốc tư nhân trên địa bàn Hải Phòng và đã tiến hành thu thập số liệu bằng phương pháp đóng vai khách hàng Đề tài đã bước đầu tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong thực hành nhà thuốc, trên cơ sở đó

đề xuất một mô hình hoạt động của NTTN đạt tiêu chuẩn GPP và biên soạn một cuốn tài liệu hướng dẫn về thực hành nhà thuốc tốt

Năm 2005, Bùi Thị Ánh đã khảo sát thực trạng hoạt động của các cơ sở hành nghề dược tư nhân trên địa bàn quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội trong

luận văn thạc sĩ dược học : “ Phân tích, đánh giá hoạt động hành nghê dược

tư nhân trên địa bàn quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội Tác giả đã tiến hành nghiên cứu vói mẫu 45 nhà thuốc tư nhân trên tổng số 45 nhà thuốc tư nhân bằng phương pháp đóng vai, khảo sát và phỏng vân Tác giả đã cho thấy thực trạng và đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ sở HNDTN, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động HNDTN tại quận Tây Hồ

Trang 30

Năm 2006, Trần Thị Thanh Phương đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

dược sĩ đại học khóa 2001 — 2006 vái đề tài: “ Nghiên cứu đánh giá chất

lượng dịch vụ dược tại các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn thành phô' Hà Nội Tác giả chọn mẫu nghiên cứu là 100 nhà thuốc tư nhân trên địa bàn Hà Nội và tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp khảo sát trực tiếp và đóng vai khách hàng

Ngoài ra còn rất nhiều đề tài cũng đề cập đến lĩnh vực này Tuy nhiên

các tác giả mới dừng lại ở mức độ khảo sát, đánh giá theo một khung mẫu

nhất định

Trước thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề t à i : “ Đánh giá

hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2002 - 2006 ở đây chúng

tôi tiến hành nghiên cứu sâu trên một quận là quận Đống Đa với toàn bộ số mẫu dựa trên kết quả thanh tra trong nhiều năm do đó kết quả nghiên cứu mang tính khách quan hơn và có thể đánh giá tương đối chính xác về chất lượng hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên quận này, giai đoạn 2002-2006 Từ đó đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng hoạt động hành nghề dược của các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa nói riêng và Hà Nội nói chung

Trang 31

PHẦN 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại Bộ môn quản lý và kinh tế dược trường Đại học Dược Hà Nội và trung tâm y tế quận Đống Đa, các đối tượng nghiên cứu của đề tài là:

- Các NTTN trên địa bàn quận Đống Đa

- Các báo cáo số liệu qua kết quả thanh tra NTTN quận Đống Đa giai đoạn 2002- 2006

- Các tài liệu liên quan đến hoạt động của hệ thống NTTN

- Nghiên cứu một số văn bản pháp quy trong lĩnh vực hoạt động HNDTN2.2 Thòi gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2007 đến tháng 06/2007

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp mô tả hồi cứu:

Hồi cứu số liệu qua các năm tại Trung tâm y tế quận Đống Đa, các sổ sách, văn bản pháp quy có liên quan đến HNDTN nhằm mô tả, khảo sát thực

tế hoạt động hành nghề dược và đánh giá chất lượng dịch vụ dược của hệ thống các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa- thành phố Hà Nội

- Phương pháp đóng vai khách hàng: Điều tra đóng vai khách hàng,

khảo sát việc thực hiện quy chế chuyên môn và việc hướng dẫn sử dụng thuốc Các điều tra viên với vai trò là 1 bệnh nhân đến các nhà thuốc, trình bày tình huống bệnh theo kịch bản đã được thống nhất để xin tư vấn và mua thuốc Mục đích của phương pháp này nhằm đánh giá một phần kiến thức, thái độ người thực hành chuyên môn của người bán thuốc tại các NTTN và chất lượng thuốc đã mua được của các NTTN (phụ lục 1)

Trang 32

Trong nghiên cứu này người đóng vai khách hàng là sinh viên trường Đại học Dược Hà Nội Sau khi đến nhà thuốc đã kể bệnh và mua thuốc, nghiên cứu viên điền những thông tin thu được vào bảng trống đã chuẩn bị sẵn, bảng trống có các thông số cố định để nghiên cứu viên đánh dấu và ghi những lời khuyên hay những câu hỏi khác của người bán thuốc.

Các nhà thuốc trong diện nghiên cứu không được biết các hoạt động của khách hàng Sau khi trình bày kịch bản được người bán hàng hỏi, khuyên, bán thuốc, khách hàng ra khỏi nhà thuốc và ghi chép ngay các nội dung đó

- Cỡ mẫu nghiên cứu :

+ Mẫu nghiên cứu của phương pháp hồi cứu là toàn bộ số liệu, giai đoạn

2002-2006 tại Trung tâm y tế quận Đống Đa trên tất cả các các nhà thuốc tư nhân

+ Chúng tôi định hướng chọn cỡ mẫu nghiên cứu của phương pháp đóng vai khách hàng là 30 NTTN

2.3.2 Phương pháp phân tích và trình bày số liệu :

- Các số liệu được phân tích theo các phương pháp tỷ trọng, phương

pháp tìm xu hướng phát triển

- Trình bày số liệu bằng phương pháp lập bảng, sơ đồ, đồ thị phù hợp

2.3.3 Phương pháp xử lý sô'liệu:

Tiến hành xử lý các số liệu bằng phần mềm Mircosoft Excel

2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu:

- Dựa trên thông tư 01/2004/TT-BYT và pháp lệnh hành nghề y, dược

tư nhân để đánh giá chất lượng hoạt động hành nghề dược của các NTTN trên địa bàn quận Đống Đa với các chỉ tiêu nghiên cứu là:

- Sự phát triển của hệ thống NTTN

- Đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị

- Đảm bảo chất lượng thuốc

- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý

- Đánh giá việc thực một số qui định của qui chế bán thuốc theo đơn, qui chế quản lý thuốc độc, hướng tâm thần

- Giá cả hợp lý

Trang 33

PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN

3.1 Nghiên cứu sự phát triển của hệ thống nhà thuốc tư nhân tại quận Đống Đa

Theo báo cáo của Trung tâm y tế quận Đống Đa, các loại hình bán thuốc của quận giai đoạn 2002-2006 bao gồm nhà thuốc công ty, nhà thuốc tư nhân và bán thuốc y học cổ truyền Số lượng các loại hình bán thuốc này được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.1 Số lượng các loại hình bán thuốc quận Đống Đa

lệ rất thấp 1,5% Tuy nhiên, qua các năm sự phát triển của NTTN ở đây lại

không đều, được thể hiện ở bảng sau:

Trang 34

Bảng 3.2 Sự phát triển của NTTN ở quận Đống Đa (2002-2006)

Năm Sô lượng NTTN

So sánh định gốc (2002) So sánh liên hoàn

Trang 35

CÓ qui định chặt chẽ hơn Một số cơ sở không đủ khả năng kinh doanh và xin

ngừng hoạt động

- Từ năm 2004 - 2006: Số lượng các NTTN tăng nhanh do đã kịp thời thích ứng với pháp lệnh HNYDTN mới

Quận Đống Đa là quận có địa bàn phức tạp đang trong quá trình đô thị

hoá, có nhiều khu tập thể cao tầng xen kẽ các phố, ngõ xóm ẩm thấp, chật

chội Số lượng các nhà thuốc tư nhân mọc ra ngày càng nhiều nhằm đáp ứng

nhu cầu phục vụ, chăm sóc sức khoẻ của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân

trong quận Sự phân bố các NTTN theo 21 phường trong quận như sau:

Bảng 3.3 Sự phân bố của Nhà thuốc tư nhân theo 21 phường

Nhận xét: Nhìn chung các NTTN phân bố rộng khắp trên địa bàn quận Đống

Đa và số lượng các NTTN ở các phường năm 2006 đều tăng so với năm 2002,

Trang 36

trong đó tăng mạnh nhất là phường Nam Đồng 166,7% Điều này tạo điều kiện thuận lọi cho người dân trong việc lựa chọn thuốc Tuy nhiên sự phân bố các nhà thuốc tư nhân giữa các phường không đều, tập trung đông ở Láng Thượng, Phương Mai, Trung Liệt, Khâm Thiên noi gần các bệnh viện, dân cư đông đúc và khá thưa ở Cát Linh (4 NTTN), Trung Phụng (5 NTTN), Quang Trung (6 N'l'i'N) do đặc điểm địa lý (diện tích đình chùa, khách sạn, trường học chiếm phần lớn diện tích phường ) Cụ thể hơn, trung bình một nhà

thuốc ở mỗi phường trên địa bàn quận phục vụ số dân và diện tích như sau:

phường phục một số dân và diện tích (Năm 2006)

(người)

Diện tích (Km2)

NTTN

Bình quân một điểm bán

thuốc p

(Người)

s

(Km2)

R (Km)

Ngày đăng: 03/09/2015, 10:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14.Trần Thị Thanh Phương (2006), Khảo sát, đánh giá chất lượng dịch vụ dược của các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học, trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát, đánh giá chất lượng dịch vụdược của các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tác giả: Trần Thị Thanh Phương
Năm: 2006
17.L6 thị Uyển (2001), Nghiên cứu lựa chọn dịch vụ dược của người dân trên địa bàn Hà Nội, luận văn thạc sĩ dược học, trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu lựa chọn dịch vụ dược của người dân trên địa bàn Hà Nội
Tác giả: L6 thị Uyển
Năm: 2001
18.Hồ Phương Vân (2005), Nghiên cứu đánh giá dịch vụ dược nhà nước và tư nhân ở nội thành Hà Nội, luận văn thạc sĩ dược học, trường Đại học Dươc Hà Nôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá dịch vụ dược nhà nước và tư nhân ở nội thành Hà Nội
Tác giả: Hồ Phương Vân
Năm: 2005
13.Niêm giám thống kê y tế (2004), Bộ y tế, thống kê - tin học, vụ kế hoạch tài chính Khác
15.Sở y tế Hà Nội (2004), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện pháp lệnh HNYDTN (1993-2003) Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w