Tài liệu hóa học vô cơ 12 : Chuyên đề kim loại hợp kim lí thuyết

4 287 1
Tài liệu hóa học vô cơ 12 : Chuyên đề kim loại  hợp kim lí thuyết

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU HÓA HỌC VÔ CƠ 12 -LỚP A1 CHUYÊN ĐỀ KIM LOẠI - HỢP KIM LÍ THUYẾT Câu 1: Kim loại có tính chất vật lí chung là: A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim C. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng. Câu 2: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử các chất rắn NaCl, I 2 và Fe thuộc loại liên kết nào ? A. NaCl: ion B. I 2 : cộng hóa trị C. Fe: liên kết kim loại D. A, B, C đều đúng. Câu 3: Kim loại dẻo nhất là: A. Vàng B. Bạc C. Chì D. Đồng. Câu 4: Các tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu là do: A. Kiểu mạng tinh thể kim loại gây ra B. Các electron ở lớp ngoài cùng của kim loại gây ra C. Các electron tự do trong kim loại gây ra D. Các electron của kim loại gây ra Câu 5: Nói chung kim loại dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt. Vậy tính dẫn điện, dẫn nhiệt của các kim loại sau đây tăng theo thứ tự nào ? A. Fe < Cu < Al < Ag B. Al < Ag < Cu < Fe C. Fe < Al < Cu < Ag D. Al < Fe < Cu < Ag. Câu 6: Trong số các kim loại: Nhôm, sắt, đồng, chì, crôm thì kim loại nào cứng nhất ? A. Crom B. Nhôm C. Sắt D. Đồng. Câu 7: Trong các phản ứng hóa học, vai trò của kim loại và ion kim loại như thế nào ? A. Đều là chất khử B. Kim loại là chất oxi hóa, ion kim loại là chất khử C. Kim loại là chất khử, ion kim loại là chất oxi hóa D. Kim loại là chất khử, ion kim loại có thể là chất oxi hóa hoặc chất khử. Câu 8: Tính chất hóa học chung của kim loại là: A. Tính khử B. Tính oxi hóa C. Tính khử và tính oxi hóa D. Tính hoạt động hóa học mạnh. Câu 9: Kết luận nào sau đây là không đúng về hợp kim ? A. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần của các đơn chất tham gia hợp kim và cấu tạo mạng tinh thể B. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa thêm một hay nhiều nguyên tố (kim loại hoặc phi kim) C. Thép là hợp kim của Fe và C. D. Nhìn chung hợp kim có những tính chất hóa học khác tính chất của các chất của các chất tham gia tao thành hợp kim. Câu 10: Trong nhng câu sau, câu nào không úng ? A. Hp kim là vt liu kim loi có cha mt kim loi c bn và mt s kim loi khác hoc phi kim. B. Tính cht ca hp kim ph thuc vào thành phn, cu to ca hp kim. C. Hp kim có tính cht hoá hc khác tính cht ca các kim loi to ra chúng. D. Hp kim có tính cht vt lý và tính c hc khác nhiu các kim loi to ra chúng. Câu 11: Kim loi nào sau ây có tính dn i n tt nht trong tt c các kim loi ? A. Vàng B. Bc C.   ng D. Nhôm. Câu 12: Kim loi nào sau ây do nht trong tt c các kim loi ? A. Bc B. Vàng C. Nhôm D.   ng. Câu 13: Kim loi nào sau ây là kim loi mm nht trong tt c các kim loi ? A. Liti B. Xesi C. Natri D. Kali. Câu 14: Kim loi nào sau ây có nhit   nóng chy cao nht trong tt c các kim loi ? A. Vonfam B. St C.   ng D. Km. Câu 15: Kim loi nào sau ây nh nht (có khi l  ng riêng nh nht) trong tt c các kim loi ? A. Liti B. Natri C. Kali D. Rubii. Câu 16: Tính cht vt lý nào d i ây ca kim loi không phi do các electron t do gây ra? A. Ánh kim B. Tính do C. Tính cng D. Tính dn i n và nhit. Câu 17: Dãy so sánh tính cht vt lý ca kim loi nào d i ây là không úng? A. Dn i n và nhit Ag > Cu > Al > Fe B. T khi Li < Fe < Os C. Nhit   nóng chy Hg < Al < W D. Tính cng Cs < Fe < Al < Cu < Cr. Câu 18(NH.L1.12): Cho các kim loi: Cr, W, Fe, Cu, Cs. Sp xp theo chiu tng dn   cng t trái sang phi là: A. Cu < Cs < Fe < Cr < W B. Cu < Cs < Fe < W < Cr C. Cs < Cu < Fe < Cr < W D. Cs < Cu < Fe < W < Cr. Câu 19: Phát biu nào sau ây là phù hp vi tính cht hoá hc chung ca kim loi ? A. Kim loi có tính kh, nó b kh thành ion âm B. Kim loi có tính oxi hoá, nó b oxi hoá thành ion d ng C. Kim loi có tính kh, nó b oxi hoá thành ion d ng D. Kim loi có tính oxi hoá, nó b kh thành ion âm. Câu 20: Hi thu ngân rt   c, bi vy khi làm v nhit k thu ngân thì cht bt    c dùng   rc lên thu ngân ri gom li là: A. vôi sng B. cát C. mui n D. lu hunh. Câu 21: Dãy gồm các chất bị hòa tan trong dung dịch HCl dư là: A. Cu, Ag, Fe, Zn B. Al, Fe, Ag, P 2 O 5 C. Mg, Ag, Fe, Zn D. CuO, Al, Zn, Fe. Câu 22: Chất tác dụng với Fe khi nung nóng tạo ra hợp chất sắt (II) là: A. S B. Cl 2 C. dung dịch HNO 3 D. O 2 . Câu 23: Dãy kim loi tác dng    c vi n  c  nhit   th ng là A. Fe, Zn, Li, Sn B. Cu, Pb, Rb, Ag C. K, Na, Ca, Ba D. Al, Hg, Cs, Sr. Câu 24: Cho 3 kim loi Al, Fe, Cu và bn dung dch mui riêng bit là ZnSO 4 , AgNO 3 , CuCl 2 , MgSO 4 . Kim loi nào tác dng    c vi c bn dung dch mui ã cho ? A. Al B. Fe C. Cu D. Không kim loi nào tác dng    c . Câu 24’: Nhúng mt lá st nh vào dung dch cha mt trong nhng cht sau: FeCl 3 , AlCl 3 , CuSO 4 , Pb(NO 3 ) 2 , NaCl, HCl, HNO 3 d, H 2 SO 4 ( c nóng, d), NH 4 NO 3 . S tr ng hp phn ng to mui st (II) là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6. Câu 25: Kim loi Ni phn ng    c vi tt c mui trong dung dch  dãy nào sau ây ? A. NaCl, AlCl 3 , ZnCl 2 B. MgSO 4 , CuSO 4 , AgNO 3 C. Pb(NO 3 ) 2 , AgNO 3 , NaCl D. AgNO 3 , CuSO 4 , Pb(NO 3 ) 2 . Câu 26(CĐ.08): Kim loại M phản ứng được với dd HCl, dung dịch Cu(NO 3 ) 2 , dung dịch HNO 3 (đặc, nguội). Kim loại M là: A. Al B. Zn C. Fe D. Ag. Câu 27(CĐKB.11): Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dd HCl nhưng không tác dụng được với dd HNO 3 đặc nguội là: A. Cu, Pb, Ag B. Cu, Fe, Al C. Fe, Al, Cr D. Fe, Mg, Al. Những cái nhất trong thế giới hóa học 1. Axit yếu nhất: Đó chính là axit phenic (phenol: C 6 H 5 OH), trong phân tử chứa –OH. Tính axit của phenol rất yếu K a = 10 -9,75 nên không làm đổi màu quỳ tím. Vì vậy, muối phenol bị axit cacbonic tác dụng tạo lại phenol: C 6 H 5 ONa + CO 2 + H 2 O → C 6 H 5 OH + NaHCO 3 . Phản ứng này được dùng để tái tạo phenol trong công nghiệp. 2. Khí nhẹ nhất: Đó chính là hydro (H 2 ), ngoài ra hydro còn là nguyên tố duy nhất không chứa hạt notron trong thành phần hạt nhân nguyên tử. 3. Đơn chất độc nhất: Thật bất ngờ, đó chính là radi (Ra). Trong tự nhiên có chất đồng vị độc hơn 17.000 lần plutonia -239. Chính radi là hung thủ giết chết nhà hóa học vĩ đại Marie Curie. 4. Kim loại có nhiệt nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp nhất: Thủy ngân (Hg) có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là -38,83°C, nhiệt độ sôi là 356,73°C. 5. Nguyên tố quan trọng nhất đối với sự sống: Đó là cacbon, vì nguyên tử cacbon có 4 electron lớp ngoài cùng ở vỏ, do đó một nguyên tử cacbon có thể đồng thời có 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố cacbon và các nguyên tố khác, tạo ra một lượng lớn các phân tử hữu cơ khác nhau. 6. Nhà hóa học tìm ra nhiều nguyên tố nhất: Đó là nhà hóa học người Mỹ lỗi lạc G. Seaborg. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã phát hiện được tất cả 10 nguyên tố hóa học. 7. Nguyên tố đặc nhất: Đó chính là osmi (Os) với khối lượng riêng là 22,59 gam/cm 3 . 8. Nguyên tố dẻo nhất: Đó là vàng (Au), 1 gam vàng có thể kéo thành sợi dài đến 2,4 km. 9. Nguyên tố hiếm nhất: Astatin (At) chỉ chiếm 0,16 gam trọng lượng cả vỏ trái đất. 10. Nguyên tố đắt nhất: Không phải là vàng, cũng không phải là bạch kim, mà là califoni (Cf), nguyên tố này được bán vào năm 1970 vơi giá tiền 10 triệu đô la Mĩ/ 1microgam. Cũng dễ hiểu vì Cf không có sẵn trong tự nhiên, quá trình điều chế nó cũng rất khó khăn. Theo ước tính, trên Trái đất chỉ mới điều chế được 2 gam Cf. 11. Nguyên tố bất ổn định nhất: Chính là liti (Li), thời gian tồn tại là (đồng vị 5) 4,4.10 -22 giây. 12. Nguyên tố có nhiều chất đồng vị nhất: Nắm giữ kỉ lục này chính là xeton (Xe), có đến 36 đồng vị. 13. Nguyên tố phi kim có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao nhất: Một lần nữa, cacbon lại nắm giữ kỉ lục này, nhiệt độ nóng chảy là 3.530 0 C, nhiệt độ sôi là 3.870°C. Hồ Hoàng Hải Nguồn T/c Hóa học & Ứng dụng Thủ khoa 29 điểm khối A từng học chuyên Văn Cấp hai được xếp vào lớp học thiên về Văn, nhưng Công vẫn yêu Toán hơn. Từng bỏ học đi chơi game ở lớp 10 và 11, Công đã dừng lại đúng lúc và trở thành tân thủ khoa của Học viện Tài chính. Gương mặt sáng sủa, thủ khoa Học viện Tài chính Phạm Thành Công (quê Hải Dương) vẫn còn lâng lâng với tin vui được điểm cao nhất của một trường danh tiếng. Công cười tươi cho biết, từ ngày các trường bắt đầu công bố điểm, em thường xuyên theo dõi thông tin trên mạng. "Em biết điểm từ chiều tối 23/7 trên website của trường. Lúc đấy em khá bất ngờ và rất vui vì được 29 điểm. Lại có người báo em là thủ khoa nên càng vui hơn", Công nói và cho hay, ngay khi biết tin em đã báo ngay cho bố mẹ và anh Khi hoàn thành xong ba môn thi, Công tự chấm được khoảng 28 - 28,5 điểm và hy vọng sẽ đạt được điểm số này. Thế nhưng thực tế còn hơn cả mong đợi, em được tận 29 điểm, trong đó Toán 10, Lý 9,5 và Hóa 9,5. Tân thủ khoa Học viện Tài chính chia sẻ, em không có phương pháp học gì đặc biệt, ngoài việc học trên lớp với thầy cô thì còn chú ý học hỏi các bạn và tự tìm tòi phương pháp giải nhanh các bài toán trắc nghiệm. Đặc biệt, trong thời gian ôn thi, Công không vùi đầu vào sách vở mà chỉ làm các đề thi thử, kết hợp với giải trí cho tinh thần thoải mái để tự tin bước vào kỳ thi. "Theo em, không cần học thêm ở ngoài nhiều mà tự học là chính. Bản thân em cũng đi học thêm nhưng chủ yếu là lấy tinh thần học tập và học hỏi thêm ở các bạn", Công chia sẻ. Năm cấp 2, Công được xếp vào lớp chuyên về Văn. Dù học các môn khối C vào dạng "tạm ổn", nhưng công cho hay, phần lớn thời gian cậu vẫn dành cho "tình yêu lớn" là Toán. Chính sự cần cù, chăm chỉ đã giúp Công đỗ vào lớp chuyên Toán THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương). Tuy nhiên, bước vào cấp 3, Công bắt đầu mê game và suốt năm lớp 10, 11 lực học của cậu học trò này bỗng sa sút vì thi thoảng bỏ học "cày game". Sang lớp 12, khi thấy cánh cửa đại học đang đến gần và không còn nhiều thời gian để học nữa, Công đoạn tuyệt với các trò chơi online, vùi đầu vào học cấp tốc. Không chỉ chỉ đi học, nghe giảng, Công còn luyện bài tập nhiều hơn, tìm ra những điểm tốt của các bạn để học tập. Không lâu sau Công đã lấp đầy những lỗ hổng kiến thức bỏ bê trước đó. Mặc dù vậy, tân thủ khoa vẫn tự nhận thời cấp 3 mình không có gì nổi trội so với các bạn trong lớp. "Lớp em có 6 bạn đi thi và đoạt giải quốc gia. Ngoài em vừa trở thành thủ khoa Học viện Tài chính thì bạn Phạm Thị Quỳnh cũng là á khoa ĐH Ngoại thương với 28,5 điểm", Công hào hứng nói. Tân thủ khoa Học viện Tài chính chia sẻ, ngoài việc học, em còn đam mê đá bóng, chơi game, xem phim, nhất là phim hoạt hình. Mỗi khi rảnh rỗi, một bộ phim hoạt hình bất kỳ đều được Công xem ngấu nghiến một cách thích thú. Bố là bộ đội công tác xa nhà, mẹ là giáo viên dạy nghề ở trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương, Công thường lấy anh mình đang là sinh viên năm cuối ĐH Bách khoa Hà Nội ra làm tấm gương phấn đấu. Được gia định định hướng cho thi vào Học viện Tài chính, Công đã đăng ký ngành Kiểm toán, với ước mơ sau này trở thành nhân viên kiểm toán giỏi. "Em hy vọng sẽ được làm ở một trong bốn công ty kiểm toán lớn ở Việt Nam, trở thành người thành đạt và giàu có", Công nói. Thủ khoa Đại Học Khối A năm 2012 là người Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải dương Với 29 điểm Nguyễn Ngọc Thiện học sinh lớp 12A1, Trường THPT Thanh Miện I (Hải Dương) đã trở thành tân thủ khoa Trường ĐH Ngoại thương. Hay tin con đậu thủ khoa bác Nguyễn Văn Hiền và Phan Thị Tươi không cầm nổi nước mắt vì quá sung sướng. Sinh ra và lớn lên trong gia đình cả bố và mẹ đều làm nông nghiệp ở Thị trấn Thanh Miện (Hải Dương). Từ nhỏ Thiện đã thấu hiểu chỉ học giỏi mới thoát cảnh vất vả, khó nhọc. Vì vậy ngay từ ngày đầu đến trường - Thiện luôn tâm niệm một hoài bão "sau này sẽ trở thành doanh nhân thành đạt". Thủ khoa đầu tiên được 29 điểm là người Thanh Miện - Hải Dương Với nỗ lực học tập không biết mệt mỏi ấy, nên nhìn vào bảng thành tích mà cậu học trò nghèo này đật ai cũng phải khâm phục. Suốt 12 năm học liền em là học sinh giỏi. Năm lớp 5 là học sinh giỏi tỉnh môn Toán. Lớp 9 đạt giải nhì học sinh giỏi tỉnh. Năm lớp 12 đạt giải nhì môn Toán cấp tỉnh Ngày nhận điểm thi ĐH - Thiện chỉ biết cảm ơn bố mẹ thầy cô giáo và những người thân cùng bạn bè đã nuôi dưỡng dạy Hay tin con đậu thủ khoa bác Nguyễn Văn Hiền và Phan Thị Tươi không cầm nổi nước mắt vì quá sung sướng. “Thế là bao năm vất vả nuôi con, cuối cùng cũng có ngày ngửng mặt lên nhìn thiên hạ" - lời tự hào của bác Hiền. Thầy giáo Phạm Quốc Huy giáo chủ nhiệm lớp 12A1, đồng thời là giáo viên dạy toán của Thiện vui mừng: Việc em trở thành thủ khoa là vinh dự lớn không chỉ cho gia đình mà còn của Trường THPT Thanh Miện I. Bởi, ở trường học sinh đậu đại học thì nhiều nhưng thủ khoa thì năm nay là lần đầu tiên. "Em Thiện trở thành thủ khoa ĐH không ngoài dự đoán của nhiều thầy cô giáo trong trường bởi qua khả năng tiếp nhận kiến thức trên từng tiết dạy và những thành tích mà em đạt được cho thấy em là cậu học trò xứng đáng với danh hiệu đó" - thầy Huy nhận xét về trò. Chia sẻ kinh nghiệm đạt điểm cao trong kỳ thi ĐH - Thiện nói, không có kinh nghiệm nào bằng rèn luyện từng ngày. Qua sự rèn luyện đó không những giúp mình quen với dạng bài và những kiểu “khoá” của mỗi bài tập. Hơn nữa sự rèn luyện ấy tạo cho bản thân tính cẩn thận, tâm lý bình tĩnh, tự tin trước từng đề thi không còn có cảm giác run rẩy sợ hãi. Tuy nhiên bí quyết làm bài tốt trước hết phải có tinh thần thoải mái khi vào phòng thi. Ước mơ trở thành "doanh nhân thành đạt" với Thiện đã bước vào giai đoạn khởi đầu và chất chồng khó khăn. Trước mắt em là gánh nặng 4 năm ăn học ĐH cho gia đình - khi cả bố và mẹ đều làm nông quanh năm thu nhập trông chờ vụ lúa và chăn nuôi gia cầm. Lớp học có 3 thủ khoa Ba thủ khoa gồm Vũ Hồng Ái, Nguyễn Hoàng Quân, Nguyễn Thanh Long đều là học sinh lớp 12A1, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu. Ngoài ra, trường còn có thêm một thủ khoa Trường ĐH Ngoại thương. Ba thủ khoa cùng lớp 12A1 với tổng điểm đạt như sau: Vũ Hồng Ái, thủ khoa khối B với 28,5 điểm, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội). Nguyễn Hoàng Quân, thủ khoa khối B với 26,5 điểm ở Trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội). Nguyễn Thanh Long, thủ khoa khối A với 29 điểm ở Trường ĐH Dược Hà Nội. Năm 2012, Trường ĐH Dược có 3 thủ khoa cùng mức điểm 29. Thủ khoa Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội là học sinh Lê An Huy đạt 27,5 điểm (khối D). Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) hiện có 4 thủ khoa.

Ngày đăng: 30/08/2015, 20:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Những cái nhất trong thế giới hóa học

  • Thủ khoa 29 điểm khối A từng học chuyên Văn

    • Cấp hai được xếp vào lớp học thiên về Văn, nhưng Công vẫn yêu Toán hơn. Từng bỏ học đi chơi game ở lớp 10 và 11, Công đã dừng lại đúng lúc và trở thành tân thủ khoa của Học viện Tài chính.

    • Lớp học có 3 thủ khoa

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan