ðề thi tuyển sinh vào lớ p 10 SỞ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI Khóa ngày 21 tháng 06 năm 2012 Môn thi : NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề) Phần I: (7 điểm) Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo: “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái.” (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2011) 1. Những câu thơ vừa dẫn trích trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm đó. 2. Chỉ ra từ phủ định trong câu thơ độc đáo trên. Việc dùng liên tiếp từ phủ định ấy nhằm khẳng định điều gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ? 3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu lập luận diễn dịch làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính, trong đó có sử dụng câu phủ định và phép thế (gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế). 4. Chép lại hai câu thơ liên tiếp sử dụng từ phủ định trong tác phẩm (được xác định ở câu hỏi 1). Phần II (3 điểm) 1. “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn thành công của nhà văn Nguyễn Thành Long. Em hãy giới thiệu ngắn gọn (khoảng nửa trang giấy thi) về tác phẩm này. 2. Trong nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn? 3. Ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học (nêu rõ tên tác phẩm) để thấy rằng cách sắp xếp đó được nhiều tác giả sử dụng trong sáng tác của mình. HẾT Nguồn: Hocmai.vn tổng hợp ĐỀ CHÍNH THỨC . ðề thi tuyển sinh vào lớ p 10 SỞ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI Khóa ngày 21 tháng 06 năm 2012 Môn thi : NGỮ VĂN Thời gian:. “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn thành công của nhà văn Nguyễn Thành Long. Em hãy giới thi u ngắn gọn (khoảng nửa trang giấy thi) về tác phẩm này. 2. Trong nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả đã. người chiến sĩ lái xe đã: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái.” (Trích Ngữ văn 9, tập một,