Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
156 KB
Nội dung
TIỂU LUẬN : PHẢN TIẾP NHẬN TRONG ĐỔI MỚI LÝ LUẬN VĂN CHƯƠNG A.ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề tiếp nhận tác phẩm không chỉ là mối quan tâm của lí luận văn học mà còn là đối tượng của rất nhiều khoa học nghiên cứu văn học Nếu như vai trò sáng tạo của nhà văn được coi trọng thì vai trò của người đọc, bản chất của quá trình tiếp nhận văn học cũng được coi trọng.Lấy mối quan hệ tác giả - tác phẩm - bạn đọc làm căn cứ, xưa nay có nhiều ý kiến khác nhau về yếu tố trung tâm của hoạt động văn học. Nói đến văn chương là nói đến những đặc tính làm nên bản chất của văn chương.Văn chương không giống như các hiện tượng khác, mà phải đi tìm cái riêng biệt của văn chương đó là sức sống, sự sống trong văn chương. Lí luận đổi mới phải coi “tác phẩm văn chương như một sinh thể tinh thần” như một sự sống phức tạp nhất và cũng kì diệu nhất Vì vậy tác phẩm văn chương được tiếp nhận cảm nhận khác nhau .Phản tiếp nhận được coi là một hình thức đặc biệt của tiếp nhận vì tác phẩm văn chương cũng như một con người có những đặc tính sau: 1. Tính cá biệt: Không có tác phẩm thứ hai cũng giống như con người không ai giống ai. 2. Tính cảm tính: Tác phẩm văn chương là con chữ nhưng phải hồi tưởng, tái hiện, sống với nó trong tâm tưởng cụ thể như con người thật hiện lên. 3. Tính sinh động: Vì cảm tính nên hết sức sống động, nhân vật văn chương cũng thế. 4. Một chỉnh thể hữu cơ: Tác phẩm văn chương gồm nhiều bộ phận tạo nên, nó không tách rời. 5. Giàu cảm xúc:Khi đọc tác phẩm văn chương, nó tác động trực tiếp lên tình cảm của chúng ta. 6. Tính hữu hạn: Giống như con người, tác phẩm văn chương cũng tồn tại hữu hạn.Tác phẩm văn chương bị điều kiện hóa bởi hoàn cảnh 7. Tính tự do: sáng tạo là tự do. Ý nghĩa của tác phẳm văn chương không chỉ vốn có trong tác phẩm mà còn tùy thuộc vào người tiếp nhận. Trước đây, có một quan niệm đã trở thành quán tính trong nghiên cứu phê bình: lấy tác giả cùng cá tính sáng tạo làm trung tâm. Lí luận văn học khi đi vào luận giải bản chất của văn học chỉ tập trung nghiên cứu quá trình sáng tác của nhà văn và tác phẩm; văn học sử khi đi vào lí giải quy luật phát triển của văn học cũng chỉ mô tả sự ra đời và phát triển của các thể loại, thể loại gắn với tên tuổi và tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ. Nó xem nhẹ vai trò của bạn đọc và quá trình tiếp nhận. Tác phẩm văn chương - sản phẩm của chủ thể sáng tạo trở thành đối tượng thưởng thức - cảm thụ của chủ thể tiếp nhận. Sự tiếp nhận khác nhau của mỗi chủ thể tiếp nhận về một tác phẩm là một thực tế đã diễn ra trong tiến trình phát triển của lịch sử văn chương các nước trên thế giới. Nên từ đó, mới có hiện tượng “Họ đã làm chết đi những người đang sống và làm sống lại những kẻ đã chết” (Vinhi) Tác phẩm văn chương mang tính đa nghĩa, mỗi người đứng ở góc độ khác nhau để khám phá, phát hiện những điểm khác nhau. Do vậy sẽ tạo ra chân trời tự do cho việc tiếp nhận. Ngoài ra, tác phẩm văn chương không phải là sản phẩm cố định mà là một quá trình, một sự đi tìm, một sự khám phá chứ không phải là sự minh họa cho một kết luận có sẵn. Chính vì vậy sẽ tạo cơ hội cho những lý giải, những tiếp nối, những kết luận khác nhau. Như vậy, lí luận văn học cần nghiên cứu một “chỗ trống”. “Chỗ trống” đó là người đọc - người tiếp nhận văn học. Theo em , đổi mới lý luận là phải chú ý đến vai trò của người đọc trong vấn đề phản tiếp nhận. Đó là lý do em chọn đề tài. B. NỘI DUNG I. Phản tiếp nhận được đặt ra trong quá trình đổi mới lí luận là một vấn đề tất yếu Thế kỉ XX là thế kỉ bùng nổ tri thức, các ngành khoa học đều phát triển siêu tốc đồng thời cũng có những biến động xã hội to lớn ảnh hưởng đến những quan niệm về vũ trụ và nhân sinh.Công chúng văn học cũng có sự thay đổi. Công chúng văn học rất đa dạng có nhiều loại người đọc như: người đọc tiềm ẩn, người đọc mạo danh, người đọc hư cấu, người đọc ý hướng với những tầm đón và phản ứng thẩm mĩ khác nhau. Vì vậy đối với những loại người đọc này thì họ đọc văn chương như thế nào? Tác phẩm văn chương được ví như một sinh thể sống động cũng như con người nên tác phẩm ngoài ý nghĩa vốn có, còn có những ý nghĩa người đọc gán cho , tùy từng hoàn cảnh thời đại, xã hội, từng giai tầng khác nhau. Đọc văn chương là vấn đề đang được đặt ra.Trên thế giới lúc nào cũng có hàng triệu người đọc văn chương. Mỗi người có trình độ, vốn sống, kiến thức, sự hiểu biết, năng lực cảm thụ …khác nhau nên tiếp nhận khác nhau trong đó có cả phản tiếp nhận. Khi Hoài Thanh coi trọng vai trò của người đọc, đó là điều thật sự mới mẻ. Đổi mới là đa dạng hóa văn chương.Trước đây lí luận văn chương chì tâp trung vào nhà văn, tâm lý, quá trình sáng tác của nhà văn. Một thời gian, lý luận văn học tập trung vào tác phẩm. Sau này nó chuyển thành văn bản của tác phẩm, dồn trọng tâm vào người đọc, sự đọc. Trước kia văn học phục vụ chính trị, ý thức hệ quyết định tất cả.Bây giờ văn chương phải tác động và thỏa mãn người đọc và người đọc tác động lại văn chương.Theo cái nhìn hiện đại, phản tiếp nhận là khắng khít với tiếp nhận.Theo tinh thần mới, tiếp nhận văn chương là việc tạo lập mối quan hệ giữa nhà văn tác phẩm với người tiếp nhận ở dạng bình thường nhất phải khơi gợi những gì gắn bó với thế giới bình thường với tư cách bình thường của con người.Con người đến với văn chương là con người đa diện: Không chỉ có lý trí mà còn có tình cảm, con người hành động, con người tâm linh, con người giai cấp, con người nhân loại.Không chỉ con người bình thường đa diện mà còn ở tính chất phổ biến của con người. Xét trên mối quan hệ giữa nhà văn – văn bản – bạn đọc, ta thấy: Nhà văn: người sáng tạo ra văn bản thực hiện quá trình kí mã .Ý đồ nghệ thuật, cách lí giải của nhà văn về văn bản chỉ là một khả năng hiểu văn bản. Bạn đọc: người tiếp nhận văn học thực hiện quá trình giải mã. Văn bản: là một bộ mã, có thể chấp nhận nhiều cách giải khác nhau nhưng phải phù hợp với các mã đã được nhà văn . Tuy nhiên, theo quan niệm của J.Paul. Sartre “Tác phẩm văn học như con quay kì lạ, chỉ có thể xuất hiện trong vận động. Muốn làm cho nó xuất hiện, cần phải có một hoạt động cụ thể là sự đọc. Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục. Ngoài sự đọc ra, nó chỉ còn là những vệt đen trên giấy trắng”. Vậy đọc văn chương là phát hiện và sáng tạo. Phải tiếp nhận được từ đó mới có cách cảm cách hiểu cách đánh giá về tác phẩm văn chương và sáng tạo ra thế giới của riêng mình, theo hiểu biết của mình.Mỗi người có tư duy, quan niệm khác nhau, cách đọc văn chương cũng khác nhau. Có người thấy một câu thơ hay, đầy thấm thía và ý nghĩa, có người dửng dưng. Theo cái nhìn hiện đại, phản tiếp nhận liên hệ khắng khít với tiếp nhận.Văn chương là chuyển hóa từ “cái được biểu đạt” thành “cái biểu đạt” phải đọc được những cái biểu đạt nó khơi gợi nên. Với tư cách là nghệ thuật ngôn từ, lại kết tinh đậm đặc tính chất tu từ cho nên đọc văn không phải là sử dụng thành phần ngôn ngữ mà bản thân văn bản cung cấp cho mà là giải cấu trúc văn bản vốn có . Thông thường, quá trình tiếp nhận bao giờ cũng xuyên thấm những quan niện về chính trị, xã hội, triết học, đạo đức cùng những đặc điểm tâm lí, giới tính, nghề nghiệp tuổi tác, văn hóa và trình độ học vấn.Như vậy tiếp nhận văn chương là thông qua bối cảnh xã hội và tâm lí cá nhân.Mà mỗi cá nhân là một cá tính sáng tạo. Người đọc cũng là người “đồng sáng tạo” cùng với tác giả, cho nên phản tiếp nhận cũng bắt nguồn từ đây. Vấn đề tiếp nhận tác phẩm không chỉ là mối quan tâm của lí luận văn học mà còn là đối tượng của rất nhiều khoa học nghiên cứu văn học Nếu như vai trò sáng tạo của nhà văn có lịch sử nghiên cứu khá đầy đặn thì vai trò của người đọc, bản chất của quá trình tiếp nhận văn học dẫu cũng phải được ngiên cứu triệt để. Người đọc đa dạng dẫn đến sự đa dạng trong tiếp nhận văn học. Mỗi loại người đọc có một cách tiếp nhận khác nhau. Có người đọc để thưởng thức, nghiên cứu, phê bình … Có người quan tâm đến nội dung tư tưởng, có người quan tâm đến hình thức nghệ thuật … Vì vậy, cùng một tác phẩm có thể có nhiều cách cảm nhận khác nhau, đánh giá khác nhau (người tán đồng, người phê phán). Người đọc đa dạng về trình độ, lứa tuổi, kinh nghiệm, nghề nghiệp, giới tính, địa vị xã hội … cũng sẽ dẫn đến tiếp nhận khác nhau trong cùng một tác phẩm. Tiếp nhận văn học mang đậm dấu ấn chủ quan, gắn liến với thị hiếu, tình cảm của mỗi người. Giá trị của tác phẩm không phải là cố cộng cách tiếp nhận nó, có cách tiếp nhận đúng nhưng lại có cách tiếp nhận sai lệch. Trong các cách tiếp nhận tác phẩm có chỗ đúng, chỗ sai nhưng không có nghĩa là chỉ có một cách tiếp nhận nào đó là duy nhất đúng. Một tác phẩm có thể có nhiều cách tiếp nhận khác nhau và có thể đều tỏ ra hợp lý, điều này gắn với sự đa nghĩa của tác phẩm văn học. Trước đây, có một quan niệm đã trở thành quán tính trong nghiên cứu phê bình: lấy tác giả cùng cá tính sáng tạo làm trung tâm. Nó xem nhẹ vai trò của bạn đọc và quá trình tiếp nhận.Theo đó, phê bình cố gắng lần tìm theo lối người viết đã đi để dựng lại một tác phẩm văn học duy nhất trong ý đồ sáng tạo. Xem tác phẩm văn học “như một quá trình”, các nhà nghiên cứu đã phục nguyên vai trò của bạn đọc. Đồng nghĩa với việc phải đặt ra vấn đề phản tiếp nhận của người đọc. Từ người tiếp nhận trở lại với tác giả bằng việc ca ngợi, đề cao hay phê phán tác phẩm. Do chủ thể tiếp nhận thuộc các giai tầng xã hội khác nhau ở mỗi thời đại khác nhau nên thị hiếu thẩm mĩ và trình độ tiếp nhận hay “tầm đón nhận” cũng khác nhau. Chính vì thế mà giá trị nội tại của tác phẩm càng trở nên phong phú, đa dạng trong lòng người tiếp nhận. Tác phẩm văn chương còn là công cụ giao tiếp, hội tụ các mối giao cảm của nhà văn, nhà thơ với người đọc - người tiếp nhận. Cái đích cuối cùng mà nhà văn nào trong quá trình sáng tác cũng mong đạt được đó là có nhiều người đọc tác phẩm của họ và thẩm định được giá trị tác phẩm mà họ đã “mang nặng đẻ đau”. Tác phẩm chân chính của một nhà văn không chỉ là kết quả của sự dày công sáng tạo nghệ thuật mà còn chứa đựng nhu cầu khát vọng, những điều cần nói và những điều chưa nói Tác phẩm văn chương là “bức ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Nhưng khi tác phẩm rời khỏi nhà văn, nhà thơ để đến với công chúng thì trong công chúng độc giả ấy, mỗi người sẽ tiếp nhận tác phẩm theo một cách khác nhau. Từ đây tác phẩm thực sự có một “đời sống” riêng. Nó vận hành trong sự vận hành của thời gian và không gian. Tác phẩm bao giờ cũng mang dấu ấn của cá tính sáng tạo của nhà văn. Tác phẩm chỉ là một, nhưng người đọc - người tiếp nhận lại có hàng ngàn, hàng vạn, có khi có tới hàng triệu (nếu như đó là tác phẩm bất hủ) ở khắp nơi. Vì vậy, ý nghĩa khách quan của hình tượng trong tác phẩm sẽ “sinh sôi nảy nở” trong sự tiếp nhận của người đọc. Tiếp nhận văn học hoàn toàn không đồng nhất với sự khai thác những khía cạnh nào đó của tác phẩm từ góc độ của một chuyên ngành. Tiếp nhận văn học là sự thưởng thức, sự cảm thụ, sự chiếm lĩnh toàn vẹn một hay nhiều tác phẩm văn chương bằng trái tim, bằng khoái cảm thẩm mĩ. Nếu như nhà văn là chủ thể sáng tạo thì người đọc là chủ thể tiếp nhận. Tác phẩm văn chương - sản phẩm của chủ thể sáng tạo trở thành đối tượng thưởng thức - cảm thụ của chủ thể tiếp nhận. Trong đời sống văn học, chúng ta đều hiểu rằng, cách lí giải và đánh giá một bài thơ, bài văn, một hiện tượng văn học không phải bao giờ cũng dễ nhất trí, thường là có những khoảng cách, có khi còn đối lập về quan điểm. Ở đây không phải chỉ có chuyện nhận thức về khoa học, về văn học mà có khi còn cả những vấn đề ngoài văn học. Tình hình chính trị, xã hội và đời sống càng ngày càng thay đổi nên tâm lý người đọc cũng sẽ thay đổi, do đó nó đã có nhiều biến động và biến đổi trực tiếp ảnh hưởng đến việc tiếp nhận văn chương. Lý luận tiếp nhận ngày nay giải phóng cho sức sáng tạo của người đọc . Một trong những yếu tố đó là phản tiếp nhận.Đó là một tất yếu khi mà lý luận đang trên đà đổi mới từ hệ thống tới chức năng, quan niệm. Dưới ánh sáng của lý thuyết tiếp nhận, tác phẩm văn chương hiện lên như một sinh thể nghệ thuật. Một TPVC lớn bao giờ cũng hàm chứa những khả năng vẫy gọi sâu xa, kích thích người đọc cảm nhận, suy tưởng và đồng sáng tạo mà không dễ gì sự đọc của một người, một thời đại có thể đi hết những bến bờ nhân văn và thẩm mỹ của nó. Không có sự đọc đầu tiên, bởi vì tất cả mọi sự đọc trong thực tế đều là sự đọc lại, với hành trang tri thức văn hoá và kinh nghiệm đọc tích luỹ được. Cũng không có sự đọc nào là có thể bao trọn những chân trời ý nghĩa của sáng tạo nghệ thuật.Theo Đỗ đức Hiểu: “Ðọc văn chương có nghĩa là tháo gỡ mã của các ký hiệu văn chương trong văn bản, là tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm thông qua các cấu trúc của văn bản (cốt truyện, kết cấu, nhân vật, đối thoại, không gian, thời gian, v.v) Ðọc là mã hóa cách đọc, là tổng hợp các khâu của việc đọc, -cảm tưởng, phân tích, đối chiếu, tổng hợp, đánh giá v.v. là phát hiện và sáng tạo. Ðọc, trước hết, là phát hiện, trong văn bản và từ văn bản, một thế giới khác, những con người khác. Người đọc sống trong thế giới tưởng tượng của mình, xây dựng cho mình, thông qua tác phẩm, một xứ sở riêng. Ðọc là một hoạt động tích cực; người đọc "nhập cuộc", "hóa thân" với những cảm xúc riêng của mình, những kỷ niệm, ký ức, khát vọng riêng. Ðọc có nghĩa là chuyển đổi tác phẩm nghệ thuật thành một vũ trụ tình cảm, cảm xúc, tư duy, hình tượng riêng của người đọc." Như vậy phản tiếp nhận là một hình thức đặc biệt của tiếp nhận. Những cách cảm nhận, đánh giá khác lạ về những tác phẩm quen thuộc trên đây đã cho thấy, các tác phẩm này đã được nhìn nhận, đánh giá lại bằng một bảng giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ khác với những tiêu chí, chuẩn mực đã trở thành quen thuộc một thời. II. Một số biểu hiện của phản tiếp nhận Khi người giải mã dùng một bộ mã khác lạ, ngoài dự kiến của người lập mã để giải mã văn bản, khi đó ý nghĩa mà người đọc phát hiện ra sẽ đối lập với nghĩa chủ ý của tác giả. Lý thuyết tiếp nhận gọi đó là hiện tượng "phản tiếp nhận". Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, đặc trưng của "phản tiếp nhận" là "tìm thấy tư tưởng của tác phẩm ngược chiều với khuynh hướng tư tưởng của tác giả, cắt nghĩa ngược lại với khuynh hướng tác giả". Ví dụ: nhà văn Lỗ Tấn khi tiếp nhận tác phẩm Nhị thập tứ hiếu đã nhận ra tính chất phản nhân văn ngay trong một tác phẩm mà mục đích của người viết là giáo dục đạo hiếu đối với cha mẹ theo lối phong kiến. Trong lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều, hiện tượng phản tiếp nhận cũng từng diễn ra ở thời phong kiến, khi xu thế tiếp nhận phổ biến đều ca ngợi trinh tiết, phẩm hạnh và tấm lòng hiếu nghĩa của Kiều thì Nguyễn Công Trứ lại mạt sát, kết tội Kiều là kẻ mượn danh chữ hiếu để làm điều tà dâm. Cách hiểu này hiển nhiên là nằm ngoài mong muốn của Nguyễn Du, khi có nhiều bằng chứng cho thấy ông đã dành những tình cảm trân trọng cho nàng Kiều. Như vậy, phản tiếp nhận không chỉ là hiện tượng tiếp nhận ngược lại với chủ ý của tác giả, mà còn là sự tiếp nhận đi ngược lại với sự cắt nghĩa đã trở thành truyền thống phổ biến ở những người đi trước. Trong đời sống văn học của chúng ta những năm gần đây, hiện tượng này cũng xẩy ra ngay với những tác phẩm quen thuộc được giảng dạy trong nhà trường. Trong quá trình giảng dạy trong nhà trường phổ thông, bản thân em thấy: học sinh tiếp nhận tác phẩm với nhiều sự phong phú mới mẻ. Học sinh phát hiện ra những điều rất thú vị trong tác phẩm như: anh cu Tràng trong truyện “Vợ Nhặt” (Kim Lân) có phẩm chất hiếu thảo. Có em hỏi tại sao Kiều là người thông minh sắc sảo thế mà vẫn mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Vậy Kiều có thực sự là “Sắc đành đòi một tài đành họa hai” như Nguyễn Du ca ngợi hay không? Có em bảo “con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu” trong bài “Thơ duyên”( Xuân Diệu) là con đường định mệnh cho hai người gặp gỡ. Con đường nho nhỏ để họ đi sát nhau , gần gũi nhiều hơn .Có giáo viên kể rằng, khi học về tác phẩm Tắt đèn, có học sinh đánh giá chị Dậu thấp hơn cô Kiều về mặt đạo đức, vì cô Kiều là cô gái còn trinh tiết mà dám bán mình chuộc cha, trong khi chị Dậu vì quá câu nệ về thân xác mà không dám hy sinh vì chồng con. Tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao cũng được hiểu với nhiều khía cạnh khác lạ so với cách hiểu đã từng phổ biến và quen thuộc. Nếu trước đây, Hoàng được coi là nhân vật phản diện, một trí thức chợ đen sống ích kỷ, hưởng lạc, xa rời cách mạng, thì giờ đây có ý kiến lại chiêu tuyết cho Hoàng với lập luận rằng: "Có tường hoa, có chó dữ, có nhà riêng, có vợ đẹp con ngoan với nếp sống sang trọng nhiều hương vị, nhiều thú vui thì có gì đáng trách?". Thậm chí, có người còn triết lý táo bạo hơn về lý tưởng: "Hoàng không thích cách mạng, không thích đi với cộng sản nên không chịu hợp tác và tự sống tách biệt theo lý tưởng sống của anh ta thì sao nhỉ? Vẫn có thể là một người lương thiện, một người dân bình thường, ta quá thiên vị về ý thức hệ trong việc đánh giá". Có em học sinh còn nhận xét rằng Hoàng nhìn người nông dân có phần đúng; hoặc phát biểu rằng "thích cả Hoàng lẫn Độ". Nói về việc tìm ra ý nghĩa tác phẩm, nhiều nhà lý luận tiếp nhận hiện đại cho rằng ý nghĩa không nằm trong văn bản tác phẩm, mà nằm trong tầm đón nhận của người đọc, trong cái khung ý nghĩa mà người đọc đem lồng vào tác phẩm. Đây là điều có một phần sự thực, là điều mà lí luận văn học Trung Quốc xưa nói là kẻ trí giả đọc thì thấy trí, kẻ có lòng nhân đọc thì thấy điều nhân. Thánh Thán nói kẻ biết văn đọc Tây sương thì thấy văn hay, kẻ hiếu dâm đọc nó lại thấy là dâm thư! Nhưng lõi cốt vấn đề là sự gặp gỡ của người đọc và tác phẩm. Bạn đọc- đối tượng tiếp nhận văn học- mang đến cho tác phẩm văn học một đời sống mới.Có rất nhiều nhân tố tạo nên sự không đồng nhất giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học, mà nhân tố hàng đầu được xem là bạn đọc. Khi nhà văn cho đứa con mình “chào đời” bằng việc xuất bản, in thành sách thì văn bản văn học mới chỉ mang dáng vẻ hình thức ( cách nói của TS. Nguyễn Khắc Sính) của một tác phẩm văn học. Chỉ khi nào người đọc xuất hiện thì mới có tác phẩm văn học theo cách hiểu của lí luận văn học hiện đại. Nói như GSTS. Trương Đăng Dung “với lớp lớp câu chữ phi vật thể, ẩn chứa nhiều nghĩa khác nhau, luôn biến động và không thể khoanh vùng, tác phẩm văn học có phương thức tồn tại riêng thông qua người đọc. Và giá trị văn học (nếu có) chỉ hình thành trong quá trình đọc và sau khi đọc mà thôi.” Như vậy, nhân tố bạn đọc đã biến sản phẩm của cá nhân (văn bản văn học) trở thành sản phẩm của lớp người đọc đồng đại và lịch đại khi tiếp nhận văn học. Sản phẩm ấy trở thành tác phẩm văn học với nhiều cách tiếp nhận khác nhau của đa dạng đối tượng bạn đọc, sự phong phú của đối tượng bạn đọc thể hiện ở chỗ, công chúng bạn đọc có sự khác nhau về vốn sống, trình độ văn hóa, học vấn, kinh nghiệm thẩm mỹ… của từng người thậm chí mỗi người đọc cũng có cách tiếp nhận một văn bản khác nhau ở từng thời điểm. Rồi thời đại văn học khác nhau cũng chi phối cách hiểu tác phẩm văn học. Minh chứng cho sự phản tiếp nhận của tác phẩm văn học do đối tượng tiếp nhận, có thể dẫn ra hàng loạt tác phẩm. Chẳng hạn, bạn đọc đã từng tiếp nhận bài thơ “Tiếng Thu” của Lưu Trọng Lư ra sao? Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức Em không nghe rạo rực. Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô… Đã từng có ý kiến, cho rằng hạn chế của bài thơ nằm ở nhận thức mơ hồ về chính trị. Bởi có người nghĩ rằng nỗi buồn man mác, mênh mang gieo vào lòng người từ tiếng thơ này có tác dụng gì trước họng súng phát xít đang chĩa về hành tinh trong thời đại chiến thế giới, thứ hai. Ngày nay, chúng ta trân trọng vẻ đẹp của “không khí” mơ hồ nghệ thuật ở phi phẩm. Ít ai đặt bài thơ vào bối cảnh chiến tranh chống phát xít để “cân đo” giá trị của tác phẩm này ! Ở đây, chúng ta phát hiện ra một mối quan hệ khác của văn bản văn học và tác phẩm văn học. Giữa chúng không đồng nhất mà xuất hiện mối quan hệ phức tạp giữa cái ổn định và cái biến đổi. Văn bản văn học là một tồn tại khách quan, luôn bất biến theo thời gian bởi nó có một hình thức, một cơ sở chữ nghĩa nhất định, người đọc không có quyền thêm bớt, bịa đặt. Còn tác phẩm văn học thì luôn luôn biến đổi bởi trong quá trình tiếp nhận, người đọc sẽ có những cắt nghĩa khác nhau về tác phẩm phụ thuộc vào “lòng” người đọc. Vì thế có người nói, văn bản chỉ có một trong khi tác phẩm có vô hạn. Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích thuộc loại hay nhất của kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nó là sự kết tinh của trí tuệ, niềm tin, sức mạnh, mơ ước của nhân dân. Qua nhiều thế kỷ tồn tại, Tấm Cám đã khẳng định sức sống cũng như vẻ đẹp của một nền văn học. Vẻ đẹp ấy càng ngời lên nhờ có những công trình đã phân tích, bình luận, bình giảng của nhiều nhà nghiên cứu như Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tựu, Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Thiêm, Bùi Văn Tiếng, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Thanh Hùng Như nhiều truyện cổ tích khác, các nhân vật của Tấm Cám cũng trải qua bao biến cố thăng trầm để cuối cùng mỗi nhân vật được nhận những kết cục xứng đáng với việc làm của họ. Người hiền lành, nhân hậu được hưởng hạnh phúc; kẻ ác bị trừng trị đích đáng. Việc Tấm trừng trị Cám sau bao nhiêu tội lỗi Cám gây ra cho Tấm cũng không đi ngoài quy luật ấy, theo cách nói của Phạm Xuân Nguyên: "Đây là quy luật đấu tranh khi sự sống của bên này là cái chết của bên kia và ngược lại". Tuy nhiên, truyện cổ tích không chỉ là những giấc mơ đẹp với bao điều kỳ thú và hấp dẫn, mà còn là bài học, niềm tin, ước mơ về những điều tốt đẹp và lương thiện. Con người hướng về cổ tích không chỉ thỏa mãn cho riêng mình niềm say mê đối với văn học mà còn tìm đến sự trong sáng và bình an cho tâm hồn. Trong nhà trường, việc đưa vào chương trình giảng dạy những câu chuyện cổ cũng nhằm mục đích giáo dục cho học sinh tình yêu thương, lòng nhân hậu, tính vị tha và những đức tính quý báu khác. Tuy nhiên , vấn đề đặt ra ở đây lá việc tiếp nhận của học sinh ngày nay không đi theo những quy luật lối mòn và những chân lý của truyện cổ tích nữa . Có thể nói, theo đa số, phần kết thúc của truyện đã tạo một ấn tượng không tốt về Tấm - làm mất đi hình ảnh đẹp về một cô gái hiền lành, chân chất, khiến người ta có thể đặt dấu hỏi về niềm tin, về lẽ công bằng: Phải chăng, khi người hiền tiêu diệt điều ác thì tự tay họ lại tạo ra một điều ác mới? Vấn đề đặt ra là “ Ác thua rồi thiện hóa ác hơn.” trong phản tiếp nhận truyện Tấm Cám . Vì thế các nhà làm sách giáo khoa vẫn trăn trở với việc lựa chọn truyện Tấm cám vào trong nhà trường? Truyện Kiều – sản phẩm của “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” của Nguyễn Du khai sinh cách đây mấy nghìn năm vẫn còn mời gọi khám phá, tạo ra biết bao cách cảm nhận và tranh luận khác nhau. Nguyễn Du đã mất nhưng sinh mệnh nghệ thuật Truyện Kiều dường như bất tử. Mối thế hệ bạn đọc, với nền tảng văn hóa, tinh thần khác nhau lại giải mã tác phẩm theo một cách khác bằng một thái độ riêng. Truyện Kiều vẫn được coi là một kiệt tác của văn học Việt Nam. Người ta đã khen nó quá nhiều, thậm chí khen qúa lời như Phạm Quỳnh "Truyện Kiều còn, nước ta còn" và xem nó như là "quốc túy", "quốc hồn" Từ đó, làm cho nhiều người có thói quen suy nghĩ rằng: Việt Nam là Kiều, Kiều là Việt Nam. Còn riêng nhân vật Thúy Kiều, không ít người cho rằng cô là "tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam", "Thúy Kiều tiêu biểu cho tâm hồn và trái tim Việt Nam", "Nguyễn Du muốn xây dựng Thúy Kiều thành một con người lý tưởng, một con người ưu tú, một Con Người viết hoa (nói như chúng ta ngày nay), tượng trưng cho cái đẹp, cái tinh hoa của con người". Một nhà thơ phát biểu "Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc".Có nhiều ý kiến lại cho rằng Truyện Kiều là truyện phong tình. Vào những năm đầu thế kỷ XX, giới báo chí văn nghệ sĩ trong nước có tranh luận về việc có nên đưa Truyện Kiều vào dạy trong nhà trường hay không. Nhiều người cho rằng Truyện Kiều là truyện phong tình "quyết không thể nào đem ra làm sách dạy đời được" . Trong một bài viết trên báo Hữu Thanh, số 21, ra ngày 01/9/1924, cụ Ngô Đức Kế nói: "Ngày trước, các cụ tiền bối thường cấm con em xem Truyện Kiều, trong xã hội, ai hay đọc Truyện Kiều nghêu ngao thì cho là kẻ đàng điếm ( ) thế mà ngày nay, đức văn sĩ ta biểu dương Truyện Kiều lên để khai hóa cho quốc dân, đem Truyện Kiều làm sách Quốc văn giáo khoa (sách dạy), làm sách sư phạm giảng nghĩa (sách thầy) ( ) Than ôi, Kim Vân Kiều mà cai trị nước Việt Nam thì xã hội nước Việt Nam không nói cũng biết rồi" (tức là sẽ hư hỏng như Thúy Kiều). Sau đó, cụ Huỳnh Thúc Kháng cho rằng xã hội Việt Nam thời đó hư hỏng là do người ta mê Kiều, "Hiện xã hội ta ngày nay mà diễn ra những tuồng thương phong, bại tục kia, cái giống độc con đĩ Kiều gieo vào trong cõi tư tưởng không phải là ít" (báo Tiếng Dân, ngày [...]... tác phẩm; khâu thứ hai thuộc về người dạy văn tiếp nhận để dạy; khâu thứ ba thuộc về học sinh, sinh viên tiếp nhận văn học để học Ba khâu này là quá trình tiếp nhận văn học trong nhà trường Mặc dù cùng tiếp nhận văn học, nhưng chủ thể tiếp nhận văn học ở từng khâu lại có phần khác nhau về trình độ, mức độ, về động cơ và mục đích tiếp nhận Chủ thể tiếp nhận ở khâu thứ nhất có trình độ thẩm định giá... định hướng cao Ngoài xã hội, chủ thể tiếp nhận gồm nhiều người thuộc nhiều giới, nhiều thế hệ rất phong phú, đa dạng Trong nhà trường, chủ thể tiếp nhận là thầy và trò, khá thuần nhất Ngoài xã hội, việc tiếp nhận diễn ra một cách trực tiếp từ tác phẩm đến người đọc Trong nhà trường, việc tiếp nhận diễn ra qua ba khâu: khâu đầu tiên thuộc về người soạn sách tiếp nhận văn học trong việc lựa chọn, tinh... đạo của tiếp nhận văn học Nó tạo nên những chu trình tiếp nhận văn học gồm các vòng tròn giao tiếp với nhau thành một chuỗi Tiếp nhận văn học trong nhà trường khác với tiếp nhận văn học ngoài xã hội Ngoài xã hội, đối tượng của tiếp nhận văn học là tất cả các tác phẩm văn học được lưu hành không có tính định hướng Trong nhà trường, đối tượng của tiếp nhận văn học là một số tác phẩm tiêu biểu đặc sắc được... một cách chủ động và tự giác nhất của chủ thể tiếp nhận Mĩ học tiếp nhận đã khám phá ra hai quy luật: quy luật tiếp nhận không đồng đều về một tác phẩm do tầm đón nhận khác nhau của người đọc, quy luật tồn tại của những kiệt tác do những khoảng cách thẩm mĩ Phản tiếp nhận là một cách tạo ra hứng thú trong môn văn C KẾT LUẬN Thực tế tiếp nhận văn học diễn ra rất phong phú, đa dạng Khả năng đồng sáng... khuynh hướng tiếp nhận chính thống, loại bỏ mọi khuynh hướng tiếp nhận còn lại đôi khi lại phản tác dụng Việc định hướng tiếp nhận như thế đôi khi trở thành việc “cưỡng bức” tiếp nhận Nhà văn sáng tạo trong việc “mã hóa” nội dung - ý nghĩa của tác phẩm bằng một hệ thống kí hiệu thẩm mĩ với ngôn ngữ nghệ thuật, chi tiết nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật và kết cấu nghệ thuật Còn người tiếp nhận lại sáng... xã hội học, tâm lý học v.v Có thể có sự hài hòa hoặc sự xộc xệch giữa văn bản và người đọc, giữa người gửi thông báo và người tiếp nhận Đó là những hình thức khác nhau của phản tiếp nhận trong đổi mới lí luận văn chương III Vai trò của phản tiếp nhận trong quá trình đổi mới lý luận văn chương 1 Đề cao vai trò của người đọc Ý nghĩa toát ra từ văn bản là ý nghĩa siêu ngôn ngữ, nó sẽ phong phú hơn hẳn ý... hướng tiếp nhận đối với một tác phẩm thì chỉ có một khuynh hướng là đúng còn những khuynh hướng còn lại điều sai lầm, không có ý nghĩa Vấn đề đặt ra ở đây là phải làm sao vừa thuyết phục được người đọc về một khuynh hướng tiếp nhận đúng đắn nhất, vừa cung cấp cho người đọc các khuynh hướng tiếp nhận khác, vừa đảm bảo cho họ chủ động loại bỏ khuynh hướng tiếp nhận sai lầm, có hại Việc định hướng tiếp nhận. .. cảm nhận, tiếp nhận cái hay - cái đẹp của văn chương Từ đó khơi dậy trong lòng học sinh những tình cảm trong sáng, những khát vọng cao đẹp, những ước mơ chân chính Như vậy, tiếp nhận văn học không đồng nghĩa hoàn toàn với sự thu nhận, sự nắm bắt, sự dung nạp thông thường mà nó là sự tiếp nhận bằng cả những rung cảm, khoái cảm thẩm mĩ để thưởng thức một cách chủ động và tự giác nhất của chủ thể tiếp nhận. .. khác nhau trong tiếp nhận văn học không chỉ bắt nguồn từ sự khác nhau của từng cá nhân chủ thể tiếp nhận mà còn có cơ sở từ đặc trưng của đối tượng tiếp nhận là tác phẩm văn chương Tiếp nhận văn học là sự thưởng thức, sự cảm thụ, sự chiếm lĩnh toàn vẹn một hay nhiều tác phẩm văn chương bằng trái tim, bằng năng lực thẩm mĩ Nếu như nhà văn là chủ thể sáng tạo thì người đọc là chủ thể tiếp nhận Tác phẩm... cái đẹp và ý nghĩa đích thực của tác phẩm Tiếp nhận văn học lại là sự cảm nhận, sự “nắm bắt” cái hồn, cái “thần” của tác phẩm bằng những rung cảm, những khoái cảm thẩm mĩ của người tiếp nhận để “giải mã” tác phẩm, là sự khám phá nhằm tìm ra “cái được biểu đạt” tiềm ẩn trong một hệ thống kí hiệu thẩm mĩ Vì thế, tiếp nhận văn học không đơn thuần là một hoạt động nhận thức mà nó còn là một sự sáng tạo bằng . thông báo và người tiếp nhận. Đó là những hình thức khác nhau của phản tiếp nhận trong đổi mới lí luận văn chương. III. Vai trò của phản tiếp nhận trong quá trình đổi mới lý luận văn chương 1 cái nhìn hiện đại, phản tiếp nhận là khắng khít với tiếp nhận. Theo tinh thần mới, tiếp nhận văn chương là việc tạo lập mối quan hệ giữa nhà văn tác phẩm với người tiếp nhận ở dạng bình thường. và biến đổi trực tiếp ảnh hưởng đến việc tiếp nhận văn chương. Lý luận tiếp nhận ngày nay giải phóng cho sức sáng tạo của người đọc . Một trong những yếu tố đó là phản tiếp nhận. Đó là một tất