Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 98 16 XÁC ĐỊNH TỶ LỆ BỆNH RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HÀ NỘI Vũ Thị Định* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tiểu học thành phố Hà Nội năm 2011. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các học sinh 6 tuổi (lớp 1), 9 tuổi (lớp 4). Kết quả: Cho thấy tỷ lệ sâu răng chung của học sinh là 59,78% trong đó 6 tuổi 56,53%, 9 tuổi 62,87% trong đó 53,47% sâu răng sữa, 6,31% sâu răng vĩnh viễn, trung bình mỗi học sinh có 1,55 răng sâu. Chỉ số SMT chung 1,94 (6 tuổi 2,10; 9 tuổi 1,75), chỉ số SMT răng sữa 1,77 (6 tuổi: 2,05; 9 tuổi 1,52), SMT răng vĩnh viễn 0,127 (6 tuổi 0,03; 9 tuổi: 0,22). Chỉ số sâu cao nhưng số răng được hàn rất thấp ở cả hai lứa tuổi (6 tuổi chỉ số răng sâu cao gấp 8,7 lần chỉ số hàn; 9 tuổi chỉ số răng sâu cao gấp 6,6 lần chỉ số hàn). Tỷ lệ răng sâu biến chứng 35,40% (6 tuổi: 36,20%; 9 tuổi: 34,40%). Tỷ lệ bệnh răng miệng và chỉ số SMT của học sinh ngoại thành đều cao hơn nội thành, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh răng miệng của học sinh thành phố Hà Nội cao ở cả khu vực nội và ngoại thành. Tỷ lệ học sinh được khám và điều trị sớm còn ít. Từ khóa: Bệnh răng miệng, nha học đường. ABSTRACT DETERMINING ORAL AND DENTAL DISEASE RATE OF PRIMARY PUPILS IN HA NOI CITY Vu Thi Dinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 98 - 111 Objectives: Determining oral and dental disease rate of primary pupils and evaluating oral and dental disease situation of primary pupils between inner and outer city. Methods: Horizontal description research design, object of the research is pupil of grade 1 (6 years old) and grade 3 (9 years old) in 14 schools/14 districts of Hanoi City. Results: The result has shown that public dental caries rate of pupil is 59.78% in which, 6 years old 56.53%, 9 years old 62.87% in which 53.47% decay on milk tooth, 6.31% permanent decayed tooth, averagely, each pupil has 1.55 decayed tooths. Public SMT index 1.94 (6 years old 2.10; 9 years old 1.75), milk teeth SMT index 1.77 (6 years old: 2.05, 9 years old: 1.52), permanent teeth SMT 0.127 (6 years old 0.03; 9 years old: 0.22). High decay index but number of tooth is fixed very low at two age levels (6 years old has decayed tooth index is high 8.7 times as much as fixed index; 9 years old decayed tooth index is high 6.6 times as much as fixed index). Complicated decayed tooth rate is 35.40% (6 years old: 36.20%; 9 years old: 34.40%). Oral and dental disease rate and SMT index of outskirts pupils are higher than inner city, the difference has value to statistics. Conclusions: Oral and dental disease rate of pupils of Hanoi City is high all over inner and outer city. Pupil rate has been examined and treated that is very low. Key words: Oral and dental disease, Odontology for schools. * Trường Đại học Thăng Long Tác giả liên lạc: ĐD Vũ Thị Định, ĐT: 0915118363, Email: congtyvanvu@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 99 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh răng miệng (RM) gặp ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội. Bệnh xuất hiện sớm, ngay từ khi trẻ 2 tuổi, nếu không được phát hiện điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như đau đớn, mất răng sớm, mất sức nhai, ảnh hưởng sức khoẻ và sự phát triển thể lực của trẻ gây mọc răng lệch lạc, ảnh hưởng thẩm mỹ sau này. Ngoài ra, bệnh có thể gây biến chứng toàn thân như viêm khớp, viêm màng tim, viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết.… Do tính chất phổ biến, tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng nên chi phí điều trị bệnh RM rất tốn kém cho cá nhân và xã hội, kể cả kinh phí cũng như thời gian. Trong khi đó, phòng ngừa để giảm tỷ lệ bệnh RM lại tương đối đơn giản, chi phí thấp, không đòi hỏi trang bị thiết bị đắt tiền, cũng không yêu cầu cán bộ chuyên môn cao, dễ thực hiện tại các trường học. Do đó phòng bệnh RM sớm ngay ở lứa tuổi học sinh là chiến lược khả thi nhất đã được Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) khuyến cáo cần triển khai, chính vì vậy, chương trình chăm sóc răng miệng (CSRM) tại trường học đã và đang được quan tâm và thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và trong khu vực từ nhiều thập kỷ nay. Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Răng hàm mặt (RHM) của thành phố Hà Nội, được Sở Y Tế Hà Nội giao cho việc chỉ đạo và triển khai Chương trình Nha học đường (CT NHĐ) trong toàn thành phố. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của chương trình NHĐ, có số liệu thuyết phục các cấp chính quyền ủng hộ hơn nữa cho công tác chăm sóc sức khoẻ RM cho HS và cần số liệu làm cơ sở cho các cấp chính quyền, Sở Y Tế, Sở Giáo dục & Đào tạo và chương trình NHĐ thành phố Hà Nội đưa ra kế hoạch tính kinh phí, nhân lực cho hoạt động phòng bệnh RM cũng như triển khai và củng cố chương trình NHĐ cụ thể, sát thực tế hơn. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài. Mục tiêu nghiên cứu “Xác định tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tiểu học thành phố Hà Nội năm 2011". Mục tiêu cụ thể Xác định tỷ lệ bệnh răng miệng của HS tiểu học. Xác định chỉ số sâu mất trám và tỷ lệ răng sâu bị biến chứng. So sánh tỷ lệ bệnh RM của HS tiểu học giữa các khu vực nội và ngoại thành. TỔNG QUAN Tình hình bệnh răng miệng ở Việt Nam Cũng như nhiều nước đang phát triển, bệnh lý RM gặp phổ biến ở nước ta, nhu cầu cần được chăm sóc và điều trị rất cao. Năm 1991, theo kết quả điều tra cơ bản của Viện Răng hàm mặt (RHM) cho thấy toàn quốc có trên 90% dân số mắc các bệnh về RM. Tình hình bệnh răng miệng của trẻ em Việt Nam Năm 1999, Viện Răng hàm mặt tổ chức điều tra sức khoẻ RM trên quy mô toàn quốc và cho thấy tỷ lệ có bệnh viêm lợi rất cao: Ở lứa tuổi 6-8 là 50,2%. Ngoài ra, răng mọc lệch lạc cũng thường gặp ở nước ta, hiện nay cũng được các bậc phụ huynh quan tâm vì nó không những ảnh hưởng đến tâm lý, chức năng ăn nhai, thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho các bệnh RM khác phát triển, nếu được hướng dẫn nhổ răng đúng lúc, không để mất răng sữa sớm tình trạng lệch lạc răng cũng sẽ giảm một phần. Tình hình bệnh răng miệng của trẻ em Hà Nội Theo số liệu của Sở Y tế Hà Nội, năm 2003, tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tiểu học, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học là 36% (13) , trong khi đó năm 2004 số liệu thống kê là 36,66% (14) . Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 100 Diễn biễn bệnh răng miệng tại Việt Nam Từ những năm của thập kỷ 60 đến 90 đã có nhiều công trình nghiên cứu tình trạng sâu răng ở người Việt Nam cho thấy tỉ lệ bệnh răng miệng tăng dần theo lứa tuổi và tăng dần theo thời gian. Diễn biễn bệnh răng miệng theo tuổi Theo điều tra của Viện Răng hàm mặt (RHM), năm 2001, tỷ lệ sâu răng sữa giảm dần theo tuổi. Vì ở hai lứa tuổi 6 - 8 và 9 - 11 đang là lứa tuổi thay răng nên trẻ càng lớn, số răng càng thay nhiều nên tỷ lệ sâu răng cũng như chỉ số SMT giảm đi. Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ sâu răng ở cả hai lứa tuổi trên cao thì tỷ lệ trám lại rất thấp, điều này cho thấy việc điều trị sớm và kịp thời ở học sinh là rất cần thiết (19) . Bảng 1. Sâu răng sữa theo tuổi (Viện RHM 2001). Sâu mất trám (smt) Lứa tuổi Số mẫu % sâu răng s m t smt 362 87,9 5,52 0,30 0,02 5,84 6 – 8 339 81,1 4,60 0,30 0,02 4,92 344 63,2 1,91 0,11 0,01 2,03 9 – 11 344 47,9 1,78 0,09 0,01 1,88 Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn và chỉ số SMT tăng dần theo tuổi vì tuổi càng lớn thời gian phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh càng dài. Bảng 2. Sâu răng vĩnh viễn theo tuổi (Viện RHM 2001). Sâu mất trám (SMT) Lứa Tuổi Số mẫu % sâu răng S M T SMT 362 26,0 0,48 0,00 0,01 0,49 6 – 8 339 25,2 0,47 0,00 0,00 0,47 344 50,8 1,04 0,01 0,03 1,08 9 – 11 344 59,0 1,27 0,02 0,02 1,31 Năm 2002, Nguyễn Hoàng Anh và Hoàng Tử Hùng khảo sát tình hình sức khoẻ răng miệng HS tại tỉnh Long An cho thấy tỷ lệ sâu răng và chỉ số SMT tăng dần theo lứa tuổi (8) . Trong viêm lợi lứa tuổi dậy thì sự tăng sinh lợi không tương ứng với tình trạng mảng bám răng và vệ sinh răng miệng của bệnh nhân. Ở tuổi dậy thì, phản ứng tổ chức đối với mảng bám mạnh mẽ hơn, sau tuổi dậy thì, mức độ nặng của viêm lợi giảm xuống. Năm 1991, theo điều tra cơ bản toàn quốc của Viện RHM, tỷ lệ sâu răng viêm lợi cũng tăng theo lứa tuổi. Bảng 3. Tỷ lệ bệnh răng miệng và chỉ số SMT phân theo lứa tuổi. Lứa tuổi Sâu răng Viêm lợi Chỉ số SMT 12 57,30% 95,00% 1,82 15 60,00% 95,60% 2,16 35 - 44 72,33% 99,34% 5,37 Bệnh SR và viêm quanh răng tăng theo lứa tuổi như vậy phù hợp với thời gian phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ càng dài thì tỷ lệ bệnh càng cao. Diễn biến bệnh răng miệng theo thời gian Nhiều công trình nghiên cứu về tình trạng sâu răng ở Việt Nam nói chung và ở trẻ em nói riêng cho thấy tỷ lệ bệnh RM tăng dần theo lứa tuổi và tăng dần theo thời gian. Viện Răng hàm mặt Hà Nội điều tra bệnh răng miệng ở Việt Nam trong 3 năm 1999 - 2001 cho thấy, tỷ lệ sâu răng và chỉ số SMT của răng vĩnh viễn cũng tăng dần theo lứa tuổi (17) . Như vậy có sự phù hợp giữa thời gian phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ càng dài thì tỷ lệ sâu răng càng cao. Theo Trần Văn Trường và Trịnh Đình Hải, năm 1999, điều tra sức khoẻ RM trên quy mô toàn quốc cho thấy tỷ lệ bệnh quanh răng cũng tăng dần theo thời gian (14) . Bảng 4. Tình hình viêm lợi ở trẻ em toàn quốc năm 2000. Nhóm tuổi Viêm lợi 6 - 8 50,52% 9 - 11 81,71% Bệnh viêm lợi cũng tăng theo lứa tuổi, như vậy phù hợp với thời gian phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ càng dài thì tỷ lệ bệnh viêm lợi càng cao. Chứng tỏ bệnh răng miệng đang tăng dần lên ở Việt Nam, điều đó cũng phù hợp với nhận xét của WHO: “Bệnh răng miệng đang tăng dần ở các nước đang phát triển”. Hiện nay, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng nhiều đường, nước ngọt tăng, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 101 công tác phòng bệnh chưa tốt nên tỷ lệ bệnh RM tăng cao. Công tác phòng chống bệnh răng miệng ở Việt Nam Công tác phòng chống bệnh răng miệng Trong những năm gần đây, ở Việt Nam do đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng đường, nước ngọt ngày càng nhiều, công tác phòng bệnh chưa tốt nên tỷ lệ bệnh RM đang tăng cao, do đó làm tốt công tác phòng bệnh để giảm tỷ lệ bệnh RM là rất cần thiết. Giáo dục, chăm sóc răng miệng mới chỉ được đưa vào chương trình sách giáo khoa của học sinh tiểu học. Giáo dục chăm sóc sức khoẻ RM chưa được chú trọng trong toàn dân nên hiểu biết về tự chăm sóc răng miệng, cách đánh răng đúng, thức ăn nào tốt hoặc có hại cho răng, sự cần thiết phải đi khám răng định kỳ của người dân còn hạn chế. Qua điều tra dịch tễ, dạng bệnh RM phổ biến nhất trong cộng đồng, nguyên nhân gây bệnh, các biện pháp phòng ngừa bệnh đã được công nhận trên thế giới. Các hành vi tích cực cần có và khả thi để loại bỏ mảng bám, giảm lượng axít dính trên răng, làm chắc răng ngừa là: đánh răng đúng phương pháp, giảm ăn chất đường, sử dụng fluor, từ bỏ các thói quen hay quan niệm sai nơi cộng đồng. Hoạt động của công tác nha học đường Nha học đường là các hoạt động chăm sóc và phòng bệnh răng miệng cho học sinh tại trường học nhằm từng bước tăng cường sức khoẻ RM và hạ thấp tỷ lệ bệnh RM cho học sinh nói riêng và cộng đồng nói chung. Ở nước ta, hiện có khoảng trên 20 triệu học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Lứa tuổi có hàm răng hỗn hợp, rất dễ mắc bệnh răng miệng và rất cần thiết được chăm sóc răng miệng. Tại Hà Nội, tuy chương trình đã được triển khai đến tất cả các trường học của các quận, huyện nhưng chất lượng chưa đồng đều, chưa thực hiện đủ hết các nội dung của chương trình. Đặc biệt nội dung điều trị răng miệng cho HS tại trường chỉ được triển khai ở rất ít trường. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm Các trường tiểu học ở 14 quận, huyện nội và ngoại thành Hà Nội. Thời gian Từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 12 năm 2010. Đối tượng nghiên cứu Học sinh 6 tuổi (lớp 1), 9 tuổi (lớp 4). Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Chọn mẫu Theo điều tra của chương trình Y tế học đường năm 2008, thành phố Hà Nội có 275 trường tiểu học với 203.259; chọn ngẫu nhiên mỗi quận, huyện 2 trường: 1 trường tiểu học ở nội thành và 1 trường ở ngoại thành. Sơ đồ chọn mẫu 14 quận huyện 9 quận nội thành 5 huyện ngoại thành 1 trường tiểu học 1 trường tiểu học 14 trường tiểu học Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 102 Để tiện so sánh với các số liệu của các nghiên cứu khác, lựa chọn các độ tuổi 6, 9 tương ứng khám cho HS lớp 1 và lớp 4. Cỡ mẫu Theo công thức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, điều tra cắt ngang mô tả. p1 (1- p1) n = Z1 2 - /2 d 2 Trong đó: p: Tỷ lệ mắc sâu răng tại cộng đồng = 0,5 (Nghiên cứu của Viện RHM). : Mức ý nghĩa thống kê = 0,05 với độ tin cậy 95%. Z = 0,96 d: sai số 0,1 Thay số vào ta có: n = 98 lấy tròn số 100, mỗi trường phải khám 100 HS. Mỗi lớp trung bình có 45 đến 50 HS, để công bằng trong y tế, mỗi trường tiến hành khám từ 2 đến 3 lớp và khám cho toàn bộ HS của các lớp đã chọn, đảm bảo mỗi khối khám được từ 100 học sinh trở lên. Các bước tiến hành Chuẩn bị Liên hệ với các trường lên lịch khám RM cho HS, thống nhất địa điểm, chuẩn bị bàn khám. Thiết kế, chuẩn bị phiếu khám RM. Tập huấn cho cán bộ khám và điều tra. Chuẩn bị dụng cụ khám: + Bộ khay khám có đủ thám châm, gương nha khoa, gắp cong. + Chậu rửa và hộp ngâm khử khuẩn dụng cụ, ga trắng trải bàn. + Dung dịch ngâm dụng cụ: Hexanios GR + . Khám răng miệng Trong 14 trường tiểu học có: 9 trường nội thành khám được 1393 HS. 5 trường ngoại thành, khám được 1143 HS. Do HS tiểu học đang ở lứa tuổi răng hỗn hợp nên điều tra cả tỷ lệ sâu răng sữa và răng vĩnh viễn. Xử lý số liệu và viết báo cáo Phương pháp thu thập số liệu Khám RM cho học sinh. Một số khái niệm, định nghĩa và quy ước được dùng trong nghiên cứu Định nghĩa về bệnh RM của chuyên ngành Răng hàm mặt (RHM): Là các bệnh về tổ chức cứng của răng (sâu răng), tổ chức quanh răng và niêm mạc miệng (viêm lợi, viêm quanh răng). Trong đó hai bệnh thường gặp là bệnh sâu răng và bệnh viêm quanh răng. Chỉ số sâu mất trám răng sữa (smt), sâu mất trám răng vĩnh viễn (SMT) là số răng sâu mất trám trung bình ở mỗi cá thể trong cộng đồng. Chỉ số này được WHO sử dụng làm chỉ số đánh giá tình trạng SR của mỗi nước, mỗi khu vực hay toàn cầu và cũng dùng để đề ra mục tiêu phòng chống bệnh sâu răng. Hàm răng lệch lạc: Theo quan niệm của Hiệp hội Nha khoa Thế giới, hàm răng đẹp là: hàm răng mọc đầy đủ với các răng mọc đúng trên cung hàm, có hình dáng bình thường và khớp cắn đúng. Những hàm răng không đạt một trong các tiêu chuẩn trên thì sẽ được xếp vào hàm răng lệch lạc. Răng biến chứng bao gồm răng viêm tuỷ, viêm quanh cuống. Cách tính các chỉ số được dùng trong nghiên cứu Chỉ số sâu mất trám răng sữa (smt), sâu mất trám răng vĩnh viễn (SMT). Tổng số răng sâu + tổng số răng đã nhổ do sâu + tổng số răng đã hàn smt, SMT = Tổng số đối tượng nghiên cứu + s là tổng số răng sữa sâu; + m là tổng số răng sữa nhổ do sâu; t là tổng số răng sữa đã hàn. + S là Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 103 tổng số răng vĩnh viễn sâu. + M là tổng số răng vĩnh viễn mất do sâu. + T là tổng số răng vĩnh viễn đã hàn. Tổng số răng sâu Chỉ số răng sâu = Tổng số đối tượng NC Tổng số răng hàn Chỉ số răng hàn = Tổng số đối tượng NC Phân tích và xử lý số liệu Quá trình phân tích và sử lý số liệu sử dụng phần mềm EPI INFO 6.04. Nội dung nghiên cứu và các chỉ số Nội dung nghiên cứu Các chỉ số Phương pháp thu thập 1. Tỷ lệ bệnh răng miệng của HS tiểu học và THCS Tỷ lệ học sinh sâu răng chung theo lứa tuổi Tỷ lệ học sinh sâu răng sữa theo lứa tuổi Tỷ lệ học sinh sâu răng vĩnh viễn theo lứa tuổi Tỷ lệ học sinh viêm lợi theo lứa tuổi - Tỷ lệ học sinh có răng lệch lạc theo lứa tuổi Khám răng miệng 2. Chỉ số sâu mấ t trám và răng sâu biến chứng Tỷ lệ răng sâu ngà theo lứa tuổi và theo khu vực. Chỉ số sâu mất trám RVV theo lứa tuổi và theo khu vực Chỉ số hàn răng VV theo lứa tuổi và theo khu vực Chỉ số hàn răng sữa và RVV chung theo lứa tuổi và theo khu vực - Chỉ số sâu mất trám RS và RVV chung theo lứa tuổi và theo khu vực Khám răng miệng 3. So sánh tỷ lệ bệnh RM theo khu vực So sánh tỷ lệ bệnh RM, chỉ số sâu mất trám giữa khu vực nội và ngoại thành Khám răng miệng KẾT QUẢ Tình hình mắc bệnh răng miệng của học sinh Bảng 1. Phân bố tỷ lệ sâu răng chung của HS tiểu học theo lứa tuổi. Sâu răng Không sâu răng Tuổi Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tổng số HS 6 tuổi 848 56,53 652 43,47 1500 9 tuổi 989 62,87 584 37,13 1573 Tổng 1837 59,78 1236 40,22 3073 (100%) 56.53 62.87 0 10 20 30 40 50 60 70 Nhãm tuæi 6 tu ổ i 9 tu ổ i % Biểu đồ 1. Phân bố tỷ lệ SR chung của HS tiểu học theo lứa tuổi. * Nhận xét: Tỷ lệ mắc sâu răng của HS 6 tuổi và 9 tuổi cao và tăng dần theo tuổi. Bảng 2. Tỷ lệ học sinh sâu răng sữa theo tuổi. Sâu răng Không sâu răng Tuổi Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tổng học sinh 6 tuổi 822 54,8 678 45,2 1500 9 tuổi 821 52,19 752 47,81 1573 Tổng 1643 53,47 1430 46,53 3073 54.8 52.19 50.5 51 51.5 52 52.5 53 53.5 54 54.5 55 % 6 tuæi 9 tuæi Nhóm tuổi Biểu đồ 2. Phân bố tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh tiểu học theo lứa tuổi * Nhận xét: Tỷ lệ HS tiểu học sâu răng sữa cao và tương đương nhau ở cả hai độ tuổi. p > 0,05, không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 104 Bảng 3. Phân bố tỷ lệ SR vĩnh viễn của học sinh theo lứa tuổi Sâu răng Không sâu răng Loại răng Tuổi Tần số Tỷ lệ% Tần số Tỷ lệ% Tổng số HS 6 tuổi 26 1,73 1474 98,27 1500 9 tuổi 168 10,68 1405 89,32 1573 Tổng 194 6,31 2879 93,69 3073 1.73 10.68 0 2 4 6 8 10 12 Nhãm tuæi 6 tu ổ i 9 tu ổ i % Biểu đồ 3. Phân bố tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của học sinh theo tuổi. * Nhận xét: Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của học sinh tăng dần từ 6 tuổi đến 9 tuổi. Bảng 4. Phân tích chỉ số răng sâu chung của HS tiểu học theo lứa tuổi Tuổi Tổng số răng sâu Tổng số học sinh Chỉ số răng sâu 6 tuổi 2 606 1 500 1,73 9 tuổi 2 173 1 573 1,38 Tổng 4 779 3 073 1,55 1.73 1.38 0 0.5 1 1.5 2 Nhãm tuæi 6 tuæi 9 tuæi % Biểu đồ 4. Chỉ số răng sâu của học sinh tiểu học theo lứa tuổi * Nhận xét: Chỉ số răng sâu (số răng sâu trung bình của một HS) của HS 6 tuổi cao hơn 9 tuổi (p < 0,05 có ý nghĩa thống kê). Mỗi HS 6 tuổi trung bình có 1,73 răng sâu trong khi đó ở HS 9 tuổi có 1,38 răng sâu. Bảng 5. Phân tích chỉ số răng sâu vĩnh viễn chung của HS theo lứa tuổi. Tuổi Số răng sâu Tổng số học sinh Chỉ số răng sâu 6 tuổi 31 1500 0,02 9 tuổi 314 1573 0,19 Tổng 345 3073 0,11 0 0.05 0.1 0.15 0.2 Nhãm tuæi 6 tuæi 9 tuæi % Biểu đồ 5. Chỉ số sâu răng của học sinh theo tuổi. * Nhận xét: Chỉ số sâu răng của học sinh tăng dần theo tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bảng 6. Phân bố tỷ lệ viêm lợi chung của học sinh theo lứa tuổi. Viêm lợi Không viêm lợi Tuổi Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tổng học sinh 6 tuổi 83 5,50 1417 94,50 1500 9 tuổi 148 9,40 1425 90,60 1573 Tổng 231 7,50 2842 92,50 3073 5.5 9.4 0 2 4 6 8 10 Nhãm tuæi 6 tuæi 9 tuæi % 6 tuæi 9 tuæi Biểu đồ 6. Phân bố tỷ lệ viêm lợi chung của học sinh theo lứa tuổi * Nhận xét: Tỷ lệ mắc viêm lợi của học sinh tăng dần theo tuổi, trừ tỷ lệ viêm lợi của học sinh 9 tuổi cao nhất. Xác định chỉ số sâu mất trám và tỷ lệ răng sâu bị biến chứng Bảng 7. Phân tích chỉ số SMT và cơ cấu SMT chung của HS. Tuổi Răng sâu Răng mất Răng hàn Số HS Smt Tần số 2 606 249 302 6 tuổi Chỉ số 1,73 0,16 0,20 1 500 2,10 0,19 0,02 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 105 Tuổi Răng sâu Răng mất Răng hàn Số HS Smt Tần số 2 173 247 333 9 tuổi Chỉ số 1,38 0,15 0,21 1 573 1,75 Tần số 4 779 496 675 Chung Chỉ số 1,55 0,16 0,22 3 073 1,94 * Nhận xét: Chỉ số SMT của học sinh 6 tuổi là 2,10; 9 tuổi 1,75. Số răng sâu cao nhưng số răng được hàn rất thấp ở cả hai lứa tuổi. Học sinh 6 tuổi chỉ số răng sâu cao gấp 8,65 lần chỉ số hàn, HS 9 tuổi chỉ số răng sữa sâu cao gấp 6,6 lần chỉ số hàn. Bảng 8. Chỉ số smt và cơ cấu smt răng sữa của HS theo lứa tuổi. Tuổi Răng sâu Răng mất Răng hàn Số học sinh Smt Tần số 2526 256 296 6 tuổi Chỉ số 1,68 0,17 0,19 1500 2,05 Tần số 1898 201 297 9 tuổi Chỉ số 1,20 0,12 0,18 1573 1,52 Tần số 4416 457 593 Chun g Chỉ số 1,43 0,14 0,19 3073 1,77 * Nhận xét: Chỉ số smt răng sữa của học sinh 6 tuổi là 2,05; 9 tuổi là 1,52. Số răng sâu cao nhưng số răng sâu được hàn rất thấp ở cả hai lứa tuổi. Học sinh 6 tuổi chỉ số răng sữa sâu cao gấp 8,8 lần chỉ số hàn; 9 tuổi cao gấp 6,6 lần chỉ số hàn. Bảng 9. Chỉ số SMT và cơ cấu SMT RVV của học sinh theo lứa tuổi. Tuổi Răng sâu Răng mất Răng hàn Số học sinh SMT Tần số 31 8 6 6 tuổi Chỉ số 0,02 0,005 0,004 1500 0,03 Tần số 314 31 7 9 tuổi Chỉ số 0,19 0,015 0,004 1573 0,22 Tần số 345 33 13 Chung Chỉ số 0,11 0,01 0,004 3073 0,127 * Nhận xét: Chỉ số SMT vĩnh viễn của HS 6 tuổi và 9 tuổi thấp và tăng dần theo tuổi. HS 6 tuổi chỉ số răng RVV sâu cao gấp 5 lần chỉ số hàn, HS 9 tuổi chỉ số RVV sâu cao gấp 47,5 lần chỉ số hàn. Bảng 10. Phân bố tình trạng răng sâu ngà và răng biến chứng của HS theo lứa tuổi. Răng biến chứng Răng sâu ngà Tuổi Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tổng số răng sâu Răng biến chứng Răng sâu ngà Tuổi Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tổng số răng sâu 6 tuổi 943 36,20 1663 63,80 2606 9 tuổi 748 34,40 1425 65,60 2173 Tổng 1691 35,40 3088 64,60 4779 63.8 36.2 65.6 34.4 0 10 20 30 40 50 60 70 6 tuæi 9 tuæi r¨ng s©u ngµ r¨ng s©u biÕn chøng Biểu đồ 7. Phân bố tình trạng răng sâu ngà và răng sâu biến chứng của HS theo lứa tuổi. * Nhận xét: Tỷ lệ răng sâu ngà cao hơn tỷ lệ răng sâu biến chứng (p < 0,05 có ý nghĩa thống kê). Cả 2 lứa tuổi đều có tỷ lệ răng sâu biến chứng cao (hơn 34%). So sánh tỷ lệ bệnh RM của HS giữa các khu vực nội và ngoại thành. Bảng 11. So sánh tỷ lệ sâu răng của HS theo khu vực. Khu vực Sâu răng Không sâu răng Tổng học sinh Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Nội thành 1027 53,21 903 46,79 1930 Ngoại thành 810 70,87 333 29,13 1143 Tổng 1837 59,78 1236 40,22 3073 (100%) 53.21 70.87 0 20 40 60 80 % Néi thµnh Ngo¹i thµnh Khu vực Biểu đồ 8. So sánh tỷ lệ mắc bệnh sâu răng của HS theo khu vực. * Nhận xét: Tỷ lệ mắc sâu răng của HS ở nội thành và ngoại thành đều cao nhưng ngoại Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 106 thành cao hơn nội thành. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 12. So sánh tỷ lệ SR sữa và SR VV của HS theo khu vực Sâu răng sữa Sâu răng vĩnh viễn Khu vực Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Nội thành 935 48,45 92 4,77 Ngoại thành 708 61,94 102 8,92 Tổng 1643 53,47 194 6,31 48.45 4.77 61.94 8.92 0 10 20 30 40 50 60 70 Néi thµnh Ngo¹i thµnh Tû lÖ s©u r¨ng s÷a Tû lÖ s©u r¨ng vÜnh viÔn Biểu đồ 9. So sánh tỷ lệ SR sữa và tỷ lệ SR VV của HS theo khu vực. * Nhận xét: Tỷ lệ HS sâu răng sữa ở ngoại thành cao hơn so với nội thành. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở học sinh ngoại thành cao hơn nội thành. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 13. So sánh chỉ số răng sâu của học sinh theo khu vực. Khu vực Tổng số răng sâu Tổng học sinh Chỉ số răng sâu Nội thành 2550 1930 1,32 Ngoại thành 2229 1143 1,95 Tổng 4779 3073 1,55 1.32 1.95 0 0.5 1 1.5 2 % Néi thµnh Ngo¹i thµnh Khu vùc Biểu đồ 10. So sánh chỉ số răng sâu của học sinh theo khu vực * Nhận xét: Số răng sâu trung bình của HS ở ngoại thành cao hơn ở nội thành. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 14. So sánh chỉ số smt và cơ cấu sâu mất trám răng sữa theo khu vực. Khu vực Răng sâu Răng mất Răng hàn Số HS Smt Tần số 2420 354 386 Nội thành Chỉ số 1,25 0,18 0,20 1930 1,63 Tần số 1996 111 207 Ngoại thành Chỉ số 1,74 0,09 0,18 1143 2,02 * Nhận xét: Chỉ số smt của răng sữa của HS ngoại thành cao hơn nội thành, có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Chỉ số RS của HS ở nội thành cao gấp 6,25 lần chỉ số hàn; ngoại thành cao gấp 9,66 lần chỉ số hàn. Bảng 15. So sánh chỉ số SMT và cơ cấu SMT răng vĩnh viễn theo khu vực. Khu vực Răng sâu Răng mất Răng hàn Số HS SMT Tần số 187 32 27 Nội thành Chỉ số 0,09 0,016 0,004 1930 0,127 Tần số 158 7 6 Ngoại thành Chỉ số 0,138 0,006 0,005 1143 0,149 * Nhận xét: Chỉ số SMT RVV của HS ở nội thành là 0,149 cao hơn HS ngoại thành là 0,127. Số răng sâu cao nhưng số răng được hàn rất thấp ở cả nội và ngoại thành. Học sinh ở nội thành chỉ số răng vĩnh viễn sâu (0,09) gấp 22,5 chỉ số hàn (0,004). Học sinh ở ngoại thành chỉ số răng vĩnh viễn sâu (0,138) cao gấp 27,6 lần chỉ số hàn (0,005). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 16. So sánh tỷ lệ răng sâu ngà và răng biến chứng của HS theo khu vực. Răng biến chứng Răng sâu ngà Khu vực Tần số Tỷ lệ% Tần số Tỷ lệ% Tổng số răng sâu Nội thành 916 35,90 1634 64,10 2550 Ngoại thành 775 34,80 1454 65,20 2229 Tổng 1691 35,40 3088 64,60 4779 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 107 64.1 35.9 65.2 34.8 0 10 20 30 40 50 60 70 % Néi thµnh Ngo¹i thµnh Khu vùc r¨ng s©u ngµ r¨ng s©u biÕn chøng Biểu đồ 11. So sánh tình trạng răng sâu ngà và răng sâu biến chứng của HS theo khu vực. * Nhận xét: Số răng sâu ngà và tỷ lệ răng sâu bị biến chứng của HS ở nội thành tương đương ngoại thành. Bảng 17. So sánh tỷ lệ viêm lợi của học sinh theo khu vực. Viêm lợi Không viêm lợi Khu vực Tần số % Tần số % Tổng số họ c sinh Nội thành 94 4,90 1836 95,10 1930 Ngoài thành 137 12,0 1006 88,00 1143 Tổng 231 7,50 2842 92,50 3073 4.9 12 0 2 4 6 8 10 12 % Néi thµnh Ngo¹i thµnh Khu vùc Biểu đồ 12. So sánh tỷ lệ viêm lợi của HS theo khu vực. * Nhận xét: Tỷ lệ viêm lợi của HS ở nội thành và ngoại thành đều thấp nhưng ngoại thành cao hơn nội thành, có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). BÀN LUẬN Thực trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học thành phố Hà Nội Tỷ lệ mắc sâu răng của học sinh 6 tuổi và 9 tuổi đều cao (59,78%), tuy nhiên tỷ lệ sâu răng của học sinh 9 tuổi (62,87%) cao hơn học sinh 6 tuổi (56,53%). Tỷ lệ mắc bệnh sâu răng của học sinh tăng dần theo tuổi cho thấy kiến thức về phòng bệnh và phát hiện sớm để điều trị sớm chưa tốt, hành vi khám chữa răng định kỳ chưa được coi trọng. Hơn nữa, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng nhiều đường, nước ngọt tăng cùng với công tác phòng bệnh chưa tốt nên tỷ lệ bệnh răng miệng tăng cao. Tuy tỷ lệ SR cao nhưng vẫn thấp hơn nghiên cứu của viện RHM (84,6%) và của các nghiên cứu của các tác giả khác ở Hà Nội cũng như một số địa phương khác (1,11,16,17) . Tỷ lệ học sinh sâu răng sữa cao (53,47%) và tương đương nhau ở cả hai độ tuổi (54,80% và 52,19%). Điều này phù hợp với tỷ lệ sâu răng chung và phù hợp với số lượng răng sữa theo độ tuổi. Các em học sinh tiểu học sâu răng sữa là chủ yếu. Học sinh 6 tuổi sâu răng sữa nhiều hơn 9 tuổi vì số lượng răng sữa của học sinh 6 tuổi nhiều hơn học sinh 9 tuổi do các em mới bắt đầu thay răng. Tỷ lệ HS sâu răng vĩnh viễn thấp (6,31%) tuy nhiên tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở học sinh 9 tuổi (10,68%) cao hơn so với tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của học sinh 6 tuổi (1,73%). Vì theo sinh lý, đây là thời kỳ của hàm răng hỗn hợp, các em bắt đầu mọc răng hàm lớn đầu tiên (răng số 6) và bắt đầu thay răng sữa lúc 6 tuổi. Số răng vĩnh viễn của các em học sinh 9 tuổi nhiều hơn so với số răng vĩnh viễn của các em học sinh 6 tuổi nên tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của 9 tuổi cao hơn 6 tuổi. Trung bình ở độ tuổi 6 tuổi các em có 4-8 răng vĩnh viễn và còn 12- 18 răng sữa, ngược lại ở độ tuổi 9 tuổi các em có khoảng 18 - 22 răng vĩnh viễn và chỉ có khoảng từ 4- 6 răng sữa. Số răng vĩnh viễn sâu ở học sinh 6 tuổi chiếm tỷ lệ thấp (chiếm1,73%) trong tổng số răng, tương tự như số răng vĩnh viễn sâu của học sinh 9 tuổi chiếm tỷ lệ thấp (10,68%) trong tổng số răng sâu. Điều này là do hầu hết các răng vĩnh viễn vừa mới mọc, thời gian phơi nhiễm với các yếu tố sâu răng chưa dài nên tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn thấp. Chỉ số răng sâu (số răng sâu trung bình của một học sinh) của học sinh 6 tuổi (1,73) [...]... của học sinh ngoại thành đều cao hơn nội thành (Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê) Tỷ lệ sâu răng của HS ở ngoại thành (70,87%) cao hơn nội thành (53,21%) Tỷ lệ HS sâu răng sữa ở ngoại thành (61,94%) cao hơn tỷ lệ HS sâu răng sữa ở nội thành (48,45%) 110 Trung bình một HS ngoại thành sâu 1,95 răng cao hơn nội thành 1,32 răng Tỷ lệ răng sâu biến chứng của HS ở ngoại thành sấp xỉ nhau Tỷ lệ HS viêm lợi của. .. điều trị bệnh răng miệng của HS ngoại thành cao hơn so với HS nội thành Chỉ số SMT ở răng sữa của học sinh tiểu học ở nội thành là 1,63; của HS tiểu học ở ngoại thành là 2,02 Trung bình một HS ở ngoại thành có số răng sữa sâu mất trám cao gấp 1,23 lần so với một HS ở nội thành Số răng sâu cao nhưng số răng được hàn rất thấp ở cả nội và ngoại thành Số răng sâu ở ngoại thành cao gấp 1,4 lần so nội thành. .. của ngoại thành 12,0% cao hơn nội thành 4,90% Tỷ lệ HS lệch lạc răng ngoại thành 13,65% cao hơn nội thành 10,16 % Chỉ số sâu mất trám răng sữa của HS ở ngoại thành 2,02 cao hơn nội thành 1,63; gấp 1,23 lần Số răng sâu cao nhưng số răng được hàn rất thấp ở cả nội và ngoại thành Số răng sâu ở ngoại thành cao gấp 1,4 lần so nội thành nhưng số răng hàn chỉ bằng 0,9 lần so với nội thành Chỉ số SMT răng vĩnh... số răng hàn chỉ bằng 0,9 lần so với nội thành Học sinh tiểu học ở nội thành chỉ số răng sữa sâu (1,25) cao gấp 6,25 lần chỉ số hàn (0,20) Học sinh tiểu học ở ngoại thành chỉ số răng sữa sâu (1,74) cao gấp 9,66 lần chỉ số hàn (0,18) Điều này cho thấy nhu cầu điều trị răng Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa Nghiên cứu Y học sữa của HS ngoại thành cao gấp đôi so với nội thành Ở nội thành việc khám chữa răng. .. răng miệng ban đầu tại các trường học là khả thi, góp phần giảm chi phí điều trị cũng như giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên So sánh tỷ lệ bệnh RM của HS giữa các khu vực nội và ngoại thành Tỷ lệ sâu răng của HS ở ngoại thành (70,87%) cao hơn nội thành (53,21%) Tỷ lệ HS sâu răng sữa cao (53,47%) tuy nhiên tỷ lệ HS sâu răng sữa ở ngoại thành (48,45%) cao hơn so với tỷ lệ HS sâu răng sữa ở nội thành. .. tiểu học ở ngoại thành là 0,149 Trung bình một HS ở ngoại thành răng có số răng vĩnh viễn sâu cao gấp 1,2 lần so với HS nội thành Số răng vĩnh viễn sâu ở HS ngoại thành cao gấp 1,53 lần nhưng số răng được hàn chỉ đạt 1,25 lần so với HS nội thành Số răng sâu ngà của HS nội thành là 64,10%, của HS ngoại thành là 65,20% Số răng sâu bị biến chứng của HS nội thành là 35,90%, của HS ngoại thành là 34,80% Điều... chuyên khoa RHM ở ngoại thành ít hơn nhiều lần so với nội thành, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ răng miệng khó hơn nhiều lần so với người dân ở nội thành, trong khi việc điều trị một răng bị biến chứng thường phải đi lại nhiều lần nên cũng là yếu tố góp phần cho tỷ lệ sâu răng ở ngoại thành cao hơn ở nội thành Chỉ số SMT răng vĩnh viễn của HS tiểu học ở nội thành là 0,127; của HS tiểu học. .. này cho thấy tình trạng răng sâu và răng biến chứng là tương đương nhau ở cả 2 khu vực Tỷ lệ viêm lợi của HS ở nội thành và ngoại thành đều thấp 7,5% Tuy nhiên, tỷ lệ viêm lợi của học sinh ở ngoại thành (12,0%) cao hơn 2,45 lần HS nội thành (4,9%) Ở ngoại thành, do điều kiện kinh tế khó khăn thấp hơn ngoại thành, ý thức vệ sinh răng miệng ngay sau khi ăn chưa tốt Với tỷ lệ bệnh RM cao nếu chỉ chú trọng... giữa nội và ngoại thành Tỷ lệ sâu răng cao ở những vùng có trình độ văn hoá thấp, nhu nhập bình quân đầu người thấp, khả năng cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa răng khó khăn Hơn nữa, ở ngoại thành việc chăm sóc vệ sinh răng miệng chưa được chú trọng nhiều bằng ở nội thành Chỉ số sâu răng (Số răng sâu trung bình của một học sinh) của HS ngoại thành (1,95) cao hơn so với chỉ số sâu răng của HS nội thành. .. 2 3 Bệnh viện Việt Nam Cu Ba Hà Nội (2005): Báo cáo hoạt động chương trình Nha học đường thành phố Hà Nội năm 2005 Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh (2000): Tình hình dự phòng sâu răng hiện nay (Tác giả Geogre K Stookey) Tài liệu dịch Cập nhật nha khoa tập 5 số 2, tr 29 - 37 Đào Thị Dung (1999 - 2000): Hoạt động và ảnh hưởng của nha học đường tới tình trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học . tiến hành nghiên cứu đề tài. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tiểu học thành phố Hà Nội năm 2011". Mục tiêu cụ thể Xác định tỷ lệ bệnh răng miệng của. trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học thành phố Hà Nội Tỷ lệ mắc sâu răng của học sinh 6 tuổi và 9 tuổi đều cao (59,78%), tuy nhiên tỷ lệ sâu răng của học sinh 9 tuổi (62,87%) cao hơn học. sánh tỷ lệ SR sữa và tỷ lệ SR VV của HS theo khu vực. * Nhận xét: Tỷ lệ HS sâu răng sữa ở ngoại thành cao hơn so với nội thành. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở học sinh ngoại thành cao hơn nội thành.