Thi online - Ôn tập Kim loại kiềm – Kiềm thổ – Nhôm - Đề 11 Câu 1 [17263]Hai kim loại X và Y đều có khối lượng 12g thì số mol của X lớn hơn của Y là 0,2 mol. Xác định hai nguyên tố X,Y biết KLNT của Y lớn hơn của X là 16. A. Na Và K B. Ca và Fe C. Mg và Ca D. Li Và Na Câu 2 [20994]Chia m gam hỗn hợp gồm Na 2 O và Al 2 O 3 thành 2 phần bằng nhau: • Phần 1: Hòa tan trong nước dư thu được 1,02 gam chất rắn không tan. • Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch HCl 1M thì cần vừa đủ 140 ml dung dịch HCl. Vậy giá trị của m bằng: A. 2,26 gam B. 2,66 gam C. 4,52 gam D. 5,32 gam Câu 3 [21189]Hòa tan m gam bột Al vào lượng dư dung dịch hỗn hợp của NaOH và NaNO 3 thấy xuất hiện 6,72 lít (ở đktc) hỗn hợp khí NH 3 và H 2 với số mol bằng nhau. Giá trị của m là: A. 6,75 gam B. 8,1 gam C. 13,5 gam D. 16,2 gam Câu 4 [21217]Hỗn hợp A gồm hai kim loại Al, Ba. Cho lượng nước dư vào 4,225 gam hỗn hợp A, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, có khí thoát, phần chất rắn còn lại không bị hòa tan hết là 0,405 gam. Khối lượng mỗi kim loại trong 4,225 gam hỗn hợp A là: A. 1,485 g; 2,74 g B. 1,62 g; 2,605 g C. 2,16 g; 2,065 g D. 2,192 g; 2,033g Câu 5 [21442]Cho 100 ml dung dịch KOH 3,5M vào 100 ml dung dịch AlCl 3 1M. Sau khi phản ứng xong, thu được m gam kết tủa. Trị số của m là: A. 3,9 gam B. 7,8 gam C. Kết tủa đã bị hòa tan hết D. Một trị số khác Câu 6 [23433]Để phân biệt MgCO 3 và BaCO 3 dùng thuốc thử nào (chỉ xét ở điều kiện nhiệt độ thường). A. dd HCl B. dd H 2 SO 4 C. CO 2 +H 2 O D. dd NaOH Câu 7 [24289]Có 5 dung dịch đựng riêng biệt: NH 4 Cl, NaCl, H 2 SO 4 , Na 2 SO 4 , Ba(OH) 2 . Chỉ được dùng thêm một dung dịch thì dùng dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được các dung dịch trên? A. Dung dịch phenolphtalein B. Dung dịch K 2 SO 4 C. Dung dịch quỳ tím D. Dung dịch BaCl 2 Câu 8 [26841]Cho 100ml dung dịch hỗn hợp A gồm : CuSO 4 1M ; Al 2 (SO 4 ) 3 1M. Tác dụng với dung dịch KOH dư, lọc kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng: A. 9,1 gam B. 9,8 gam C. 8,0 gam D. 10,2 gam Câu 9 [31317]Hoà tan hoàn toàn 13,275 g hỗn hợp BaO và Al vào nước được dd X. Sục khí CO 2 dư vào X thu được 7,410 g kết tủa. Phần trăm khối lượng của BaO trong hỗn hợp là: A. 80,678%. B. 78,806% C. 70,688%. D. 80,876% Câu 10 [32348]Sục từ từ khí CO 2 vào dung dịch natrialuminat cho đến dư. Có hiện tượng gì xảy ra? A. Có kết tủa keo trắng, lượng kết tủa tăng dần sau đó không tăng nữa. B. Có kết tủa keo trắng, lượng kết tủa tăng dần đến một lúc nào đó lại tan dần, cuối cùng dung dịch trở nên trong suốt. C. Có khí không màu bay ra. D. Dung dịch đổi màu. Câu 11 [36121]Điện phân Al 2 O 3 nóng chảy với cường độ I = 9,65A trong thời gian 30.000s thu được 22,95g Al .Hiệu suất của phản ứng điện phân là: A. 100% B. 85% C. 80% D. 90% Câu 12 [37536]cho 1.6 gam hợp kim của Ba va kim loại kiềm R tác dụng hết với nước được dung dịch X và 0.336 lit (dktc). nếu thêm 99ml dung dịch Na 2 SO 4 0.1M vào dung dịch X thì thấy trong dung dịch vẫn còn Ba(OH) 2 , nhưng nếu thêm tiếp 2ml dung dịch Na 2 SO 4 0.1M thì thấy trong dung dịch đã dư Na 2 SO 4 . hỏi kim loại R là kim loại nào? A. Li B. Na C. K D. Rb Câu 13 [37880]Hoà tan 10,8 gam Al trong một lượng axit H2SO4 vừa đủ thu được dung dịch X. Thêm V lít dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch X được kết tủa mà sau khi nung đến khối lượng không đổi cho ra một chất rắn có khối lượng 10,2 gam. Giá trị của V là: A. 1,2 lít B. 1,2 hoặc 1,6 lít C. 1,2 hoặc 2,8 lít D. 1,2 hoặc 2,4 lít Câu 14 [38924]Lấy 13,4gam hỗn hợp Al và Fe2O3 thực hiện hoàn toàn p/ư nhiệt nhôm, thu được chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy thoát ra 5,6 lít khí H2 (đktc). Khối lượng Al và Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là (cho Al = 27, Fe = 56): A. 5,4g và 8,0g. B. 2,7g và 10,7g. C. 8,1g và 5,3g. D. 10,8g và 2,6g Câu 15 [43584]Cho 100ml dung dịch hỗn hợp Na 2 CO 3 và KHCO 3 tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl, thu được 1,12 lít khí (đktc). Mặt khác, khi cho 250ml dung dịch hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch CaCl 2 dư thì thu được 5g kết tủa trắng. Nồng độ mol/l của Na 2 CO 3 và KHCO 3 lần lượt là: A. 0,3M và 0,3M B. 0,3M và 0,1M C. 0,2M và 0,3M D. 0,25M và 0,25M Câu 16 [44375]Cho 200ml dd A chứa HNO 3 1M và H 2 SO 4 0,2M trung hòa với dd B chứa NaOH 2M và Ba(OH) 2 1M.Thể tích dd B(lit) cần dùng: A. 0,05 B. 0,06 C. 0,04 D. 0,07 Câu 17 [50624]Cho sơ đồ chuyển hoá sau: CaO –– +X → CaCl 2 –– +Y → Ca(NO 3 ) 2 –– +Z → CaCO 3 . Công thức của X, Y, Z lần lượt là: A. HCl, HNO 3 , Na 2 CO 3 . B. Cl 2 , AgNO 3 , MgCO 3 . C. HCl, AgNO 3 , (NH 4 ) 2 CO 3 . D. Cl 2 , HNO 3 , CO 2 . Câu 18 [59250]Cho một ít hỗn hợp X gồm bột Fe, MgO, Al2O3 tan hết trong 100(ml) dung dịch H2SO4 0,5(M) thu được dung dịch Y và khí H2, tiếp tục thêm 200(ml) dung dịch NaOH 0,6(M), kết thúc phản ứng thu được dung dịch Z và kết tủa T. Từ các giả thiết ta có thể kết luận A. Dung dịch Z vẫn còn axit B. Dung dịch Z vẫn còn ion Al3+. C. Kết tủa T thu được là lớn nhất D. Lượng kết tủa đạt đến cực đại rồi tan một phần Câu 19 [59477]Trộn bột Al với bột Fe 2 O 3 ( tỉ lệ mol 1 : 1 ) thu được m gam hỗn hợp X. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết Y bằng acid nitric loãng dư , thấy giải phóng 0,448 lít khí NO ( đktc – sản phẩm khử duy nhất ). m =? A. 2.56 B. 3.74 C. 5.6 D. 8.4 Câu 20 [60045]Cho m gam hỗn hợp X gốm Na và Al vào nước thu được dung dịch X, 5,376 lít H2 (đktc) và 3,51 gam chất rắn không tan. Nếu oxi hóa m gam X cần bao nhiêu lít khí Cl2 (đktc)? A. 9,968 lít B. 8,624 lít C. 9,744 lít D. 9,520 lít Câu 21 [66091]Cho m gam Al vào 500 ml dung dịch Cu(NO 3 ) 2 0,2M và AgNO 3 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn nặng (m + 7,71) gam. Giá trị của m là: A. 7,29 B. 1,53 C. 4,05 D. 8,10 Câu 22 [67476]Cho phương trình phản ứng: Mg + HNO 3 → Mg(NO 3 ) 2 + NO + N 2 O + H 2 O. Nếu tỉ khối của hỗn hợp NO và N 2 O đối với H 2 là 19,2. Tỉ lệ số phân tử bị khử và bị oxi hóa là: A. 6 : 11 B. 8 : 15 C. 11 : 28 D. 38 : 15 Câu 23 [67520]Một dung dịch X có chứa 0,01 mol Ba 2+ ; 0,01 mol NO 3 - ; a mol OH - và b mol Na + . Để trung hoà 1/2 dung dịch X người ta cần dùng 200ml dung dịch HCl 0,1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch X là: A. 4 gam B. 1,68 gam C. 13,5 gam D. 3,36 gam Câu 24 [67541]Một dung dịch chứa a mol NaAlO 2 tác dụng với một dung dịch chứa b mol HCl. Điều kiện để thu được kết tủa sau phản ứng là: A. b = 4a B. b > 6a C. b < 4a D. b = 6a Câu 25 [67847]Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H 2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H 2 SO 4 , tỉ lệ mol tương ứng là 4:1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là: A. 14,62 gam B. 18,46 gam C. 13,70 gam D. 12,78 gam Câu 26 [70202]Để tách Al 2 O 3 ra khỏi hỗn hợp gồm Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 , SiO 2 dưới dạng Al(OH) 3 tinh khiết, người ta có các cách làm sau: (1) Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch NaOH đặc, lọc tách kết tủa rồi đun nóng dung dịch và pha loãng bằng nước (2) Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch NaOH đặc, lọc tách kết tủa, đun nóng rồi sục khí CO 2 dư vào (3) Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch HCl đặc, tách kết tủa, đun nóng rồi sục khí NH 3 dư vào hỗn hợp (4) Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch NaOH đặc, đun nóng rồi sục khí HCl vào hỗn hợp Cách làm đúng là: A. (1), (2) B. (2), (3) C. (3) D. (1), (4) Câu 27 [70957]Hoà tan hết m gam Al 2 (SO 4 ) 3 vào nước được dung dịch A. Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M vào A, thu được a gam kết tủa. Mặc khác, nếu cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào A, cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 21,375 B. 42,75 C. 17,1 D. 22,8 Câu 28 [72019]Kim loại Mg không tác dụng với chất nào dưới đây? A. Hơi nước nóng B. dd HCl C. dd NaOH D. dd CuSO 4 Câu 29 [72097]Vật liệu thường được dùng để đúc tượng, sản xuất phẩn viết bảng, bó bột khi bị gãy xương là: A. CaCO 3 B. CaO C. CaSO 4 D. MgSO 4 Câu 30 [72209]Để nhận biết các dung dịch NaCl, Na 2 SO 4 , NaNO 3 , NaOH đựng trong các lọ riệng biệt thì có thể dùng thuốc thử theo thứ tự nào sau đây? A. Quỳ tím, dd BaCl 2 , dd AgNO 3 B. Quỳ tím, dd KCl, dd AgNO 3 C. Quỳ tím, dd AgNO 3 , dd KCl D. Quỳ tím, dd BaCl 2 , dd KNO 3 Câu 31 [72225]Chỉ dùng quỳ tím thì nhận ra được bao nhiêu dung dịch trong số 4 dung dịch mất nhãn: BaCl 2 , NaOH, (NH 4 )Al(SO 4 ) 2 , KHSO 4 ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 32 [74480]Cho dung dịch HCl vừa đủ, khí CO 2 , dung dịch AlCl 3 lần lượt vào 3 cốc đựng dung dịch NaAlO 2 đều thấy: A. Có khí thoát ra B. Dung dịch trong suốt C. Có kết tủa trắng D. Có kết tủa sau đó tan dần Câu 33 [76028]Nước cứng có những tác hại gì? A. Khi giặt đồ bằng xà phòng trong nước cứng tạo ra muối không tan gây lãng phí xà phòng và sợi vải nhanh mục nát. B. Nấu đồ ăn bằng nước cứng sẽ lâu chín và giảm mùi vị. C. Đun nước cứng trong nồi hơi tạo thành một lớp cặn ở mặt trong nồi hơi. D. Cả A, B và C Câu 34 [77485]Cho từ từ dung dịch có 0,4 mol HCl vào hỗn hợp 0,2 mol NaHCO 3 và 0,3 mol Na 2 CO 3 thì thu được thể tích khí CO 2 (đktc) là A. 2,24 B. 2,128 C. 6,72 D. 8,96 Câu 35 [77740]Cho 1 mol KOH vào dd chứa m gam HNO 3 và 0,2 mol Al(NO 3 ) 3 . Để thu được 7,8 gam kết tủa thì giá trị của m là: A. 18,9gam. B. 19,8gam C. 18,9 gam hoặc 44,1 gam. D. 19,8gam hoặc 44,1gam Câu 36 [81871]X là dd chứa 0,1 mol AlCl3. Y là dd chứa 0,32 mol NaOH. Đổ từ từ Yvào X. Khối lượng kết tủa thu được sau khi đổ hết Y vào X là : A. 7,80g B. 7,12g C. 6,24g D. 3,12g Câu 37 [82416]KCl bị lẫn tạp chất BaCl 2 . Cách nào dưới đây thu được KCl tinh khiết nhất và lượng không đổi. A. cho tác dụng với H 2 SO 4 dư, lọc bỏ kết tủa, sau đó cô cạn dung dịch; B. cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch Na 2 CO 3 , lọc bỏ kết tủa, sau đó cô cạn dung dịch; C. cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch KHCO 3 , sau đó cô cạn; D. cho tác dụng với lượng dư dung dịch (NH 4 ) 2 CO 3 , lọc kết tủa, sau đó cô cạn, dung dịch và lấy chất rắn nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi. Câu 38 [85312]Cho sơ đồ sau : X + Y → CaCO 3 + BaCO 3 + H 2 O. Hai chất X, Y có thể là A. Ba(OH) 2 và Ca(HCO 3 ) 2 . B. Ba(AlO 2 ) 2 và Ca(OH) 2 . C. Ba(OH) 2 và CO 2 . D. BaCl 2 và Ca(HCO 3 ) 2 . Câu 39 [90980]Hấp thụ hoàn toàn 2a mol CO 2 vào dung dịch có chứa a mol Ba(OH) 2 thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. KHSO 4 , Na 2 CO 3 , Ca(OH) 2 , NaCl. B. HCl, Na 2 CO 3 , NaCl, Ca(OH) 2 . C. HNO 3 , KHSO 4 , Na 2 CO 3 , Ca(OH) 2 . D. HNO 3 , KHSO 4 , Mg(NO 3 ) 2 , Ca(OH) 2 . Câu 40 [95677]Hoà tan hỗn hợp gồm NaHCO 3 , NaCl và Na 2 SO 4 vào nước được dung dịch X. Thêm H 2 SO 4 loãng vào dung dịch X cho đến khi không thấy khí thoát ra nữa thì dừng lại, lúc này trong dung dịch chứa lượng muối với khối lượng bằng 0,9 khối lượng của hỗn hợp muối ban đầu. Phần trăm khối lượng của NaHCO 3 trong hỗn hợp đầu là: A. 67,045% B. 64,615% C. 28,296% D. 80,615% Đáp án 1.C 2.D 3.C 4.A 5.A 6.B 7.C 8.C 9.A 10.A 11.B 12.B 13.C 14.A 15.C 16.D 17.C 18.D 19.B 20.C 21.B 22.B 23.D 24.C 25.B 26.C 27.A 28.C 29.C 30.A 31.D 32.C 33.D 34.A 35.C 36.C 37.D 38.A 39.C 40.B . Thi online - Ôn tập Kim loại kiềm – Kiềm thổ – Nhôm - Đề 11 Câu 1 [17263]Hai kim loại X và Y đều có khối lượng 12g thì số mol của X lớn hơn của. C. 0,04 D. 0,07 Câu 17 [50624]Cho sơ đồ chuyển hoá sau: CaO – +X → CaCl 2 – +Y → Ca(NO 3 ) 2 – +Z → CaCO 3 . Công thức của X, Y, Z lần lượt là: A. HCl, HNO 3 , Na 2 CO 3 . B của phản ứng điện phân là: A. 100% B. 85% C. 80% D. 90% Câu 12 [375 36]cho 1.6 gam hợp kim của Ba va kim loại kiềm R tác dụng hết với nước được dung dịch X và 0.336 lit (dktc). nếu thêm