1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố giá dầu, công suất bình quân tàu thuyền, mùa vụ đến sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ tháng 012007 đến tháng 112.doc

12 1,5K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 196,5 KB

Nội dung

Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố giá dầu, công suất bình quân tàu thuyền, mùa vụ đến sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ tháng 012007 đến tháng 112

Trang 1

II Những yếu tố chính ảnh hưởng đến sản lượng khai thác hải sản

Phần II Nghiên cứu thực nghiệm

I Phương pháp thu thập số liệu thực hiện đề tàiII Xây dựng mô hình

III Kiểm định mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy

V Nhận định các giả thuyết

VI Kiểm tra sự vi phạm các giả thiết hồi quyPhần III Kết luận

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam có bờ biển dài trên 3.200km, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1.150.000km2, theo số liệu điều tra của Viện Hải Dương học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam có trữ lượng hải sản từ 3,5 - 4,1 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác lên đến 1,5-1,67 triệu tấn/năm.

Với lợi thế và tiềm năng đó nên ngành khai thác hải sản của Việt Nam đã từng bước phát triển, từ một nghề khai thác quy mô nhỏ, kỹ thuật lạc hậu, đến năm 2007 Việt Nam đã vươn lên hàng thứ 12 thế giới về năng lực tàu thuyền khai thác hải sản Khai thác hải sản đã mang lại nguồn nguyên liệu vô cùng lớn cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước

Cũng như ngành khai thác hải sản cả nước, khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng lại có những thuận lợi hơn Do nằm ở vị trí trung độ của cả nước có bờ biển dài trên 70km, hạ tầng kỹ thuật nghề cá được đầu tư, ngư dân lao động có tay nghề cao nên số lượng tàu thuyền cũng tăng đáng kể

Hiện Đà Nẵng có 1978 chiếc tàu cá các loại, trong đó có khoảng 180 tàu công suất lớn khai thác xa bờ Sản lượng khai thác hải sản hằng năm khoảng từ 35.000 - 40.000 tấn

Tuy nhiên nghề khai thác hải sản gặp rất nhiều rủi ro, kinh tế mang lại từ nghề khai thác bất bênh, nên sản lượng khai thác không ổn định Do bị tác động bởi nhiều yếu tố như: công suất và cường lực khai thác, giá nhiên liệu, mùa vụ, nguồn lợi, thời tiết, giá cả thị trường

Khi đề cập đến sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sản lượng khai thác thủy sản nói chung, qua tìm hiểu thực tế tình hình khai thác thủy sản tại một số địa bàn có hoạt động khai thác thủy sản mạnh như quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, qua nghiên cứu tài liệu tại Cục Thống kê thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND quận Sơn Trà, nhóm chúng tôi nhận thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến sản lượng khai thác hải sản Căn cứ vào các yếu tố chính yếu, có tính đặc thù đối với hoạt động khai thác thủy sản, trong đề tài khiêm tốn này, nhóm chúng tôi chỉ chọn một số yếu tố cơ bản để nghiên cứu và phân tích mối quan hệ của chúng với sản lượng khai thác thủy sản.

Vì vậy, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: "Nghiên cứu sự tác động của các yếutố: giá dầu, công suất bình quân tàu thuyền, mùa vụ đến sản lượng khai thácthủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ tháng 01/2007 đến tháng 11/2009".

Trang 3

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ THUYẾTI Sản lượng thủy sản:

Thủy sản là một trong những loại thực phẩm không thể thiếu cho cuộc sống của loài người Sản lượng thủy sản của một quốc gia hay một địa phương tùy thuộc vào hai nguồn hoạt động chính của con người, đó là: khai thác, đánh bắt từ biển, sông hồ tự nhiên và phát triển nuôi trồng Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển có thể cho phép con người sản xuất ra những thực phẩm mới nhưng thực phẩm có nguồn gốc từ thủy sản vẫn không thể thiếu.

II Những yếu tố chính ảnh hưởng đến sản lượng khai thác hải sản:1 Số lượng tàu thuyền: Nếu giả định tại một vùng biển nhất định với các

điều nguồn lợi như nhau, tay nghề và kỹ thuật khai thác của lao động không có sự khác biệt và các yếu tố khác ổn định, thì sản lượng thủy sản đánh bắt được phụ thuộc lớn vào số lượng tàu thuyền ra khơi khai thác, nghĩa là tàu thuyền ra khơi càng nhiều thì sản lượng mang lại càng lớn và ngược lại tàu thuyền càng ít thì sản lượng khai thác càng ít.

2 Công suất tàu thuyền: Công suất tàu thuyền nói lên năng lực khai thác

thực tế của tàu thuyền Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi; với cùng số lượng tàu đi đánh bắt, thì sản lượng đánh bắt lại phụ thuộc vào công suất trên tàu thuyền Nghĩa là tàu có công suất càng lớn thì sẽ khai thác được nhiều sản lượng hơn tàu có công suất nhỏ

3 Công suất bình quân tàu thuyền: Để tính năng lực khai thác thủy sản,

có thể dùng đến đại lượng công suất bình quân tàu thuyền, đó là tỷ số giữa tổng công suất tàu thuyền với tổng số tàu thuyền.

4 Mùa vụ khai thác: Do đặc thù nghề biển bị tác động và chi phối hoàn

toàn vào yếu tố thời tiết và mùa vụ khai thác Cho nên khi thời tiết tốt và đúng thời điểm mùa vụ chính ngư dân tập trung ra khơi nhiều hơn thường lệ, đồng thời tăng cường thời gian bám biển để khai thác nên lượng hải sản khai thác được tăng lên Ngược lại thời tiết xấu, không đúng mùa vụ ngư dân sẽ quyết định cho tàu đậu bến, vì vậy sản lượng trong những thời điểm đó giảm đáng kể.

Trang 4

PHẦN II

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆMI Phương pháp thu thập số liệu thực hiện đề tài:

Nhóm đã tiến hành thu thập số liệu gồm 35 số liệu mẫu từ Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng, số liệu ngành thủy sản từ tháng 01/2007 đến tháng 11/2009.

Nhóm đã tiến hành chọn lọc thông tin, tiến hành hồi quy, kiểm định đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi dựa trên 35 mẫu quan sát thu thập được.

Trong quá trình tiến hành thực hiện đề tài, nhóm đã sử dụng kiến thức của môn kinh tế lượng cũng với sự hỗ trợ của các phần mềm như: MS Word, MS Excel, SPSS để hoàn thành đề tài.

TTTháng/nămSL(tấn)Gía dầu (đ/lít)

Trang 5

Qua nghiên cứu tìm hiểu và thực tế được trình bày ở trên, nhóm đã xác định mô hình kinh tế lượng cần nghiên cứu là:

Yi = 1 + 2X2+ 3X3+ 4X4+ Ui Với :

Yi : Tổng sản lượng khai thác thủy sản - biến phụ thuộc X2 : Giá dầu - biến độc lập

X3 : Công suất bình quân tàu thuyền - biến độc lập

X4 : Yếu tố thời tiết - biến độc lập (X4 = 1: Đúng mùa vụ ; X4 = 0 : Không đúng mùa vụ)

Ui : Phần dư (số dư).

Mô hình trên sẽ nghiên cứu sự ảnh hưởng của các biến độc lập Xi (i = 2,4) tác động đến biến phụ thuộc Y như thế nào Các giả thiết để ước lượng tuyến tính, không chệch và có phương sai bé nhất.

2 Mô hình hồi quy mẫu:

Áp dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) cho bảng số liệu trên ta được kết quả như sau:

1_mu = - 59,521mu = - 59,521 2_mu = - 59,521mu = - 0,015

Trang 6

3_mu = - 59,521mu = 78,027 4_mu = - 59,521mu = 595,838 Mô hình hồi quy mẫu:

Yi _mu = - 59,521mu= - 59,521 – 0,015 X2i + 78,027 X3i + 595,838 X4i + ei (i 1,35)

* Giải thích ý nghĩa các hệ số hồi quy:

Giả sử khi ta xem xét đến một yếu tố thì các yếu tố khác cố định Do đó: Khi giá dầu tăng (giảm) 1000 đồng/lít thì sản lượng khai thác giảm (tăng) 15 tấn;

Khi công suất bình quân tàu thuyền tăng (giảm) 1 Cv thì sản lượng khai thác tăng (giảm) 78,027 tấn;

Sản lượng khai thác trong điều kiện đúng mùa vụ sẽ lớn hơn 595.838 lần trong điều kiện không đúng mùa vụ.

III Kiểm định mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy:

Để kiểm định mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy, ta xây dựng cặp giả thuyết:

H0: i = 0 (với i = 2,3,4) (giá dầu, công suất bình quân tàu thuyền, yếutố mùa vụ không ảnh hưởng đến sản lượng khai thác thủy sản)

Với n = 35; k = 4, mức ý nghĩa 5% ; tra bảng ta có: t0.025(31)=2,040 Sử dụng phần mềm SPSS ta tính được các như sau:

|t2*| = 1,748 < t0.025(31) : X2 không có ý nghĩa trong mô hình |t3*| = 10,525 > t0.025(31): X3 có ý nghĩa trong mô hình

|t4*| = 10,506 > t0.025(31): X4 có ý nghĩa trong mô hình

Do đó, yếu tố công suất bình quân tàu thuyền và yếu tố thời tiết đều ảnh hưởng đến sản lượng khai thác thủy sản.

Ngoài ra, ta có thể sử dụng giá trị sig tương ứng với các hệ số hồi quy trong kết xuất từ phần mềm SPSS, có thể rút ra kết luận là các hệ số hồi quy rất có ý nghĩa.

Trang 7

IV Kiểm định sự phù hợp của mô hình:

Để xem xét mức độ phù hợp của mô hình ta xây dựng cặp giả thiết:

* So sánh ta thấy F> F0.05 Như vậy bác bỏ giả thuyết H0 (hay bác bỏ giả thiếtcác biến giải thích không có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y) Vậy mô hình đã

cho là phù hợp.

Trang 8

* Nhận xét: Mô hình đã xây dựng là mô hình tốt, các hệ số ước lượng là tin cậy

và phù hợp, giá trị R2 = 0,964 nghĩa là các biến chỉ số công suất tàu, yếu tố thời tiết trong mô hình giải thích được 96,4% trong 100% sự biến động của sản lượng khai thác thủy sản mô hình, còn lại 3,6% là sự tác động của các biến không có trong mô hình Mặt khác, R2=0.961cho thấy mô hình càng phù hợp.

V Nhận định các giả thuyết:

1 Công suất bình quân tàu thuyền càng lớn thì sản lượng khai thác thủy

sản càng cao.

2 Yếu tố thời tiết càng tốt thì sản lượng khai thác thủy sản càng cao.

Hai giả thuyết trên đã được kiểm định thông qua kiểm định mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy Khi các hệ số hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê thì các giả thuyết trên đều đúng.

VI Kiểm tra sự vi phạm các giả thiết hồi quy:

Trang 9

1 Hiện tượng đa cộng tuyến: Sử dụng hệ số VIF Nếu VIF >5 thì phạm

phải đa cộng tuyến Theo kết xuất phần mềm SPSS các chỉ số VIF < 5 nên không phạm phải đa cộng tuyến.

2 Hiện tượng tự tương quan: Sử dụng thống kê Durbin- Watson Theo

kết xuất phần mềm SPSS, chỉ số d = 1,921 ≈ 2 nên không có hiện tượng tự tương quan.

Trang 10

PHẦN IIIKẾT LUẬN

Trên đây là những nghiên cứu bước đầu về ứng dụng mô hình kinh tế lượng trong nghiên cứu các yếu tố tác động đến sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ tháng 01/2007 đến tháng 11/2009 Mô hình đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng chính tới tổng sản lượng khai thác trong 35 tháng Mô hình cũng định lượng được mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đó Chúng ta có thể dựa vào mô hình để ra các quyết định cần thiết.

Hạn chế lớn nhất của mô hình trên là chưa thể hiện được hết tất cả các biến có tác động, ảnh hưởng đến sản lượng khai thác hải sản như: yếu tố hậu

cần nghề cá (dịch vụ thu mua sản phẩm khai thác, dịch vụ chế biến…), yếu tố

kinh nghiệm và kỹ thuật lao động của ngư dân…Nhưng với sự nỗ lực của nhóm, mô hình trên cũng đã giải thích được phần nào của yêu cầu môn học đặt ra Nhóm mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy và các bạn Xin cảm ơn!

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bài giảng môn Kinh tế lượng của PGS.TS Nguyễn Quang Dong - Nhà xuất bản Thống kê năm 2008.

- Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2007, 2008 và 2009.

Ngày đăng: 24/09/2012, 17:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

II. Xây dựng mô hình: 1.Môhìnhtổng thể: - Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố giá dầu, công suất bình quân tàu thuyền, mùa vụ đến sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ tháng 012007 đến tháng 112.doc
y dựng mô hình: 1.Môhìnhtổng thể: (Trang 5)
IV. Kiểm định sự phù hợp của mô hình: - Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố giá dầu, công suất bình quân tàu thuyền, mùa vụ đến sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ tháng 012007 đến tháng 112.doc
i ểm định sự phù hợp của mô hình: (Trang 7)
V. Nhận định các giả thuyết: - Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố giá dầu, công suất bình quân tàu thuyền, mùa vụ đến sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ tháng 012007 đến tháng 112.doc
h ận định các giả thuyết: (Trang 8)
* Nhận xét: Mô hình đã xây dựng là mô hình tốt, các hệ số ước lượng là tin cậy và phù hợp, giá trị R2  = 0,964 nghĩa là các biến chỉ số công suất tàu, yếu tố thời  tiết trong mô hình giải thích được 96,4% trong 100% sự biến động của sản  lượng khai thác t - Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố giá dầu, công suất bình quân tàu thuyền, mùa vụ đến sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ tháng 012007 đến tháng 112.doc
h ận xét: Mô hình đã xây dựng là mô hình tốt, các hệ số ước lượng là tin cậy và phù hợp, giá trị R2 = 0,964 nghĩa là các biến chỉ số công suất tàu, yếu tố thời tiết trong mô hình giải thích được 96,4% trong 100% sự biến động của sản lượng khai thác t (Trang 8)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w