1. Trang chủ
  2. » Tất cả

297456

147 613 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  Nguyễn Thị Phương ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT (SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh- 2009 LỜI CẢM ƠN  Trước hết, tôi xin được gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS Trịnh Sâm- người đã động viên và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô- những người đã chỉ bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu; xin cảm ơn phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trì nh thực hiện luận văn. Người viết đã nỗ lực hết mình để hoàn thành luận văn.Tuy nhiên, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Xin trân trọng cảm ơn. MỞ ĐẦU 0.1.Lý do chọn đề tài 0.1.1. Về thành ngữ, từ trước đến nay đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu. Xuất phát từ các góc độ, khuynh hướng và phương pháp tiếp cận khác nhau, những bài viết, những công trình đó cung cấp cái nhìn mới mẻ, đa diện hơn về thành ngữ tiếng Việt. Có thể nói, thành ngữ là mảnh đất đã được cày xới nhiều và cũng đã thu được nhiều thành tựu. Thế nhưng theo chúng tôi, việc tìm hiểu đặc trưng văn hóa- ngôn ngữ trong thành ngữ vẫn có thể bàn luận thêm, nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn. 0.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá ngày càng được các nhà ngôn ngữ học quan tâm. Người ta nhận thấy rằng việc nghiên cứu ngôn ngữ thường xuyên đòi hỏi phải thuyết minh những ý nghĩa do văn hoá xã hội quyết định, và ngược lại, việc nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của văn hoá đòi hỏi sự hiểu biết những khía cạnh ngôn ngữ của nền văn hoá đó. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá được thể hiện ở nhiều cấp độ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Từ vựng thể hiện rõ nhất mối quan hệ này. Nghiên cứu hàm nghĩa văn hóa trong từ vựng là một lĩnh vực chưa được đào sâu nghiên cứu ở Việt Nam. Song với nhu cầu tìm về bản sắc văn hóa dân tộc, nhu cầu giao lưu văn hóa- ngôn ngữ và nhu cầu hội nhập trong thời đại hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, nghiên cứu hàm nghĩa văn hóa trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng. Ở đây chúng tôi sẽ xem xét các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người (BPCT) trong thành ngữ bởi vì trong nhận thức của chúng tôi, thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ đồng thời là một thành tố văn hoá nên nó mang trong mình những đặc trưng dân tộc, những biểu tượng dân tộc. Tìm hiểu, khảo sát, giải mã các từ ngữ chỉ BPCT trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, chúng ta sẽ thấy được những đặc trưng ngôn ngữ- văn hoá của hai dân tộc Việt và Anh với hai loại hình ngôn ngữ và văn hoá khác biệt nhau, thấy được sự giống và khác nhau trong quan niệm, liên tưởng ngôn ngữ giữa người Anh và người Việt. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn “Đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa của từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)” làm đề tài nghiên cứu của mình. 0.2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài: “Đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa của từ ngữ chỉ BPCT trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh), người viết hướng đến những mục đích sau: - Tìm ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá trên cứ liệu từ ngữ chỉ BPCT trong thành ngữ. Góp phần làm rõ thêm nguyên lý ngôn ngữ phản ánh văn hoá. - Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ- văn hoá của người Việt và người Anh qua các từ ngữ chỉ BPCT trong thành ngữ. 0.3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong những năm gần đây, nhiều nhà ngôn ngữ học đã quan tâm nghiên cứu hàm nghĩa văn hóa thể hiện qua ngôn ngữ . Nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ đã tập trung nghiên cứu vấn đề này. Trước hết có thể kể đến luận văn Thạc sĩ của Ng uyễn Thị Bảo với đề tài “Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh )”. Trong công trình này, Nguyễn Thị Bảo đã nghiên cứu khá kĩ về ngữ nghĩa văn hóa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt, có sự so sánh với các từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Anh. Tiếp theo là luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thanh Tùng với đề tài “ Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ- văn hoá của nhóm từ chỉ động thực vật trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)”. Trong công trình này, Nguyễn Thanh Tùng có một tầm nhìn khá bao quát về từ chỉ động-thực vật trong tiếng Việt. Ông tiến hành so sánh chúng với tiếng Anh trong từ điển giải thích và trong thành ngữ, tục ngữ, tìm ra những nét tương đồng và dị biệt để từ đó t hấy được đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa của hai loại hình ngôn ngữ và văn hóa khác biệt nhau. Các nhà ngôn ngữ học có tên tuổi cũng đã quan tâm nghiên cứu vấn đề văn hóa-ngôn ngữ và để lại các công trình có giá trị. Đặc biệt đáng kể nhất là hai công trình: “Tìm hiểu đặc trưng văn hoá- dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự s o sánh với những dân tộc khác)” của Nguyễn Đức Tồn và “Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt” của Nguyễn Văn Chiến. Trong công trình của mình, Nguyễn Đức Tồn đã trình bày khá cặn kẽ về đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt trong sự đối chiếu, so sánh với tiếng Nga về các đặc điểm định danh, ngữ nghĩa của tên gọi động vật, thực vật, BPCT. Ở công trình này, Nguyễn Đức Tồn cũng đã dành một số trang để nói về biểu trưng của một số tên gọi BPCT trong tiếng Việt v.v… Trong “Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt”, Nguyễn Văn Chiến đã trình bày khá chi tiết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, xác lập vốn từ vựng thể hiện văn hoá của người V iệt như “nước”, các từ biểu thị mô hình kinh tế- xã hội lúa nước cổ truyền Việt Nam, các từ chỉ quan hệ thân tộc và các từ xưng hô trong tiếng Việt, nhóm từ chỉ BPCT,…Về các từ chỉ BPCT, tác giả đã xuất phát từ góc nhìn văn hóa học để đi tìm những “mật mã”, ngôn ngữ trong tổ chức cấu trúc hệ thống các đơn vị từ vựng tiếng Việt biểu thị BPCT. Ngoài các công trình trên, còn có một số bài viết có liên quan đến đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa thể hiện ở các từ ngữ này đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: - “Bình diện văn hoá- ngôn ngữ của nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt” (Như Ý, Văn hoá dân gian 1992, 39(3), tr.80-82.) - “Tản mạn về từ “bụng” của người Việt” ( Hoàng Dĩ Đình, Ngôn ngữ và đời sống năm 2000, số1, tr.24-25.) - “Vài nét về hình ảnh trái tim trong tiếng Việt” (Phan Thị Hồng Xuân, Ngôn ngữ và đời sống 2000, số 4, tr.20-21). - “ Một số nhận xét về thành ngữ có từ chỉ BPCT trong tiếng Nhật” (Đỗ Hoàng Ngân, Ngôn ngữ năm 2002, số 8, tr.68-74) - “Cấu trúc hai bậc trong ngữ nghĩa của thành ngữ có từ chỉ BPCT” (Trịnh Đức Hiển- Lâm Thu Hương, Văn hóa dân gian 2003, số 5 (89), tr.62-65). - “Một số thành ngữ có từ “bụng” (Tạ Đức Tú, Ngôn ngữ và đời sống 2005, số 3, tr.11-12). - “ Thành ngữ chỉ “tay”, “chân” với đặc trưng văn hoá dân tộc” (Nguyễn Thị Thu, Ngôn ngữ và đời sống 2006, số 3, tr.22-26 ). - Về thành ngữ có chứa yếu tố “ruột” trong tiếng Việt (Nguyễn Thanh Thuỷ, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Tp.HCM, số 17, tr 70-78). - … Như vậy có thể thấy, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về việc tì m hiểu đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa của các từ ngữ chỉ BPCT trong thành ngữ tiếng Việt. Nguyễn Đức Tồn chỉ mới tập trung nghiên cứu về đặc điểm định danh, đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ này và dành một số trang để nói về việc biểu trưng tâm lí- tình cảm của các từ chỉ BPCT trong tiếng Việt. Nguyễn Văn Chiến chỉ mới trình bày một cách bao quát các nội dung có liên quan đến các nhóm từ này, xuất phát từ góc nhìn văn hóa học. Luận văn này, trên cơ sở kế thừa thành quả của các công trình đi trước, tiến hành thống kê, miêu tả và phân loại trước hết là thành ngữ có từ chỉ BPCT người trong tiếng Việt và dựa vào kết quả có được, bước đầu so sánh với thành ngữ tiếng Anh cùng loại để tìm ra sự tương đồng và dị biệt 0.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với bất kì công trình khoa học nào, tên gọi đã tự giới hạn phạm vi khảo sát. Cũng qua tên đề tài, người viết tự đặt ra cái đích cần phải đạt tới, vấn đề cần phải đào sâu, góc độ cần phải tiếp cận và cả phương pháp giải quyết. Việc nghiên cứu hàm nghĩa văn hóa trong ngôn ngữ là một việc làm đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của nhiều người. Ở đây, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ giới hạn tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ- văn hóa trong các thành ngữ mà cụ thể là các thành ngữ có từ chỉ BPCT của tiếng Việt , có sự so sánh với các từ chỉ BPCT trong thành ngữ trong tiếng Anh . Trong luận văn, chúng tôi sẽ: - Loại bỏ một số đơn vị một số tác giả xếp vào thành ngữ nhưng nó mang những đặc điểm của tục ngữ rõ rà ng. Ví dụ như: Bàn tay có ngón dài ngón ngắn; Dạ sâu hơn biển, bụng kín hơn buồng; Có chí làm quan, có gan làm giàu; Có đi có lại mới toại lòng nhau, v.v. - Không xét đến những từ ngữ chỉ BPCT đã chuyển nghĩa theo kiểu ẩn dụ từ vựng như : mặt trong cánh bèo mặt nước, căng như mặt trống, , chân trong góc bể chân trời, eye (mắt) trong t he eye of the storm (mắt bão), face (mặt) trong the face of earth (bề mặt trái đất), v.v. -Xét cả những thành ngữ có từ chỉ BPCT đi liền với tên động vật, mang hàm ý ẩn dụ cho tính cách, dáng vẻ của con người, ví dụ như: lòng lang dạ sói, lòng chim dạ cá, mắt phượng mày ngài, v.v. - Không xét đến những từ ngữ chỉ BPCT động vật được dùng để nói tới con người ví dụ như: móc mắt lôi mề, to gan lớn mề, giơ nanh múa vuốt, v.v. 0.5. Phương pháp nghiên cứu Do tính chất của đề tài và do nhiệm vụ khoa học mà đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp thống kê: mục đích của việc sử dụng phương pháp này là nhằm thống kê tất cả các thành ngữ có từ chỉ BPCT trong thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh, làm tư liệu cho quá trình nghiên cứu. - Phương pháp phân tích: chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp này để phân tích đặc trưng ngữ nghĩa- văn hoá của các từ ngữ chỉ BPCT trong thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh. - Phương pháp so sánh- đối chiếu: Đây l à một phương pháp không thể thiếu để tìm ra những tương đồng và dị biệt trong văn hoá, tư duy của người Anh và người Việt, như Nguyễn Đức Tồn (2008) đã nói: “ Chỉ có sự tiếp xúc với các nền văn hóa khác, so sánh cái của mình với cái của người khác mới cho phép coi những yếu tố nào đó của một nền văn hóa có địa vị đặc trưng khu biệt” [tr.20] . Các phương pháp này có tầm quan trọng như nhau và được vận dụng xuyên suốt luận văn. Tất cả nhằm mục đích duy nhất: giải quyết vấn đề luận văn đã đặt ra. 0.6. Tư liệu nghiên cứu Để thống kê các thành ngữ có từ ngữ chỉ BPCT trong tiếng Việt, chúng tôi sử dụng các từ điển của các tác giả có uy tín như Từ điển thành ngữ tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên; Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học; từ điển Thành ngữ Việt Nam của Nguyễn Lực, Lương Văn Đang; Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân. Để thống kê các thành ngữ có nhóm từ chỉ BPCT trong tiếng Anh, chúng tôi sử dụng cuốn “Oxford dicti onary of English Idioms” của Cowie A.P, Mackin R., Mc Caig I.R; cuốn “English Idioms” của Seidl J., McMordie W. Dựa trên các tư liệu này, chúng tôi đã thống kê được 1100 thành ngữ BPCT tiếng Việt và 867 thành ngữ BPCT tiếng Anh. 0.7. Đóng góp của luận văn Việc nghiên cứu đề tài có những ý nghĩa lí luận và thực tiễn sau: - Góp phần vào xây dựng bộ môn thành ngữ học. - Đóng góp vào việc tìm hiểu những khác biệt về ngôn ngữ do đặc trưng văn hoá, tư duy quy định. - Hiểu biết thêm về cái chung và cái riêng của hai nền văn hoá Việt và Anh, cung cấp tư liệu nghiên cứu bản sắc văn hoá, làm cơ sở cho việc hiểu sâu ngôn ngữ, trực tiếp góp phần vào việc giảng dạy và học tập tiếng Việt cho người Anh cũng như trong việc dạy tiếng Anh cho người Việt ngày càng tốt hơn. - Tập hợp một khối tư liệu lớn bao quát hơn về các thành ngữ có chứa từ ngữ chỉ BPCT, phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và sử dụng thành ngữ. 0.8. Bố cục của luận văn Ngoài 8 trang mở đầu, 3 trang kết luận và 39 trang phụ lục, luận văn của chúng tôi gồm nội dung chính như sau: Chương một là chương tổng quan về thành ngữ và thành ngữ tiếng Việt. Ở đây chú ng tôi sẽ trình bày về các vấn đề như nhận diện thành ngữ và thành ngữ tiếng Việt, đặc điểm ngữ nghĩa văn hoá trong thành ngữ trong đó sẽ khái quát về mối quan hệ ngôn ngữ và văn hoá, ngữ nghĩa văn hóa của từ, ngữ nghĩa văn hóa trong thành ngữ và cuối cùng là vấn đề biểu trưng trong thành ngữ. Chương hai, chúng tôi sẽ khảo sát các thành ngữ có thành tố BPCT trong tiếng Việt và tiếng Anh, liệt kê các thành tố chỉ BPCT trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, nhận xét về số lượng thành ngữ và tên các BPCT xuất hiện trong thành ngữ, về số lượng BPCT trong một thành ngữ của hai ngôn ngữ. Chương ba, chúng t ôi sẽ đi vào miêu tả đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của thành ngữ có từ ngữ chỉ BPCT trong tiếng Việt và tiếng Anh. Ở đây, chúng tôi tập trung vào một số phạm vi phản ánh chủ yếu của thành ngữ BPCT- nói lên được sự khác nhau về cách tri nhận của người Việt và người Anh đó là phạm vi phản ánh về hình dáng, bề ngoài của con người, phạm vi phản ánh trí tuệ và phạm vi phản ánh tâm lí- tình cảm của con người.

Ngày đăng: 14/04/2013, 23:32

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

như vậy mà nghĩa chung của thành ngữ bao giờ cũng là nghĩa hình tượng”. Và ông nhấn mạnh: “ Có thể nói nghĩa định danh hình tượng là đặc trưng cơ - 297456
nh ư vậy mà nghĩa chung của thành ngữ bao giờ cũng là nghĩa hình tượng”. Và ông nhấn mạnh: “ Có thể nói nghĩa định danh hình tượng là đặc trưng cơ (Trang 15)
Bảng 1: Các mặt khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ - 297456
Bảng 1 Các mặt khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ (Trang 16)
Bảng 1: Các mặt  khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ - 297456
Bảng 1 Các mặt khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ (Trang 16)
được tỉ lệ xuất hiện của các thành tố BPCT trong thành ngữ tiếng Việ tở bảng sau:  - 297456
c tỉ lệ xuất hiện của các thành tố BPCT trong thành ngữ tiếng Việ tở bảng sau: (Trang 29)
Bảng 2: Số lần xuất hiện và tỉ lệ các thành tố BPCT trong thành ngữ tiếng Việt  - 297456
Bảng 2 Số lần xuất hiện và tỉ lệ các thành tố BPCT trong thành ngữ tiếng Việt (Trang 32)
Bảng 2:  Số lần xuất hiện và tỉ lệ các thành tố BPCT trong thành ngữ  tiếng Việt - 297456
Bảng 2 Số lần xuất hiện và tỉ lệ các thành tố BPCT trong thành ngữ tiếng Việt (Trang 32)
Bảng 3: Số lần xuất hiện và tỉ lệ các thành tố BPCT trong thành ngữ tiếng Anh  - 297456
Bảng 3 Số lần xuất hiện và tỉ lệ các thành tố BPCT trong thành ngữ tiếng Anh (Trang 36)
Bảng 3: Số  lần xuất hiện và tỉ  lệ các thành tố BPCT trong thành ngữ  tiếng Anh - 297456
Bảng 3 Số lần xuất hiện và tỉ lệ các thành tố BPCT trong thành ngữ tiếng Anh (Trang 36)
Bảng 4: Các thành tố BPCT cùng xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh  - 297456
Bảng 4 Các thành tố BPCT cùng xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh (Trang 40)
Ví dụ 3: Tung ra sân một đội hình với rất nhiều những gương mặt búng rasữa, Arsenal vẫn tỏ ra vượt trội so với Liverpool và dễ  dàng giành vé vào  tứ kết với chiến thắng 2-1 - 297456
d ụ 3: Tung ra sân một đội hình với rất nhiều những gương mặt búng rasữa, Arsenal vẫn tỏ ra vượt trội so với Liverpool và dễ dàng giành vé vào tứ kết với chiến thắng 2-1 (Trang 48)
Bảng 6: Số lần xuất hiện và các định tố đi kèm thành tố BPCT trong thành ngữ BPCT chỉ vẻ ngoài của con người - 297456
Bảng 6 Số lần xuất hiện và các định tố đi kèm thành tố BPCT trong thành ngữ BPCT chỉ vẻ ngoài của con người (Trang 51)
Bảng 6: Số  lần xuất hiện và các định tố  đi kèm thành tố BPCT trong  thành ngữ BPCT chỉ vẻ ngoài của con người - 297456
Bảng 6 Số lần xuất hiện và các định tố đi kèm thành tố BPCT trong thành ngữ BPCT chỉ vẻ ngoài của con người (Trang 51)
Bảng 7: Tên BPCT và số lần xuất hiệ nở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi trí tuệ trong tiếng Việt  - 297456
Bảng 7 Tên BPCT và số lần xuất hiệ nở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi trí tuệ trong tiếng Việt (Trang 56)
Bảng 7: Tên BPCT và số lần xuất hiện ở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi  trí tuệ trong tiếng Việt - 297456
Bảng 7 Tên BPCT và số lần xuất hiện ở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi trí tuệ trong tiếng Việt (Trang 56)
Bảng 8: Tên BPCT và số lần xuất hiệ nở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi trí tuệ trong tiếng Anh  - 297456
Bảng 8 Tên BPCT và số lần xuất hiệ nở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi trí tuệ trong tiếng Anh (Trang 60)
Bảng 8: Tên BPCT và số  lần xuất hiện  ở thành ngữ BPCT thuộc  phạm vi trí tuệ trong tiếng Anh - 297456
Bảng 8 Tên BPCT và số lần xuất hiện ở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi trí tuệ trong tiếng Anh (Trang 60)
Bảng 9: Tên BPCT và số lần xuất hiện ở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi tâm  lí, tình cảm trong tiếng Việt - 297456
Bảng 9 Tên BPCT và số lần xuất hiện ở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi tâm lí, tình cảm trong tiếng Việt (Trang 65)
Bảng 10: Tâm trạng,cảm xúc thể hiện trong các thành tố BPCT tiếng Việt   - 297456
Bảng 10 Tâm trạng,cảm xúc thể hiện trong các thành tố BPCT tiếng Việt (Trang 69)
Bảng 10: Tâm trạng, cảm xúc thể hiện trong các thành tố BPCT tiếng  Việt - 297456
Bảng 10 Tâm trạng, cảm xúc thể hiện trong các thành tố BPCT tiếng Việt (Trang 69)
Bảng 11: Tên BPCT và số lần xuất hiệ nở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc trong tiếng Anh  - 297456
Bảng 11 Tên BPCT và số lần xuất hiệ nở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc trong tiếng Anh (Trang 76)
Bảng 11: Tên BPCT và số lần xuất hiện ở thành ngữ BPCT thuộc phạm  vi tâm trạng, cảm xúc trong tiếng Anh - 297456
Bảng 11 Tên BPCT và số lần xuất hiện ở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc trong tiếng Anh (Trang 76)
tình cảm của con người được biểu thị một cách tượng trưng, ước lệ qua hình - 297456
t ình cảm của con người được biểu thị một cách tượng trưng, ước lệ qua hình (Trang 77)
Bảng 12: Tâm trạng,cảm xúc thể hiện trong các thành tố BPCT tiếng Anh  - 297456
Bảng 12 Tâm trạng,cảm xúc thể hiện trong các thành tố BPCT tiếng Anh (Trang 81)
Bảng 12: Tâm trạng, cảm xúc thể hiện trong các thành tố BPCT tiếng  Anh - 297456
Bảng 12 Tâm trạng, cảm xúc thể hiện trong các thành tố BPCT tiếng Anh (Trang 81)
Bảng 13: Tên thành tố BPCT và số lần xuất hiệ nở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi ý chí trong tiếng Việt - 297456
Bảng 13 Tên thành tố BPCT và số lần xuất hiệ nở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi ý chí trong tiếng Việt (Trang 88)
Bảng 13: Tên thành tố BPCT và số  lần xuất hiện  ở thành ngữ BPCT  thuộc phạm vi ý chí trong tiếng Việt - 297456
Bảng 13 Tên thành tố BPCT và số lần xuất hiện ở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi ý chí trong tiếng Việt (Trang 88)
thường. Cũng vì thế, hình ảnh những người gan vàng dạ sắt, trung thành với con đường vinh quang đã chọn, thật là khả kính - 297456
th ường. Cũng vì thế, hình ảnh những người gan vàng dạ sắt, trung thành với con đường vinh quang đã chọn, thật là khả kính (Trang 89)
Bảng 14: Tên thành tố BPCT và số  lần xuất hiện  ở thành ngữ BPCT  thuộc phạm vi ý chí trong tiếng Anh - 297456
Bảng 14 Tên thành tố BPCT và số lần xuất hiện ở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi ý chí trong tiếng Anh (Trang 89)
Trong số các BPCT thể hiện ý chí, ta thấy hình ảnh trái tim bal ần xuất hiện. Điều này cũng khá đặc biệt bởi nói về ý chí là nghiêng về lí trí củ a con  người, do bộ não quyết định - 297456
rong số các BPCT thể hiện ý chí, ta thấy hình ảnh trái tim bal ần xuất hiện. Điều này cũng khá đặc biệt bởi nói về ý chí là nghiêng về lí trí củ a con người, do bộ não quyết định (Trang 90)
Bảng 15: Tên thành tố BPCT và số lần xuất hiệ nở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi tính cách, thái độứng xử  trong tiếng Việt - 297456
Bảng 15 Tên thành tố BPCT và số lần xuất hiệ nở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi tính cách, thái độứng xử trong tiếng Việt (Trang 91)
Bảng 15: Tên thành tố BPCT và số  lần xuất hiện  ở thành ngữ BPCT  thuộc phạm vi tính cách, thái độ ứng xử  trong tiếng Việt - 297456
Bảng 15 Tên thành tố BPCT và số lần xuất hiện ở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi tính cách, thái độ ứng xử trong tiếng Việt (Trang 91)
Bảng 16: Tính cách, thái độc ủa con người trong thành ngữ BPCT tiếng Việt  - 297456
Bảng 16 Tính cách, thái độc ủa con người trong thành ngữ BPCT tiếng Việt (Trang 93)
Bảng 18: Tính cách, thái độc ủa con người trong thành ngữ BPCT tiếng Anh  - 297456
Bảng 18 Tính cách, thái độc ủa con người trong thành ngữ BPCT tiếng Anh (Trang 96)
Bảng 18: Tính cách, thái độ của con người trong thành ngữ BPCT tiếng  Anh - 297456
Bảng 18 Tính cách, thái độ của con người trong thành ngữ BPCT tiếng Anh (Trang 96)