Đề luyện thi đại học năm 2013 MÔN: VẬT LÝ -ĐỀ SỐ 105 Thời gian làm bài: 90 phút 1. C ho cơ hệ gồm một sợi dây mềm, mảnh, nhẹ, không giãn buộc vào 1 điểm cố định, đầu còn lại của sợi day buộc vào một lò xo nhẹ có độ cứng K = 50N/m, đầu còn lại của lò xo được gắn với một vật nhỏ tích điện q = + 10µC. hệ được đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát trong một điện trường đều có các đường sức nằm ngang trùng phương trục lò xo và hướng theo chiều từ điểm nối của dây đến vật, cường độ điện trường bằng 10 5 V/m. Tính biên dao động lớn nhất để vật còn dao động điều hoà A. 1cm B. 2cm C. 0,25cm D. 4cm 2. Một hộp đen chứa 1 linh kiện mắc nối tiếp với 1 điện trở thuần R = 20Ω. đặt vào 2 đầu đoạn mạch một điện áp không đổi U = 20V thì cường độ dòng điện chạy qua mạch bằng 1A. đặt vào 2 đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị cực đại bằng 40V thì cường độ dòng điện chạy qua mạch bằng 1A. xác định thông số hộp đen A. Cuộn cảm thuần có Z L = 20√3Ω B. cuộn cảm thuần có Z L = 20Ω C. cuộn cảm không thuần chưa xác định được D. đáp án khác 3. Cho mạch điện gồm 3 phần tử RLC mắc nối tiếp theo đúng thứ tự trên. gọi M là điểm nối giữa cuộn dây và tụ điện A,B là 2 đầu đoạn mạch. Biết R = 100√3Ω, L = 1/π H. Điện áp trên 2 đầu đoạn mạch có dạng: u = 184√2(cos100πt + π/28)V. Tại thời điêm điện áp trên mạch AM bằng nửa giá trị cực đại của nó và đang tăng thì điện áp trên đoạn MB bằng bao nhiêu. Biết điện áp hiệu dụng trên đoạn AM bằng điện áp hiệu dụng trên đoạn MB A. -184√2 B. 184V C. 92√2V D. -92√3V 4. Cho đoạn mạch RLC, giữa hai đầu của một đoạn mạch điện xoay chiều cú hiệu điện thế xoay chiều 50 2 os 100 ( ) 2 u c t V π π = + ÷ . Cuộn dây có điện trở thuần r=10Ù và độ tự cảm 1 10 L H π = , tụ điện có điện dung thay đổi được. Khi điện dung của tụ điện bằng C 1 thỡ cường độ dũng hiệu dụng của dũng điện trong mạch đạt giỏ trị cực đại và bằng 1A. Giỏ trị của R và C 1 lần lượt bằng A. 3 1 10 40 ; 2R C F π − = Ω = . B. 3 1 10 40 ;R C F π − = Ω = .C. 3 1 10 50 ; 2R C F π − = Ω = . D. 3 1 10 50 ;R C F π − = Ω = . 5. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 100g gắn với lò xo có độ cứng bằng 100N/m Ban đầu con lắc dao động điều hoà dưới dưới tác dụng của hợp lực F = F 0 cos(15πt +π/2)N. t tính bằng s. thì biên độ dao động bằng 3cm. khi hợp lực có dạng F = F 0 cos(10πt +π/2)N thì biên độ dao động bằng 5cm. Hỏi nếu hợp lực có phương trình: F = F 0 cos(14πt +π/2)N thì biên độ dao động bằng bao nhiêu A. 6,5cm B. 3cm C. 4,5cm D. 2cm 6. Hạt nhân Na 24 có chu kỳ bán rã bằng 15h, ban đầu có 1,2gNa. Tính số hạt nhân đã phóng xạ trong thời gian từ giờ thứ 30 đến giờ thứ 45 A. 0,15 B. 0,3 C. 3,7625.10 21 D. 75,25.10 21 7. Một hạt có vận tốc bằng 0,6c thì tỷ số động năng và năng lượng nghỉ bằng bao nhiêu A. 0,45 B. 0,25 C. 1/3 D. 0,8 8. Có 2 chất điểm dao động trên 2 đường thẳng song song và rất gần nhau dọc một trục OX, vị trí cân bằng của chúng cùng toạ độ 2 chất điểm dao động với phương trình: x = 3cos(10πt + π/6) và x = 3cos(10πt - π/6)cm. Hai vật cách nhau một khoảng xa nhất bằng bao nhiêu A. 1.5√3cm B. 3√3cm C. 3 D.6cm 9. Trên mặt nước tĩnh có 2 nguồn dao động với phương trình:u 1 =3cos100πt(cm) và u 2 = - 2cos100πt(cm). Biết vận tốc sóng bằng 2m/s. Hai nguồn cách nhau 15cm. Tính số đường hypebol dao động với biên độ 1cm A. 8 B. 7 C.1 6 D. 14 1 10. Một sợi dây đàn hồi có một đầu buộc vào âm thoa rung với biên độ 4cm. Một đầu cố định vận tốc truyền sóng trên dây bằng 50m/s. Người ta quan sát thấy khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần sợi dây phình to nhất là 10ms. Tìm vị trí gần nút nhất dao động với biên độ 4√3cm. A. 12,5cm B. 100/3cm C.6,25cm D. 100/6cm 11. Một người có ngưỡng nghe bằng 2B. Tính cường độ âm tối thiểu để người đó nghe được A. 10 2 W/m 2 B.10 0,2 W/m 2 C. 10 -10 W/m 2 D. 10 -11,8 W/m 2 12. Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Người ta đặt vào đoạn mạch một hiệu điện thế: u = 200cos(100πt +π/6)V. tại thời điểm t = 1/600s điện áp trên điện trở bằng 80V. Tính điện áp trên cuộn cảm khi đó A. 40V B. 60V C. V D. 20V 13. Chon phương án sai về tần số của thế năng hấp dẫn của con lắc đơn A. bằng tần số động năng B.gấp đôi tần số của gia tốc C. Bằng tần số li độ D. Gấp đôi tần số vận tốc 14. Một con lắc đơn dao động điều hoà trong thời gian ∆t thực hiện được 10 chu kỳ dao động. Khi cắt bớt 21cm thì trong thời gian đó con lắc thực hiện được 11 chu kỳ dao động. Tính chiều dài con lắc sau khi cắt A. 121cm B. 100cm C.210cm D. 231cm 15. Cho một bàn là coi như một điện trở thuần có điện trở 100Ω được cắm vào một ổ cắm điện xoay chiều có điện áp: u = 100√2 cos(100πt + π/12). Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch vào thời điểm t = 1/1200s A. 0,5√3A B. 0,5√6A C. √2A D. 50√6A 16. Cho mạch điện RLC nối tiếp theo đúng thứ tự trên( Lthuần) biết điện ỏp trờn 2 đầu đoạn mạch RL và toàn mạch cú dạng: u RL = 50√2cos(100πt + π/3)V và u = 50√2cos(100πt – π/6)V. I = 1A. Tớnh công suất tiêu thụ của mạch A. 50W B. 25√2W C. 25W D. 25√3W 17. Năng lượng nguyên tử H ở mức thứ n có dạng: E = -13,6/n 2 eV. Khi nguyên tử chuyển từ mức L lên mức N thì hấp thụ hay bức xạ một phô tôn có năng lượng bằng bao nhiêu A. Hấp thụ 2,55e V B. Hấp thụ 10,2eV C. Bức xạ 2,25eV D. Hấp thụ 10,2eV 18. Cho mạch điện AB gồm 3 phần tử RLC nối tiếp theo đúng thứ tự trên, cuộn cảm thuần có L = 1/π H, Ban đầu điện trở bằng 8Ω thì điện áp hiệu dụng trên điện trở bằng 133V, khi điện trở bằng 11,5Ω thì điện áp trên điện trở cũng bằng 133V. Tính điện dung của tụ điện biết tần số dòng điện bằng 50Hz, điện áp hiệu dụng trên 2 đầu mạch không đổi A. B. F C. F D. F 19. 2 nguồn kết hợp là 2 nguồn A. Cùng A,f, ϕ B. cùng f, ∆ ϕ = hằng số C. cùng A, ∆ ϕ =hằng số D. cùng A, f, ∆ ϕ = hằng số 20. Một máy phát điện xoay chiều một pha gồm 2 cặp cuộn dõy mỗi cuộn cú 250vũng, mỗi vũng cú diện tớch 50cm 2 , nam châm tạo ra từ trường qua cuộn dây có B = T, tốc độ quay của rô to là 1500vòng/phút. Cho điện trở của Stato bằng 20√3 Ω Mắc may phát với mạch ngoài gồm điện trở R = 30√3Ω nối tiếp với cuộn cảm thuần L = 1/π H và tụ điện C = 2.10 -4 /π F. Tính công suất tiêu thụ của mạch ngoài A. 100√3W B. 50√3W C. 50W D. đáp số khác 21. Cho mạch điện RLC nối tiếp dòng điện hiệu dụng chạy qua mạch bằng 1A. biết U R = U L = U C . Hỏi nếu nối tắt tụ điện thì cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua mạch bằng bao nhiêu A. √2A B. 1/√2A C. 2A D. 1A 22. Bản chất của dòng điện xoay chiều là A. dao động điện từ cưỡng bức B. Dao động điện từ tự do C. dao động điện từ tắt dần D.dao động điện từ duy trì 2 23. Người ta tích điện cho tụ điện không khí của mạch dao động lý tưởng bằng nguồn 1 chiều có hiệu điện thế bằng 5V rồi để mạch cô lập. Tính điện áp cực đại trong mạch khi người ta lấp đầy tụ bằng một chất điện môi có hằng số điện môi bằng 2 vào thời điểm điện tích đạt cực đại A. 5V B. 10V C. 2,5V C. chưa đủ dữ kiện 24. Cho mạch dao động LC lý tưởng L = 1mH, cường độ dòng điện chạy qua mạch có biểu thức: i = 3cos(10 6 πt + π/3)mA. Viết biểu thức điện áp trên 2 bản tụ A. u = 3πcos(10 6 πt - π/6)V B. u = 3000πcos(10 6 π t - π/6)V C. u = 3πcos(10 6 πt - 5π/6)V D. u = 3πcos(10 6 π t + 5 π/6)V 25. Cho dòng điện chạy qua đoạn mạch có biểu thức: i = 2cos(1000πt + π /2)mA. Tính điện tích chuyển qua đoạn mạch trong thời gian 2/3ms đầu A. 4 - √3mC B. 3/π µC C. 1/π µC D. 1/π mC 26. Trong thí nghiệm giao thoa Y âng, khoảng cách 2 khe bằng 1,2mm. ánh sáng sử có bước sóng bằng 0,5µm. Người ta đo được giữa 2 điểm cách nhau 10mm có 10 vân sáng trong đó 2 vân ngoài cùng là vân tối. Tính khoảng cách từ 2 khe đến màn quan sát A. 2,4m B. 1,2m C. 2,66m D.2,16m 27. Trong thí nghiệm giao thoa Yâng, khoảng cách 2 khe bằng 1mm, khoảng cách 2 khe đến màn bằng 2m. Người ta dùng đồng thời 2 bức xạ đơn sắc bằng 0,4µm và 0,6µm. Xác định số vân cùng màu với vân trung tâm quan sát được trên màn đối xứng. Biết màn rộng 20mm A. 9 vân B. 16 vân C. 17vân D. 8 vân 28. Cơ thể người ở 37 0 C phát ra sóng điện từ không có tính chất nào sau đây A. Ghi được bằng máy ảnh B. gây ra hiện tượng quang điện trong cho Si C. Có vận tốc trong chân không bằng c D. có bước sóng bằng 9µm 29. Tia Rơnghen không có tính chất nào sau đây A. Tính đâm xuyên yếu B. tác dụng nhiệt C. tác dụng lên kính ảnh D. kích thích phát quang một số chất 30. Thiết bị nào sau đây không dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ A. ăng ten phát B.Máy phát điện xoay chiều 1 pha C. đầu đọc băng từ D. động cơ điện 1 chiều 31. Khi quan sát quang phổ của một nguồn sáng bằng máy quang phổ tán sắc nhưng không thể đặt nguồn sáng đó trên khe trực chuẩn ta phải làm thế nào A. Cho ảnh ảo của vật hiện trên khe trực chuẩn B. Cho ảnh thật của vật hiện trên khe trực chuẩn C. Vẫn quan sát bình thường D. Không có cách nào quan sát được 32. Một kim loại có công thoát bằng 2,76eV đang có điện thế bằng -3V. người ta chiếu lần lượt các bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,5; 0,6; 0,4; µm. bức xạ nào có thể làm cho điện thế bằng -4V A. Cả 3 bức xạ B. bức xạ λ 1 C. bức xạ λ 2 D. bức xạ λ 3 33. Ion He + có bán kính quỹ đạo ở mức cơ bản bằng 10,3.10 -11 m. Tính vận tốc của e khi nguyên tử ở mức cơ bản A. 2,2.10 5 m/s B. 2,217.10 6 m/s C. 3,4.10 5 m/s D. 3,4.10 6 m/s 34. Một ống rơnghen hoạt động trong dưới điện áp giữa 2 cự Anot và Ktot bằng 50 000V. Giả sử dòng điện chạy qua ống bằng 1A. Biết có 0,1% năng lượng ống chuyển hoá thành năng lượng của bức xạ có bước sóng ngắn nhất. Tính số phô tôn của bức xạ ngắn nhất phát ra trong 2 phút A. 62,5.10 15 hạt B. 468,75.10 16 hạt C. 375.10 16 hạt D. 75.10 16 hạt 35. Một vật có khối lượng m = 200g được tích điện q = + 10µC treo vào một lò xo nhẹ có độ cứng K = 50N/m. Vật được đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát trong một điện trường đều có các đường sức nằm ngang trùng phương trục lò xo và hướng theo lò xo giãn, cường độ điện trường bằng 1.10 5 V/m Thời điểm t = 0 người ta kéo vật đến vị trí lò xo giãn 6cm rồi thả nhẹ. Tìm quãng đường vật đi được từ khi lực đàn hồi bằng 2N lần đầu tiên đến thời điểm t = 31/15s A. 82cm B. 78cm C. 122cm D. 80cm 36. Đi dưới trời nắng vào lúc giữa trưa bị đen da là do tác dụng của tia A. Hồng ngoại B. tử ngoại C. ánh sáng đỏ D. ánh sáng vàng 3 37. Quá trình huỷ cặp của electron và pozitron được thực hiện theo phương trình: e + + e - → γ + γ . Tính khối lượng nhỏ nhất của tia γ tạo thành A. 0 B. 9,1.10 -31 kg C. 4,05.10 -31 kg D.18,2.10 -31 kg 38. Người ta bắn hạt prôtôn có động năng bằng 4MeV vào bia Cl phản ứng tạo ra 2 hạt nhân trong đó He bay theo phương vuông góc với p theo phương trình: Cl 35 + p → S 32 + He 4 . Cho m Cl = 34,96885u, m S = 31,97207u, m H = 1,007825u,m He = 4,00260u. Tính động năng của S sau phản ứng A. 5,055MeV B.0,26MeV C. 0,76MeV D. 0,55MeV 39. Cấu tạo hạt nhân gồm: A. các hạt prôton B. prôton và nơtron và electron C. proton và nơtron D.Proton và electron 40. Người ta ném một hòn đá xuống ao và quan sát 2 điểm A,B thẳng hàng và cùng phía với vị trí ném. Biết điểm A nhô lên cao lần thứ 4 thì điểm B mới nhô lên cao lần thứ nhất. Vận tốc sóng là 2m/s. AB = 6m. Tính tần số sóng A. 1/3Hz B. 1Hz C.2π Hz D. 4/3Hz 41. Một vật dao động điều hoà với phương trình: x = 4cos(3πt + π/2)cm. t tínhbằng giây. Tìm số lần vật đạt tốc độ bằng 6π cm/s trong 1,5s đầu A. 4 lần B. 5 lần C. 8 lần D. 9 lần 42. Một con lắc lò xo gồm một vật nặng 100g gắn với một lò xo nhẹ có khối lượng không đáng kể và có độ cứng K = 100N/m. Hệ được đặt trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát trượt bằng 0,2. Người ta kéo vật đến vị trí vật có li độ 5 cm rồi thả nhẹ. Tính vận tốc cực đại của vật trong khi dao động A. 50π cm/s B.49,8cm/s C. 49,8π cm/s D. 48π cm/s 43. Cho giao thoa kế Yâng sử dụng ánh sáng có bước sóng trong khoảng 0,38µm đến 0,76µm. Tìm số bức xạ cho vân sáng tại vị trí vân sáng bậc 3 của bức xạ có bước sóng 0,4µm A. 2 B.4 C. 5 D.6 44. Cho đoạn mạch AB gồm điện trở thuần nối tiếp với cuộn cảm thuần. đặt vào 2 đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng bằng 220V. Biết Z L = R√3. Tại một thời điểm u L = . Tính hiệu điện thế trên điện trở khi đó A. -55√6V B. 110√2V C. 55√2V D. 55V 45. Cho mạch điện đoạn AM chứa điện trở nối tiếp với cuộn dây, đoạn MB gồm tụ điện nối tiếp với hộp đen.Tính U AB biết: u AM = 11cos(120πt + π )V và u MB = 11cos(120πt - π) V. A. 11V B. 5,5√2V C. 21,4V D.5,5√6V 46. Tụ điện của mạch dao động được tích đến 6µC . Tần số góc dao động bằng 1000rad/s. điện trở của dây dẫn bằng 2Ω. Người ta dùng mạch tranzito để duy trì dao động. Tính công suất bù năng lượng của nguồn A. 36µ W B.0,5µ W C. 72µ W D. 72mW 47. Cho độ hụt khối của α ∆m He =0,0305u, m p = 1,007276u, m n = 1,008665u. Tính khối lượng hạt nhân He 4 A. 4,001382u B.4,0000u C.3,9000u D.4,1000u 48. Tia X không có tính chất nào sau đây A.Tia X có bước sóng càng ngắn ta nói nó càng cứng B.Tia X có thể làm Bari phát sáng C.Tác dụng nhiệt của tia X làm cho 99% năng lượng ống rơnghen tồn tại dưới dạng nhiệt D.Ta có thể xác định liều lượng của tia X bằng cách đo mức độ iôn hoá không khí 4 49. Hiện nay trong quặng thiên nhiên có chứa cả U238 và U235 theo tỉ lệ nguyên tử là 140:1 giả thiết ở thời điểm tạo tạo thành một vật thể thì tỉ lệ trên là 1:1. Hãy tính tuổi của vật thể ấy. Biết chu kì bán rã của U238 là 4,5.10 9 năm và U235 là 7,13.10 8 năm. Cho khi x rất nhỏ thì e -x =1-x. A. 6,03.10 9 năm B. 6,03.10 10 năm C. 6,03.10 21 năm D. 6,03.10 11 năm 50. Sự khác nhau cơ bản về tính chất của tia tử ngoại và tia hồng ngoại là do yếu tố nào quyết định A. Bước sóng B. nguồn phát C. bản chất tia D. yếu tố khác ĐÁP ÁN DE 105 Câu 1 B. điều kiện dao động điều hoà: A ≤ ∆l Câu 2. B Câu 3 A. U AM nhanh pha hơn U MB một góc 2π/3; mà U AM = U MB ⇒ U MB = U AB = 184V Khi u AM = ⇒ ϕ AM = -2p/3 ⇒ ϕ MB = -π/3 - 2π/3 = -π ⇒ u MB = -U 0MB = -184√2V Câu 4 : Câu 5C - đồ thị Câu 6C; Câu 7 B: W đ = ( m 0 )c 2 ; E 0 = m 0 c 2 Câu 8C khoảng cách 2 chất điểm: ∆ x = x 1 - x 2 = 3cos(10πt + π/6) - 3cos(10πt - π/6) = 3cos(10πt + π/6) + 3cos(10πt + 5π/6) Như vậy ∆ x cực đại bằng biên độ của dao động tổng hợp và bằng 3cm (có thể dùng máy tính để tổng hợp dao động (trừ 2 phương trình) Câu 9.B biên độ bằng 1 là vân lõm, do 2 nguồn ngược pha nên: -l/ λ ≤ k ≤ l/ λ Câu 10 D. A = A √3 ⇒ d min = λ/6 Câu 11C Câu 12D Câu 13C Câu 14B ⇔ ⇒ l 2 = = 100cm Câu 15. B Câu 16B. Đối xứng ⇒ ϕ = π/4. P = U.I.cos ϕ Câu 17A Câu 18C – U R không phụ thuộc R ⇒ cộng hưởng Câu 19B Câu 20D – công suất mạch ngoài chỉ xét điện trở mạch ngoài Câu 21. B Câu 22A Câu 23C Câu 24. A: U 0 = L. ω. I 0 Câu 25B: q = cos(100πt) µC; Câu 26A; Câu 27A Câu 28B: cơ thể người ở 37 0 C phát ra bước sóng bằng 9µm, giới hạn quang điện trong của Si là 1,1µm Câu 29A; Câu 30D 5 Câu 31B; Câu 32D; Câu 33B: F đ = F ht chú ý He có 2 prô114 CĐTN Câu 34D Câu 35D Câu 36B: tia tử ngoại có tác dụng sinh lí, huỷ diệt tế bào; Câu 37B: khối lượng tương đối tính nhỏ nhất của hạt γ bằng khối lượng nghỉ của e lectron Câu 38C: Do He bay vuông góc với p. áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có: mà P 2 = 2m.k. Kết hợp với định luật bảo toàn năng lượng ta có Câu 39C; Câu 40B; Câu 41D Câu 42D: v max = ω( A - ); Câu 43A; Câu 44C Câu 45D; Câu 46A; Câu 47A Câu 48C. ống rơn ghen nóng do điện năng của e chuyển hoá thành nhiệt Câu 49A; Câu 50A 6 . Đề luyện thi đại học năm 2013 MÔN: VẬT LÝ -ĐỀ SỐ 105 Thời gian làm bài: 90 phút 1. C ho cơ hệ gồm một sợi dây mềm, mảnh, nhẹ,. Hiện nay trong quặng thi n nhiên có chứa cả U238 và U235 theo tỉ lệ nguyên tử là 140:1 giả thi t ở thời điểm tạo tạo thành một vật thể thì tỉ lệ trên là 1:1. Hãy tính tuổi của vật thể ấy. Biết chu. 75.10 16 hạt 35. Một vật có khối lượng m = 200g được tích điện q = + 10µC treo vào một lò xo nhẹ có độ cứng K = 50N/m. Vật được đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát trong một điện trường đều có các đường