Đề thi thử đại học môn Ngữ văn chọn lọc số 71

5 477 0
Đề thi thử đại học môn Ngữ văn chọn lọc số 71

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – LẦN IV MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể giao đề) PHẦN CHUNG: (5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Vì sao trong cảnh 7 vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, mặc dù Đế Thích đã khuyên và tìm ra một số giải pháp tốt nhất, nhưng Hồn Trương Ba vẫn quyết định xin cho cu Tị sống lại, còn mình thì chết hẳn? Quyết định nhanh chóng và dứt khoát ấy của Hồn Trương Ba có ý nghĩa gì? Câu 2 (3 điểm): Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu hát: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi …” Và nhân vật Huấn Cao trong truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân cũng từng ân hận: “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” Anh/ Chị có suy nghĩ gì về những “tấm lòng” trong các ý kiến trên? PHẦN RIÊNG: (5 điểm) Thí sinh lựa chọn và chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a: (5 điểm) - Theo chương trình Chuẩn Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh tiếng đàn trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) Câu 3.b: (5 điểm) - Theo chương trình Nâng cao Nam Cao đã mở đầu truyện ngắn “Chí Phèo” bằng hình ảnh Chí khật khưỡng vừa đi vừa chửi. Có ý kiến cho rằng: Tiếng chửi của Chí đơn thuần là những tiếng lảm nhảm của một kẻ say rượu muốn gây sự. Lại có ý kiến khác cho rằng: Đó là tiếng chửi rất bài bản, có trật tự lớp lang, thể hiện bi kịch đau đớn của cuộc đời Chí. Quan điểm của anh/ chị về vấn đề trên như thế nào? Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh …………………………………….; SBD ……………………… 1/4 SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – LẦN IV MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 *) Yêu cầu chung: - Học sinh có thể làm bài theo cách riêng, nhưng phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản. Bài làm phải bám sát yêu cầu của đề, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, hạn chế tối đa mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. Điểm hình thức lồng trong điểm nội dung. Khuyến khích những bài làm sáng tạo, có cảm xúc. - Giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. *) Yêu cầu về kiến thức: Câu Ý Nội dung Điểm I Vì sao trong cảnh 7 vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, mặc dù Đế Thích đã khuyên và tìm ra một số giải pháp tốt nhất, nhưng Hồn Trương Ba vẫn quyết định xin cho cu Tị sống lại, còn mình thì chết hẳn? Quyết định nhanh chóng và dứt khoát ấy của Hồn Trương Ba có ý nghĩa gì? 2,0 1. 2. 3. (-) Giới thiệu thật ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và bi kịch của Hồn Trương Ba từ khi được Đế Thích giúp sống lại trong thân xác anh hàng thịt. (-) Hồn Trương Ba quyết định xin cho cu Tị sống lại, còn mình thì xin chết hẳn, là vì: + Hồn Trương Ba đã phải trải qua những dằn vặt ghê gớm, những đau khổ tột cùng khi phải sống trong cảnh “Bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” + Những điều Đế Thích khuyên thể hiện một quan niệm sống ích kỉ, thực dụng và quan liêu (phải sống, dù với bất cứ giá nào, dù phải giẫm đạp lên những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, kể cả việc trú ngụ trong thân xác một đứa trẻ để được sống). Quan niệm ấy đối lập với quan niệm của Hồn Trương Ba (cuộc sống thật đáng quý, nhưng nó chỉ có ý nghĩa khi được sống là chính mình, còn sống chắp vá hồn này xác nọ thì chỉ thấy những bi kịch đau khổ). Nếu làm theo lời khuyên của Đế Thích, Hồn Trương Ba tưởng tượng ra bao cảnh bi hài sẽ tiếp diễn và ông sẽ không thể chịu đựng nổi. → Hồn Trương Ba quyết định xin cho cu Tị sống lại còn mình thì chết hẳn, không nhập vào thân xác của ai nữa. (-) Quyết định nhanh chóng, dứt khoát ấy mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp: + Mang tính nhất quán, phù hợp với bản chất nhân vật: Trương Ba – một con người nhân hậu, luôn ý thức cao về giá trị cuộc sống. Xin cho cu Tị sống lại, còn mình thì chết hẳn, nhưng Hồn Trương Ba lại thấy thanh thản lạ lùng với quyết định ấy. + Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người lao động và thể hiện niềm tin mãnh liệt của tác giả vào những “điều không thể mất” trên cõi đời này. 0,25 1,0 0,75 II Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu hát: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi …” Và nhân vật Huấn Cao trong truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân cũng từng ân hận: “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Anh/ Chị có suy nghĩ gì về những“tấm lòng” trong các ý kiến trên? 3,0 2/4 1. 2. 3. Giải thích: - “Tấm lòng”: là những cảm xúc chân thành, mộc mạc, những tình cảm nhân hậu, yêu thương của con người dành cho nhau trong cuộc sống. - Câu hát của Trịnh Công Sơn nói lên cách ứng xử đầy nhân văn của con người: Tình cảm dành cho nhau phải thành thật, trong sáng, vô tư, không vụ lợi, không tô vẽ… Tấm lòng ấy cho đi không mong được báo đáp (trả ơn), mà luôn thấy thanh thản, nhẹ nhõm. - Câu nói của Huấn Cao thể hiện một thái độ sống đúng đắn: Mỗi người nên biết trân trọng và nâng niu, biết đền đáp và tri ân để không thờ ơ, vô tình hay phụ bạc trước tình cảm chân thành, cao đẹp của người khác dành cho mình. Chứng minh, bình luận: - Sự cần thiết phải có “một tấm lòng” trong cuộc sống. + Đó là biểu hiện của phẩm chất tốt đẹp, lương thiện của con người. Mỗi người cần trau dồi cho mình những tình cảm ấy để tâm hồn trở nên phong phú hơn, sống có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng. + Mỗi tấm lòng cao cả sẽ làm cho cuộc sống tươi đẹp và có ý nghĩa hơn. Xã hội sẽ bớt đi những đau khổ, khó khăn và bất hạnh, con người sẽ đoàn kết hơn trong lối sống; thậm chí “tấm lòng” ấy còn có khả năng cứu rỗi tâm hồn con người, ngăn chặn cái xấu, cái ác. - Phê phán những lối sống thiếu trách nhiệm, vụ lợi, vô cảm trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. (Mỗi ý cần có dẫn chứng minh họa hòa lồng với lí lẽ) Bài học nhận thức và hành động. - Phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người xung quanh, luôn cởi mở, thanh thản trong những mối quan hệ phức tạp của cuộc sống. - Luôn ý thức điều chỉnh hành động, có thái độ sống chân thành, biết lắng nghe, biết trân trọng và tri ân những tấm lòng cao quý. 0,5 1,5 0,5 0,5 III.a Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh tiếng đàn trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) 5,0 0,5 4,0 1. 2. Giới thiệu chung - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Tiếng đàn xuất hiện xuyên suốt bài thơ, trở thành biểu tượng song hành, soi sáng, làm nổi bật hình tượng Lorca. Bài thơ có cấu trúc như một bản nhạc giao hưởng mà tiếng ghi ta trở thành nốt nhạc đệm không thể thiếu. Hình ảnh tiếng đàn: a) Sáu dòng thơ đầu: Thanh âm của khúc nhạc dạo - Nhịp thơ: chậm dãi, mê say - Từ láy: lang thang, đơn độc, chếnh choáng, mỏi mòn… - Hình ảnh tượng trưng độc đáo: “Tiếng đàn bọt nước”: tượng trưng cho sự mong manh, phiêu du nhưng đầy sức mạnh; “li la li la li la” gợi tên một loài hoa sắc tím – hoa Tử Đinh Hương. Kết hợp những hình ảnh: “Tây Ban Nha” – xứ sở của Tây Ban Cầm, “Áo choàng đỏ gắt” “vầng trăng, yên ngựa”… Gợi phông nền văn hóa Tây Ban Nha đặc sắc và tư thế hiên ngang của Lorca. → Thanh Thảo đã hóa thân, nhập vai để sống tận cùng chất nghệ sĩ, chiến sĩ của Lorca. 3/4 3. b) 12 dòng thơ tiếp: Thanh âm của khúc cao trào - Nhịp thơ: gấp gáp, dồn dập. - Hình ảnh: Nhà thơ dùng biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, điệp cấu trúc, tương phản… để sáng tạo hình ảnh thơ: Tiếng ghi ta “nâu, lá xanh, tròn, ròng ròng máu chảy”. Tiếng đàn gieo sự sống, gieo cái đẹp, gieo tình yêu đang bị các thế lực bạo tàn hủy diệt. Tiếng đàn như một sinh thể có hồn, có thân phận, có nỗi đau, sự bất hạnh… → Mượn tiếng đàn, nhà thơ diễn tả cảm giác đau đớn, uất nghẹn trước cái chết bi phẫn của Lorca. c) Những dòng thơ còn lại: Khúc vĩ thanh - Nhịp thơ lắng dịu, kéo dài bất tận “li la li la…” - Hình ảnh: “Không ai chôn cất tiếng đàn, như cỏ mọc hoang” gợi sức sống mãnh liệt, không thể hủy diệt. “Chiếc ghi ta màu bạc” tượng trưng cho con thuyền thi ca và nhân cách cao đẹp của Lorca sẽ bất tử. → Tiếng đàn mang tên loài hoa cứ lặng lẽ tỏa hương, hiện hữu giữa cuộc đời và trường tồn với thời gian. Ý nghĩa của hình ảnh tiếng đàn: - Nhà thơ đã tượng trưng hóa âm thanh tiếng đàn ghi ta, khiến nó trở thành biểu tượng cho những sáng tạo nghệ thuật mới mẻ và thế giới tâm hồn, khí phách của Lorca – người con ưu tú của đất nước TBN. - Tiếng đàn chính là tiếng nói tri âm, là khúc tráng ca tưởng niệm Lorca – người nghệ sĩ mà nhà thơ hằng ngưỡng mộ. 0,5 Lưu ý: Có thể thí sinh chỉ phân tích bài thơ mà không bám sát yêu cầu của đề. Trường hợp đó, nếu diễn đạt tốt, lời văn có hình ảnh thì giám khảo cho tối đa từ 3 điểm → 3,5 điểm. Còn lại chỉ cho dưới 3 điểm. III.b Nam Cao đã mở đầu truyện ngắn “Chí Phèo” bằng hình ảnh Chí khật khưỡng vừa đi vừa chửi. Có ý kiến cho rằng: Tiếng chửi của Chí đơn thuần là những tiếng lảm nhảm của một kẻ say rượu muốn gây sự. Lại có ý kiến khác cho rằng: Đó là tiếng chửi rất bài bản, lớp lang, thể hiện bi kịch đau đớn của cuộc đời Chí. Quan điểm của anh/ chị về vấn đề trên như thế nào? 5,0 1. 2. Giới thiệu chung. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Nam Cao không bắt đầu câu chuyện theo trật tự thời gian. Ngay từ những dòng đầu, ông đã để nhân vật xuất hiện trong một tình huống đầy kịch tính. Hoàn cảnh nào thì con người mới cất tiếng chửi? Hình ảnh Chí khật khưỡng vừa đi vừa chửi gây sự tò mò, hấp dẫn bạn đọc. Bình luận, chứng minh những ý kiến bàn về tiếng chửi của Chí Phèo. a) Ý kiến thứ nhất: Tiếng chửi của Chí đơn thuần là những tiếng lảm nhảm của một kẻ say rượu muốn gây sự. - Tác giả đóng vai người ngoài cuộc để quan sát và tường thuật. Lời văn có vẻ khách quan, thậm chí rất lạnh lùng. Nhân vật xuất hiện với hành vi “chửi” như đã thành quy luật: “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi…” - Tiếng chửi của Chí có vẻ khác thường: Chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi mẹ đứa nào đẻ ra thân hắn. 0,5 1,5 4/4 3. Tiếng chửi nghe róng riết, nhưng hóa ra toàn vu vơ, xem ra chẳng hiệu quả gì. Quả thật, đó chỉ “là những tiếng lảm nhảm của một kẻ say rượu muốn gây sự”. → Tưởng chừng như nhà văn muốn xây dựng nên một chân dung hí họa – chân dung một kẻ lưu manh uống rượu chửi đổng, chỉ để gây cười? Nếu chỉ có thế thì tác phẩm đã không có sức sống bền bỉ đến vậy và Chí Phèo đã không ám ảnh biết bao thế hệ bạn đọc đến thế. Ý kiến trên cho thấy sự tiếp nhận tác phẩm còn hời hợt, nông cạn, hình thức. b) Ý kiến thứ hai: Đó là tiếng chửi rất bài bản, lớp lang, thể hiện bi kịch đau đớn của cuộc đời Chí. *) Nếu vừa đọc vừa suy ngẫm kĩ về tiếng chửi và số phận, cuộc đời Chí, ta sẽ thấy: Tiếng chửi kia thật bài bản, có trật tự lớp lang từ cao xuống thấp, từ không cụ thể đến cụ thể; bề ngoài có vẻ lảm nhảm, nhưng thẳm sâu là tiếng phẫn uất của bi kịch cuộc đời Chí. *) Bi kịch của con người sinh ra là người mà bị xã hội khinh rẻ, ruồng bỏ. - Từ một người nông dân “hiền như đất”, lương thiện, Chí bị thế lực đen tối đẩy đến con đường cùng để rồi tha hóa, phải bán linh hồn cho quỷ dữ. Cả làng Vũ Đại ai cũng tránh hắn như tránh “một con vật ghê sợ”. - Chí thèm giao tiếp với mọi người cho dù phải bằng hình thức thô bỉ: chửi nhau, vậy mà cũng “không ai lên tiếng”. Những lời bình xen lẫn lời kể của tác giả: “Có hề gì? …Thế cũng chẳng sao…Chắc nó chừa mình ra…” chứng tỏ Chí cô đơn đến cùng cực, sống giữa loài người mà như sống giữa hoang đảo. → Tiếng chửi cho thấy: Chí là nạn nhân bị gạt ra khỏi xã hội loài người. *) Bi kịch của con người thức tỉnh quyền sống, khao khát được làm người lương thiện mà bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt. - Cuộc gặp gỡ với Thị Nở khiến Chí hồi sinh cảm giác của con người, đánh thức khát khao tình người lương thiện, Chí hồi hộp trong hi vọng xây dựng tổ ấm với Thị Nở và được bước chân vào “xã hội bằng phẳng” của cuộc sống lương thiện. Chí bị Thị Nở từ chối và rơi vào trạng thái uất ức, tuyệt vọng. - Tiếng chửi của Chí hướng đến trời, rồi đời … rồi đến đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn. Ẩn sau tiếng chửi là sự vật vã của một linh hồn đang bế tắc, tuyệt vọng. Với ngôn ngữ nửa trực tiếp, nhà văn như hóa thân vào không chỉ nhân vật Chí, mà còn cả dân làng Vũ Đại tạo nên lối kể chuyện sinh động, hấp dẫn. → Tiếng chửi cho thấy: Chí là nạn nhân của một xã hội thiếu vắng tình thương và lòng bao dung. Đánh giá chung: Ý kiến thứ hai thể hiện hướng tiếp cận tác phẩm sâu sắc. Từ đó bạn đọc có thể thấy được giá trị hiện thực, tư tưởng nhân văn cao đẹp và sức sống lâu bền, trường tồn cùng thời gian của tác phẩm. Lưu ý: Có thể thí sinh chỉ phân tích nhân vật Chí Phèo (hoặc toàn bộ tác phẩm) mà không bám sát yêu cầu của đề. Trường hợp đó, nếu diễn đạt tốt, lời văn có hình ảnh thì giám khảo cho tối đa từ 3 điểm → 3,5 điểm. Còn lại chỉ cho dưới 3 điểm. 2,5 0,5 Hết . SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – LẦN IV MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể giao đề) PHẦN CHUNG: (5 điểm) Câu 1 (2 điểm):. GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – LẦN IV MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 *) Yêu cầu chung: - Học sinh có thể làm bài theo cách riêng, nhưng phải đáp ứng. cuộc sống, kể cả việc trú ngụ trong thân xác một đứa trẻ để được sống). Quan niệm ấy đối lập với quan niệm của Hồn Trương Ba (cuộc sống thật đáng quý, nhưng nó chỉ có ý nghĩa khi được sống

Ngày đăng: 31/07/2015, 19:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan