Đề Thi thử Đại Học Vật lý 10 lần 2 năm 2014 THPT chuyên Lương Văn Tụy (4)

3 325 0
Đề Thi thử  Đại Học Vật lý 10 lần 2 năm 2014 THPT chuyên Lương Văn Tụy (4)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM HỌC 2013-2014 Môn: VẬT LÝ LỚP 10; Khối A, A 1 Thời gian làm bài: 90 phút Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Mã đề thi 485 Cho biết: Gia tốc rơi tự do tại mặt đất g = 10m/s 2 ; π ≈ 3,14; số A-vô-ga-đrô N A = 6,02.10 23 mol -1 . I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm gồm 25 câu, từ câu 1 đến câu 25; mỗi câu 0,2 điểm) Câu 1: Công tối thiểu cần thực hiện để đưa một quả tạ khối lượng m = 5kg từ độ cao h 1 = 50cm lên độ cao h 2 = 70cm so với mặt đất là: A. 35J B. 1kJ C. 10J D. 25J Câu 2: Một thanh kim loại có hệ số nở dài α = 5.10 -6 K -1 . Tìm độ tăng nhiệt độ của thanh nếu chiều dài của nó tăng thêm 0,01%. A. 20 độ B. 200 độ C. 50 độ D. 100 độ Câu 3: Kết luận nào sau đây là sai? A. Chu kì quay của kim phút đồng hồ là 1 giờ. B. Vật chuyển động tròn đều có tốc độ góc là 6,28rad/s thì có chu kì là 1s. C. Tần số của vật chuyển động tròn đều đi được 1200 vòng trong 1 phút là 1200Hz. D. Vật chuyển động tròn đều có tần số 20Hz thì có chu kì là 50ms. Câu 4: Một vật khối lượng m trượt xuống mặt phẳng nghiêng góc α so với phương ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µ, gia tốc rơi tự do là g. Độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật là: A. μ.m.g cosα B. μ.m.g.tanα C. μ.m.g.cosα D. μ.m.g.sinα Câu 5: Một con lắc đơn gồm vật nhỏ khối lượng m treo vào một sợi dây không co dãn chiều dài ℓ. Từ vị trí cân bằng kéo vật để sợi dây lệch góc α 0 so với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ. Bỏ qua lực cản không khí. Lực căng dây tại thời điểm dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc α là: A. 0 (cos cos )T mg α α = − B. cosT mg α = C. 0 (3cos 2cos )T mg α α = − D. 0 (2cos 3cos )T mg α α = − Câu 6: Một chất điểm đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang thì được cung cấp một vận tốc tức thời 18km/h theo phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa chất điểm và mặt sàn là µ = 0,1. Tính quãng đường chất điểm đi được cho đến khi dừng lại. A. 162m B. 12,5m C. 50m D. 25m Câu 7: Điều nào sau đây sai khi nói về chuyển động tròn đều? A. Hợp lực tác dụng lên vật hướng vào tâm quỹ đạo. B. Véc tơ vận tốc luôn có phương tiếp tuyến với quỹ đạo. C. Véc tơ vận tốc không đổi. D. Véc tơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo. Câu 8: Một lò xo có độ cứng k = 50N/m, một đầu gắn với chất điểm m = 300g, đầu kia gắn với điểm cố định. Hệ thống nằm trên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Một chất điểm khác có khối lượng m’ = 200g chuyển động theo phương ngang với vận tốc 1m/s đến va chạm mềm với chất điểm m. Tính độ biến dạng lớn nhất của lò xo sau va chạm. A. 4cm B. 6cm C. 10cm D. 2cm Câu 9: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc v. Gọi K và p lần lượt là động năng và động lượng của vật. Biểu thức nào sau đây sai? A. p 2 = 2mK B. p 1 = K 2v C. p = mv D. K = 0,5mv 2 Câu 10: Giữ cố định đầu trên của một lò xo nhẹ có độ cứng k và chiều dài tự nhiên l 0 . Treo vào đầu dưới của lò xo một vật có khối lượng m 1 = 100g thì chiều dài của lò xo là l 1 = 31cm. Treo thêm một vật có khối lượng m 2 = 100g vào vật m 1 thì chiều dài của lò xo là l 2 = 32cm. Xác định k và l 0 . Trang 1/3 - Mã đề thi 485 A. 1 N/m ; 20cm B. 100 N/m; 30cm C. 10 N/m; 30cm D. 1000 N/m; 28cm Câu 11: Cho gia tốc rơi tự do tại mặt đất là g, gia tốc rơi tự do tại độ cao h so với mặt đất là g’ và bán kính trái đất là R. Chọn biểu thức đúng: A. R g' = g (R+h) B. 2 2 (R+h) g' = g R C. 2 2 R g' = g (R+h) D. 2 2 h g' = g R Câu 12: Một vật chuyển động tròn đều với tốc độ 240 vòng/phút. Tốc độ góc của vật là: A. 12,56rad/s B. 1507,2rad/s C. 1,57rad/s D. 25,12rad/s Câu 13: Một chất điểm khối lượng m chuyển động với vận tốc v đến va chạm mềm với một chất điểm khác khối lượng M đang đứng yên (sau va chạm hai vật dính vào nhau và chuyển động như một vật). Độ lớn động lượng của hệ ngay sau va chạm sẽ: A. có thể lớn hoặc nhỏ hơn độ lớn động lượng của hệ ngay trước va chạm tùy từng trường hợp cụ thể. B. bằng độ lớn động lượng của hệ ngay trước va chạm. C. lớn hơn độ lớn động lượng của hệ ngay trước va chạm do khối lượng hệ tăng. D. nhỏ hơn độ lớn động lượng của hệ ngay trước va chạm do vận tốc giảm. Câu 14: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về chuyển động thẳng biến đổi đều? A. Đối với chuyển động thẳng nhanh dần đều, gia tốc luôn dương. B. Đối với chuyển động thẳng chậm dần đều, hướng của gia tốc ngược với hướng chuyển động. C. Đối với chuyển động thẳng biến đổi đều, độ lớn gia tốc không đổi. D. Đối với chuyển động thẳng nhanh dần đều, hướng của gia tốc trùng với hướng chuyển động. Câu 15: Một chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O bán kính A với chu kì T ngược chiều kim đồng hồ. Gọi M là hình chiếu của chất điểm lên một đường thẳng đi qua tâm O và nằm trong mặt phẳng quỹ đạo của chất điểm. Tính thời gian ngắn nhất kể từ khi M cách O đoạn A 3 2 đến khi M cách O đoạn A 2 . A. T 24 B. T 12 C. T 6 D. T 4 Câu 16: Một vận động viên trượt băng có khối lượng m = 50kg cầm theo một quả tạ khối lượng m’ = 5kg. Người đó đang đứng yên trên sân băng thì ném tức thời quả tạ theo phương ngang về hướng Đông với tốc độ 5,5m/s. Ngay sau khi ném, người đó chuyển động về hướng nào, với tốc độ bao nhiêu? A. Hướng Đông, tốc độ 0,55m/s B. Hướng Tây, tốc độ 0,1m/s C. Hướng Đông, tốc độ 0,1m/s D. Hướng Tây, tốc độ 0,55m/s Câu 17: Cho khối lượng của 1mol nước là 18g và khối lượng riêng của nước là 1000kg/m 3 . Tính (gần đúng) số phân tử có trong 200cm 3 nước. A. 6,7.10 23 phân tử B. 6,7.10 24 phân tử C. 6,7.10 27 phân tử D. 6,7.10 21 phân tử Câu 18: Một vật khối lượng m = 100g đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Coi rằng độ lớn lực ma sát nghỉ cực đại bằng độ lớn lực ma sát trượt và hệ số ma sát trượt là µ = 0,1. Tác dụng lên vật lực F = 0,05N thì độ lớn lực ma sát tác dụng lên vật là: A. 1N B. 0,1N C. 0,15N D. 0,05N Câu 19: Điều nào sau đây là sai: Độ lớn của lực ma sát trượt A. tỉ lệ với độ lớn của áp lực. B. không phụ thuộc vào tốc độ chuyển động. C. phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. D. phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc. Câu 20: Một lò xo có độ cứng k = 10N/m, một đầu gắn với chất điểm m = 100g, đầu kia gắn với điểm cố định. Hệ thống nằm trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa chất điểm với mặt bàn là µ = 0,1. Từ vị trí lò xo không biến dạng, kéo chất điểm theo phương ngang để lò xo dãn một đoạn 4cm rồi thả nhẹ. Tìm tốc độ lớn nhất của chất điểm sau đó. A. 0,3 m/s B. 0,4 m/s C. 0,2. 2 m/s D. 0,1. 2 m/s Câu 21: Để độ cứng của một lò xo tăng thêm 10% thì phải cắt ngắn bớt lò xo đi một đoạn gần đúng bằng A. 10% chiều dài ban đầu. B. 90% chiều dài ban đầu. Trang 2/3 - Mã đề thi 485 C. 11% chiều dài ban đầu. D. 9% chiều dài ban đầu. Câu 22: Cho cơ hệ như hình vẽ: Biết m = 1kg, các dây nhẹ, không co dãn. Tại vị trí cân bằng dây OA lệch so với phương thẳng đứng góc 30 0 , dây OB nằm ngang. Lực căng dây OB (gần đúng) là: A. 11,5N B. 5,8N C. 2,9N D. 17,3N Câu 23: Một con lắc đơn gồm vật nhỏ khối lượng m treo vào một sợi dây không co dãn chiều dài ℓ = 1,6m. Từ vị trí cân bằng kéo vật để sợi dây lệch góc α 0 = 60 0 so với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ. Bỏ qua lực cản không khí. Tốc độ của vật khi nó đi qua vị trí thấp nhất là: A. 4 2 m/s B. 2 2 m/s C. 2 m/s D. 4 m/s Câu 24: Hai chất điểm được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h 1 và h 2 . Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất lớn gấp đôi khoảng thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản không khí. Tỉ số các độ cao 1 2 h h là bao nhiêu? A. 4 B. 2 C. 2 D. 0,5 Câu 25: Một chất điểm có khối lượng m = 100g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có bán kính R = 50cm với tốc độ dài v = 25cm/s. Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật: A. 0,0125N B. 1250N C. 0,05N D. 0,125N II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm gồm 4 câu, từ câu 26 đến câu 29) Câu 26: (1,4 điểm) Một viên đạn khối lượng m đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc 100m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Ngay sau khi đạn nổ, một mảnh có vận tốc 200m/s hướng thẳng đứng xuống dưới. Bỏ qua khối lượng của thuốc súng. Tìm hướng và độ lớn vận tốc của mảnh còn lại ngay sau khi đạn nổ. Câu 27: (1,0 điểm) Một con lắc lò xo nằm ngang gồm một vật khối lượng m = 100g gắn vào đầu một lò xo nhẹ độ cứng k = 10N/m, đầu kia của lò xo được giữ cố định. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là µ = 0,1. Từ vị trí lò xo không biến dạng, kéo vật đến vị trí lò xo dãn đoạn 10cm rồi thả không vận tốc ban đầu. Bỏ qua lực cản không khí. Xác định độ nén cực đại của lò xo. Câu 28: (1,2 điểm) Một con lắc đơn được treo vào trần một toa xe. Cho toa xe chuyển động nhanh dần đều theo phương ngang với gia tốc không đổi a = 0,2g (g là gia tốc rơi tự do) thì thấy dây treo con lắc hợp với phương thẳng đứng một góc α không đổi. Bỏ qua lực cản không khí. Xác định α. Câu 29: (1,4 điểm) Lò xo nhẹ độ cứng k 1 = 100N/m có đầu trên được giữ cố định, đầu dưới nối với lò xo nhẹ khác có độ cứng k 2 = 200N/m. Treo vào đầu dưới của lò xo k 2 một chất điểm khối lượng m thì thấy độ dãn tổng cộng của hai lò xo là 15cm. Tìm m. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 485 O A B m . SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM HỌC 20 13 -20 14 Môn: VẬT LÝ LỚP 10; Khối A, A 1 Thời gian làm bài: 90 phút Họ, tên. g (R+h) B. 2 2 (R+h) g' = g R C. 2 2 R g' = g (R+h) D. 2 2 h g' = g R Câu 12: Một vật chuyển động tròn đều với tốc độ 24 0 vòng/phút. Tốc độ góc của vật là: A. 12, 56rad/s B. 1507,2rad/s. nước là 100 0kg/m 3 . Tính (gần đúng) số phân tử có trong 20 0cm 3 nước. A. 6,7 .10 23 phân tử B. 6,7 .10 24 phân tử C. 6,7 .10 27 phân tử D. 6,7 .10 21 phân tử Câu 18: Một vật khối lượng m = 100 g

Ngày đăng: 31/07/2015, 17:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan