ÔN THI THPT QUỐC GIA 2015 Câu 1: Thiếc (Sn) là một kim loại thuộc chu kì 4 nhóm IVA trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số electron p trong một nguyên tử Sn là: A. 16 B. 22 C. 20 D. 14 Câu 2: Quan sát sơ đồ thí nghiệm Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình điều chế HNO 3 ? A. Bản chất của quá trình điều chế HNO 3 là một phản ứng trao đổi ion B. HNO 3 sinh ra trong bình cầu là dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ C. Quá trình phản ứng là một quá trình thuận nghịch, chiều thuận là chiều thu nhiệt D. Do hơi HNO 3 có phân tử khối nặng hơn không khí nên mới thiết kế ống dẫn hướng xuống Câu 3: Có thể dùng phương pháp đơn giản nào dưới đây để phân biệt nhanh nước có độ cứng tạm thời và nước có độ cứng vĩnh cửu? A. Cho vào một ít Na 2 CO 3 . B. Cho vào một ít Na 3 PO 4 . C. Đun nóng. D. Cho vào một ít NaCl. Câu 4: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở (A được tạo ra bởi các amino axit có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl) bằng một lượng NaOH gấp 3 lần lượng cần dùng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng của A là 58,2 gam. Số liên kết peptit của peptit A là: A. 14 B. 15 C. 4 D. 5 Câu 5: X là hỗn hợp 2 este của cùng một ancol no, đơn chức và 2 axit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hòan toàn 0,1 mol X cần 6,16 lít O 2 (đktc). Đun nóng 0,1 mol X với 50 gam dung dịch NaOH 20% đến khi phản ứng xảy ra hòan toàn, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 13,5. B. 7,5 C. 15,0 D. 37,5 − Trang 1 − Đề thi thử số 2 – THPT Quốc gia năm 2015 Chuẩn cấu trúc đề thi bộ giáo dục Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Sn = 119, Ba = 137. x 15x Số mol CO2 Khối lượng kết tủa ÔN THI THPT QUỐC GIA 2015 Câu 6: Phản ứng có phương trình ion rút gọn: HCO 3 - + OH - → CO 3 2- + H 2 O là A. 2NaHCO 3 + Ca(OH) 2 → CaCO 3 + Na 2 CO 3 + 2H 2 O. B. 2NaHCO 3 + 2KOH → Na 2 CO 3 + K 2 CO 3 + 2H 2 O C. NaHCO 3 + HCl → NaCl + CO 2 + H 2 O. D. Ca(HCO 3 ) + 2NaOH → CaCO 3 + Na 2 CO 3 + 2H 2 O. Câu 7: Thực hiện phản ứng este hóa giữa 1 mol CH 3 COOH và 1 mol C 2 H 5 OH. Sau mỗi lần hai giờ xác định số mol axit còn lại, kết quả như sau : t (giờ) 2 4 6 8 10 12 14 16 n axit (còn) 0,570 0,420 0,370 0,340 0,335 0,333 0,333 0,333 Hiệu suất của phản ứng este hóa đạt giá trị cực đại là : A. 88,8% B. 33,3% C. 66,7% D. 55,0% Câu 8: Khi nói về các hiện tượng trong thực tế, cách giải thích nào sau đây sai? A. khi làm sạch nước đường, người ta thường cho lòng trắng trứng vào và đun lên đó là hiện tượng vật lý B. khi nấu canh cua, xuất hiện gạch cua nổi lên trên mặt nước, đó là hiện tượng hóa học C. sữa tươi để lâu trong không khí bị vón cục, tạo thành kết tủa đó là hiện tượng vật lý D. ancol loãng để lâu trong không khí có mùi chua đó là hiện tượng hóa học Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO và H 2 O thu được dung dịch A. Sục khí CO 2 vào dung dịch A, qua quá trình khảo sát người ta lập đồ thị của phản ứng như sau: Giá trị của x là: A. 0,025 B. 0,020 C. 0,050 D. 0,040 Câu 10: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là: A. CH 2 =CH-CH=CH 2 , lưu huỳnh. B. CH 2 =C(CH 3 )-CH=CH 2 , C 6 H 5 CH=CH 2 . C. CH 2 =CH-CH=CH 2 , C 6 H 5 CH=CH 2 . D. CH 2 =CH-CH=CH 2 , CH 3 -CH=CH 2 . Câu 11: Trong phản ứng của kim loại với HCl và H 2 SO 4 loãng giải phóng khí H 2 : A. kim loại là chất khử vì là chất cho electron B. kim loại là chất oxi hóa vì là chất cho electron C. axit là chất khử vì là chất nhận electron − Trang 2 − ÔN THI THPT QUỐC GIA 2015 D. axit là chất oxit hóa vì là chất chất cho electron Câu 12: Kết luận nào sau đây không đúng? A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học. B. Áp tấm kẽm vào mạn tàu thuỷ làm bằng thép (phần ngâm dưới nước) thì vỏ tàu thuỷ được bảo vệ. C. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hoá. D. Đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát, để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hoá thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước. Câu 13: Tiến hành thủy phân m gam bột gạo chứa 80% tinh bột, rồi lấy toàn bộ dung dịch thu được đem thực hiện phản ứng tráng gương thì thu được 5,4 gam bột kim loại. Biết rằng hiệu suất của quá trình phản ứng là 50%. Giá trị của m là: A. 1,620 gam B. 10,125 gam C. 6,480 gam D. 2,531 gam Câu 14: Dung dịch A chứa 0,01 mol Fe(NO 3 ) 3 và 0,13 mol HCl có khả năng hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu kim loại? (biết NO là sản phẩm khử duy nhất) A. 2,88 gam. B. 3,92 gam. C. 3,2 gam. D. 5,12 gam. Câu 15: Hợp chất nào sau đây được dùng để sản xuất xi măng? A. Thạch cao khan. B. Vôi sống. C. Đá vôi. D. Thạch cao sống. Câu 16: Các phản ứng dưới đây đang ở trạng thái cân bằng ở 25 O C. 1) N 2 (k) + O 2 (k) → ¬ 2NO(k) ∆H 0 > 0. 2) N 2 (k) + 3H 2 (k) → ¬ 2NH 3 (k) ∆H 0 < 0. 3) MgCO 3 (r) → ¬ CO 2 (k) + MgO(r) ∆H 0 > 0. 4) I 2 (k) + H 2 (k) → ¬ 2HI(k) ∆H 0 < 0 Cân bằng của phản ứng nào dịch chuyển mạnh nhất theo chiều thuận khi đồng thời hạ nhiệt độ và tăng áp suất chung: A. phản ứng 1 B. phản ứng 2 C. phản ứng 3 D. phản ứng 4 Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Liên kết kim loại là liên kết tĩnh điện giữa ion kim loại ở nút mạng tinh thể và electron tự do B. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành do sự góp chung cặp electron của hai nguyên tử C. Tinh thể ion có nhiệt độ nóng chảy cao và rất bền vững D. Tinh thể nguyên tử kém bền nhiệt hơn so với tinh thể phân tử Câu 18: Để hòa tan 9,18 gam Al nguyên chất cần dùng dung dịch axit A thu được khí X và dung dịch muối Y. Biết trong khí X, số mol nguyên tử nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa là 0,06. Để tác dụng hoàn toàn với dung dịch Y cần dùng 290 gam dung dịch NaOH 20%. Số mol electron dùng để tạo sản phẩm khử khí Y là: A. 0,3 B. 0,4 C. 0,45 D. 0,54 Câu 19: Dung dịch glixerin trong nước không dẫn điện, dung dịch kali hiđroxit dẫn điện tốt. Điều này được giải thích là: − Trang 3 − ÔN THI THPT QUỐC GIA 2015 A. Phân tử glixerin chứa liên kết cộng hoá trị còn liên kết trong KOH là liên kết ion. B. Glixerin là chất hữu cơ còn KOH là chất vô cơ. C. Trong dung dịch, kali hiđroxit phân li thành các ion, còn glixerin không bị phân li D. Glixerin là chất lỏng còn KOH là chất rắn. Câu 20: Cho m gam bột kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH) 2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm H 2 SO 4 0,05M và Al 2 (SO 4 ) 3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là: A. 1,17 B. 1,71 C. 1,95 D. 1,59 Câu 21: Dung dịch axit nào sau đây được dùng trong ngành khắc chữ trên thủy tinh? A. HBr B. HCl C. HF D. HI Câu 22: Hàm lượng sắt có trong quặng xiderit là: A. 48,27% B. 63,33% C. 46,67% D. 77,78% Câu 23: Nguyên nhân nào làm cho bồ kết có khả năng giặt rửa: A. vì trong bồ kết có những chất khử mạnh B. vì bồ kết có thành phần là este của glixerol C. vì trong bồ kết có những chất oxi hóa mạnh D. vì bồ kết có những chất có cấu tạo kiểu đầu phân cực gắn với đuôi không phân cực Câu 24: Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Dung dịch muối dicromat có màu da cam sẽ chuyển sang màu vàng khi cho NaOH vào (2) Muối Cr (VI) có tính oxi hóa mạnh (3) Cr là kim loại có độ cứng cao nhất được dùng làm dao cắt kim loại (4) Cr 2 O 3 tác dụng được với dung dịch NaOH loãng A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 25: Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no mạch hở A và 2 mol aminoaxit no mạch hở B tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hay 4 mol NaOH. Đốt a gam hỗn hợp X cần 46,368 lít O 2 (đktc) thu được 8,064 lít khí N 2 (đktc). Nếu cho a gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được bao nhiêu gam muối? A. 75,52 B. 84,96 C. 89,68 D. 80,24 Câu 26: Hỗn hợp X gồm CuSO 4 , FeSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 có chứa 21,92% S về khối lượng. Lấy 200 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 93,6 gam chất rắn. Thành phần phần trăm về khối lượng của FeSO 4 trong hỗn hợp X là A. 41,8%. B. 34,2%. C. 19%. D. 30,4%. Câu 27: Điện phân 1 lít dung dịch CuSO 4 2M với các điện cực bằng Cu tới khi catôt tăng 6,4 gam thì lúc đó nồng độ CuSO 4 trong dung dịch là (thể tích dung dịch coi như không thay đổi) A. 1,9M. B. 2M. C. 0,5M. D. 0,3M. Câu 28: Axit salixylic phản ứng với anhidrit axetic, thu đựơc axit axetylsalixylic có công thức phân tử C 9 H 8 O 4 dùng làm thuốc cảm (aspirin). Đốt cháy axit cacboxylic trong oxi dư thu được khí CO 2 và H 2 O theo tỉ lệ: A. 7 : 3 B. 7 : 6 C. 4 : 3 D. 8 : 7 Câu 29: Phenol không tham gia phản ứng với: A. dung dịch Br 2 B. K kim loại C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch HCl − Trang 4 − ÔN THI THPT QUỐC GIA 2015 Câu 30: Dùng ba ống nghiệm đánh số 1, 2, 3 cho hóa chất vào các ống nghiệm theo bảng sau: Ống nghiệm Na 2 S 2 O 3 H 2 O H 2 SO 4 Thể tích chung Thời gian kết tủa 1 4 giọt 8 giọt 1 giọt 13 giọt 2 12 giọt 0 giọt 1 giọt 13 giọt 3 8 giọt 4 giọt 1 giọt 13 giọt Bằng đồng hồ bấm giây, người ta đo khoảng thời gian từ lúc bắt đầu trộn dung dịch đến khi xuất hiện kết tủa, đối với kết quả ở ba ống nghiệm 1, 2, 3 người ta thu được ba giá trị t 1 , t 2 , t 3 . Khẳng định nào sau đây đúng? A. t 1 > t 2 > t 3 B. t 1 < t 2 < t 3 C. t 1 > t 3 > t 2 D. t 1 < t 3 < t 2 Câu 31: Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl? A. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH) 2 . B. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic. C. Thực hiện phản ứng tráng bạc. D. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan. Câu 32: Hỗn hợp X gồm một anđehit đơn chức, mạch hở và một ankin (phân tử ankin có cùng số nguyên tử H nhưng ít hơn một nguyên tử C so với phân tử anđehit). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X thu được 2,4 mol CO 2 và 1 mol nước. Nếu cho 1 mol hỗn hợp X tác dụng với dd AgNO 3 /NH 3 thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là: A. 230,4 gam. B. 301,2 gam. C. 308,0 gam. D. 144 gam. Câu 33: Đốt cháy ancol chỉ chứa một loại nhóm chức A bằng O 2 vừa đủ nhận thấy : n CO2 : n O2 : n H2O bằng 6: 7: 8. A có đặc điểm là A. Tác dụng với Na dư cho n H2 = 1,5n A . B. Tác dụng với CuO đun nóng cho ra hợp chất đa chức. C. Tách nước tạo thành một anken duy nhất. D. Không có khả năng hòa tan Cu(OH) 2 . Câu 34: Hỗn hợp X gồm Al, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 , CuO trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít CO (điều kiện tiêu chuẩn) sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư thu được dung dịch T và 7,168 lít NO (điều kiện tiêu chuẩn, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T thu được 3,456m gam muối khan. Giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất? A. 42,5 B. 35,0 C. 38,5 D. 40,5 Câu 35: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C 2 H 4 , 0,2 mol C 2 H 2 và 0,7 mol H 2 . X được nung trong bình kín có xúc tác là Ni. Sau một thời gian thu được 0,8 mol hỗn hợp Y, Y phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch Br 2 aM. Giá trị của a là: A. 3 B. 2,5 C. 2 D. 5 Câu 36: Phản ứng nào sau đây dung để điều chế anđehit axetic trong công nghiệp : A. CH 3 −C≡N 2 H O / H + → CH 3 CHO − Trang 5 − ÔN THI THPT QUỐC GIA 2015 B. CH 3 −CH 2 −OH 2 2 7 2 4 K Cr O / H SO → CH 3 CHO C. CH 3 −CH 2 −OH 4 2 4 KMnO / H SO → CH 3 CHO D. CH 2 =CH 2 + O 2 2 2 PdCl , CuCl → CH 3 CHO Câu 37: Cho dãy các chất: Cu, CuO, Fe 3 O 4 , C, FeCO 3 , Fe(OH) 3 . Số chất trong dãy tác dụng với H 2 SO 4 đặc, nóng, dư không tạo khí SO 2 là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 38: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit axetic, axit acrylic, axit oxalic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO 3 , thu được 0,1 mol CO 2 . Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 0,09 mol O 2 , sinh ra 0,14 mol CO 2 . Giá trị của m là A. 5,80. B. 5,03. C. 5,08. D. 3,48. Câu 39: Hợp chất nào sau đây không phản ứng với Al 2 O 3 ngay cả ở nhiệt độ cao? A. KOH B. H 2 SO 4 loãng C. Cr D. NH 3 Câu 40: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước. B. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. C. H 2 N-CH 2 -CH 2 -CO-NH-CH 2 -COOH là một đipeptit. D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai. Câu 41: Hòa tan hoàn toàn 4,41 gam hỗn hợp Na 2 O và NaNO 3 (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dư thu được dung dịch X. Cho 2,43 gam Al vào dung dịch X. Thể tích khí ở đktc tối thiểu có thể thu được là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn): A. 1,344 lít. B. 2,016 lít. C. 1,008 lít. D. 0,672 lít. Câu 42: Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học ? A. Metyl metacrylat B. Etilen glicol C. But-2-en D. Axit acrylic Câu 43: Cho các chất: HCHO, HCOOH, HCOONH 4 , CH 3 CHO và C 2 H 2 . Số chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 44: Có các chất: axit acrylic, phenol, anilin, stiren, benzen, but -1,3-đien, anđehit formic, axeton. Số chất phản ứng với brom ở điều kiện thường là: A. 7 B. 5 C. 8 D. 6 Câu 45: Cho hỗn hợp X gồm C 3 H 7 COOH, C 4 H 8 (NH 2 ) 2 , HO-CH 2 -CH=CH-CH 2 OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X rồi dẫn sản phẩm cháy cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH) 2 thấy tạo ra 20 gam kết tủa dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Cô cạn dung dịch Y rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi rồi đem cân thì thấy cân được 5,6 gam. Giá trị của m là: A. 8,2 B. 5,4 C. 8,8 D. 7,2 Câu 46: Đốt cháy hỗn hợp hiđrocacbon X thu được 2,24 lít CO 2 (đktc) và 2,7 gam H 2 O. Thể tích O 2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là A. 5,6 lít. B. 2,8 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít. − Trang 6 − ÔN THI THPT QUỐC GIA 2015 Câu 47: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C 5 H 10 O. Chất X không phản ứng với Na, thỏa mãn sơ đồ chuyển hóa sau 32 0 2 4 , c , ++ → → CH COOHH H SOđa Ni t X Y Z. Trong đó Z là một este có mùi muối chín. Tên của X là: A. pentanal B. 2 – metylbutanal C. 2,2 – đimetylpropanal. D. 3 – metylbutanal. Câu 48: Có hỗn hợp bốn kim loại ở dạng bột là Mg, Cu, Ag và Fe. Để thu được Ag tinh khiết mà không làm thay đổi khối lượng của Ag thì có thể sử dụng lượng thừa dung dịch nào sau đây: A. FeCl 3 . B. HNO 3 . C. HCl D. AgNO 3 . Câu 49: Dung dịch X gồm NaOH x mol/l và Ba(OH) 2 y mol/l và dung dịch Y gồm NaOH y mol/l và Ba(OH) 2 x mol/l. Hấp thụ hết 0,04 mol CO 2 vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch M và 1,97 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hết 0,0325 mol CO 2 vào 200 ml dung dịch Y thì thu được dung dịch N và 1,4775 gam kết tủa. Biết hai dung dịch M và N phản ứng với dung dịch KHSO 4 đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y lần lượt là A. 0,1 và 0,075. B. 0,05 và 0,1. C. 0,075 và 0,1. D. 0,1 và 0,05. Câu 50: Cho sơ đồ : X → + 3 NH Y 2 + H O → Z o t → T o t → X. Các chất X, T (đều có chứa nguyên tố C trong phân tử) có thể lần lượt là A. CO, NH 4 HCO 3 . B. CO 2 , NH 4 HCO 3 . C. CO 2 , Ca(HCO 3 ) 2 . D. CO 2 , (NH 4 ) 2 CO 3 . 1A 2C 3C 4D 5A 6B 7C 8B 9A 10C 11A 12D 13B 14C 15D 16B 17D 18A 19C 20C 21C 22A 23D 24C 25B 26D 27D 28A 29D 30C 31B 32C 33A 34C 35A 36D 37C 38C 39D 40D 41C 42A 43B 44D 45C 46D 47D 48A 49B 50D − Trang 7 − . dùng để tổng hợp cao su Buna-S là: A. CH 2 =CH-CH=CH 2 , lưu huỳnh. B. CH 2 =C(CH 3 )-CH=CH 2 , C 6 H 5 CH=CH 2 . C. CH 2 =CH-CH=CH 2 , C 6 H 5 CH=CH 2 . D. CH 2 =CH-CH=CH 2 , CH 3 -CH=CH 2 . Câu. 7,5 C. 15,0 D. 37,5 − Trang 1 − Đề thi thử số 2 – THPT Quốc gia năm 2015 Chuẩn cấu trúc đề thi bộ giáo dục Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg. clorua không tan trong nước. B. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. C. H 2 N-CH 2 -CH 2 -CO-NH-CH 2 -COOH là một đipeptit. D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí