SỚ GD - ĐT TP ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 1 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài:150 phút-không kể thời gian nhận đề) ĐỀ 3: Câu 1:Nêu những đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX? (2 điểm) Câu 2:Trình bày quan niệm cuả anh (chị) về hạnh phúc? Câu 3:Anh (chị)hãy chứng minh rằng”Việt Bắc là một bản tình ca đồng thời cũng là một bản hùng ca về kháng chiến và con người kháng chiến”. SỚ GD - ĐT TP ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 1 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài:150 phút-không kể thời gian nhận đề) ĐỀ 3: Câu 1:Nêu những đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX? (2 điểm) Câu 2:Trình bày quan niệm cuả anh (chị) về hạnh phúc? Câu 3:Anh (chị)hãy chứng minh rằng”Việt Bắc là một bản tình ca đồng thời cũng là một bản hùng ca về kháng chiến và con người kháng chiến”. Đáp án-biểu điểm: Câu 1:hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau,nhưng phải đảm bảo được các ý sau: Đặc điểm văn học giai đoạn 1975 đến hết thế kỉ XX: -Từ 1975 và nhất là từ 1986,văn học Việt Nam từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới.Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá,mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc.Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài,chủ đề;phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật;cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy.(0,5 đ) -Văn học đã khám phá con người trong mối quan hệ đa dạng và phức tạp,thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống,kể cả đời sống tâm linh. trình tìm kiếm bên trong,quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong(0,5đ) -Cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành những hoàn cảnh phức tạp, đời thường.(0,5) -Tuy nhiên,bên cạnh những mặt tích cực và những tìm tòi đúng hướng cũng nảy sinh những biểu hiện quá đà,thiếu lành mạnh.Văn học có xu hướng nói nhiều tới mặt trái của xã hội, ít nhiều có khuynh hướng bạo lực.(o,5) Câu 2: -Hs phải xác định một bài nghị luận khoảng 400 từ. -Phải có bố cục 3 phần: + ĐVĐ:Giới thiệu chung về hp(0,5) +GQVĐ:-Giải thích khái niệm:theo em hp là gì?(0,5) -Bình luận các khía cạnh của vấn đề:vai trò của hp? (0,5) -để có được hp con người phải làm gì?lấy vài dẫn chứng minh hoạ. (0,5) +KTVĐ: ý nghĩa của hp,bài học cho bản thân.(1đ) Bài văn tham khảo: Hạnh phúc là phần thưởng lớn nhất mà cuộc sống dành tặng cho con người. Đó là đích hướng tới,là khát vọng,là ý nghĩa của sự sống.Thế nhưng,cuộc sống có hp hay không nhiều khi lại phụ thuộc rất nhiều vào quan niệm của từng cá nhân con người,thậm chí của t ừng dân tộc,từng cộng đồng xã hội. Thực ra,hp chính là sự thoả mãn,sự bằng lòng,sự cảm nhận và hưởng thụ ở một mức nào đó về các giá trị vật chất và tinh thần.Hp có thể thật lớn lao,vĩ đại và cũng có thể chỉ có thể là những điều bình dị của cuộc sống xung quanh ta.Là chủ của một tập đoàn kinh tế lớn,là chủ của một khối tài sản khổng lồ hay chỉ một ngụm nước đối với một người đi trên sa mạc đều là hạnh phúc.Hạnh phúc thật quý giá nhưng lại rất mong manh,dễ vỡ nếu ta không biết quý trọng,nâng niu,gìn giữ,vun đắp.Hạnh phúc chỉ thật sự có ý nghĩa khi chúng ta biết trân trọng nó,hiểu được giá trị của nó. Biết bằng lòng cũng là một cách để có được hp.Cuộc sống luôn rộng lớn,và nhu cầu của con người là vô tận.Chúng ta luôn phấn đấu cho những điều cao hơn, đẹp hơn,lớn hơn nhưng nhiều khi cũng phải biết bằng lòng với những gì mình đang có.Nếu không,chúng ta sẽ không bao giờ cảm nhận được hp là gì. Tuy nhiên,hp không phải lúc nào cũng là sự hưởng thụ.Hay nói cách khác không phải lúc nào cũng nhận về mình.Có những lúc mình cho người khác,mình giúp đỡ người khác,mình làm được một việc tốt,trong lòng mình ngập tràn một niềm vui không gì diễn tả được. Đó là hp.Nam Cao cũng từng quan niệm”hp là một cái chăn hẹp mà người này kéo thì người kia hụt”.Nếu có hp mà phải chà đạp lên quyền lợi và sự sống,hp của người khác thì đó không phải là hp. Như vậy,hp là phần thưởng cao quý của con người .Nhưng hp đó chỉ có ý nghĩa khi chúng ta hài hoà được hp cá nhân với hp của cộng động,của xã hội. .”Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Câu 3: a)Về kĩ năng:-hs biết cách phân tích một bài thơ để chứng minh cho một nhận định;biết xây dựng luận điểm,lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ từng vế của đề. -hành văn trôi chảy,bài làm có bố cục,thuyết phục. b)Về kiến thức:hs phải đảm bảo các ý sau: -MB:Giới thiệu chung về THữu,về giá trị bài thơ VB, đồng thời nhấn mạnh “VB là một bản tình ca đồng thời cũng là một bản hùng ca về kháng chiến và con người kháng chiến”(0,5đ) -TB: +Luận điểm 1:VB là một bản tình ca…(2đ) -VB ca ngợi tình cảm lưu luyến vấn vương giữa đồng bào VB và cán bộ CM;ca ngợi lối sống ân nghĩa ân tình của đồng bào VB. (*Tình cảm lưu luyến vấn vương được thể hiện qua đoạn đầu của bài thơ:lối hát đối đáp giao duyên;sử dụng đại từ nhân xưng mình ta đầy thân mật;biện pháp điệp ngữ “mình về có nhớ,mình đi có nhớ…” *Lối sống ân nghĩa ân tình được thể hiện qua hàng loạt những kỉ niệm của tác giả về những năm tháng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ của đồng bào VB”bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng…”) -VB là bản tình ca ca ngợi vẻ đẹp của cảnh và con người VB:(Thông qua những kỉ niệm về cảnh và người VB:Cảnh VB đẹp,hài hoà đường nét màu sắc, âm thanh,hài hoà giữa cảnh và người.Con người VB đẹp trong lối sống, đẹp trong lao động ”mình về mình có nhớ ta…ân tình thuỷ chung”) +Luận điểm 2:VB là một bản hùng ca…(2đ) -Phần sau của bài thơ là một VB hào hùng trong chiến đấu:khung cảnh sử thi,giọng điệu dồn dập, âm hưởng hào hùng,những hoạt động sôi nổi…góp phần diễn tả sức mạnh và khí thế chiến đấu của cuộc kháng chiến.(“những đường VB của ta…tàn lửa bay” -Sức mạnh của cuộc kháng chiến được bắt nguồn từ lòng căm thù”miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai”,từ tinh thần đoàn kết” đát trời ta cả chiến khu một lòng”,từ lối sống ân tình”mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi”… -Một dân tộc đã vượt qua đau thương để lập hàng loạt chiến công, để VB trở thành căn cứ địa vững chắc cho CM. -KB:Khẳng định lại bài VB là bản tình ca và cũng là bản hùng ca ca ngợi kháng chiến và con người kháng chiến.khẳng định vị thí của bài thơ bây giờ và mãi mãi về sau.(0,5đ) *Trên cơ sở những ý chính,tuỳ vào cách làm bài của mỗi hs mà GV có thể cho điểm từng phần.Khuyến khích những ý tưởng sáng tạo của hs. SỚ GD - ĐT TP ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 1 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài:150 phút-không kể thời gian nhận đề) ĐỀ 4 : Câu 1:Anh (chị)hãy trình bày những quan điểm sáng tác của HCM? Câu 2:Vận dụng kiến thức xã hội để viết bài nghị luận(400 từ)trình bày quan điểm của anh(chị) về ý kiến cho rằng”vào đại học không phải là con đường duy nhất”. Câu 3: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Tây tiến” của Quang Dũng (Sách văn 12-cơ bản tập 1,NXB GD 2008). “Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao,ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn giải dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM: Câu 1: a/Về kiến thức: Quan điểm sáng tác: - HCM coi văn học là vũ khí đấu tranh cách mạng. ( “ Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong” Hoặc:”Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận.Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.”) -HCM luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. (Tính chân thật được coi là thước đo giá trị của văn chương nghệ thuật.Người nhắc nhở giới nghệ sĩ”nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đề cao tính sáng tạo”chớ có gò bó vào một khuôn,làm mất vẻ sáng tạo”) -HCM luôn coi trọng mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm.Người luôn đặt câu hỏi “viết cho ai?”,”viết để làm gì? ” rồi mới quyết định “viết như thế nào?”. b/Cách cho điểm: - điểm 2: đáp ứng các yêu cầu trên,diễn đạt tốt. -điểm 1:trình bày được nửa yêu cầu trên,diễn đạt còn lủng củng. -điểm 0:không viết được ý nào hoặc lạc đề hoàn toàn. Câu 2: a/Về kĩ năng:biết cách làm bài NLXH;kết cấu chặt chẽ,diễn đạt mạch lạc,không mắc lỗi chính tả,dùng từ,ngữ pháp. b/Về kiến thức: HS có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau,nhưng phải làm nổi bật các vấn đề sau: -Vào đại học là con đường tiến thân đẹp đẽ nhất,là mơ ước của hs.Vào đại học là cơ hội để tiếp thu tri thức,nhất là trong thời kì nền kinh tế tri thức như hiện nay;là cơ hội để mở ra một tương lai tốt đẹp… -Tuy nhiên,không phải ai cũng vào được đại học(vì nhiều lí do). Điều đó không có nghĩa là bước đường cùng. -Có rất nhièu con đường để chúng ta lựa chọn(học cao đẳng,trung cấp,học nghề hoặc là tìm một nghề chân chính…) -Bài học cho chjnhs mình từ vấn đề trên. c/Cách cho điểm: - Điểm 3: đáp ứng các yêu cầu trên,diễn đạt tốt. -Điểm 2:Trình bày được nửa các yêu cầu trên,bố cục ,diễn đạt còn vài sai sót. -Điểm 1:Nội dung sơ sài,diễn đạt yếu. -Điểm 0:không viết được gì hoặc hoàn toàn lạc đề. BÀI THAM KHẢO: Vào đại học là một ước mơ cao đẹp mà bất kì một hs nào cũng mong muốn và phấn đấu để đạt được.Nhưng có ý liến lại cho rằng:”Vào đại học không phải là con đường duy nhất”.Theo tôi, đây là một quan niệm đúng đắn. Đại học là phần thưởng cao quý,là kết quả cho sự phấn đấu của hs trong 12 năm học. Ở đó ,chúng ta tiếp tục được học tập,rèn luyện.Và quan trọng hơn ,nó mở ra một tương lai tươi sáng cho người học. Lâu nay,trong quan niệm người Việt Nam chung ta,vào đại học là một sự giỏi giang,là niềm tự hào không chỉ của cá nhân người học mà còn là của cả gia đình,dòng họ. Thế nhưng,nếu không đỗ vào đại học không có nghĩa là cuộc đời đi vào ngõ cụt.Nhất là trong giai đoạn hiện nay việc thừa thầy thiếu thợ càng trở nên phổ biến. Không vào được đại học chúng ta có thể học những trường thấp hơn,thậm chí là một trường dạy nghề nào đó.Xã hội rrất cần những kĩ sư,bác sĩ nhưng cũng không thể không cần những người lao động bình thường,nhiều khi chỉ là người làm vệ sinh môi trường. Không có nghề thấp hèn.Miễn là mình có một nghề để nuôi sống bản thân, đóng góp phần nhỏ vào sự bình yên và phát triển của xã hội. Điều quan trọng là chúng ta hiểu được ý nghĩa của nghề nghiệp đó,thấy yêu ,tự hào và luôn cố gắng nỗ lực hết mình. Như vậy vào đại học là một điều tốt nhưng đó không phải là con đường duy nhất. -Chúng ta hôm nay đang là học sinh,chúng ta sẽ ra sức cho kết quả cuối cùng thật đẹp đẽ.Nhưng nếu không đựoc,chúng ta vẫn có nhiều con đường khác cho bản thân,gia đình và xã hội. Câu 3 a/ Đáp án *Về kĩ năng: biết cách bình giảng một đoạn thơ.(ph ân tích, đánh giá nh ững giá trị đặc sắc của đoạn thơ về nội dung,nghệ thuật);diễn đạt trôi chảy. *Về kiến thức:hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải tập trung phân tích, đánh giá những giá trị sau: -nỗi nhớ của QD về n úi rừng TB hùng vĩ,hiểm trở,heo hút,bí hiểm nhưng cũng rất thơ mộng. -Nỗi nhớ của QD về những người đồng đội :kiên cường,dải dầu mà tâm hồn hào hoa,lãng mạn. -nghệ thuật:ngắt nhịp,phối thanh,sử dụng từ láy tượng hình tạo tính nhạc,tính hoạ trong thơ. b/C ách cho đi ểm: - Đi ểm 5: đ ảm bảo các n ội dung trên,diễn đạt tốt,có sáng tạo. - Điểm 4: đảm bảo các nội dung trên,diễn đạt chưa rõ ràng,bài viết còn khô. - Điểm 3:Không đủ các yêu cầu trên,mắc lỗi diễn đạt nhiều. - Đi ểm 1-2:nội dung sơ sài,diễn đạt yếu,chưa biết đánh giá sau khi phân tích . - Điểm 0:không làm gì hoặc lạc đề. . TP ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 1 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài:150 phút-không kể thời gian nhận đề) ĐỀ 3: Câu 1:Nêu những đặc điểm của văn học Việt Nam từ. TP ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 1 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài:150 phút-không kể thời gian nhận đề) ĐỀ 3: Câu 1:Nêu những đặc điểm của văn học Việt Nam từ. của hs. SỚ GD - ĐT TP ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 1 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài:150 phút-không kể thời gian nhận đề) ĐỀ 4 : Câu 1:Anh (chị)hãy trình bày những