ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC SỐ 10 môn vật lý

3 300 0
ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC SỐ 10 môn vật lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ ÔN TẬP:. CHƯƠNG SÓNG ÁNH SÁNG Câu1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng tán sắc ánh sáng? A. Quang phổ của ánh sáng trắng có bảy màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. B. Các tia sáng song song gồm các màu đơn sắc khác nhau chiếu vào mặt bên của một lăng kính thì các tia ló ra ở mặt bên kia có góc lệch khác nhau so với phương ban đầu. C. Chùm ánh sáng trắng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. Câu 2: Ánh sáng truyền trong môi trường có chiết suất n 1 với vận tốc v 1 , trong môi trường có chiết suất n 2 với vận tốc v 2 . Hệ thức liên hệ giữa chiết suất và vận tốc là A. n 2 /n 1 = 2v 1 /v 2 B. n 2 /n 1 = 2v 2 /v 1 C. n 2 /n 1 = v 1 /v 2 D. n 2 /n 1 = v 2 /v 1 Câu 3: Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ dựa trên hiện tượng A. phản xạ ánh sáng. B. khúc xạ ánh sáng. C. giao thoa ánh sáng. D. tán sắc ánh sáng. Câu 4: Khi cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì A. tần số không đổi và vận tốc thay đổi. B. tần số thay đổi và vận tốc thay đổi. C. tần số không đổi và vận tốc không đổi. D. tần số thay đổi và vận tốc không đổi. Câu 5: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe a = 0,3mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 2m. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng. Khoảng cách từ vân sáng bậc 1 màu đỏ (λ đ = 0,76μm) đến vân sáng bậc 1 màu tím (λ t = 0,40μm) cùng một phía của vân trung tâm là A. 2,7mm. B. 1,5mm. C. 2,4mm. D. 1,8mm. Câu 6: Tia tử ngoại, tia hồng ngoại và tia Rơnghen có bước sóng lần lượt là λ 1 , λ 2 và λ 3 . Biểu thức nào sau đây là đúng? A. λ 2 > λ 1 > λ 3 B. λ 2 > λ 3 > λ 1 . C. λ 1 > λ 2 > λ 3 . D. λ 3 > λ 2 > λ 1 . C â u 7: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của Y-âng, khoảng cách giữa hai khe a = 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 2m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,5μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa có khoảng vân i bằng: A. 0,1mm. B. 2,5mm. C. 1,0 mm. D. 2,5.10 –2 mm. C â u 8: Trong thí nghiệm Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là a = 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2 m. Nguồn sáng chiếu tới hai khe là nguồn ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4 µm đến 0,76 µm. Bề rộng quang phổ bậc 3 trên màn quan sát là: A. 4,32 mm. B. 3,04 mm. C. 1,44 mm D. 2,88 mm. C â u 9 : Giao thoa ánh sáng, các khe I-âng S 1 , S 2 được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc. Cho a = 1 mm, D = 1,0 m. Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân sáng bậc 10 ở cùng một phía với vân trung tâm là 3,5 mm. Bước sóng ánh sáng là: A. 0,7 μm B. 0,52 μm C. 0,6 μm D. 0,58 μm C â u 10: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng với hai khe I-âng, khoảng cách giữa hai khe a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn D = 2 m. Người ta chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng (0,4 μm ≤ λ ≤ 0,75 μm). Quan sát điểm M trên màn ảnh, cách vân sáng trung tâm 3,3 mm. Hỏi tại M bức xạ cho vân tối có bước sóng ngắn nhất bằng: A. 0,440 μm. B. 0,400 μm. C. 0,508 μm. D. 0,490 μm. C â u 11: Hiện tượng tán sắc xảy ra khi cho chùm ánh sáng trắng hẹp đi qua lăng kính chủ yếu là vì A. ánh sáng trắng là tập hợp của nhiều ánh sáng khác nhau. B. thủy tinh đã nhuộm màu cho ánh sáng trắng. C. chiết suất của thủy tinh phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng. D. đã xảy ra hiện tượng giao thoa. Câu 12: Khi truyền qua lăng kính, chùm ánh sáng trắng sẽ A. bị biến thành ánh sáng màu đỏ. B. chỉ bị tách ra thành nhiều màu. C. chỉ bị lệch phương truyền. D. bị lệch phương truyền và tách ra thành nhiều màu. Câu 13: Hiện tượng tán sắc ánh sáng thực chất là hiện tượng A. đổi màu của các tia sáng. B. chùm sáng trắng bị mất đi một số màu. C. tạo thành chùm ánh sáng trắng từ sự hoà trộn của các chùm ánh sáng đơn sắc. D. chùm sáng trắng bị tách thành nhiều chùm đơn sắc khác nhau. Câu 14: Bước sóng của một ánh sáng đơn sắc trong môi trường vật chất chiết suất n = 1,6 là 600nm. Bước sóng của nó trong nước chiết suất n’ = 4/3 là A. 459nm. B. 500nm. C. 720nm. D. 760nm. Câu 15: Một ánh sáng đơn sắc có tần số dao động là 5.10 13 Hz, khi truyền trong một môi trường có bước sóng là 600nm. Tốc độ ánh sáng trong môi trường đó bằng A. 3.10 8 m/s. B. 3.10 7 m/s. C. 3.10 6 m/s. D. 3.10 5 m/s. Câu 16: Góc chiết quang của lăng kính bằng 8 0 . Chiếu một tia sáng trắng vào mặt bên của lăng kính, theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn quan sát, sau lăng kính, song song với mặt phẳng phân giác của lăng kính và cách mặt phân giác này một đoạn 1,5m. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sánh đỏ là n đ = 1,50 và đối với tia tím là n t = 1,54. Độ rộng của quang phổ liên tục trên màn quan sát bằng A. 7,0mm. B. 8,4mm. C. 6,5mm. D. 9,3mm. Câu 17: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng qua khe Young với bức xạ đơn sắc có bước sóng λ. Vân sáng bậc 4 cách vân trung tâm là 4,8mm. Xác định toạ độ của vân tối thứ tư: A. 4,2mm. B. 4,4mm. C. 4,6mm. D. 3,6mm. Câu 18: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng khe Young, cho khoảng cách 2 khe là 1mm; màn E cách 2 khe 2m. Nguốn sáng S phát đồng thời 2 bức xạ λ 1 = 0,460µm và λ 2 . Vân sáng bậc 4 của λ 1 trùng với vân sáng bậc 3 của λ 2 . Tính λ 2 ? A. 0,512 µm. B. 0,586 µm. C. 0,613 µm. D. 0,620 µm. Câu 19: Một chùm sáng trắng song song đi từ không khí vào thủy tinh, với góc tới lớn hơn không, sẽ A. chỉ có phản xạ. B. chỉ có khúc xạ. C. có khúc xạ, tán sắc và phản xạ. D. chỉ có tán sắc. Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ liên tục? A. Quang phổ liên tục là quang phổ gồm nhiều dải sáng, màu sắc khác nhau, nối tiếp nhau một cách liên tục. B. Các chất khí hay hơi có khối lượng riêng nhỏ (ở áp suất thấp) khi bị kích thích (bằng nhiệt hoặc điện) phát ra quang phổ liên tục. C. Quang phổ liên tục của một vật phát sáng chỉ phụ thuộc nhiệt độ của vật đó. D. Quang phổ của ánh sáng trắng là quang phổ liên tục. Câu 21: Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Tia tử ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng tím. B. Tia tử ngoại tác dụng rất mạnh lên kính ảnh. C. Tia tử ngoại có bản chất không phải là sóng điện từ. D. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh và nước hấp thụ rất mạnh. Câu 22: Khi nói về tia Rơnghen (tia X), phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Tia Rơnghen có tác dụng lên kính ảnh. B. Tia Rơnghen bị lệch trong điện trường và trong từ trường. C. Tần số tia Rơnghen nhỏ hơn tần số tia hồng ngoại. D. Trong chân không, bước sóng tia Rơnghen lớn hơn bước sóng tia tím. Câu 23: Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Tần số ánh sáng đỏ nhỏ hơn tần số ánh sáng tím. B. Tần số ánh sáng đỏ lớn hơn tần số ánh sáng tím. C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính. D. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau. Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai? A. Sóng ánh sáng là sóng ngang. B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là sóng điện từ. C. Các chất rắn, lỏng và khí ở áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra quang phổ vạch. D. Ria Rơn-ghen và tia gamma đều không thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy. Câu 25: Trong nguyên tử hiđrô, khi êlectrôn chuyển từ quĩ đạo N về quĩ đạo L sẽ phát ra vạch quang phổ A. H γ (chàm). B. H β (lam). C. H α (đỏ). D. H δ (tím). Câu 26: Công thoát êlectrôn ra khỏi một kim loại A = 6,625.10 –19 J, hằng số Plăng h = 6,625.10 –34 J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s. Giới hạn quang điện của kim loại đó là A. 0,250μm. B. 0,295μm. C. 0,375μm. D. 0,300μm. Câu 27: Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng λ 1 = 0,75μm và λ 2 = 0,25μm vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện là λ 0 = 0,35μm. Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện là A. chỉ có bức xạ λ 1 . B. không có bức xạ nào trong hai bức xạ trên. C. cả hai bức xạ. D. chỉ có bức xạ λ 2 . Câu 28: Kim loại dùng làm catốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là 0,6625 µm. Cho biết hằng số Plăng h = 6,625.10 –34 J.s và vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s. Công thoát của êlectrôn khỏi mặt kim loại này bằng: A. 3.10 –17 J. B. 3.10 –18 J. C. 3.10 –19 J. D. 3.10 –20 J. Câu 29: Công thoát của êlectrôn khỏi mặt kim loại canxi (Ca) là 2,76 eV. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10 –34 J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s và 1 eV = 1,6.10 –19 J. Giới hạn quang điện của kim loại này là A. 0,36 μm. B. 0,66 μm. C. 0,72 μm. D. 0,45 μm. Câu 30: Với c là vận tốc ánh sáng trong chân không, f là tần số, λ là bước sóng ánh sáng, h là hằng số Plăng, phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng (thuyết phôtôn ánh sáng)? A. Chùm ánh sáng là một chùm hạt, mỗi hạt gọi là một phôtôn (lượng tử ánh sáng). B. Mỗi một lượng tử ánh sáng mang năng lượng xác định có giá trị ε = hf . C. Vận tốc của phôtôn trong chân không là c = 3.10 8 m/s. D. Mỗi một lượng tử ánh sáng mang năng lượng xác định có giá trị ε = hλ/c. Câu 31: Phát biểu nào sau đây là sai, khi nói về mẫu nguyên tử Bo? A. Nguyên tử chỉ tồn tại ở một số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. B. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng E n sang trạng thái dừng có năng lượng E m (E m < E n ) thì nguyên tử phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng (E n – E m ). C. Trong trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ. D. Trong trạng thái dừng, nguyên tử có bức xạ. Câu 32: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng quang điện? A. Êlectron bị bật ra khỏi một nguyên tử khi nguyên tử này va chạm với nguyên tử khác. B. Êlectron bị bật ra khỏi mặt kim loại khi bị chiếu sáng với bước sóng ánh sáng thích hợp. C. Êlectron bật ra khỏi kim loại khi có iôn đập vào kim loại đó. D. Êlectron bứt ra khỏi kim loại khi kim loại bị nung nóng. Câu 33: Phát biểu nào sau đây là sai, khi nói về hiện tượng quang - phát quang? A. Khi được chiếu sáng bằng tia tử ngoại, chất lỏng fluorexêin (chất diệp lục) phát ra ánh sáng huỳnh quang màu lục. B. Sự huỳnh quang và lân quang thuộc hiện tượng quang - phát quang. C. Bước sóng của ánh sáng phát quang bao giờ cũng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng mà chất phát quang hấp thụ. D. Bước sóng của ánh sáng phát quang bao giờ cũng lớn hơn bước sóng của ánh sáng mà chất phát quang hấp thụ. Câu 34: Biết hằng số Plăng h = 6,625.10 –34 J.s và vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s. Năng lượng một phôtôn (lượng tử năng lượng) của ánh sáng có bước sóng λ = 6,625.10 –7 m là A. 10 –19 J. B. 3.10 –19 J. C. 3.10 –20 J. D. 10 –18 J. Câu 35: Giới hạn quang điện của đồng (Cu) là λ 0 = 0,30 μm. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10 –34 J.s và vận tốc truyền ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s. Công thoát của êlectrôn khỏi bề mặt của đồng là A. 8,526.10 –19 J. B. 6,625.10 –19 J. C. 8,625.10 –19 J. D. 6,265.10 –19 J. Câu 36: Với ε 1 , ε 2 , ε 3 lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ màu vàng, bức xạ tử ngoại và bức xạ hồng ngoại thì:A. ε 1 > ε 2 > ε 3 . B. ε 2 > ε 1 > ε 3 . C. ε 2 > ε 3 > ε 1 . D. ε 3 > ε 1 > ε 2 . Câu 37: Giới hạn quang điện của kim loại natri là 0,50μm. Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra khi chiếu vào kim loại đó A. tia hồng ngoại. B. bức xạ màu đỏ có bước sóng λ đ = 0,656 μm. C. tia tử ngoại. D. bức xạ màu vàng có bước sóng λ v = 0,589 μm. . biết hằng số Plăng h = 6,625 .10 –34 J.s và vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3 .10 8 m/s. Công thoát của êlectrôn khỏi mặt kim loại này bằng: A. 3 .10 –17 J. B. 3 .10 –18 J. C. 3 .10 –19 . suốt khác thì A. tần số không đổi và vận tốc thay đổi. B. tần số thay đổi và vận tốc thay đổi. C. tần số không đổi và vận tốc không đổi. D. tần số thay đổi và vận tốc không đổi. Câu 5: Trong. 3 .10 –19 J. D. 3 .10 –20 J. Câu 29: Công thoát của êlectrôn khỏi mặt kim loại canxi (Ca) là 2,76 eV. Biết hằng số Plăng h = 6,625 .10 –34 J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3 .10 8 m/s và

Ngày đăng: 31/07/2015, 15:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan