1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN KỲ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 – 2015 Đề Văn HKI - 10NC chính thức

4 348 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 42 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014- 2015 Môn Ngữ Văn – Lớp 10- Chương trình nâng cao Ngày thi: 19/12/2014 Thời gian làm bài: 90’( không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 01 trang Câu 1 (3 điểm): Đọc hai câu thơ trong bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm và trả lời những câu hỏi sau: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao a. Giải thích ý nghĩa biểu tượng nơi vắng vẻ, chốn lao xao. b. Chỉ ra thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu trên và hiệu quả của chúng. c. Quan niệm khôn và dại của tác giả khác đời như thế nào? Qua đó anh/ chị hiểu gì về Nguyễn Bỉnh Khiêm? Câu 2 ( 7 điểm) Phân tích vẻ đẹp trong lý tưởng sống của các bậc Nho sĩ thời xưa qua những câu thơ sau: Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu Thuật hoài - Phạm Ngũ lão (Dịch thơ) (Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu) Bùi Văn Nguyên dịch Một mai một cuốc một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm ĐỀ SỐ 01 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014- 2015 Môn Ngữ Văn – Lớp 10- Chương trình nâng cao Thời gian làm bài: 90’( không kể thời gian giao đề) Đáp án gồm 03 trang CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1 a - nơi vắng vẻ: nơi tĩnh tại chốn thôn quê, gần gũi với thiên nhiên, nơi con người dễ tìm kiếm được sự thảnh thơi trong tâm hồn. - chốn lao xao: chốn ồn ào, tấp nập, nơi có sự bon chen, ganh đua (chốn thành thị, nơi cửa quyền, nơi chợ búa,…), nơi con người ta dễ đánh mất mình vì chữ danh, chữ lợi,… 1 điểm b - thủ pháp nghệ thuật: đối lập (ta-người, dại-khôn, nơi vắng vẻ- chốn lao xao) và cách nói ngược làm nổi bật quan niệm của tác giả, dại mà thực chất là khôn, khôn mà lại hoá ra là dại. 0.5 điểm c - thói đời: đa số mọi người đểu phải còng lưng mỏi gối vì danh lợi, phải bon chen chốn cửa quyền để tranh giành nhau phú quý. - Nguyễn Bỉnh Khiêm thì ngược lại, ông muốn xa lánh thói đời trần tục để trở về vui với chốn điền viên nơi quê nhà để giữ gìn nhân cách. - Giữa một xã hội phong kiến đang khủng hoảng, hiện tượng mua quan bán chức tràn lan, việc Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ động lựa chọn cách sống gần với thiên nhiên, giữ gìn phẩm chất thanh cao thể hiện ông là một bậc đại nho, đại trí luôn tỉnh táo, nhìn thông tỏ, thấu lẽ đời. Chỗ khác đời cũng chính là chỗ ông hơn người, hơn đời vậy. 1.5 điểm Câu 2 Phân tích vẻ đẹp trong lý tưởng sống của các bậc Nho sĩ thời xưa ẹp trong lý 7 điểm Giải thích về - lý tưởng sống nói chung - lý tưởng sống của các bậc nho sĩ thời xưa: mục đích quan trọng nhất của đạo học nho giáo là tạo ra những con người có trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng, với quốc gia của mình. Nên với trang nam tử thì mục đích sống lớn nhất là: trả được nợ công danh, hết mình làm cho đất nước thái bình trị ( tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ). Nhưng trong thời đạo đức phong kiến suy vi, hôn quân bạo chúa cầm quyền thì nhà Nho thường chọn cho mình con đường sống khác, mục đích sống khác là: lui về ở ẩn, để giữ cho mình trong sạch, và cũng để tỏ thái độ phản ứng với đời loạn 1 điểm ĐỀ SỐ 01 2 câu thơ cuối trong Thuật hoài Vẻ đẹp của lý tưởng sống thể hiện trong tư tưởng lập công, lập danh để khẳng định Chí làm trai - Thể hiện ở: - Công danh trái: có công thì sẽ có danh, có thực tài sẽ được ghi nhận. Trái:nợ  coi đó là món nợ, tức là phải tar bằng được- lý tưởng sống ấy không chỉ là trách nhiệm mà là nhu cầu tự thân, là khát vọng, hoài bão, lẽ sống của tác giả - Vũ Hầu: điển tích, điển cố về Khổng Minh trong Tam quốc, ông không chỉ nổi tiếng về tài, mà quan trọng hơn là vì sự tận trung báo quốc, tận tâm phục vụ nhà Thục cho đến tận hơi thở cuối cùng. Ông thậm chí biết rằng giang sơn không rơi vào tay nhà Thục, mà vẫn quyết tâm trung thành với nhà Thục kể cả khi Lưu bị mất - Vị liễu ( chưa xong), tu thính ( cúi đầu ). > vẻ đẹp của tâm thế - Một người như Phạm Ngũ Lão mà vẫn còn cảm thấy: vị liễu. Tu thính- con người không hài lòng với những gì mình làm, vẫn muốn tiếp tục cống hiến nữa vẻ đẹp của những con người phục vụ đất nước không biết mệt mỏi - Thấy được tầm vóc lớn lao phi thường trong tâm thế của một bậc đại tướng lĩnh nhà Trần ( mang đậm âm hưởng của Hòa khí Đông A), vì cái cúi đầu ấy là cúi đầu trước 1 biểu tượng hoàn hảo nhất cho lòng tận trung. Nên cái cúi đầu ấy là thể hiện một khát vọng lớn lao,một hoài bão cao cả, và một lý tưởng sống đẹp , có ích cho đời 2.5 điểm 4 câu đầu của Nhàn Vẻ đẹp của lý tưởng sống trong Nhàn là triết lý về cảnh Nhàn nhưng để phê phán đời, phản ứng với đời 2 câu đầu: - Tâm thế nhàn: hỉnh ảnh” mai, cuốc, cần câu.  cảnh nhàn hạ chi nông. NGhệ thuật : lặp số từ “ một” nhấn mạnh sự thích thú, tận hưởng cảnh nhàn. Nhịp điệu: 2/2/3 chậm dãi sự ung dung thanh thản- nhàn không phải là lười lao động mà là 1 cuộc sống vô ưu, không tham vọng, bon chen. - Nhưng Nhàn lại là để khẳng định đấy là cách sống khác với người khác: dầu ai vui thú nào  ta vui với thú vui của ta, người vui với thú vui của người ta khác với người ( ai vui 2.5 điểm thú nào) 2 câu thực: tạo ra 2 không gian đối lập qua nghệ thuật đôi rất chỉnh tiếp tục phân biệt , khẳng định không gian ta sống với người: nơi vắng vẻ>< chốn lao xao khẳng định sự chủ động của Ta trong việc tìm nới vắng vẻ, ngụ ý phê phán người khôn nhưng bị hút đến chốn lao xao ( giống như những con rối, không ý thức được bản thân) ngầm ẩn 1 niềm tự hào về cái Dại của bản thân, để phê phán cái Khôn của người đời  Nhàn không phải là độc thiện kỳ thân, lấy Nhàn của mình ra để giễu đời, nhại đời, để cho đời thấy nó đang ô trọc thế nào  Nhàn, nhưng thực ra cũng đang góp phần làm cho người đời thức tỉnh, cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn Điểm gặp gỡ của 2 lý tưởng sống Mỗi người một lý tưởng, một con đường sống’ Phạm Ngũ lão sống trong thời kỳ vua sáng tôi hiền, trọng thị người tài, nên hết mình tham gia vào việc triều chính để vận nước ngày một hưng thịnh hơn. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống vào thời kỳ hôn quân bạo chúa, những giá trị sống bị mục ruỗng hư nát, người lui về ở ẩn, dứt khoát không màng đến công danh Nhưng cả hai đã gặp gỡ nhau ở 2 từ, dân nước, và cuộc đời. Cả 2 tác giả đều là những người rất tâm huyết với đất nước, với nhân dân, hết lòng vì cuộc đời, và luôn ý thức về trách nhiệm của mình với cuộc đời. 1 điểm . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ N I TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 201 4- 2015 Môn Ngữ Văn – Lớp 1 0- Chương trình nâng cao Ngày thi: 19/12 /2014 Th i gian làm b i: 90’( không kể th i. nào Ta d i ta tìm n i vắng vẻ Ngư i khôn ngư i đến chốn lao xao Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm ĐỀ SỐ 01 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ N I TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 201 4- 2015 Môn. Ngữ Văn – Lớp 1 0- Chương trình nâng cao Th i gian làm b i: 90’( không kể th i gian giao đề) Đáp án gồm 03 trang CÂU Ý N I DUNG I M 1 a - n i vắng vẻ: n i tĩnh t i chốn thôn quê, gần g i v i thi n

Ngày đăng: 31/07/2015, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w