SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 12 NÂNG CAO NĂM HỌC 2014- 2015 Ngày kiểm tra: 19/12/2014 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi gồm 1 trang Câu 1: 3,0 điểm “Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lorca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du” (Trích Đàn ghi ta của Lorca – Thanh Thảo) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: a. Xác định nội dung của đoạn thơ? b. Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ trên? Nêu tác dụng? c. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cách hiểu của em về hình ảnh “Lorca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du” Câu 2: 7,0 điểm Một trong những đặc điểm quan trọng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Anh/chị hãy phân tích vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của hình tượng ông đò Lai Châu trong tùy bút Người lái đò sông Đà (trích đoạn trong sách Ngữ văn 12 – cơ bản) ĐỀ THI SỐ 1 ĐÁP ÁN 12 NÂNG CAO (DỰ BỊ) Câu/Ý Nội dung Điểm 1 a. Nội dung của đoạn thơ: cái chết đột ngột, oa khuất của Lorca 0,5 b. Đặc sắc nghệ thuật - Đối : “Tây Ban Nha/ hát nghêu ngao” >< “bỗng kinh hoàng/áo choàng bê bết đỏ” - Cách ngắt nhịp đột ngột “bỗng” - Hinh ảnh hoán dụ “áo choàng bê bết đỏ” -> Khắc họa cái chết đau thương, đột ngột của Lorca; nỗi thảm khốc không thốt nổi thành lời của người dân Tây Ban Nha, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. 1,5 c. Cảm nhận về hình ảnh “Lorca bị điệu về bãi bắn… mộng du” - “Mộng du”: không phải là trạng thái bệnh lí. Đây là trạng thái tâm lí sống vượt lên trên thế giới thảm khốc đầy máu và nước mắt của người nghệ sĩ – chiến sĩ Lorca. - Lorca đi về phía cái chết như vẫn đang trên hành trình hướng tới cái đẹp và chân lí. * Lưu ý: chấp nhận những cảm nhận riêng biệt của học sinh (có những kiến giải phù hợp cho cảm nhận) 1.0 2. a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật. Trước 1945 ông đi tìm cái đẹp ở một thời vang bóng. Sau 1945 ông đi tìm cái đẹp trong đời sống hiện tại. - “Người lái đò sông Đà” (1960) được viết với cảm hứng “đi tìm vàng quanh sông Đà… đặc biệt là chất vàng mười mang sẵn trong tâm trí con người ngày nay”. Tác phẩm là bài ca ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng; vẻ đẹp của con người tài hoa trí dũng. 1,0 b. Giải thích đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân - là một nhà văn lớn, Nguyễn Tuân có phong cách nghệ thuật độc đáo, không bắt chước ai không cho ai bắt chước mình - Điểm nổi bật trong PCNT của Nguyễn Tuân là vẻ đẹp tài hoa – uyên bác, cụ thể là cách tiếp cận con người ở phương diện tài hoa – nghệ sĩ. + Nguyễn Tuân quan niệm: khi con người đạt tới trình độ điêu luyện trong công việc của mình cũng là lúc vẻ đẹp tài hoa được tỏa sáng. + Ông đò Lai Châu là một nghệ sĩ trong nghệ thuật chèo đò vượt thác. 0,5 c. Phân tích vẻ đẹp tài hoa – nghệ sĩ của ông đò Lai Châu * Giới thiệu (ngắn gọn) về ông đò (tuổi, ngoài hình…) * Sự hiểu biết sâu rộng về sông Đà (thác nước, binh pháp của thần sông, thần đá…) 4,5 * Trình độ của một tay lái ra hoa (được thể hiện qua trận chiến với sông Đà) + Trùng vi thạch trận thứ nhất: ông đò bằng bản lĩnh mấy chục năm cầm chèo đã nén nỗi đau, bình tĩnh chỉ huy các bạn đò vượt qua vòng vây của đá thác. + Trùng vi thạch trận thức hai: ông đò hạ quyết tâm “cưỡi lên thác sông Đà phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ” -> sử dụng linh hoạt các đòn đánh (tránh, đè sấn, chặt đôi mở đường tiến) -> chiến thắng thằng đá tảng đứng chặn ở cửa sinh + Trùng vi thạch trận thứ ba: ông đò dùng toàn bộ sức lực còn lại điều khiển con thuyền với tốc độ phi phàm “vút, vút,…” con thuyền vừa lướt vừa bay trên mặt nước. * Vẻ đẹp thuần hậu của cuộc sống đời thường - Sau chiến thắng ông đò cũng các bạn nhà đò lại nướng ống cơm lam, bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh. Ông biến cái phi thường thành cái bình thường; biến ranh giới sự sống – cái chết thành công việc thường ngày d. Đánh giá - Nguyễn Tuân đã tạo dựng cho mình 1 thế giới nhân vật riêng: dù thuộc tầng lớp nào trong xã hội, dù làm công việc nào đi chăng nữa thì điểm chung quan trọng nhất giữa họ là nét đẹp tài hoa – nghệ sĩ. + Trước 1945: Nguyễn Tuân tìm kiếm nét đẹp này ở những nhà nho tài hoa bất đắc chí (những con người đặc tuyển phi thường trong đời sống xã hội) + Sau 1945: Nguyễn Tuân phát hiện vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ ở những người lao động bình dị, đời thường. - Bản thân Nguyễn Tuân cũng là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật ngôn từ, sáng tác văn chương mang đến cho đời những “trang hoa”, “tờ hoa” 1,0 . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ N I TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 12 NÂNG CAO NĂM HỌC 201 4- 2015 Ngày kiểm tra: 19/12 /2014 Th i gian làm b i: 90 phút, không kể th i gian giao đề. Đề. riêng biệt của học sinh (có những kiến gi i phù hợp cho cảm nhận) 1.0 2. a. Gi i thi u tác giả, tác phẩm - Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đ i i tìm c i đẹp, c i thật. Trước 1945 ông i tìm c i. cá anh vũ, cá dầm xanh. Ông biến c i phi thường thành c i bình thường; biến ranh gi i sự sống – c i chết thành công việc thường ngày d. Đánh giá - Nguyễn Tuân đã tạo dựng cho mình 1 thế giới