SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH Họ tên HS: Số báo danh: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH: THPT Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề có 1 trang, gồm có 3 câu Câu 1. (3,5 điểm) Nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Chứng minh địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 2. (3,5 điểm) Trình bày đặc điểm đất và sinh vật của đai nhiệt đới gió mùa. Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ khí hậu mang tính chất cận xích đạo với hai mùa mưa và khô rõ rệt? Câu 3. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG 7 TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng VII ( 0 C) Lạng Sơn 27,0 Huế 29,4 Quy Nhơn 29,7 TP Hồ Chí Minh 27,1 a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện nhiệt độ trung bình tháng 7 của các địa điểm trên. b. Nhận xét sự phân hóa nhiệt độ trong tháng 7 của các địa phương và giải thích. Hết. SỞ GD$ĐT QUẢNG BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH THPT Câu Nội dung Điểm 1 (3,0đ) Nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Chứng minh địa hình … Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. - Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng. - Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. - Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. 2,0 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Chứng minh địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa - Xâm thực mạnh ở miền núi: + Ở những nơi mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, trơ sỏi đá, xuất hiện hiện tượng đất trượt, đá lở. + Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ. Tại các thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng. - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: Rìa phía đông nam các đb châu thổ sông Hồng và phía tây nam đb châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét. 1,5 đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 2 (3,0đ) Trình bày đặc điểm đất và sinh vật Vì sao miền Nam Trung Bộ … Đặc điểm đất và sinh vật đai nhiệt đới gió mùa * Đất: Có hai nhóm đất - Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên cả nước, bao gồm: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát. - Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích, phần lớn là pheralit đỏ vàng, feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ ba gian và đá vôi. * Sinh vật: - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp, mưa nhiều. - Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. - Trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt có các hệ sinh thái khác nhau (dẫn chứng) 2,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5đ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ khí hậu mang tính chất cận xích đạo với hai mùa mưa và khô rõ rệt do - Vị trí địa lí nằm ở gần đường xích đạo. - Mùa mưa hình thành do gió mùa Tây Nam ẩm thổi từ biển vào. - Mùa khô do sự thống trị của gió Tín phong Đông Bắc khô nóng. 1,0 đ 0,5 đ 0,25đ 0,25đ 3 (3,0đ) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện nhiệt độ … Nhận xét sự phân hóa … * Vẽ biểu đồ: hình cột (có chú giải, tên biểu đồ, chính xác về tỉ lệ) * Nhận xét: - Ít có sự phân hóa lớn về nhiệt độ trong tháng 7 giữa các địa phương. - Quy Nhơn và Huế có nhiệt độ cao hơn Lạng Sơn và TP. Hồ Chí Minh (dẫn chứng) * Giải thích: - Vào mùa hạ, cả nước có chung chế độ gió mùa Tây Nam. - Huế và Quy Nhơn nhiệt độ cao hơn do ảnh hưởng của phơn Tây Nam. Hết. 1,5 đ 1,0đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ . SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH Họ tên HS: Số báo danh: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH: THPT Th i gian: 45 phút (không kể th i gian giao đề) Đề có 1 trang,. nhiệt độ trong tháng 7 của các địa phương và gi i thích. Hết. SỞ GD$ĐT QUẢNG BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH THPT Câu N i dung i m 1 (3,0đ) Nêu các đặc i m chung của địa. Việt Nam. Chứng minh địa hình … Đặc i m chung của địa hình Việt Nam - Địa hình đ i n i chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đ i n i thấp. - Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng. - Địa