TRẮC NGHIỆM 3 điểm Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: Câu 1.. Nếu G là trọng tâm và AM là một đường trung tuyến của ∆ABC thì tỉ số AG AM bằng: A.. Bộ ba nào trong các b
Trang 1ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: TOÁN_HÌNH HỌC – LỚP 7 Trường THCS Tam Thanh
Thời gian:
A TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau:
Câu 1 Nếu G là trọng tâm và AM là một đường trung tuyến của ∆ABC thì tỉ số AG
AM
bằng:
A 1 : 2 B 3 : 2 C 1 : 3 D 2 : 3 Câu 2 Bộ ba nào trong các bộ ba đoạn thẳng có độ dài cho sau đây không thể là ba cạnh của một tam giác?
A 8 cm ; 10 cm ; 8 cm B 4 cm ; 9 cm ; 3 cm
C 5 cm ; 5 cm ; 8 cm D 3 cm ; 5 cm ; 7 cm
Câu 3 Hãy so sánh các góc của tam giác ABC, biết AB = 3cm, BC = 4cm, AC = 5cm
A µA B C< <µ µ B µA C< <µ Bµ C µB < <µA Cµ D Cµ < <µA Bµ
Câu 4 Trực tâm của tam giác là giao điểm của ba đường nào?
A Ba đường trung tuyến B Ba đường phân giác
C Ba đường trung trực D Ba đường cao
Câu 5 Chọn phát biểu đúng
Trong ∆ABC:
A Đường phân giác xuất phát từ đỉnh A là đoạn thẳng nối A với trung điểm của cạnh BC
B Đường trung trực ứng với cạnh BC là đường thẳng vuông góc với BC tại trung điểm của BC
C Đường cao xuất phát từ đỉnh A là đoạn thẳng nối A với trung điểm của BC
Trang 2D Đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh A là đường thẳng vuông góc với BC
Câu 6 ∆HIK có H¶ = 910, Kµ = 530 Hãy so sánh các cạnh của ∆HIK.
A KI > HI > KH B KI > KH > HI
C KI < HI < KH D HI > KI > KH
B TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1 (2 điểm)
Cho tam giác nhọn ABC có Cµ > µB
a) So sánh AB và AC
b) Vẽ đường cao AH (H ∈ BC) Chứng minh HB > HC.
Bài 2 (3 điểm)
Cho hình 1 ∆ABC vuông tại A (AB < AC); tia phân giác góc A và đường trung trực của
cạnh BC cắt nhau tại M; ME ⊥ AB, MF ⊥ AC Chứng minh:
a) ∆BMC là tam giác cân b) BE = CF.
Hình 1
Bài 3 (2 điểm)
Cho hình 2 ∆ABC vuông tại A, tia phân giác của góc B cắt AC tại D
Chứng minh: BC – BA > DC – DA
Hình 2
I F
C
B
A
B
Trang 3ĐÁP ÁN
A Trắc nghiệm (3đ)
Mỗi câu đúng được 0,5đ
1D 2B 3D 4D 5B 6A
B Tự luận (7đ)
Bài 1 (2đ)
Hình vẽ đúng (0,5đ)
a) ∆ABC có Cµ > µB nên AB > AC
(Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác) (0,75đ)
b) Vì AB > AC nên HB > HC
(Quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu) (0,75đ)
Bài 2 (3đ)
a) M nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng BC
nên MB = MC (0,5đ)
Vậy ∆BMC cân tại M (0,5đ)
b) Hai tam giác vuông MBE và MCF có:
MB = MC (chứng minh trên) (0,5đ)
ME = MF (M thuộc tia phân giác của góc A) (0,5đ)
Vậy ∆MBE= ∆MCF (cạnh huyền - cạnh góc vuông) (0,5đ)
Suy ra BE = CF (hai cạnh tương ứng) (0,5đ)
Bài 3 (2đ)
B
A
I F
C B
A
Trang 4Kẻ DH ⊥ BC (0,25đ)
Chứng minh ∆ABD = ∆HBD (cạnh huyền – góc nhọn) (0,75đ)
Suy ra: BA = BH, DA = DH (0,25đ)
∆DHC vuông tại H có DC > DH và HC > DC – DH (0,25đ)
Suy ra: BC – BH = HC > DC – DA (vì DA = DH) (0,25đ) Vậy BC – BA > DC – DA (vì BA = BH) (0,25đ)
C
H
D
A
B