1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tìm hiểu về Jack London

3 241 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 42,88 KB

Nội dung

Tiểu sử hay về Jack London Tiểu sử hay về Jack London Tiểu sử hay về Jack London Tiểu sử hay về Jack London Tiểu sử hay về Jack London Tiểu sử hay về Jack London Tiểu sử hay về Jack London Tiểu sử hay về Jack London Tiểu sử hay về Jack London Tiểu sử hay về Jack London

Jack London - Một số phận vinh quang và cay đắng Năm 1916, nhà văn Anh gốc Ireland George Bernard Shaw nhận được một lá thư từ Mỹ với lời lẽ thống thiết: “Tôi đã viết 33 cuốn sách, một khối lượng khổng lồ truyện ngắn và bài báo, nhưng vẫn không rõ các văn sĩ khác được trả thù lao bao nhiêu. Ngài có thể nói thật cho tôi biết không, nhuận bút của ngài ra sao?”. Tác giả bức thư là nhà văn Mỹ nổi tiếng Jack London. Bernard Shaw đã đọc một vài tiểu thuyết của Jack London nhưng ông không hiểu nổi vì sao đồng nghiệp người Mỹ lại gởi cho ông bức thư lạ lùng kia. Không rõ Bernard Shaw và các đồng nghiệp người Anh có trả lời thư không, nhưng chắc chắn là họ có nhắc tới ông bởi vài tháng sau đó họ hay tin nhà văn Jack London 40 tuổi đã tự sát Lớn lên không tuổi thơ Jack London (tên thật: John Griffith London) sinh ngày 22.1.1876 tại San Francisco (California), trong một khu phố nghèo - “bên kia đường ray” như sau này ông viết. Những thanh ray của tuyến tàu điện chính chia San Franciscora làm hai nửa: phía Bắc là khu của những kẻ giàu, còn phía Nam đường ray chen chúc những người nghèo, những người thất nghiệp và những kẻ ăn mày, Jack London là một đứa con ngoài giá thú: ông không bao giờ biết mặt cha, chỉ nghe nói đó là một nhà chiêm tinh với những thủ thuật đáng ngờ, một kẻ luôn trốn tránh trách nhiệm làm cha. Tuổi thơ của Jack chìm đắm trong đói nghèo và khốn khó. Trong một cuốn tự truyện sau này, ông viết rằng năm lên 7 tuổi, lần đầu tiên cái đói thúc bách ông phải ăn cắp một mẩu sandwich của một cô bé. Chân luôn mang giày rách. Mãi tới năm 9 tuổi, Jack mới có chiếc áo sơ mi đầu tiên. “Tuy là một cái áo cũ nhàu nát, nhưng tôi phấn khởi biết nhường nào. Nhiều ngày liền tôi không cởi áo ra để cho mọi người biết mình cũng có áo sơ mi như ai”. Trong một đoạn khác về ký ức tuổi thơ, Jack viết: “Năm 10 tuổi, tôi đi giao báo; tôi phải dậy lúc trời còn mờ tối để kịp giờ học đầu tiên sau khi phân phát báo xong. Tôi không bao giờ có đồ chơi, tôi không có tuổi thơ thực sự. Điều duy nhất tôi nhận biết là đói, đói và đói!”. Đến khi mẹ Jack đi bước nữa với John London - một chủ nông trại khánh kiệt, tình trạng kinh tế vẫn không khá hơn và Jack phải bỏ học để kiếm việc làm. Jack lớn lên trong cảnh thiếu niềm vui gia đình nên giao du với các băng nhóm bụi đời, tham gia các cuộc thanh toán trên đường phố và thường bị cảnh sát “hỏi thăm sức khỏe”. Rượu là thứ mà Jack London nếm trải ngay từ những ngày lang thang trên đường phố ấy. Ngã ba số phận Điều ngạc nhiên nhất trong quãng đời “du thủ du thực” ấy là Jack rất thích đọc sách những lúc rỗi rảnh. Anh mê đọc các cuốn tiểu thuyết về những miền đất xa xăm. Năm 17 tuổi, Jack London chính thức vào đời. Anh làm việc trên một chiếc tàu Mỹ đánh bắt hải sản trên biển Bering, với những cuộc hành trình thăm thẳm đầy nguy nan. Chàng Jack thậm chí còn được làm phụ lái của con tàu. Nhưng khi trở về San Francisco, những đồng tiền dành dụm nhọc nhằn đã nhanh chóng tiêu tan. Rồi Jack trở thành “hobo” - một kẻ vô danh trong đội quân thất nghiệp khổng lồ đi theo các chuyến tàu ngang dọc khắp nước Mỹ bao la. Sau đó, Jack bị bắt ở Pennsylvania và bị tống giam. Năm 19 tuổi, Jack được tha và trở về California. Anh không còn là một kẻ cuồng dại ấu trĩ nữa vì đã tìm ra một chân lý: không có bằng cấp - nghĩa là thất học - sẽ không làm nên trò trống gì cả. Anh ghi danh vào trường trung học. Nhưng để có tiền đóng học phí, Jack phải làm thêm. Anh miệt mài học ngay cả trong thời gian không đến lớp, nhiều đêm trắng Jack không rời mắt khỏi các trang sách. Niềm mơ ước lớn nhất của anh lúc này là được theo học tại trường Đại học Berkeley. Rồi Jack thi đậu, nhưng học phí quá cao, anh phải vừa học vừa kiếm tiền: ban ngày tới giảng đường, còn buổi tối sau khi rửa hết số chén đĩa cho một nhà hàng, anh tiếp tục làm thêm một ca nữa trong xưởng giặt. Con sốt vàng Một tin mới đột nhiên lan khắp nước Mỹ: ở Alaska người ta đã tìm thấy vàng. Cả California hừng hực bởi “cơn sốt vàng”. Mùa xuân năm 1897, hàng trăm con tàu đã rời các bến cảng California, mang theo hơn hai vạn người nhắm hướng Alaska xa xôi với mộng ước làm giàu nhanh chóng. Giữa đám người này có Jack London. Anh chưa lường được những gì đang chờ đợi ở Alaska: từ bờ Nam bán đảo, để đến được miền đất có vàng, cần phải vượt qua nhiều vùng hiểm trở. Jack London đã vượt qua được “cuộc hành trình với Thần Chết” này trong khi rất nhiều người đã phải bỏ mạng dọc đường và Jack đã tới được Trại Lớn của những người tìm vàng ven sông Stewart. Anh sống trong một túp lều gỗ thô sơ và làm rạng danh “sự nghiệp” của mình bằng tấm biển ghi hàng chữ “Mùa đông 1897-1898, người tìm vàng Jack London từng sống ở nơi đây”. Sau mùa đông, Jack tới “thành phố Dawson của những người đào vàng”. Một tài liệu còn giữ được cho thấy quãng đời của Jack London với những người đào vàng: Jack muốn có chủ quyền trên lô đất số 14 với diện tích 500 bước chân. Lô 14 đã được cấp cho Jack và anh tin rằng mình sẽ giàu to. Nhưng rồi anh tuyệt vọng như hàng ngàn người khác: dốc sức lao động tìm kiếm suốt nhiều tháng mà không có kết quả gì. Jack quyết định trở về San Francisco. Anh trở về với cái túi rỗng, nhưng có được một “vốn sống” vô giá. Khi đó Jack vẫn chưa ngờ là quãng thời gian ấy sẽ trở thành “mỏ vàng” trong sự nghiệp sáng tác của anh sau này, Jack bây giờ đã 22 tuổi song vẫn còn trắng tay. Nhưng anh cần phải sống, không chỉ cho mình mà cho cả bà mẹ góa nghèo khó. Jack bắt đầu làm những công việc nặng nhọc với đồng lương ít ỏi, ban đêm anh đọc sách và trau dồi mọi thứ có thể: lịch sử, triết học, kinh tế. Nhưng anh dành hầu hết thời gian cho các tác phẩm của giới văn sĩ Mỹ bởi anh muốn trở thành một người trong bọn họ. Vinh quang rực rỡ Những thử nghiệm văn học đầu tiên của Jack - chủ yếu viết về các giới mà anh từng chung sống - hầu hết đều na ná như nhau. Truyện ngắn đầu tiên của Jack đăng trên báo được trả 4 USD, về sau tăng lên 7-8 USD/truyện. Sau vài tháng, Jack đã viết được một loạt truyện ngắn được bạn đọc ưa thích và nhuận bút của anh đã tăng lên tới 30, 50 thậm chí 100 USD! Khả năng tài chính của Jack đã khả quan nên anh quyết định lấy vợ với ước vọng có con trai nối dõi. Nhưng Jack lại thất vọng vì nàng Bessie Maddern chỉ sinh hạ hai cô con gái. Năm 1900, Jack London cho xuất bản tuyển tập truyện ngắn đầu tay Con trai của loài sói (Son of the Wolf). Năm sau đến lượt tuyển tập truyện ngắn thứ hai ra mắt độc giả: Con gái của băng tuyết (Children of the Frost). Giới phê bình khen ngợi, còn độc giả say mê. Khi chiến tranh bùng nổ ở Nam Phi, Jack được một hãng thông tấn lớn ở California cử sang đó làm phóng viên chiến trường. Sau khi trở về Mỹ, Jack London cho phát hành cuốn tiểu thuyết best-seller đầu tiên Tiếng gọi nơi hoang dã (The Call of the Wild) kể lại những hồi ức về Alaska. Năm sau (1904) là cuốn tiểu thuyết với Sói biển (Sea Wolf). Các tác phẩm văn chương của Jack London nổi như cồn, cùng với vinh quang là các khoản tiền lớn. Con người có khả năng sáng tạo phi thường với vốn sống phong phú đã bắt đầu không biết đến nợ nần nữa. Anh mua một trang trại tại Glen Ellen, hạt Sonoma, gần San Francisco. Sự giàu có mà cậu bé nghèo khổ ngày nào sẽ còn để lại dấu ấn sâu sắc trong quãng đời sau này của ông. Vinh quang rạn nứt Năm 1905, Jack London ly hôn với Bessie và cưới người vợ thứ hai Charmian Kittredge. Sự nghiệp sáng tác văn học của ông cũng thay đổi từ đây. Tiếp theo Tiếng gọi nơi hoang dã chỉ có cuốn Nanh trắng (White Fang) là đáng kể. Còn cuốn sách kể lại câu chuyện trên biển Thái Bình Dương với con tàu Snark của ông à một thất bại đầu tiên, kéo theo sự sa sút về tài chính. Sau thời kỳ này chỉ có cuốn Martin Eden - một cuốn tự truyện của Jack London - là còn vớt vát ít nhiều uy tín cho ông. Những vấn đề tài chính cùng với sự xung đột trong gia đình (vợ sau của ông cũng không sinh được một cậu con trai nào cả) đã gây những cú sốc đầu tiên. Jack London tìm quên trong men rượu và tình hình càng tồi tệ hơn. Hiển nhiên những lá thư gửi cho Bernard Shaw cũng như nhiều văn sĩ Anh nổi tiếng khác được Jack London viết trong trạng thái khủng hoảng. Ngày 21.11.1916, ông tự vẫn trong trang trại của mình. Huyền thoại cuối cùng Jack London, tác giả của “33 đầu sách và một biển truyện ngắn cùng mẩu tin trên báo” được coi là một trong những nhà văn hiện thực hàng đầu của Mỹ. Mặt nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ông là vốn sống thực tế và những bi kịch của cuộc sống. Cho đến nay, Jack London vẫn là một trong những tác giả được bạn đọc khắp hành tinh ưa thích nhất. Mùa thu năm 1916, khi tin ông từ trần được loan báo khắp thế giới, rất nhiều độc giả không muốn tin vào sự thật phũ phàng đó. Họ thêm vào một trong những huyền thoại nữa về nhà văn vĩ đại: Jack London không chết mà chỉ lẩn khuất đâu đó. Martin Eden đề cập đến số phận của một văn nghệ sĩ trong xã hội tư sản, số phận của một con người nhằm rút khỏi cái thế giới chật hẹp của những lợi ích riêng tư. Kết thúc bằng cái chết của nhân vật chính chết trong vòng vây của xã hội, và vẫn còn hoang mang trong sự tìm kiếm về triết học và lẽ sống của mình. . nhắc tới ông bởi vài tháng sau đó họ hay tin nhà văn Jack London 40 tuổi đã tự sát Lớn lên không tuổi thơ Jack London (tên thật: John Griffith London) sinh ngày 22.1.1876 tại San Francisco (California),. 1897-1898, người tìm vàng Jack London từng sống ở nơi đây”. Sau mùa đông, Jack tới “thành phố Dawson của những người đào vàng”. Một tài liệu còn giữ được cho thấy quãng đời của Jack London với những. đói và đói!”. Đến khi mẹ Jack đi bước nữa với John London - một chủ nông trại khánh kiệt, tình trạng kinh tế vẫn không khá hơn và Jack phải bỏ học để kiếm việc làm. Jack lớn lên trong cảnh thiếu

Ngày đăng: 31/07/2015, 10:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w