1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Gói 1 tuyển tập đề vật lí tỉnh Gia Lai năm 2015 (1)

9 226 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 309,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI TỔ VẬT LÍ _ CN ĐỀ THI THỬ KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2015 MÔN : VẬT LÍ – THỜI GIAN LÀM BÀI 90 min- Gồm 50 câu TNKQ. (Dựa theo ma trận đề thi tuyển sinh đại học 2014) A- ĐỀ: ( Đề có 08 trang) Câu 1: Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất mà sau đó trạng thái dao động của vật được lặp lại như cũ được gọi là A. tần số dao động. B. chu kì dao động. C. chu kì riêng của dao động. D. tần số riêng của dao động. Câu 2: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, khi con lắc ở vị trí cân bằng lò xo dãn 9cm, thời gian con lắc bị nén trong 1 chu kỳ là 0,1s. Lấy g = 10m/s 2 . Biên độ dao động của vật là: A. 6 3 cm B. 4,5cm C. 9cm D. 8 3 cm Câu 3: Cho một con lắc lò xo gồm lò xo có chiều dài tự nhiên l 0 , và vật nặng dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Khi chiều dài của lo xo là l 0 + A/2, người ta giữ chặt lò xo tại trung điểm của lò xo. Biên độ A’ của một con lắc lò xo bây giờ là: A. A/3. B. 7 2 A . C. 7 4 A . D. 7 8 A . Câu 4: Chọn kết luận đúng. Năng lượng dao động của một vật dao động điều hòa: A. Giảm 4 lần khi biên độ giảm 2 lần và tần số tăng 2 lần. B. Giảm 4/9 lần khi tần số tăng 3 lần và biên độ giảm 9 lần. C. Giảm 25/9 lần khi tần số dao động tăng 3 lần và biên độ dao động giảm 3 lần. D. Tăng 16 lần khi biên độ tăng 2 lần và tần số tăng 2 lần. Câu 5: Một con lắc đơn có vật nặng là quả cầu nhỏ làm bằng sắt có khối lượng m = 10g. Lấy g = 10m/s 2 . Nếu đặt dưới con lắc 1 nam châm thì chu kì dao động nhỏ của nó thay đổi đi 1 1000 so với khi không có nam châm. Lực hút mà nam châm tác dụng vào con lắc là A. 2.10 – 4 N. B. 2.10 –3 N. C. 1,5.10 –4 N. D. 1,5.10 –3 N. Câu 6: Cho một con lắc đơn treo ở đầu một sợi dây mảnh dài bằng kim loại, vật nặng làm bằng chất có khối lượng riêng D = 8 g/cm 3 . Khi dao động nhỏ trong bình chân không thì chu kì dao động là 2s. Cho con lắc đơn dao động trong một bình chứa một chất khí thì thấy chu kì tăng một lượng 250µs. Khối lượng riêng của chất khí đó là A. 0,004 g/cm 3 . B. 0,002 g/cm 3 . C. 0,04 g/cm 3 . D. 0,02 g/cm 3 . Câu 7: Một con lắc đơn gồm một quả cầu m 1 = 200g treo vào một sợi dây không giãn và có khối lượng không đáng kể. Con lắc đang nằm yên tại vị trí cân bằng thì một vật khối lượng m 2 = 300g bay ngang với vận tốc 400cm/s đến va chạm mềm với vật treo m 1 . Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng chuyển động. Lấy g = 10 m/s 2 . Độ cao cực đại mà con lắc mới đạt được là 1 A. 28,8cm B. 20cm C. 32,5cm D. 25,6cm Câu 8: Một vật có khối lượng không đổi thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa ( ) 11 cos10 ϕω += tx và       −= 2 cos 22 π ω tAx , phương trình dao động tổng hợp của vật là cos( ) 3 x A t π ω = − . Để vật dao động với biên độ bằng một nửa giá trị cực đại của biên độ thì A 2 bằng bao nhiêu? A. 10 3 cm B. 20cm C. 20 / 3 cm D. 10/ 3 cm Câu 9: Hai vật dao động điều hòa trên hai đoạn thẳng cạnh nhau, song song với nhau, cùng một vị trí cân bằng trùng với gốc tọa độ, cùng một trục tọa độ song song với hai đoạn thẳng đó, với các phương trình li độ lần lượt là ( ) 1 5 5 3cos 3 6 x t cm π π   = +  ÷   và ( ) 2 20 2 5cos 3 3 x t cm π π   = −  ÷   . Thời điểm đầu tiên (kể từ thời điểm t = 0) khoảng cách giữa hai vật lớn nhất là A. 0,1s. B. 0,05s. C. 0,5s. D. 2s. Câu 10: Một em bé xách một xô nước đi trên đường. Quan sát nước trong xô, thấy có những lúc nước trong xô sóng sánh mạnh nhất, thậm chí đổ ra ngoài. Điều giải thích nào sau đây là đúng nhất? D. vì nước trong xô bị dao động mạnh. B. vì nước trong xô bị dao động mạnh do hiện tượng cộng hưởng xảy ra. C. vì nước trong xô bị dao động cưỡng bức. D. vì nước trong xô dao động tuần hoàn. Câu 11: Nguồn âm tại O có công suất không đổi. Trên cùng đường thẳng qua O có ba điểm A, B, C cùng nằm về một phía của O và theo thứ tự xa có khoảng cách tới nguồn tăng dần. Mức cường độ âm tại B kém mức cường độ âm tại A là a (dB), mức cường độ âm tại B hơn mức cường độ âm tại C là 3a (dB). Biết OA = 2 3 OB. Tính tỉ số OC OA A. 81 16 B. 9 4 C. 27 8 D. 32 27 Câu 12: Trong buổi hòa nhạc được tổ chức ở Nhà Hát lớn Hà Nội nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long. Một người ngồi dưới khán đài nghe được âm do một chiếc đàn giao hưởng phát ra có mức cường độ âm 12 dB. Khi dàn nhạc giao hưởng thực hiện bản hợp xướng người đó cảm nhận được âm là 2,376 B. Hỏi dàn nhạc giao hưởng đó có bao nhiêu người? A. 8 người. B. 18 người. C. 12. người. D. 15 người. Câu 13: Hai nguồn âm điểm phát sóng cầu đồng bộ với tần số 680f Hz= được đặt tại A và B cách nhau 1 m trong không khí. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340v m s= . Bỏ qua sự hấp thụ âm của môi trường. Gọi O là điểm nằm trên đường trung trực của AB cách AB 100 m và M là điểm nằm trên đường thẳng qua O song song với AB, gần O nhất mà tại đó nhận được âm to nhất. Cho rằng AB OI<< (với I là trung điểm của AB ). Khoảng cách OM bằng A. 40 m B. 50 m C. 60 m D. 70 m 2 Câu 14: Một sóng dừng trên dây có bước sóng λ và N là một nút sóng. Hai điểm P và Q nằm về hai phía của N có vị trí cân bằng cách N những đoạn lần lượt là 12 λ và 3 λ . Ở vị trí có li độ khác không thì tỉ số giữa li độ của P so với Q là A. 1 3 − B. 1 3 C. – 1 D. - 3 Câu 15: Trong thí nghiệm về sự phản xạ sóng trên vật cản cố định. Sợi dây mền AB có đầu B cố định, đầu A dao động điều hòa. Ba điểm M, N, P không phải là nút sóng, nằm trên sợi dây cách nhau MN = λ/2; MP = λ. Khi điểm M đi qua vị trí cân bằng (VTCB) thì A. điểm N có li độ cực đại, điểm P đi qua VTCB. B. N đi qua VTCB, điểm P có li độ cực đại. C. điểm N và điểm P đi qua VTCB. D. điểm N có li độ cực tiểu, điểm P có li độ cực đại. Câu 16: Một sóng ngang tần số 100 Hz truyền trên một sợi dây nằm ngang với vận tốc 60 m/s. M và N là hai điểm trên dây cách nhau 0,15 m và sóng truyền theo chiều từ M đến N. Chọn trục biểu diễn li độ cho các điểm có chiều dương hướng lên trên. Tại một thời điểm nào đó M có li độ âm và đang chuyển động đi xuống. Tại thời điểm đó N sẽ có li độ và chiều chuyển động tương ứng là A. Âm; đi xuống. B. Âm; đi lên. C. Dương; đi xuống. D. Dương; đi lên. Câu 17: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng. B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng. C. Sóng cơ không truyền được trong chân không. D. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng Câu 18: Trong một máy phát điện xoay chiều 3 pha, khi suất điện động ở một pha đạt giá trị cực đại e 1 = E 0 thì các suất điện động ở các pha kia đạt các giá trị A.        −= −= 2 2 0 3 0 2 E e E e B.        −= −= 2 3 2 3 0 3 0 2 E e E e C.        = −= 2 2 0 3 0 2 E e E e D.        −= = 2 2 0 3 0 2 E e E e Câu 19: Trong giờ thực hành một học sinh dùng vôn kế lí tưởng đo điện áp 2 đầu R và tụ C của một đoạn mạch R, C nối tiếp . Kết quả đo được là : 14,0 1,0 ; 48,0 1,0 R C U V U V= ± = ± . Điện áp hai đầu đoạn mạch là A. 50,0 2,0V± B. 50,0 1,0V± C. 50,0 1,2V± 48,0 1,0V± D. 50,0 1,4V± 3 Câu 20: Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ: Cuộn dây không thuần cảm. R = 80 Ω ; u AB = 240 )V(tsin2 ω ; Cường độ hiệu dụng I = )A(3 . Biết u MB nhanh pha 30 o so với u AB và u AN vuông pha với u AB . Cảm kháng và dung kháng của mạch là A. .380;3120 Ω=Ω= CL ZZ B. .3120Z;3120Z CL Ω=Ω= C. .380Z;320Z CL Ω=Ω= D. .3120Z;380Z CL Ω=Ω= Câu 21: Đặt điện áp u=U 0 cosωt có ω thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Khi ω < 1 LC thì A. điện áp hiệu dung giữa hai đầu điện trở thuần R bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần R nhỏ hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. C. cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. D. cường độ dòng điện trong đoạn mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. Câu 22: Một máy tăng áp có cuộn thứ cấp mắc với điện trở thuần, cuộn sơ cấp mắc vào nguồn điện xoay chiều. Tần số dòng điện trong cuộn thứ cấp A. luôn lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp. B. luôn nhỏ hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp. C. bằng tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp. D. có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp. Câu 23: Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có bốn điểm theo đúng thứ tự A, M, N và B. Giữa hai điểm A và M chỉ có điện trở thuần, giữa hai điểm M và N chỉ có cuộn dây, giữa 2 điểm N và B chỉ có tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp 175 V – 50 Hz thì điện áp hiệu dụng trên đoạn AM là 25 (V), trên đoạn MN là 25 (V) và trên đoạn NB là 175 (V). Hệ số công suất của toàn mạch là A. 7/25 B. 1/25. C.7/25 D. 1/7. Câu 24: Một vòng dây kín, phẳng có diện tích S đặt trong một từ trường đều với cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Nếu cho vòng dây quay một góc 0 180 xung quanh một trục nằm trong mặt phẳng của nó thì trong vòng dây có một điện lượng Q di chuyển. Bỏ qua độ tự cảm của vòng dây. Nếu cho vòng dây quay đều xung quanh trục này với tốc độ góc không đổi ω , thì cường độ dòng điện cực đại trong vòng dây là: A. 2 .Q ω B. / 2.Q ω C. .Q ω D. / 2.Q ω Câu 25: Một cuộn dây có điện trở thuần 100 3r = Ω và độ tự cảm 3/L H π = mắc nối tiếp với đoạn mạch X rồi mắc vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120 ,V tần số 50 Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là 0,3 A và dòng điện chậm pha 30 0 so với điện áp hai đầu mạch. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch X là A. 20 3 W. B. 5,4 3W. C. 9 3W. D. 18 3W. Câu 26: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số thay đổi được vào hai đầuđoạn mạch gồm biến trở R (có thể thay đổi giá trị từ 0 đến R0 hữu hạn), cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C mắc nối tiếp. Ban đầu mạch có tính cảm kháng. Để dòng điện qua mạch sớm pha 2 π so với điện áp hai đầu mạch thì phải A. điều chỉnh R đến giá trị 0 và giảm f. B. điều chỉnh R đến giá trị R 0 và tăng f. 4 N M C L,r R B A C. điều chỉnh R đến giá trị 0 và tăng f. D. điều chỉnh R đến giá trị R 0 và giảm f. Câu 27: Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u = U0cos(ωt + ϕ) thì dòng điện trong mạch là i = I0cosωt. Nhận xét nào sau đây là không đúng đối với công suất tức thời của đoạn mạch? A. Công suất tức thời cực đại Pmax = )1(cos 2 00 + ϕ IU . B. P = u.i. C. P = ϕ cos 2 00 IU . D. Công suất tức thời biến thiên tuần hoàn với tần số góc 2ω. Câu 28: Một người định cuốn một biến thế từ hiệu điên thế U 1 = 110V lên 220V với lõi không phân nhánh, không mất mát năng lượng và các cuộn dây có điện trở rất nhỏ , với số vòng các cuộn ứng với 1,2 vòng/Vôn. Người đó cuốn đúng hoàn toàn cuộn thứ cấp nhưng lại cuốn ngược chiều những vòng cuối của cuộn sơ cấp. Khi thử máy với nguồn thứ cấp đo được U 2 = 264 V so với cuộn sơ cấp đúng yêu cầu thiết kế, điện áp nguồn là U 1 = 110V. Số vòng dây bị cuốn ngược là: A 20 B 11 C . 10 D 22 Câu 29: Người ta truyền tải điện năng đến một nơi tiêu thụ bằng đường dây một pha có điện trở R. Nếu điện áp hiệu dụng đưa lên hai đầu đường dây là U = 220 V thì hiệu suất truyền tải điện năng là 60%. Để hiệu suất truyền tải tăng đến 90% mà công suất truyền đến nơi tiêu thụ vẫn không thay đổi thì điện áp hiệu dụng đưa lên hai đầu đường dây bằng bao nhiêu? A. 359,26 V B. 330 V C. 134,72 V D.146,67 V Câu 30: Hai tấm kim loại A và B đặt song song đối diện nhau và nối với hai cực của nguồn điện một chiều. Chiếu chùm ánh sáng vào khoảng giữa hai tấm kim loại: khi chùm sáng chỉ đến được tấm A thì trong mạch không có dòng điện, còn khi chiều đến được tấm B thì trong mạch có dòng điện. Ta có thể kết luận: A. Tấm A nối với cực dương, còn tấm B nối với cực âm của nguồn điện. B. Tấm A nối với cực âm, còn tấm B nối với cực dương của nguồn điện C. Giới hạn quang điện của tấm B nhỏ hơn giới hạn quang điện của tấm A. D. Nếu hoán đổi vị trí hai tấm kim loại cho nhau thì có thể cả hai trường hợp đều không có dòng điện. Câu 31: Tốc độ lan truyền sóng điện từ: A. Phụ thuộc vào cả môi trường truyền sóng và tần số của nó B. Phụ thuộc vào môi trương truyền sóng nhưng không phụ thuộc vào f của nó C. Không phụ thuộc vào cả môi trường truyền sóng và tần số của nó D. Không phụ thuộc vào môi trường truyền sóng nhưng phụ thuộc vào f của nó Câu 32: Một anten parabol, đặt tại điểm O trên mặt đất, phát ra một sóng truyền theo phương làm với mặt phẳng nằm ngang một góc 45 0 hướng lên cao. Sóng này phản xạ trên tầng điện li, rồi trở lại gặp mặt đất ở điểm M. Biết bán kính Trái Đất R = 6400 km, tầng điện li coi như một lớp cầu ở độ cao 100 km so với mặt đất. Độ dài cung OM bằng A. 3456 km. B. 390 km. C. 195 km. D. 1728 km. Câu 33: Biến điệu sóng điện từ là : A. Biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ 5 B. Trộn sóng điện từ tần số âm với cao tần C. Làm cho biên độ sóng điện từ tăng lên D. Tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi cao tần Câu 34: Cho thí nghiệm Y-âng, ánh sáng có bướcsóng 500 nm. H là chân đường cao hạ vuông góctừ S1tới màn M. Lúc đầu người ta thấy H là một cực đại giao thoa. Dịch màn M ra xa hai khe S 1 , S 2 đến khi tại H bị triệt tiêu năng lượng sáng lần thứ nhất thì độ dịch là 1/7 m. Để năng lượng tại H lại triệt tiêu thì phải dịch màn xa thêm ít nhất là 16/35 m. Khoảng cách hai khe S 1 S 2 là A. 0,5 mm B. 1 mm C. 2 mm D.1,8mm Câu 35: Trong thí nghiệm giao thoa với khe Y âng. Nguồn sáng S là nguồn hỗn tạp gồm hai ánh sáng đơn sắc. Ánh sáng λ 1 = 520nm, và ánh sáng có bước sóng λ 2 ∈[620nm- 740nm]. Quan sát hình ảnh giao thoa trên màn người ta nhận thấy trong khoảng giữa vị trí trùng nhau thứ hai của hai vân sáng đơn sắc λ 1 , λ 2 và vân trung tâm (không kể vân trung tâm), có 12 vân sáng với ánh sáng có bước sóng λ 1 nằm độc lập. Bước sóng λ 2 có giá trị là: A.728nm B.693,3nm C.624nm D.732nm Câu 36: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Ánh sáng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím. B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng trắng lơn hơn đối với ánh sáng đơn sắc. C. Ánh sáng trắng là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính. D. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng tím lớn hơn đối với ánh sáng đỏ. Câu 37: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong máy quang phổ thì ống chuẩn trực có tác dụng tạo ra chùm tia sáng song song. B. Trong máy quang phổ thì buồng ảnh nằm ở phía sau lăng kính. C. Trong máy quang phổ thì Lăng kính có tác dụng phân tích chùm ánh sáng phức tạp song song thành các chùm sáng đơn sắc song song. D. Trong máy quang phổ thì quang phổ của một chùm sáng thu được trong buồng ảnh của máy là một dải sáng có màu cầu vồng. Câu 38:Chiếu một chùm sáng đơn sắc màu đỏ hẹp qua ống chuẩn trực vào mặt bên của lăng kính trong một máy quang phổ dưới góc tới i 1 = 30 o . Biết biết lăng kính này có góc chiết quang A = 45 o và chiết suất của lăng kính với tia đỏ là n đ = 1,5. Khi đó góc lệch giữa quang trục của ống chuẩn trực và buồng tối của máy quang phổ gần với giá trị nào nhất ? A. 48,5 o B. 4,8 o C. 4 o D. 25,2 o Câu 39: Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng hai khe Young cách nhau khoảng a, cách màn đoạn D. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc bằng nguồn S nằm trên trung trực S 1 S 2 cách S 1 S 2 đoạn d. Giữ màn chứa hai khe S 1 S 2 cố định, dịch chuyển khe S theo phương song song với hai khe một đoạn y về phía S 1 , hỏi hệ vân dịch chuyển đoạn bao nhiêu về phía nào ? 6 A. Không dịch chuyển B. Dịch chuyển đoạn x = y d D về phía S 2 . C. Dịch chuyển đoạn x = y d D về phía S 1 D. Dịch chuyển đoạn x = y D d về phía S 2 Câu 40: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại cho ta biết : A. Bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại. B. Công thoát của electron đối với kim loại đó. C. bước sóng riêng của kim loại đó. D. Động năng cực đại của các electron quang điện Câu 41: Khi nguyên tử Hiđro chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng n E về trạng thái dừng có năng lượng m E thấp hơn, nó có thể phát ra một phôtôn có tần số xác định theo công thức nào sau đây? Biết h là hằng số Plăng, 0 E là năng lượng ở trạng thái dừng cơ bản. Chọn đáp án đúng. A. ( ) 22 0 mn E h f −= B.       −= 22 0 11 nm E h f C.       −= 22 0 11 nmh E f D. ( ) 22 0 mn h E f −= Câu 42: Lần lượt chiếu hai bức xạ có tần số f1 = 10 15 Hz và f2 = 2.10 15 Hz vào ca tốt của tế bào quang điện có công thoát A = 1,78 eV. Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện? A. Bức xạ có tần số f1 B. Cả hai bức xạ C. Bức xạ có tần số f2 D. Không có bức xạ nào Câu 43: Trong chân không, người ta đặt một nguồn sáng điểm tại A có công suất phát sáng không đổi. Lần lượt thay đổi nguồn sáng tại A là ánh sáng tím bước sóng λ 1 = 380 nm và ánh sáng lục bước sóng λ 2 = 547,2 nm. Dùng một máy dò ánh sáng, có độ nhạy không đổi và chỉ phụ thuộc vào số hạt phôton đến máy trong một đơn vị thời gian, dịch chuyển máy ra xa A từ từ. Khoảng cách xa nhất mà máy còn dò được ánh sáng ứng với nguồn màu tím và nguồn màu lục lần lượt là r 1 và r 2 . Biết |r 1 – r 2 | = 30 km. Giá trị r 1 là A. 180 km B. 210 km C. 150 km D. 120 km Câu 44: Gọi năng lượng do một chùm sáng đơn sắc chiếu tới một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương chiếu sáng trong một đơn vị thời gian là cường độ của chùm sáng đơn sắc, kí hiệu là I (W/m 2 ). Chiếu một chùm sáng hẹp đơn sắc (bước sóng 0,5 μm ) tới bề mặt của một tấm kim loại đặt vuông góc với chùm sáng , diện tích của bề mặt kim loại nhận được ánh sáng chiếu tới là 30mm 2 . Bức xạ đơn sắc trên gây ra hiện tượng quang điện đối với tấm kim loại (coi rằng cứ 20 phôtôn tới bề mặt tấm kim loại làm bật ra 3 electron), số electron bật ra khỏi bề mặt tấm kim loại trong thời gian 1s là 3.10 13 . Giá trị của cường độ sáng I là: A. 9,9375 W/m 2 B. 9,6 W/m 2 C. 2,65 W/m 2 D. 5,67 W/m 2 Câu 45:Trong vật lý hạt nhân, bất đẳng thức nào là đúng khi so sánh khối lượng prôtôn (m P ), nơtrôn (m n ) và đơn vị khối lượng nguyên tử u. A. m P > u > m n B. m n < m P < u C. m n > m P > u D. m n = m P > u 7 Câu 46: Cho chùm nơtron bắn phá đồng vị bền 55 25 Mn ta thu được đồng vị phóng xạ 56 25 Mn . Đồng vị phóng xạ 56 Mn có chu kì bán rã T = 2,5h và phát xạ ra tia β - . Sau quá trình bắn phá 55 Mn bằng nơtron kết thúc người ta thấy trong mẫu trên tỉ số giữa số nguyên tử 56 Mn và số lượng nguyên tử 55 Mn = 10 -10 . Sau 10 giờ tiếp đó thì tỉ số giữa nguyên tử của hai loại hạt trên là: A. 1,25.10 -11 B. 3,125.10 -12 C. 6,25.10 -12 D. 2,5.10 -11 Câu 47:Một khối chất phóng xạ .trong gio đầu tiên phát ra n 1 tia phóng xạ ,t 2 =2t 1 giờ tiếp theo nó phát ra n 2 tia phóng xạ. Biết n 2 =9/64n 1 . Chu kì bán rã của chất phóng xạ trên là: A.T=t 1 /4 B.T=t 1 /2 C.T=t 1 /3 D.T=t 1/ 6 Câu 48: Sự phóng xạ và phản ứng nhiệt hạch giống nhau ở những điểm nào sau đây? A. Tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng B. Đều là các phản ứng hạt nhân xẩy ra một cách tự phát không chiu tác động bên ngoài. C. Tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt trước phản ứng D. Để các phản ứng đó xẩy ra thì đều phải cần nhiệt độ rất cao Câu 49: Cho hạt prôtôn có động năng K P = 1,8MeV bắn vào hạt nhân Li 7 3 đứng yên, sinh ra hai hạt α có cùng độ lớn vận tốc và không sinh ra tia γ và nhiệt năng. Cho biết: m P = 1,0073u; mα = 4,0015u; m Li = 7,0144u; 1u = 931MeV/c 2 = 1,66.10 —27 kg. Độ lớn vận tốc của các hạt mới sinh ra là: A. vα = 2,18734615m/s. B. vα = 15207118,6m/s. C. v α = 21506212,4m/s. D. v α = 30414377,3m/s. Câu 50: Trong quá trình va chạm trực diện giữa một êlectrôn và một pôzitrôn, có sự huỷ cặp tạo thành hai phôtôn có năng lượng 2 MeV chuyển động theo hai chiều ngược nhau. Cho m e = 0,511 MeV/c 2 . Động năng của hai hạt trước khi va chạm là A. 1,489 MeV. B. 0,745 MeV. C. 2,98 MeV. D. 2,235 MeV. Hết (Cán bộ trông thi không giải thích gì thêm) 8 B/ Ma trận . Chủ đề Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng (ở cấp độ thấp) Vận dụng (ở cấp độ cao) 1-Dao động cơ. Số câu 3 2 3 2 10 Điểm 0,6 0,4 0,6 0,4 2,0 2-Sóng cơ. Số câu 1 2 2 2 7 Điểm 0,2 0,4 0,4 0,4 1,4 3-Dòng điện xoay chiều. Số câu 3 3 3 3 12 Điểm 0,6 0,6 0,6 0,6 2,4 4-Dao động và sóng điện từ. Số câu 1 1 1 1 4 Điểm 0,2 0,2 0,2 0,2 0,8 5-Tính chất sóng ánh sáng. Số câu 3 3 0 0 6 Điểm 0,6 0,6 0 0 1,2 6-Lượng tử ánh sáng Số câu 2 2 1 0 5 Điểm 0,4 0,4 0,2 0 1,0 7-Hạt nhân Số câu 4 1 1 6 Điểm 0,8 0,2 0,2 1,2 Tổng Số câu 17 14 10 9 50 Điểm 3,4 2,8 2,0 1,8 10,0 C- Đáp án: Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Đáp án 1 B 14 A 27 C 40 B 2 A 15 C 28 B 41 D 3 C 16 C 29 A 42 D 4 D 17 B 30 D 43 C 5 A 18 A 31 A 44 C 6 B 19 C 32 C 45 C 7 A 20 A 33 B 46 C 8 A 21 B 34 C 47 C 9 A 22 C 35 A 48 C 10 B 23 C 36 D 49 C 11 A 24 D 37 D 50 A 12 D 25 C 38 A 13 C 26 A 39 D 9 . lượng nguyên tử 55 Mn = 10 -10 . Sau 10 giờ tiếp đó thì tỉ số giữa nguyên tử của hai loại hạt trên là: A. 1, 25 .10 -11 B. 3 ,12 5 .10 -12 C. 6,25 .10 -12 D. 2,5 .10 -11 Câu 47:Một khối chất phóng. m P = 1, 0073u; mα = 4,0 015 u; m Li = 7, 014 4u; 1u = 931MeV/c 2 = 1, 66 .10 —27 kg. Độ lớn vận tốc của các hạt mới sinh ra là: A. vα = 2 ,18 734 615 m/s. B. vα = 15 20 711 8,6m/s. C. v α = 215 06 212 ,4m/s ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI TỔ VẬT LÍ _ CN ĐỀ THI THỬ KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2 015 MÔN : VẬT LÍ – THỜI GIAN LÀM BÀI 90 min- Gồm 50 câu TNKQ. (Dựa theo ma trận đề thi tuyển

Ngày đăng: 31/07/2015, 10:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w