Đề 3 Vật Lý Câu 1: Mạch dao động điện từ là mạch kín gồm: A: Nguồn điện một chiều và tụ C. B: Nguồn điện một chiều và cuộn cảm. C: Tụ C và cuộn cảm L. D: Nguồn điện một chiều, tụ C và cuộn cảm L. Câu 2: Con lắc lò xo (m = 200g ; chiều dài lò xo ở vị trí cân bằng là 30 cm) dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với tần số góc là 10 rad/s. Lực hồi phục tác dụng vào vật khi lò xo có chiều dài 33 cm là: A: 0,33N. B: 0,3N. C: 0,6N. D: Cả 3 đều sai. Câu 3: Cuộn dây thứ cấp của một máy biến thế có 1200 vòng. Từ thông xoay chiều gửi qua một vòng của cuộn sơ cấp có tần số là 50Hz và có biên độ là 5.10-4Wb. Số vòng của cuộn sơ cấp là 400 vòng. Khi mạch thứ cấp hở, hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu của cuộn thứ cấp nhận giá trị nào sau đây: A: 188,4V. B: 266,4V. C: 133,2V. D: 60V. Câu 4: Một máy biến áp lý tưởng, cuộn sơ cấp N1 = 1100 vòng được nối vào hiệu điện áp hiệu dụng không đổi U1 = 220V. Thứ cấp gồm 2 cuộn N2 = 44 vòng và N3 = 110 vòng. Giữa 2 đầu N2 đấu với một điện trở R1=11 Ω và 2 đầu N3 đấu với điện trở R2 = 44 Ω Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn sơ cấp A: 52 mA B: 0,1 A C: 50 mA D: Đáp án khác Câu 5: Một sợi dây đàn hồi dài 25cm, một đầu tự do, một đầu gắn với một âm thoa.Bước sóng lớn nhất của sóng có thể xảy ra sóng dừng A: 100cm B: 25cm C: 50cm D: 200cm Câu 7: Một lá thép rung động với chu kỳ 0,25% giây. Âm thanh do nó phát ra sẽ A: là sóng ngang B: là siêu âm C: nghe được D: không nghe được Câu 8: Một con lắc đơn gồm một dây treo l = 0,5 m, vật có khối lượng m = 40 g mang điện tich q = -8.10-5 C dao động trong điện trường đều có phương thẳng đứng có chiều hướng lên và có cường độ E = 40 V/cm, tại nơi có g = 9,79 m/s2.Chu kỡ dao động của con lắc là A: T = 1,05 s B: T = 2,1 s C: T = 1,5 s D: T = 1,6 s Câu 9: Cho mạch điện gồm cuộn dây có điện trở R = 70 và độ tự cảm L = 0,7H nối tiếp với tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch điện một hiệu điện thế u = 140cos(100t - /2)V. Thay đổi C thì thấy khi C = Co thì điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu tụ điện đạt cực đại. Khi đó biểu thức hiệu điện thế gữa hai đầu cuộn dây là A: u1 = 140cos(100t)V B: u1 = 140 cos(100t + /4)V C: u1 = 70 cos(100t + /4)V D: u1 = 70 cos(100t )V Câu 10: Sự hình thành dao động điện từ tự do trong mạch dao động là do hiện tượng nào sau đây ? A: Hiện tượng tự cảm B: Hiện tượng cảm ứng điện từ C: Hiện tượng cộng hưởng điện D: Hiện tượng từ hóa Câu 11: Một nhà máy điện phát ra một công suất P không đổi, công suất này được truyền đến nơi tiêu thụ bằng dây nhôm với hiệu suất truyền tải là 90%. Hỏi nếu tăng đường kính của dây nhôm lên gấp đôi thì hiệu suất truyền tải điện khi đó là bao nhiêu % ? A: 95% B: 97,5% C: 96% D: 92,5% Câu 12: Cho một mạch LC lý tưởng đang có dao động điện từ. Nếu cứ sau mỗi chu kì dao động, biên độ điện áp trên tụ giảm 7% thì năng lượng điện từ toàn phần giảm A: 13,51%. B: 8,45%. C: 4,9%. D: 7%. Câu 13: Trên cùng một đường dây tải điện, nếu dùng máy biến thế tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn lên 100 lần trước khi truyền tải thì công suất hao phí trên đường dây dẫn sẽ A: tăng 100 lần B: giảm 100 lần C: tăng 10000 lần D: giảm 10000 lần Câu 14: Một máy biến áp có hiệu suất 80%. Cuộn sơ cấp có 150 vòng, cuộn thứ cấp có 300 vòng. Hai đầu cuộn thứ cấp nối với một cuộn dây có điện trở thuần 100Ω, độ tự cảm 318mH. Hệ số công suất mạch sơ cấp bằng 1. Hai đầu cuộn sơ cấp được đặt ở điện áp xoay chiều có U1 = 100V, tần số 50Hz. Tính cường độ hiệu dụng mạch sơ cấp: A: 2 A B: 1,8 A C: 2,5 A D: 1A Câu 15: Nguồn sóng ở O được truyền theo phương Ox . Trên phương này có hai điểm P và Q cách nhau PQ = 15cm . Biết tần số sóng là 10Hz , tốc độ truyền sóng v = 40cm/s , biên độ sóng không đổi khi truyền sóng và bằng cm . Nếu tại thời điểm nào đó P có li độ cm thì li độ tại Q có độ lớn là : A: 0 cm B: 0,75 cm C: cm D: 1,5cm Câu 16: Trong dao động điều hòa của con lắc đơn, phát biểu nào sau đây là đúng ? A: Lực căng dây có độ lớn bằng độ lớn hình chiếu vuông góc của trọng lực lên phương của dây treo. B: Lực căng dây không phụ thuộc vào khối lượng vật nặng. C: Lực căng dây không phụ thuộc vào vị trí của vật. D: Lực căng dây nhỏ nhất khi vật qua vị trí biên. Câu 17: Chọn phát biểu sai về sóng âm A: Nhạc âm là những âm có tính tuần hoàn B: Độ to của âm chỉ phụ thuộc vào cường độ âm C: Dao động của âm do các nhạc cụ phát ra không phải là dao động điều hòa D: Độ cao của âm phụ thuộc vào chu kỳ âm Câu 18: Tại hai điểm trên mặt nước, có hai nguồn phát sóng A và B có phương trình u = asin(40 πt) (cm), vận tốc truyền sóng là 50(cm/s), A và B cách nhau 11(cm). Gọi M là điểm trên mặt nước có MA = 10(cm) và MB = 5(cm). Số điểm dao động cực đại trên đoạn AM là A: 9 B: 7 C: 2 D: 6 Câu 19: Cho đoạn mạch RLC nối tiếp có C thay đổi được. Ban đầu điều chỉnh để dung kháng của tụ là Zo. Từ giá trị đó, nếu tăng dung kháng thêm 20Ω hoặc giảm dung kháng đi 10Ω thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch như nhau. Hỏi từ Zo, phải thay đổi dung kháng của tụ như thế nào để công suất tiêu thụ trên đoạn mạch lớn nhất? A: Tăng thêm 5Ω B: Tăng thêm 10Ω C: Tăng thêm 15Ω D: Giảm đi 15Ω Câu 20: Trong các dụng cụ tiêu thụ điện như quạt điện, động cơ, người ta phải nâng cao hệ số công suất nhằm: A: Thay đổi tần số của dòng điện B: Tăng công suất tiêu thụ C: Giảm công suất tiêu thụ D: Tăng hiếu suất của việc sử dụng điện Câu 21: Một chiếc đèn nêôn đặt dưới một hiệu điện thế xoay chiều 119V – 50Hz. Nó chỉ sáng lên khi hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu bóng đèn lớn hơn 84V. Thời gian bóng đèn sáng trong một chu kỳ là bao nhiêu? A: Δt = 0,0100s. B: Δt = 0,0133s. C: Δt = 0,0200s. D: Δt = 0,0233s. Câu 22: Chọn câu trả lời đúng? Dao động tự do: A: Có chu kì và biên độ chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ dao động, không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài. B: Có chu kì và năng lượng chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ dao động, không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài. C: Có chu kì và tần số chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ dao động, không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài. D: Có biên độ và pha ban đầu chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ dao động, không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài. Câu 23: Ở trạm phát điện, người ta truyền đi công suất 1,2MW dưới điện áp 6KV. Số chỉ các công tơ ở trạm phát và nơi tiêu thụ điện sau một ngày đêm chênh lệch nhau 5040KWh. Biết hệ số công suất trên toàn hệ thống k = 1. Điện trở của đường dây tải điện là A: 126Ω B: 84Ω C: 10,5Ω D: 5,25Ω Câu 24: Đặt một điện áp vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp. Trong đó U0 và f không đổi, tụ C có điện dung thay đổi được. Với hai giá trị của điện dung C0 và C1 thì điện áp hiệu dụng trên tụ điện sẽ bằng nhau; còn với giá trị của điện dung là C2 thì điện áp hiệu dụng trên tụ đạt cực đại. Các giá trị C0, C1 và C2 có mối quan hệ là: A: C1 + C2 = 2 C0 B: C0 + C1 = 2 C2 C: D: Câu 25: Âm sắc là một đặc tính sinh lí của âm cho phép phân biệt được hai âm: A: có cùng độ to phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau B: có cùng tần số phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau C: có cùng biên độ phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau D: có cùng biên độ được phát ra ở cùng một nhạc cụ tại hai thời điểm khác nhau Câu 26: Khi đặt vào hai đầu một cuộn dây hiệu điện thế một chiều có độ lớn bằng U hoặc điện áp xoay chiều có giá trị cực đại bằng 2U thì công suất tiêu thụ trên cuộn dây bằng nhau. Tỉ số giữa điện trở thuần và cảm kháng của cuộn dây bằng: A: 1 B: 1/ C: D: Câu 27: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A = 8 cm. Khối lượng của vật m = 300 g, chu kì dao động T = 0,5 s. Cho π2 = 10; g = 10 m/s2. Độ lớn của lực đàn hồi khi vật cách vị trí cân bằng 6,25 cm là: A: 3 N và 6 N B: 0 N và 3 N C: 0 N và 6 N D: Đáp án khác Câu 28: Trong các kết luận sau, tìm kết luận sai: A: Nhạc âm là những âm có tần số xác định. Tạp âm là những âm không có tần số xác định B: Âm sắc là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào các đặc tính vật lí là tần số và biên độ C: Độ cao là đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào đặc tính vật lí tần số và năng lượng âm D: Độ to của âm là đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào mức cường độ và tần số âm Câu 29: Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm một tụ điện có điện dung C = 5π (nF) và một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 2π (μH). Điện áp cực đại trên cuộn cảm trong quá trình dao động Uo = 5 (V). Cường độ dòng điện lớn nhất trong quá trình dao động là A: 0,75 mA. B: 0,50 mA. C: 150 mA. D: 250 mA. Câu 30: Cho mạch điện như hình vẽ . Biết uAB = 50 sin100πt(v); các hiệu điện thế hiệu dụng UAE = 50v; UEB = 60v. Góc lệch pha của i so với uAB là: A: 0,2π(rad) B: -0,2π(rad) C: 0,06π(rad) D: -0,06π(rad) Câu 31: Cho đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây có độ tự cảm L = H, điện trở r = 50Ω mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung thay đổi được. Ban đầu điện dung của tụ điện là C = F, đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều tần số không đổi f = 50Hz, giảm dần giá trị điện dung của tụ điện thì độ lớn độ lệch pha giữa điện áp hai đầu cuộn dây với điện áp hai đầu đoạn mạch: A: Ban đầu bằng và sau đó tăng dần B: Ban đầu bằng và sau đó giảm dần C: Ban bằng và sau đó không đổi D: Ban đầu bằng và sau đó tăng dần Câu 32: Trong phương pháp chỉnh lưu nửa chu kì như sơ đồ bên, đèn sẽ: A: Sáng khi A dương, B âm B: Sáng khi B dương, A âm C: Luôn sáng D: Không sáng Câu 33: Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp hiệu điện thế xoay chiều u = 200cos100πt (V). Biết R = 50Ω; F và H. Để công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đạt cực đại thì phải ghép thêm với tụ điện C ban đầu một tụ điện C0 có điện dung bao nhiêu và cách ghép như thế nào? A: F, ghép nối tiếp. B: F, ghép song song. C: F, ghép nối tiếp. D: F, ghép song song Câu 34: Dòng điện i=2cos(100πt-π/2)A chạy qua điện trở R, điện lượng di chuyển qua điện trở trong khoảng thời gian 1/600s kể từ thời điểm ban đầu là: A: 0,853 mC B: 3,333 mC C: 0,427 mC D: 4,216 mC Câu 35: Ăngten sử dụng trong mạch dao động LC lí tưởng để thu sóng điện từ, trong đó cuộn dây có độ tự cảm L không thay đổi, còn tụ điện C có thể thay đổi được. Mỗi sóng điện từ đều tạo ra trong mạch một suất điện động cảm ứng. Xem rằng các sóng điện từ có biên độ cảm ứng từ đều bằng nhau. Khi điện dung của tụ điện C1=2.10-6F thì suất điện động cảm ứng hiệu dụng trong mạch do sóng điện từ tạo ra là E1=4μV. Khi điện dụng của tụ điện C2=8.10-6F thì suất điện động cảm ứng do sóng điện từ tạo ra là: A: 0,5 μV B: 1 μV C: 1,5 μV D: 2 μV Câu 36: Đặt một nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng U và tần số f vào 2 đầu đoạn mạch R,L,C mắc nối tiếp trong đó cuộn dây lí tưởng. Nối 2 đầu tụ điện bằng 2 ampe kế lí tưởng thì thấy nó chỉ 1A, và dòng điện tức thời chạy qua ampe kế chậm pha 1 góc π/6 so với hiệu điện thế tức thời giữa 2 đầu mạch. Nếu thay ampe kế bằng 1 vôn kế lí tưởng thì thấy nó chỉ 167,3V, đồng thời hiệu điện thế tức thời giữa 2 đầu vôn kế chậm pha 1 góc π/4 so với hiệu điện thế tức thời giữa 2 đầu đoạn mạch. Hiệu điện thế hiệu dụng của nguồn điện xoay chiều là: A: 100V B: 125V C: 150V D: 175V Câu 37: Ở mạch điện hộp kín X là một trong ba phần tử điện trở thuần, cuộn dây, tụ điện. Đoạn mạch AM gồm có điện trở thuần nối tiếp với cuộn dây thuần cảm, đoạn MB chứa hộp kín X. Khi đặt vào AB một điện áp xoay chiều có trị hiệu dụng 220V thì điện áp hiệu dụng trên đoạn AM và MB lần lượt là 100V và 120V . Hộp kín X là: A: Điện trở. B: Cuộn dây thuần cảm. C: Tụ điện. D: Cuộn dây có điện trở thuần Câu 38: Một khung dao động có thể cộng hưởng trong dải sóng điện từ có bước sóng từ 10m đến 1000m. Khung này gồm một cuộn dây thuần cảm và tụ điện phẳng có khoảng cách hai bản thay đổi được. Với giải sóng trên, điều chỉnh để khung cộng hưởng với bước sóng từ nhỏ đến lớn, khoảng cách giữa hai bản tụ đã : A: tăng 104 lần. B: tăng 100 lần. C: giảm đi104 lần. D: giảm đi 100 lần. Câu 39: Tác dụng cơ bản của cái chấn lưu trong đèn tuýp là A: Tăng hệ số công suất của mạch, để tăng độ sáng của đèn B: Giảm hệ số công suất của mạch để tăng cường độ dòng điện C: Tạo ra suất điện động tự cảm để chống lại dòng điện trong mạch D: Tạo ra độ sụt áp trên nó khi đèn sáng bình thường Câu 40: Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần R1 mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C, đoạn mạch MB gồm điện trở thuần R2 mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Đặt điện áp xoay chiều có tần số và giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB. Khi đó đoạn mạch AB tiêu thụ công suất bằng 120 W và có hệ số công suất bằng 1. Nếu nối tắt hai đầu tụ điện thì điện áp hai đầu đoạn mạch AM và MB có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau π/3, công suất tiêu thụ trên đoạn mạch AB trong trường hợp này bằng A: 75 W. B: 160 W. C: 90 W. D: 180 W. Câu 41: Một thiết bị tiêu thụ điện sử dụng hiệu điện thế ba pha mắc hình sao, hiệu điện thế pha có giá trị hiệu dụng là 220V. Ở các pha lần lượt là các linh kiện thuần. Pha 1 là điện trở thuần R = 88Ω, pha hai và pha 3 lần lượt là tụ điện và cuộn dây thuần cảm có ZC = ZL= 88√3 Ω. Giá trị hiệu dụng của dòng điện trong đây trung hoà là: A: 2,5A B: 5A C: 2,5√3A D: 5√3A Câu 42: Cho đoạn mạch RLC nối tiếp R = 100Ω, C = 200/3π μF, L = 1/π H, đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều: u = 100√2cos(ωt)V. Cho tần số của dòng điện thay đổi để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt cực đại. giá trị của ω là : A: 120π(rad/s). B: 140π(rad/s). C: 100π(rad/s). D: 90π(rad/s). Câu 43: Mạch xoay chiều gồm một cuộn dây có L = (H) và một tụ điện. Biết hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây và hai đầu tụ điện lần lượt có phương trình: Phương trình của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là: A: B: C: D: Câu 44: Thực hiện giao thoa sóng với hai nguồn kết hợp là S1 và S2 trên mặt nước dao động vuông pha với nhau phát ra hai sóng có cùng biên độ 0,5 cm, bước sóng λ = 4 cm. Điểm M trên mặt nước cách S1 một đoạn 20 cm và cách S2 một đoạn 12 cm sẽ có biên độ là. A: 0 .cm B: 0,5cm C: 1.cm D: cm Câu 45: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt có U0 không đổi và ω thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C ( cuộn dây thuần cảm) mắc nối tiếp. Thay đổi ω thì khi ω = ω1 thì hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu cuộn dây bằng hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu tụ điện và bằng hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu điện trở thuần và công suất tiêu thụ trong mạch bằng 2410 w. Khi ω = 4ω1 thì công suất tiêu thụ trong mạch bằng: A: 180 w B: 602,5 w C: 160 w D: 1600 w Câu 46: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt (U0 không đổi và ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp, với CR2<2L .Khi ω = ω1 hoặc ω = ω2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây có cùng một giá trị. Khi ω = ω0 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây đạt cực đại. Hệ thức liên hệ giữa ω1, ω2 và ω0 là: A: B: C: D: Câu 47: Một máy hạ thế có tỉ số giữa số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp bằng 220/127 . Điện trở của cuộn sơ cấp là r1 = 3,6 Ω, điện trở của cuộn thứ cấp r2 = 1,2 Ω. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay ciều có giá trị hiệu dụng 220V. Mạch ngoài cuộn thứ cấp chỉ có điện trở thuần R = 10 Ω. Xem mạch từ là khép kín và hao phí do dòng phucô không đáng kể. Điến áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R có giá trị: A: 102,5V B: 105,2V C: 127V D: 115,2 Câu 48: Một con lắc lò so treo thẳng đứng dao động điều hoà với chu kì T= 0,4s và biên độ A=8cm. Chọn trục ox thẳng đứng hướng lên, gốc toạ độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t=0 khi vật ở vị trí thấp nhất, lấy g= π2 m/s Thời điểm lực đàn hồi của lò xo cực tiểu lần thứ 2012 là: A: 402s B: 405,315s C: 402,267s D: 402,4s Câu 49: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Tại thời điểm t1 các giá trị tức thời uL(t1)=-20√5/3V, uC(t1)= 20√5V, uR(t1)=20V. Tại thời điểm t2 các giá trị tức thời uL(t2)=20V, uC(t2)= -60V, uR(t2)=0V. Tính biên độ điện áp đặt vào 2 đầu mạch? A: 60V B: 50V C: 40V D: 40√3V Câu 50: Có hai con lắc đơn dao động điều hòa tại cùng một nơi, có chiều dài hơn kém nhau 48 cm. Trong cùng một khoảng thời gian con lắc thứ nhất thực hiện được 20 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 12 dao động. Cho g = 10m/s2. Chu kỳ dao động của con lắc thứ nhất là: A: 2,00 s B: 1,04 s C: 1,72 s D: 2,12 s . Âm sắc là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào các đặc tính vật lí là tần số và biên độ C: Độ cao là đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào đặc tính vật lí tần số và năng lượng âm D:. của điện dung C0 và C1 thì điện áp hiệu dụng trên tụ điện sẽ bằng nhau; còn với giá trị của điện dung là C2 thì điện áp hiệu dụng trên tụ đạt cực đại. Các giá trị C0, C1 và C2 có mối quan hệ. treo. B: Lực căng dây không phụ thuộc vào khối lượng vật nặng. C: Lực căng dây không phụ thuộc vào vị trí của vật. D: Lực căng dây nhỏ nhất khi vật qua vị trí biên. Câu 17: Chọn phát biểu sai về