1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ KSCL MÔN ĐỊA LÝ 12 LẦN 4

4 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 112 KB

Nội dung

SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 4 NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: ĐỊA LÍ; KHỐI 12 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 01 trang) Câu I. (2,0 điểm) 1. Trình bày đặc điểm vùng núi Đông bắc. Nêu những thế mạnh của khu vực đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. 2. Tại sao việc làm đang trở thành một vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Câu II. (3,0 điểm) 1. Việc phát triển nghề cá của Duyên hải Nam trung bộ thể hiện như thế nào. Vì sao Duyên hải Nam trung bộ phát triển mạnh hoạt động đánh bắt xa bờ. 2. Trình bày sự phân bố một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở Tây Nguyên. Phân tích những điều kiện thuận lợi để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Câu III. (2,0 điểm) Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Kể tên các tỉnh có giá trị xuất, nhập khẩu lớn nhất nước ta. 2. Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Câu IV. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA Năm 1995 2000 2006 2010 Than (triệu tấn) 8,4 11,6 38,8 44,8 Dầu thô (triệu tấn) 7,6 16,3 16,8 15,0 Điện (tỉ KWh) 14,7 26,7 57,9 91,7 1. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2010 (lấy năm 1995 = 100%). 2. Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng đó. Hết Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên học sinh ;Số báo danh SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐÁP ÁN ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 4 NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: ĐỊA LÍ; KHỐI 12 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Đáp án gồm 03 trang I. LƯU Ý CHUNG: 1. Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm thi để đánh giá bài làm của thí sinh, cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài làm có nội dung sáng tạo. 2. Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm. 3. Điểm toàn bài tính đến 0,25 và không làm tròn. II. ĐÁP ÁN: Câu Ý Nội dung trình bày Điểm Câu 1 1 Trình bày đặc điểm vùng núi Đông bắc. Nêu những thế mạnh của khu vực đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. 1,5 * Đặc điểm vùng núi Đông bắc: - Vùng núi Đồng bắc nằm ở rìa phía đông thung lũng sông Hồng với 4 cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông. 0,25 - Địa hình núi thấp chiếm ưu thế. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam,… 0,25 - Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt – Trung là các khối núi đá vôi cao trên 1000m, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp cao 500 – 600m. 0,25 * Thế mạnh của khu vực đồi núi: - Khoáng sản: khu vực đồi núi tập trung nhiều khoáng sản có nguồn gốc nội sinh (đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng…), và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh (bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng). Đây là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. 0,25 - Rừng và đất trồng: tạo cơ sở phát triển nền nông, lâm nghiệp nhiệt đới. + Rừng giàu có về thành phần loài với nhiều loài quý hiếm, tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới. + Đất trồng: miền núi có các cao nguyên và thung lũng, vùng bán bình nguyên, đồi trung du thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc. Vùng núi cao có thể nuôi, trồng các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới 0,25 - Nguồn thuỷ năng: các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn. - Tiềm năng du lịch: nhiều vùng núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,… (Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Mẫu Sơn…) 0,25 2 Tại sao việc làm đang trở thành một vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? 0,5 * Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay vì: - Lao động nước ta đông và tăng nhanh, mỗi năm nước ta tăng khoảng hơn 1 triệu lao động. Sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch vụ đã tạo ra mỗi năm gần 1 triệu việc làm mới. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. 0,25 - Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm còn nhiều (dẫn chứng ) + Tỉ lệ thất nghiệp: cả nước 2,1%, khu vực thành thị 5,3%, nông thôn 1,1%. + Tỉ lệ thiếu việc làm: cả nước 8,1%, khu vực thành thị 4,5%, ở nông thôn 9,3%. 0,25 Câu 2 1 Việc phát triển nghề cá của Duyên hải Nam trung bộ thể hiện như thế nào. Vì sao Duyên hải Nam trung bộ phát triển mạnh hoạt động đánh bắt xa bờ. 1,5 * Nghề cá: - Biển giàu hải sản, nhất là các tỉnh cực Nam trung Bộ và có ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa; sản lượng đánh bắt cá lớn nhất là cá biển. 0,25 - Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Nghề nuôi trồng thủy sản phát triển ở nhiều nơi. 0,25 - Hoạt động chế biến thủy sản ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều sản phẩm nổi tiếng như nước mắm (Phan Thiết…) 0,25 - Chú ý việc khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi hải sản 0,25 * Vì sao Duyên hải Nam trung bộ phát triển mạnh hoạt động đánh bắt xa bờ. - Có hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên sinh vật ven bờ 0,25 - Khẳng định chủ quyền và góp phần bảo vệ biển – đảo. 0,25 2 Trình bày sự phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. Phân tích những thuận lợi và khó khăn để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. 1,5 * Sự phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên - Cà phê: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng - Chè : Lâm Đồng, Gia Lai - Cao su: Gia Lai, Đắk Lắk 0,5 *Những thuận lợi và khó khăn để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. + Thuận lợi: - Đất đỏ badan, chiếm 2/3 diệc tích đất đỏ badan cả nước, giàu dinh dưỡng, có tầng phong hoá sâu, phân bố tập trung với mặt bằng rộng lớn có thể hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn. 0,25 - Khí hậu cận xích đạo, mùa khô kéo dài thuận lợi phơi sấy bảo quản sản phẩm. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, các cao nguyên cao 400- 500m khí hậu khô nóng thích hợp cây công nghiệp nhiệt đới nhất là cây cafe,… 0,25 - Người dân có kinh nghiệm trồng cafe. - Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển & thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến. 0,25 - CN chế biến & mạng lưới GTVT đang được đầu tư xây dựng. - Thị trường tiêu thụ được mở rộng, nhất là xuất khẩu. 0,25 Câu 3 1 Kể tên các tỉnh có giá trị xuất, nhập khẩu lớn nhất nước ta. 0,25 - TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Phòng 2 Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. 1,75 - Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hóa. Tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và có quan hệ buôn bán với hầu 0,25 hết các nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới. - Sau nhiều năm nhập siêu, năm 1992 lần đầu tiên cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối (xuất siêu). Từ năm 1993 đến nay, tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa với nhập siêu của thời kì trước Đổi mới. 0,25 - Với các cơ chế quản lí đổi mới, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2005 tăng hơn 13 lần so với năm 1990 (dẫn chứng). 0,25 - Xuất khẩu + Nhờ việc mở rộng và đa dạng hoá thị trường, kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng; các mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp,… Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu còn nhiều hạn chế (d/c). 0,25 + Thị trường xuất khẩu được mở rộng, lớn nhất là Mĩ sau đó là Nhật Bản và Trung Quốc 0,25 - Nhập khẩu + Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng khá mạnh; các mặt hàng nhập khẩu bao gồm chủ yếu là tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên, vật liệu) và một phần nhỏ hàng tiêu dùng. 0,25 + Các thị trường nhập khẩu chủ yếu là khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu 0,25 Câu 4 1 Vẽ biểu đồ: 2,0 - Bảng xử lí số liệu: SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA (%) Năm 1995 2000 2006 2010 Than 100 138,1 461,9 533,3 Dầu thô 100 214,5 221,1 197,4 Điện 100 181,6 393,9 623,8 0,5 - Vẽ biểu đồ đường (Vẽ các biểu đồ khác không cho điểm). Yêu cầu: vẽ bút mực; chính xác số liệu, trình bày rõ ràng và sạch đẹp; ghi đủ các nội dung: số liệu, kí hiệu, chú giải, tên biểu đồ, đơn vị, năm. (Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm). 1,5 2 Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng đó. 1,0 * Nhận xét - Tốc độ tăng trưởng của than, dầu, điện khác nhau (dẫn chứng) 0,25 - Điện tăng nhanh nhất, sau đó là than, dầu thô 0,25 * Giải thích: - Điện và than tăng nhanh do nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều, do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra, do đưa được nguồn năng lượng mới vào sử dụng như: năng lượng mặt trời, sức gió… 0,25 - Đàu thô tăng chậm hơn: do chủ yếu khai thác để xuấ khẩu, phụ thuộc vào thị trường thế giới. 0,25 HẾT . PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 4 NĂM HỌC 20 14 - 20 15 MÔN: ĐỊA LÍ; KHỐI 12 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 01 trang) Câu I. (2, 0. GD& ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐÁP ÁN ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 4 NĂM HỌC 20 14 - 20 15 MÔN: ĐỊA LÍ; KHỐI 12 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Đáp án gồm 03. LƯỢNG THAN, DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA (%) Năm 1995 20 00 20 06 20 10 Than 100 138,1 46 1,9 533,3 Dầu thô 100 21 4, 5 22 1,1 197 ,4 Điện 100 181,6 393,9 623 ,8 0,5 - Vẽ biểu đồ đường (Vẽ các biểu đồ khác

Ngày đăng: 31/07/2015, 07:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w