ĐỀ THI TỐT NGHIỆP SỐ 5. Câu 1: Phương trình tổng quát của dao động điều hòa là A. x= Acotg( ω t + ϕ ). B. x= Atan( ω t + ϕ ). C. x= Acos( ω t + ϕ ). D. x= Acos( ω t 2 + ϕ ). Câu 2: Trong dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Cứ sau một khoảng thời gian 1 chu kì thì vật lại trở về vị trí ban đầu. B. Cứ sau một khoảng thời gian 1 chu kì thì vận tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu. C. Cứ sau một khoảng thời gian 1 chu kì thì gia tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu. D. Cứ sau một khoảng thời gian 1 chu kì thì biên độ của vật lại trở về giá trị ban đầu. Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng? Cơ năng của dao động điều hòa luôn bằng A. tổng động năng và thế năng ở thời điểm bất kì. B. động năng ở thời điểm ban đầu. C. thế năng ở vị trí li độ cực đại. D. động năng ở vị trí cân bằng. Câu 4: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x= 5cos(2 π t) cm, chu kì dao động của chất điểm có giá trị là A. 1 s. B. 2 s. C. 0,5 s. D. 1,5 s. Câu 5: Con lắc lò xo dao động điều hòa, khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao động của vật A. tăng lên 4 lần. B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 2 lần. D. giảm đi 2 lần. Câu 6: Một chất điểm khối lượng m= 100 g, dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x= 4cos(2t) cm. Cơ năng trong dao động điều hòa của chất điểm có giá trị là A. 3200 J. B. 3,2 J. C. 0,32 J. D. 0,32 mJ. Câu 7: Phát biểu nào sau đây về sóng cơ là không đúng? A. Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động cơ trong một môi trường liên tục. B. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang. C. Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì. Câu 8: Một sóng cơ có tần số f = 1000 Hz lan truyền trong không khí. Sóng đó được gọi là A. sóng siêu âm. B. sóng âm. C. sóng hạ âm. D. chưa đủ dữ kiện để kết luận. Câu 9: Cho một dây đàn hồi nằm ngang, đầu A là nguồn sóng dao động theo phương thẳng đứng có phương trình u= 5cos π t cm. Biết sóng truyền dọc theo dây với tốc độ v= 5 m/s. Phương trình dao động tại điểm M cách A một đoạn d= 2,5 m là A. u M = π 5sin(πt- ) 2 m.B. u M = π 5cos(πt+ ) 2 m. C. u M = π 5cos(πt- ) 2 m. D. u M = π 2,5cos(πt+ ) 2 m. Câu 10: Dây AB căng nằm ngang dài 2 m, hai đầu A và B cố định, tạo một sóng dừng trên dây có tần số 100 Hz, trên đoạn AB ta thấy có 5 nút sóng kể cả hai đầu dây A, B. Tốc độ truyền sóng trên dây có giá trị là A. 100 m/s. B. 50 m/s. C. 25 cm/s. D. 12,5 cm/s. Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Điện áp biến đổi điều hòa theo thời gian gọi là điện áp xoay chiều. B. Dòng điện có cường độ biến đổi điều hòa theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều. C. Suất điện động biến đổi điều hòa theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều. D. Cho dòng điện 1 chiều và dòng điện xoay chiều lần lượt đi qua cùng một điện trở thì chúng tỏa ra nhiệt lượng như nhau. Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện? A. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π 2 . B. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π 4 . C. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc π 2 . D. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc π 4 . Câu 13: Cho mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, có R= 30 Ω , C Z = 20 Ω , L Z = 60 Ω . Tổng trở của mạch có giá trị là A. 50 Ω . B. 70 Ω . C. 110 Ω . D. 2500 Ω . Câu 14: Cho mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp, có R= 30 Ω , C Z = 60 Ω , L Z = 60 Ω . Kết luận nào sau đây sai? A.Điện áp tức thời hai đầu điện trở vuông pha với điện áp tức thời hai đầu cuộn dây. B. Điện áp tức thời hai đầu điện trở vuông pha với điện áp tức thời hai đầu tụ điện. C. Điện áp tức thời hai đầu cả mạch điện cùng pha với cường độ dòng điện tức thời trong mạch. D. Điện áp tức thời hai đầu cuộn dây cùng pha với cường độ dòng điện tức thời trong mạch. Câu 15: Cho mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, có R= 30 Ω , C Z = 30 Ω , L Z = 60 Ω . Kết luận nào sau đây sai? A. Tồng trở của mạch là 30 2 Ω . B. Cường độ dòng điện tức thời trong mạch sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch là π 4 . C. Hệ số công suất của mạch là 2 2 . D. Mạch không có cộng hưởng điện. Câu 16: Cho mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp có tần số f= 50 Hz, L= 1 π H. Trong mạch có cộng hưởng điện. Điện dung của tụ điện là A. 10 F. B. 1 π F. C. -3 10 π F. D. 100 π μF . Câu 17: Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch nối tiếp sớm pha π 4 đối với dòng điện của nó thì A. tần số dòng điện trong mạch nhỏ hơn giá trị cần để xảy ra cộng hưởng. B. tổng trở của mạch bằng hai lần điện trở R của mạch. C. hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của đoạn mạch. D. điện áp giữa hai đầu điện trở sớm pha π 4 đối với điện áp giữa hai bản tụ. Câu 18: Nhận xét nào sau đây về đặc điểm của mạch dao động điện từ điều hòa LC là không đúng? A. Điện tích trong mạch biến thiên điều hòa. B. Năng lượng điện trường tập trung chủ yếu ở tụ điện. C. Năng lượng từ trường tập trung chủ yếu ở cuộn cảm. D. Tần số dao động của mạch phụ thuộc vào điện tích của tụ điện. Câu 19: Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i = 0,02cos2000t (A). Tần số góc dao động của mạch là A. 2000 rad/s. B. 318,5 rad/s. C. 2000 Hz. D. 318,5 Hz. Câu 20: Một chùm ánh sáng Mặt Trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước sẽ tạo ra ở đáy bể A. một vết sáng có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc. B. một vết sáng có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc. C. một vết sáng có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc. D. một vết sáng có nhiều màu khi chiếu vuông góc và có màu trắng khi chiếu xiên. Câu 21: Nguyên nhân gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng Mặt Trời trong thí nghiệm Niu-tơn là A. góc chiết quang của lăng kính trong thí nghiệm chưa đủ lớn. B. chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau. C. bề mặt của lăng kính trong thí nghiệm không nhẵn. D. chùm ánh sáng Mặt Trời đã bị nhiễu xạ khi đi qua lăng kính. Câu 22: Hai khe Y-âng cách nhau a = 3 mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,60 μm . Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe D = 2 m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2 mm có A. vân sáng bậc 2. B. vân sáng bậc 3. C. vân tối thứ 2. D. vân tối thứ 3. Câu 23: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe Y-âng cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 3 m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,40 μm đến 0,75 μm . Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rộng của dải quang phổ ngay sát vạch sáng trắng trung tâm là A. 0,35 mm. B. 0,45 mm. C. 0,50 mm. D. 0,55 mm. Câu 24: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng của ánh sáng làm thí nghiệm là 0,5 μm , hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 2 m. Khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là 5 mm. Khoảng cách giữa hai khe Y-âng là A. 0,1 mm. B. 1 mm. C. 2 mm. D. 10 mm. Câu 25: Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng A. tạo thành dòng điện trong kim loại khi có ánh sáng chiếu vào. B. êlectron trong kim loại bị bứt ra khi bức xạ chiếu vào kim loại có bước sóng thích hợp. C. kim loại phát sáng khi có dòng điện chạy qua. D. bán dẫn phát sáng khi có dòng điện chạy qua. Câu 26: Hiện tượng quang điện trong là A. hiện tượng bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng có bước sóng thích hợp. B. hiện tượng êlectron bị bắn ra khỏi kim loại khi kim loại bị đốt nóng. C. hiện tượng êlectron liên kết được giải phóng thành êlectron dẫn và lổ trống khi chất bán dẫn được chiếu bằng bức xạ thích hợp. D. hiện tượng điện trở của vật dẫn kim loại tăng lên khi chiếu ánh sáng vào kim loại. Câu 27: Phát biểu nào sau đây về nguyên tử hiđrô là sai ? A. Êlectron chuyển động trên những quỹ đạo có bán kính xác định. B. Êlectron chuyển động luôn phát ra sóng điện từ. C. Để êlectron chuyển từ quỹ đạo này sang quỹ đạo khác, nguyên tử phải hấp thụ năng lượng hoặc phát xạ năng lượng. D. Khi chuyển lên các quỹ đạo có bán kính lớn hơn thì nguyên tử sẽ hấp thụ năng lượng. Câu 28: Một kim loại có công thoát là 3,2 eV. Giới hạn quang điện của nó là A. 2,52 μm . B. 3,88 nm. C.0,388 μm . D. 6,2. -26 10 m. Câu 29: Đồng vị là A. các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số khối A bằng nhau. B. các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số prôtôn bằng nhau, số nơtron khác nhau. C. các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số nơtron bằng nhau, số prôtôn khác nhau. D. các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có khối lượng bằng nhau. Câu 30 : Với 0 m là khối lượng chất phóng xạ ban đầu, m là khối lượng chất phóng xạ còn lại ở thời điểm t, λ là hằng số phóng xạ. Biểu thức của định luật phóng xạ là A. 0 m = m. - t e λ B. m = 0 m . - t e λ C. m = 0 m . t e λ D. m = 1 2 0 m . - t e λ Câu 31 : Chất phóng xạ 210 84 Po phát ra tia α và biến đổi thành chì 206 82 Pb . Biết khối lượng các hạt là Pb m = 205,9744 u ; Po m = 209,9828 u ; α m = 4,0026 u. Năng lượng tỏa ra khi 10 g Po bị phân rã hết là A. 2,2. 10 10 J. B. 2,5. 10 10 J. C. 2,7. 10 10 J. D. 2,8. 10 10 J. Câu 32 : Chất phóng xạ 210 84 Po phát ra tia α và biến đổi thành chì 206 82 Pb . Biết khối lượng các hạt là Pb m = 205,9744 u ; Po m = 209,9828 u ; α m = 4,0026 u. Năng lượng tỏa ra khi một hạt Po bị phân rã là A. 4,8 MeV. B. 5,4 MeV. C. 5,9 MeV. D. 6,2 MeV. II. PHẦN RIÊNG (8 câu) : Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài ( phần A hoặc phần B) A.Theo chương trình Chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Câu 33: Một con lắc đơn có dây treo dài 1 m, dao động với biên độ góc 0 2 . Biên độ dao động của con lắc là A. 2 cm. B. 1,7 cm. C. 3,5 cm. D. 4,2 cm. Câu 34: Một sóng cơ có bước sóng là 12 cm. Trong 3,5 chu kì dao động của một phần tử sóng, sóng truyền được quãng đường là: A. 42 cm. B. 21 cm. C. 3,43 cm. D. 51,2 cm. Câu 35: Một mạch điện xoay chiều có công suất 200 W. Biết cường độ dòng điện cực đại của mạch là 2 A. Điện trở thuần của mạch là A. 50 Ω . B. 100 Ω . C. 200 Ω . D. 100 2 Ω . Câu 36: Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào A. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch. B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch. C. cách chọn gốc tính thời gian. D. các phần tử của mạch điện và tần số dòng điện chạy qua mạch. Câu 37: Một chất phóng xạ có chu kì bán rã 3,8 ngày, ban đầu nó có khối lượng 4 g. Sau 11,4 ngày, khối lượng chất phóng xạ còn lại là A. 2 g. B. 0,5 g. C. 4/3 g. D. 0,4 g. Câu 38: Năng lượng liên kết là A. toàn bộ năng lượng của nguyên tử gồm động năng và năng lượng nghỉ. B. năng lượng tỏa ra khi các nuclôn kiên kết với nhau thành hạt nhân. C. năng lượng toàn phần của nguyên tử tính trung bình trên số nuclôn. D. năng lượng liên kết các êlectron và hạt nhân nguyên tử. Câu 39: Hạt nhân Đơtêri 2 1 D có khối lượng m D = 2,0136 u. Biết khối lượng prôtôn là m p = 1,0073 u và khối lượng nơtron là m n = 1,0087 u. Năng lượng liên kết của hạt nhân 2 1 D là A. 0,67 MeV. B. 1,86 MeV. C. 2,02 MeV. D. 2,23 MeV Câu 40: Chất phóng xạ 222 86 Rn ban đầu có khối lượng 1 mg. Sau 15,2 ngày khối lượng giảm 93,75%. Chu kì bán rã của Rn là A. 4,0 ngày. B. 3,8 ngày. C. 3,5 ngày. D. 2,7 ngày. B.Theo chương trình Nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48) Câu 41 : Câu 42 : Câu 43 : Câu 44 : Câu 45 : Câu 46: Nguồn Laze hoạt động dựa trên hiện tượng A. cảm ứng điện từ. B. phát quang của hóa chất. C. phát xạ cảm ứng. D. hội tụ ánh sáng khi đi qua thấu kính. Câu 47: Thanh điều khiển lò phản ứng hạt nhân được ứng dụng tính chất nào sau đây ? A. Hấp thụ tốt nhiệt lượng. B. Hấp thụ tốt prôrôn. C. Hấp thụ tốt nơtron. D. Phản ứng phân hạch và tỏa nhiều năng lượng. Câu 48: Tương tác giữa các nuclôn tạo thành hạt nhân là tương tác A. mạnh. B. yếu. C. điện từ. D. hấp dẫn. . ĐỀ THI TỐT NGHIỆP SỐ 5. Câu 1: Phương trình tổng quát của dao động điều hòa là A. x= Acotg( ω t + ϕ ). B. x= Atan( ω t + ϕ ). C chu kì thì vật lại trở về vị trí ban đầu. B. Cứ sau một khoảng thời gian 1 chu kì thì vận tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu. C. Cứ sau một khoảng thời gian 1 chu kì thì gia tốc của vật lại. kì dao động của chất điểm có giá trị là A. 1 s. B. 2 s. C. 0,5 s. D. 1,5 s. Câu 5: Con lắc lò xo dao động điều hòa, khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao động của vật A. tăng