ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II VẬT LÝ 12 ( chương trình chuẩn ) Thời gian làm bài : 60 phút Câu 1: Chọn câu sai : Tia tử ngoại A. tác dụng mạnh lên kính ảnh B. có thể gây ra phản ứng quang hoá, hiện tượng quang điện C. có tác dụng huỷ hoại tế bào, diệt khuẩn D. thường được dùng để sấy khô, sưởi ấm Câu 2: Quang phổ vạch phát xạ thu được khi chất phát sáng ở trạng thái : A. khí hay hơi nóng sáng ở nhiệt độ cao B. khí hay hơi nóng sáng ở áp suất thấp C. khí hay hơi nóng sáng ở áp suất cao D. khí hay hơi nóng sáng ở nhiệt độ thấp Câu 3: Quỹ đạo K của electron trong nguyên tử hyđrô có bán kínhlà : A. 0,53 A 0 B. 2,12 A 0 C. 4,77 A 0 D. 1,06 A 0 Câu 4: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Young, khoảng cách giữa hai khe là 0.5mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màng quan sát là 1m, hai khe được chiếu sáng bằng ánh sáng có bước sáng 0,5 mµ . Bề rộng của vùng giao thoa quan sát được trên màn là 13mm. Số vân sáng quan sát được trên màn là : A. 12 B. 14 C. 11 D. 13 Câu 5 : 222 86 Rn là chất phóng xạ α, bao nhiêu phần trăm năng lượng tỏa ra chuyển thành động năng của hạt α A. 90% B. 92% C. 96% D. 98% Câu 6: Hiện tựơng nào sau đây chứng tỏ ánh sáng có bản chất sóng A. Truyền thẳng ánh sáng B. Khúc xạ ánh sáng C. Phản xạ ánh sáng D. Giao thoa ánh sáng Câu 7: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau 0,8mm và mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,6m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,76 mµ . Điểm M cách vân sáng trung tâm 6,08mm là vân sáng hay tối ? thứ mấy ? A. sáng, thứ 4 B. sáng, thứ 6 C. tối, thứ 3 D. tối, thứ 4 Câu 8: Hai nguồn sáng kết hợp S 1 và S 2 có tần số 6.10 14 Hz, ở cách nhau 1mm. Cho hệ vân giao thoa trên màn ảnh đặt song song cách hai nguồn một khoảng 1 m. Xác định khoảng cách từ vân sáng bậc 1 đến vân sáng bậc 5, ở cùng một phía với vân sáng trung tâm O A. 0,5mm B.1,5mm C. 2.5mm D.2mm Câu 9: Tia X. A. có một số tác dụng như tia tử ngoại. B. có bước sóng từ 10 12− m đến 10 14− m C. có vận tốc nhỏ hơn vận tốc của ánh sáng. D. chỉ được tạo ra từ ống Rơn-ghen Câu 10: Điều nào sau đây là sai khi kết luận về tia hồng ngoại và tia tử ngoại ? A. tia tử ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại. B. tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều nằm ngoài vùng ánh sáng khả kiến C. tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng lên kính ảnh. D. tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất là sóng điện từ. Câu 11: Bức xạ nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng quang điện ở kẽm: A. Ánh sáng thấy được B. Tia hồng ngoại C. Tia tử ngoại D. Sóng vô tuyến cực ngắn Câu 12: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, đo được khoảng vân là 1,12mm. Xét hai điểm M và N ở cùng một phía với vân sáng trung tâm O, lần lượt cách vân sáng trung tâm 12,88mm và 19,6 mm. Giữa M và N có : A. 6 vân sáng B. 8 vân sáng C. 7 vân sáng D. 5 vân sáng Câu 13: Cho biết năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân 20 Ne, 4 He và 12 C lần lượt là 8,03 MeV; 7,07 MeV và 7,68 MeV. Năng lượng cần thiết để tách một hạt nhân 20 Ne thành 2 hạt α và 1 hạt nhân 12 C là: A. 11,06.10 3 MeV B. 11,88 MeV C. 5,53 MeV D. 11,6 MeV Câu 14: cho biết công thoát của electron ra khỏi bề mặt của natri là 3,975.10 19− J. Giới hạn quang điện của natri là bao nhiêu ? Cho c= 3.10 8 m / s ; h = 6,625.10 -34 J.s A. 500 nm B. 4000 0 A C. 0,4 mµ D. 5 mµ Câu 15: Điểm giống nhau giữa sự phóng xạ và phản ứng phân hạch : A. đều là phản ứng hạt nhân kích thích B. đều là phản ứng tỏa năng lượng C. có thể đoán trước các hạt nhân sinh ra D. đều tuân theo định luật bảo toàn số nơtron Câu 16: Thori 230 90 Th là chất phóng xạ anpha, hạt nhân con là Radi (Ra). Phản ứng tỏa năng lượng là 4,9MeV, biết rằng ban đầu hạt nhân Thori đứng yên, quá trình phóng xạ không phát kèm tia γ. Lấy khối lượng gần đúng của các hạt nhân tính bằng đơn vị u bằng với số khối của chúng và 1u = 931 MeV/c 2 , c = 3.10 8 m/s. Vận tốc hạt an-pha phát ra trong quá trình phóng xạ là A. 7623 km/s B. 10780 km/s C. 15255 km/s D. 10,8.10 3 m/s Câu 17: So sánh chiết suất n của thủy tinh đối với ba ánh sáng màu vàng, màu lục, màu chàm . A. n vàng < n lục < n chàm B. n lục < n chàm < n vàng C. n vàng < n chàm < n lục D.n chàm < n vàng < n lục Câu 18: Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là: A. Tác dụng quang điện B. Tác dụng làm đen kính ảnh C. Tác dụng nhiệt D. Tác dụng phát quang Câu 19: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng quang điện ? A.Electron bị bật ra khỏi bề mặt kim loại catốt khi có ion dương đập vào B. Electron bị bật ra khỏi bề mặt kim loại catốt khi bị nung nóng C. Electron bị bật ra khỏi bề mặt kim loại catốt khi có ion âm đập vào D. Electron bị bật ra khỏi bề mặt kim loại catốt khi bị chiếu sáng Câu 20: Một mạch dao động LC có C = 5 nF. Trong mạch có dao động điện từ tự do với điện áp cực đại trên hai đầu tụ điện là 4V. Khi điện áp giữa hai bản tụ điện là 2V, thì năng lượng từ trường ở cuộn dây là A. 4.10 8− J B. 3.10 8− J C. 5.10 8− J D. 10 8− J Câu 21: Hiện tượng giao thoa ánh sáng được ứng dụng để đo: A. tần số ánh sáng B. bước sóng ánh sáng C. vận tốc ánh sáng D. chiết suất của môi trường trong suốt Câu 22: Lá kim loại có công thoát 5eV được chiếu sáng bằng ánh sáng λ = 0,2 µm. Tìm vận tốc ban đầu cực đại của electron bắn ra. Cho m = 9,1.10 -31 kg A. 0,65.10 6 m/s B. 1,2.10 6 m/s C. 0,8.10 6 m/s D. 0,423.10 6 km/s Câu 23: Một ánh sáng đơn sắc được đặc trưng bởi: A. Cường độ sáng B. Chu kỳ C. Phương truyền D. Vận tốc truyền Câu 24: Ống Rơnghen phát ra tia X có bước sóng 6,625 A 0 thì hiệu điện thế U AK ít nhất là A. 1875 V B. 18750 V C. 1800 V D. 18000 V Câu 25: Ánh sáng chiếu đến catôt K có công suất là 2 mW và bước sóng 0,4 µm. Hiệu suất lượng tử là 100%. Tìm cường độ dòng quang điện bão hòa. A. 6 mA B. 0,6 mA C. 0,06 mA D. 60 mA Câu 26: Trong quang phổ liên tục của Mặt Trời : A. Chùm tia màu tím bị lệch nhiều nhất B. Chùm tia màu cam lệch nhiều hơn chùm tia màu tím C. Chùm tia màu vàng lệch ít hơn chùm tia màu đỏ D. Chùm tia màu đỏ bị lệch nhiều nhất Câu 27:Chọn kết luận đúng. A. Các chùm sáng đơn sắc có màu khác nhau trong chùm ánh sáng trắng, sau khi khúc xạ qua lăng kính với cùng một góc lệch B. Anh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc và bị lệch khi qua lăng kính C. Chiết suất của mọi môi trường trong suốt có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng màu đỏ D. Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc khác nhau. Câu 28:Chọn kết luận sai khi nói về quang phổ liên tục A. Khi nhiệt độ tăng dần thì cường độ bức xạ càng mạnh và miền quang phổ lan dần từ bức xạ có bước sóng dài sang bức xạ có bước sóng ngắn B. Sự phân bố độ sáng của các vùng màu khác nhau trong quang phổ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật C. Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng hay chất khí ở áp suất thấp phát ra khi bị nung nóng D. Không phụ thuộc vào bản chất của vật phát sáng, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật Câu 29: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, ánh sáng sử dụng có 0,4 µm ≤ λ ≤ 0,76 µm . Tại vị trí vân sáng bậc 4 của ánh sáng có bước sóng 0,75 µm thì ánh sáng nào sau đây cho vân tối trùng ở đó A. λ = 0,6 µm B. λ = 0,5 µm C. λ = 0,428 µm D. λ = 0,4 µm Câu 30: Nếu tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn để tăng nhiệt độ của dây tóc thì quang phổ thu được sẽ A. Không có gì thay đổi B. Phát sáng mạnh hơn trên toàn quang phổ C. Phát sáng mạnh hơn ở vùng màu đỏ, cam D. Phát sáng mạnh hơn ở vùng màu xanh, tím Câu 31 Chiết suất của lăng kính đối với màu đỏ và màu tím lần lượt là 2 và 3 . Tìm góc hợp bởi 2 tía ló đỏ và tím. A. 15 0 B. 30 0 C. 45 0 D. 60 0 Câu 32: Thực chất của vạch quang phổ là: A. Những vạch sáng, tối trên các quang phổ B. Bức xạ đơn sắc, tách ra từ những chùm sáng phức tạp C. Ảnh thật của khe máy quang phổ tạo bởi những chùm sáng đơn sắc D. Thành phần cấu tạo của máy quang phổ Câu 33: Nơi nào xuất hiện điện từ trường: A. Chung quanh một dòng điện không đổi B. Chung quanh một ống dây điện C. Chung quanh nơi có tia lửa điện D. Chung quanh điện tích đứng yên Câu 34. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Newton nhằm chứng minh: A. Ánh sáng của bất kỳ màu sắc gì sau khi qua lăng kính P , cũng bị lệch về phía đáy lăng kính B. Ánh sáng mặt trời không phải là ánh sáng đơn sắc C. Lăng kính P , không làm thay đổi màu sắc của ánh sáng đơn sắc qua lăng kính D. Sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc Câu 35: Biến điệu sóng điện từ là: A. Làm cho biên độ sóng điện từ tăng lên B. Tách sóng âm tần ra khỏi sóng mang C. Trộn sóng âm tần với sóng mang D. Biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ 30 0 Ánh sáng trắng Câu 36: Trong thí nghiệm Yoang, hai khe được chiếu sáng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,54 mµ . Khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn là 2m. Vị trí của vân tối thứ hai trên màn cách vân trung tâm là: A. 1,62mm B. 0,75mm C. 1,08mm D. 0,48mm Câu 37: Một lượng chất phóng xạ có khối lượng 8 g. Sau 3 chu kỳ bán rã, khối lươ85ng chất phóng xạ đã phân rã là A. 7 g B. 1 g C. 4 g D. 6,5 g Câu 38: Tần số dao động riêng của mạch dao động LC được xác định bởi công thức: A. L f 2 C = π B. f = 1 2 LCπ C. f = 2 LCπ D. f = 1 L 2 Cπ . Câu 39: Sóng điện từ có tần số 12 MHz thuộc loại sóng nào dưới đây ( c= 3.10 8 m/s ) A. Sóng dài B. Sóng trung C. Sóng cực ngắn D. Sóng ngắn Câu 40: Phản ứng hai hạt nhân đơtơri D kết hợp với nhau thành triti T và hiđro H tỏa năng lượng 6,5.10 -13 J. Tính năng lượng có thể thu được từ 1kg nước nếu tách được đơtơri từ nước, biết rằng nước chứa 0,015% nước nặng (D 2 O). Cho số Avôgadrô N A = 6,02,10 23 /mol A. 6,75.10 12 J B. 4,2.10 10 J C. 3,25.10 9 J D. 0,65.10 9 J . cần thi t để tách một hạt nhân 20 Ne thành 2 hạt α và 1 hạt nhân 12 C là: A. 11,06.10 3 MeV B. 11,88 MeV C. 5,53 MeV D. 11,6 MeV Câu 14: cho biết công thoát của electron ra khỏi bề mặt của. ngắn Câu 12: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, đo được khoảng vân là 1,12mm. Xét hai điểm M và N ở cùng một phía với vân sáng trung tâm O, lần lượt cách vân sáng trung tâm 12, 88mm và. liên tục do các chất rắn, chất lỏng hay chất khí ở áp suất thấp phát ra khi bị nung nóng D. Không phụ thuộc vào bản chất của vật phát sáng, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật Câu 29 : Trong