1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Đề đề nghị ôn thi tốt nghiệp và Học Kỳ 2 môn vật lý lớp 12 của các trường THPT tại Thành Phố HCM (27)

4 129 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 164 KB

Nội dung

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2, NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN : VẬT LÍ 12 - THỜI GIAN : 60’ o0o I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1. Một chùm ánh sáng trắng, sau khi đi qua lăng kính thủy tinh thì chùm tia ló A. bị lệch về phía đáy của lăng kính và có màu trắng. B. bị tán sắc, các tia màu đỏ bị lệch ít nhất, các tia màu tím bị lệch nhiều nhất so với phương của tia tới. C. bị tán sắc, các tia màu đỏ bị lệch nhiều nhất, các tia màu tím bị lệch ít nhất so với phương của tia tới. D. không bị lệch và vẫn có màu trắng. Câu 2. Khi ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì đại lượng nào sau đây là không thay đổi? A. Phương của tia sáng. B. Vận tốc của ánh sáng. C. Tần số của ánh sáng. D. Bước sóng của ánh sáng. Câu 3. Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 5 o , được coi là nhỏ, có chiết suất đối với ánh sáng màu đỏ và màu tím lần lượt là n d = 1,643 và n t = 1,685. Một chùm sáng Mặt Trời hẹp rọi vào mặt bên của lăng kính dưới góc tới i nhỏ. Chùm tia ló rọi vuông góc vào một màn đặt cách lăng kính một khoảng l = 1m. Bề rộng của quang phổ cho bởi lăng kính trên màn là A. 1,78 mm. B. 2,78 mm. C. 3,78 mm. D. 4,78 mm. Câu 4. Hiện tượng nào sau đây không tuân theo định luật truyền thẳng của ánh sáng? A. hiện tượng tán sắc. B. hiện tượng giao thoa. C. hiện tượng nhiễu xạ. D. hiện tượng khúc xạ và phản xạ. Câu 5. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng, bằng các kí hiệu thông thường thì hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn S 1 , S 2 đến điểm M trên màn được tính bằng công thức: A. a Dk dd 12 λ =− . B. D ax dd 12 =− . C. a D ) 2 1 k(dd 12 λ +=− . D. x aD dd 12 =− . Câu 6. Trong các hiện tượng được nêu dưới đây, trường hợp nào liên quan đến hiện tượng giao thoa ánh sáng? A. Màu sắc sặc sỡ trên bong bóng xà phòng. B. Màu sắc của ánh sáng trắng sau khi chiếu qua lăng kính. C. Vệt sáng trên tường sau khi chiếu sáng từ đèn pin. D. Bóng đen trên tờ giấy khi dùng một chiếc thước nhựa chắn chùm tia sáng tới. Câu 7. Trong thí nghiệm của Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là a = 0,15 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 75 cm. Trên màn người ta quan sát được 7 vân sáng mà khoảng cách giữa hai vân sáng ngoài cùng là 2,1 cm. Bước sóng ánh sáng của đèn laze là A. 0,60 mµ . B. 0,65 mµ . C. 0,07 mµ . D. 0,70 mµ . Câu 8. Thí nghiệm giao thoa ánh sáng được thực hiện dễ dàng nhất khi ta sử dụng nguồn sáng là A. nguồn đơn sắc vàng. B. nguồn đơn sắc đỏ. C. nguồn đơn sắc lục. D. nguồn đơn sắc tím. Câu 9. Trong máy quang phổ lăng kính, chức năng của ống chuẩn trực là A. phân tích chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc. B. thu ảnh quang phổ. C. làm tăng độ sáng của chùm ánh sáng cần phân tích. D. tạo ra chùm tia song song rọi đến lăng kính. Câu 10. Trong thí nghiệm Y-âng, ánh sáng dùng trong thí nghiệm là đơn sắc có bước sóng λ = 0,72 mµ , khoảng cách giữa hai khe là a = 0,2mm. Để trên màn tại vị trí cách vân sáng trung tâm 14,4 mm ta quan sát được vân sáng bậc 5, thì khoảng cách từ hai khe đến màn là A. 60 cm. B. 70 cm. C. 75 cm. D. 80 cm. Câu 11. Hai nguồn sáng nào sau đây là hai nguồn sáng kết hợp? A. Hai ngọn đèn đỏ. B. Hai ngôi sao. C. Hai đèn LED lục. D. Hai ảnh thật của cùng một ngọn đèn xanh qua hai gương phẳng khác nhau. 241 - 1 MÃ ĐỀ : 241 Câu 12. Nếu mở rộng khe của ống chuẩn trực lên một chút thí các vạch quang phổ sẽ thay đổi như thế nào? A. Không thay đổi. B. Nở rộng ra. C. Thu hẹp lại. D. Xê dịch ra xa. Câu 13. Điều nào sau đây là đúng với quang phổ liên tục? A. Có tính đặc trưng riêng cho mỗi nguyên tố. B. Căn cứ vào quang phổ ta không thể biết thành phần, cấu tạo của vật phát sáng. C. Do các chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng phát ra. D. Không phụ thuộc vào nhiệt độ của vật phát sáng. Câu 14. Để nhận biết sự có mặt của các nguyên tố hóa học trong một mẫu vật, ta phải nghiên cứu loại quang phổ nào của mẫu vật đó? A. Quang phổ vạch phát xạ. B. Quang phổ hấp thụ. C. Quang phổ liên tục. D. Không thể dùng quang phổ để nhận biết. Câu 15. Biết rằng quang phổ phát xạ của natri có chứa một vạch vàng tương ứng với bước sóng 0,55 mµ .Kết luận nào sau đây là đúng về quang phổ hấp thụ của natri? A. Quang phổ hấp thụ của natri sẽ thiếu tất cả vạch có bước sóng lớn hơn 0,55 mµ . B. Quang phổ hấp thụ của natri sẽ thiếu một vạch có bước sóng lớn hơn 0,55 mµ . C. Quang phổ hấp thụ của natri sẽ thiếu tất cả vạch có bước sóng nhỏ hơn 0,55 mµ . D. Quang phổ hấp thụ của natri vẫn có chứa một vạch vàng tương ứng với bước sóng bằng 0,55 mµ . Câu 16. Tia hồng ngoại và tia X A. bị lệch khác nhau trong điện trường đều. B. đều được sử dụng trong y tế để chụp X quang. C. đều không bị lệch trong điện trường và từ trường. D. đều được sử dụng trong giao thông để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay. Câu 17. Ánh sáng màu đỏ của đèn laze có bước sóng trong chân không là 0,72 mµ , tần số của ánh sáng này bằng A. 0,42.10 9 Hz. B. 4,2.10 10 Hz. C. 42.10 11 Hz. D. 4,2.10 14 Hz. Câu 18. Cho giới hạn quang điện của đồng là λ o1 = 0,295 mµ ; của bạc là λ o2 = 0,265 mµ ; của kẽm là λ o3 = 0,345 mµ . Hỏi giới hạn quang điện của hợp kim gồm đồng, bạc và kẽm là: A. 0,295 mµ B. 0,265 mµ C. 0,345 mµ D. 0,4 mµ . Câu 19. Một ánh sáng đơn sắc có bước sóng m70,0 µ=λ trong chân không. Cho biết độ lớn của điện tích nguyên tố là e = 1,6.10 – 19 C, hằng số Plăng h = 6,625.10 -34 Js, tốc độ của ánh sáng trong chân không là c = 3.10 8 m/s, năng lượng của phôtôn ánh sáng này là A. eV10.84,2 25− . B. eV10.84,2 19− . C. 2,77 eV. D. 1,77 eV. Câu 20. Điều nào sau đây là sai khi nói về giới hạn quang điện của một kim loại nào đó? A. Mỗi kim loại chỉ có một giới hạn quang điện nhất định. B. Các kim loại khác nhau thì giới hạn quang điện của chúng cũng khác nhau. C. Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi bước sóng của ánh sáng kích thích nhỏ hơn giới hạn quang điện của kim loại đó. D. Giới hạn quang điện của kim loại kiềm thuộc miền ánh sáng hồng ngoại. Câu 21. Công thoát electron ra khỏi bề mặt của kim loại Cs là 3.10 -19 J. Hằng số Plăng h = 6,625.10 -34 Js, tốc độ của ánh sáng trong chân không là c = 3.10 8 m/s. Bước sóng dài nhất của ánh sáng có thể bứt điện tử ra khỏi bề mặt kim loại Cs là : A. 1,507.10 – 25 m B. 0,66 mµ C. 1,507 mµ D. 6,6 mµ . Câu 22. Cơ thể con người ở điều kiện bình thường A. phát ra được ánh sáng nhìn thấy. B. không phát ra sóng điện từ. C. phát ra được bức xạ tử ngoại. D. phát ra bức xạ hồng ngoại. Câu 23. Chọn phát biểu sai khi nói về pin quang điện. A. Là thiết bị biến đổi trực tiếp từ quang năng sang điện năng. B. Có suất điện động nhỏ hơn pin hóa học. C. Chỉ hoạt động khi có ánh sáng nhìn thấy chiếu vào. D. Lớp bán dẫn loại p là điện cực dương của nguồn điện. Câu 24. Giới hạn quang điện của đồng là 0,295 mµ . Cho h = 6,625.10 – 34 Js; c = 3.10 8 m/s. Công thoát của electron ra khỏi đồng là A. 6,74.10 – 19 J. B. 6,74.10 – 25 J. C. 6,74.10 – 19 eV. D. 6,74.10 – 25 eV. 241 - 2 Câu 25. Nguyên nhân nào sau đây làm cho electron của nguyên tử hidrô chuyển từ một mức năng lượng thấp lên một mức năng lượng cao hơn? A. nguyên tử hidrô hấp thụ một phôtôn có năng lượng thích hợp. B. nguyên tử hidrô phát xạ một phôtôn có năng lượng thích hợp. C. nguyên tử hidrô chuyển động với vận tốc đủ lớn. D. electron của nguyên tử hidrô chuyển động với vận tốc đủ lớn quanh hạt nhân. Câu 26. Cho h = 6,625.10 – 34 Js; c = 3.10 8 m/s. Mức năng lượng của các quĩ đạo dừng của nguyên tử hidrô được tính bởi công thức: eV n 6,13 E 2 n −= với n = 1,2,3,4,….Khi electron chuyển từ mức năng lượng ứng với n = 3 về n = 1 thì sẽ phát ra bức xạ có tần số A. 2,9.10 14 Hz. B. 2,9.10 15 Hz. C. 3,65.10 15 Hz. D. 3,65.10 14 Hz. Câu 27. Chọn phát biểu sai. A. Trong cùng một môi trường, ánh sáng truyền đi với cùng một vận tốc không phụ thuộc vào tần số của ánh sáng. B. Thuyết lượng tử ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có bản chất sóng. C. Thuyết sóng ánh sáng không giải thích được các định luật quang điện. D. Ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt. Câu 28. Hiện tượng quang phát quang của một chất là hiện tượng A. chất đó có khả năng hấp thụ ánh sáng có cường độ yếu để phát ra ánh sáng có cường độ mạnh. B. chất đó có khả năng hấp thụ ánh sáng trắng để phát ra ánh sáng đơn sắc. C. chất đó có khả năng hấp thụ ánh sáng nhiều màu sắc để phát ra ánh sáng chỉ có một màu. D. chất đó có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác. Câu 29. Ánh sáng phát quang của một chất có bước sóng 0,55 mµ . Hỏi nếu chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào dưới đây thì nó sẽ không phát quang? A. 0,3 mµ . B. 0,4 mµ . C. 0,5 mµ . D. 0,6 mµ . Câu 30. Ứng dụng nào sau đây không phải là của laze? A. Đầu đọc đĩa CD. B. Bút chỉ bảng. C. Khử trùng các dụng cụ y tế. D. Dao mổ trong y học. Câu 31. Trong thí nghiệm Y-âng về hiện tượng giao thoa ánh sáng, hai khe sáng cách nhau 0,1 mm, màn quan sát được điều chỉnh sao cho nó cách mặt phẳng chứa hai khe 60 cm, đèn laze dùng trong thí nghiệm có bước sóng m74,0 µ=λ . Trên màn quan sát người ta đo được khoảng vân i có giá trị là A. 0,444 mm. B. 4,44 mm. C. 44,4 mm. D. 0,123 mm. Câu 32. Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây? A. Độ đơn sắc cao. B. Độ định hướng cao. C. Cường độ lớn. D. Là chùm tia hội tụ. II. PHẦN RIÊNG ( 8 câu) Thí sinh học chương trình nào, chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó ( phần A hoặc B) A. Theo chương trình cơ bản ( 8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Câu 33. Một mạch dao động lí tưởng gồm một tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với một cuộn thuần cảm có độ tự cảm L . Tần số dao động riêng của mạch dao động được tính bằng công thức A. LC 2 1 f π = . B. LC2 1 f π = . C. LC2f π= . D. LC 1 f = . Câu 34. Sự biến thiên của dòng điện i trong một mạch dao động lệch pha như thế nào so với sự biến thiên của điện tích q của một bản của tụ điện? A. i cùng pha so với q. B. i ngược pha so với q. C. i trễ pha 2 π so với q. D. i sớm pha 2 π so với q. Câu 35. Biến điệu sóng điện từ là gì? A. là biến sóng cơ thành sóng điện từ. B. là trộn sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ tần số cao. C. là làm cho biên độ của sóng điện từ tăng lên. D. là tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi sóng điện từ tần số cao. 241 - 3 Câu 36. Một mạch dao động lí tưởng gồm một cuộn cảm L = 1mH và một tụ điện có điện dung 0,1 Fµ . Tần số riêng của mạch có giá trị nào sau đây? A. 15,9 k Hz. B. 31,8 k Hz. C. 15,9 M Hz. D. 31,8 M Hz. Câu 37. Trong sơ đồ khối của máy phát vô tuyến điện không có bộ phận nào sau đây? A. mạch phát dao động điều hòa. B. mạch biến điệu. C. mạch tách sóng. D. mạch khuyếch đại. Câu 38. Mạch dao động LC của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn cảm L = 1mH và một tụ xoay C x . Tìm giá trị của C x để mạch thu được sóng vô tuyến có bước sóng ngắn λ = 75m. A. 2,35 pF. B. 1,58 pF. C. 5,25 pF. D. 0,75pF. Câu 39. Đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây không phải là đặc điểm chung của sóng sơ và sóng điện từ? A. Mang năng lượng. B. Là sóng ngang. C. Bị nhiễu xạ khi gặp vật cản. D. Truyền được trong chân không. Câu 40. Khi tăng điện dung của tụ điện lên 2 lần và tăng độ tự cảm của cuộn cảm lên 8 lần thì tần số của mạch dao động sẽ: A. Tăng lên 16 lần B. Giảm đi 16 lần C. Giảm đi 4 lần D. Tăng lên 4 lần. B. Theo chương trình nâng cao ( 8 câu, từ câu 41 đến câu 48) Câu 41. So với đồng hồ gắn với quan sát viên chuyển động, đồng hồ gắn với vật đứng yên A. chạy nhanh hơn. B. chạy chậm hơn. C. vẫn chạy như thế. D. chạy nhanh hơn hay chậm hơn tùy thuộc vào vận tốc của vật. Câu 42. Độ co chiều dài của một cái thước có chiều dài riêng 25 cm chuyển động với vận tốc v = 0,6c là A. 4 cm. B. 5 cm. C. 6 cm. D. 7 cm. Câu 43. Một cái thước có chiều dài riêng l o, chuyển động theo phương chiều dài với tốc độ v. Độ co chiều dài của thước theo phương chuyển động là A. 2 2 c v 1− . B. 2 2 o c v 1l − . C. ) c v 11(l 2 2 o −− . D. 1 c v l 2 2 o − . Câu 44. Khối lượng của phôtôn (khối lượng tương đối tính) ứng với bức xạ có bước sóng λ = 0,4 mµ bằng A. 5,52.10 – 36 kg. B. 5,52.10 – 42 kg. C. 1,10.10 – 48 kg. D. 2,94.10 – 36 kg. Câu 45. Một hạt có động năng bằng hai lần năng lượng nghỉ của nó. Tốc độ của hạt bằng A. 1,6.10 8 m/s. B. 2,6.10 8 m/s. C. 2,82.10 8 m/s. D. 2,25.10 8 m/s. Câu 46. Khi nguồn sáng chuyển động, tốc độ truyền ánh sáng trong chân không có giá trị A. nhỏ hơn c. B. lớn hơn c. C. lớn hơn hoặc nhỏ hơn c, phụ thuộc vào phương truyền và tốc độ của nguồn. D. luôn bằng c, không phụ thuộc vào phương truyền và tốc độ của nguồn. Câu 47. Chọn phát biểu đúng. A. Các định luật vật lí có cùng một dạng như nhau trong mọi hệ qui chiếu phi quán tính. B. Độ dài của một thanh bị dãn ra theo phương chuyển động của nó. C. So với đồng hồ gắn với quan sát viên chuyển động, đồng hồ gắn với vật đứng yên chạy nhanh hơn. D. Chỉ có thời gian là có tính tương đối còn không gian thì không có tính tương đối. Câu 48. Nguyên tử hidrô ở trạng thái kích thích, khi đó electron chuyển động trên quĩ đạo có bán kính m10.7,47 11− . Hỏi nó có thể phát ra mấy vạch trong vùng ánh sáng khả kiến? Cho biết bán kính Bo là m10.3,5 11− . A. 1 vạch. B. 2 vạch. C. 3 vạch. D. 4 vạch. o0o 241 - 4 . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2, NĂM HỌC 20 08 - 20 09 MÔN : VẬT LÍ 12 - THỜI GIAN : 60’ o0o I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1. Một chùm ánh sáng. trên màn được tính bằng công thức: A. a Dk dd 12 λ =− . B. D ax dd 12 =− . C. a D ) 2 1 k(dd 12 λ +=− . D. x aD dd 12 =− . Câu 6. Trong các hiện tượng được nêu dưới đây, trường hợp nào liên quan. số của ánh sáng này bằng A. 0, 42. 10 9 Hz. B. 4 ,2. 10 10 Hz. C. 42. 10 11 Hz. D. 4 ,2. 10 14 Hz. Câu 18. Cho giới hạn quang điện của đồng là λ o1 = 0 ,29 5 mµ ; của bạc là λ o2 = 0 ,26 5 mµ ; của

Ngày đăng: 31/07/2015, 00:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w