ĐỀ 37 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: VẬT LÝ 11 Thời gian: 45phút Câu.1 Chọn câu đúng. A. Từ thông là một đại lượng luôn dương. B. Từ thông qua một mạch kín luôn bằng không. C. Từ thông là một đại lượng có hướng. D. Từ thông qua mạch kín tỉ lệ với tiết diện của mạch. Câu 2. Dòng điện Fu - cô là A. dòng điện chạy trong khối vật dẫn. B. dòng điện cảm ứng sinh ra trong mạch kín khi từ thông qua mạch biến thiên. C. dòng diện cảm ứng sinh ra trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường. D. dòng điện xuất hiện trong tấm kim loại khi nối tấm kim loại nối với hai cực của nguồn điện. Câu 3. Một vòng dây phẳng diện tích S đặt trong từ trường đều B = 0,1T. Mặt phẳng vòng dây hợp với B ur một góc 0 30 β = . Từ thông qua vòng dây là 0,25.10 -4 Wb. Diện tích của vòng dây là A. S = 50cm 2 . B. S = 5cm 2 . C. S = 2,88cm 2 . D. S = 2,88m 2 . Câu 4. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây dẫn kín là do sự thay đổi của: A. chiều dài của ống dây. B. khối lượng của ống dây. C. từ thông qua ống dây. TaiLieu.VN Page 1 D. cả ba đại lượng trên. Câu 5. 1Vê be bằng A. 1 T.m 2 . B. 1 T/m. C. 1 T.m. D. 1 T/ m 2 . Câu 6. Dòng điện Fu-cô không xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? A. Khối đồng chuyển động trong từ trường đều cắt các đường sức từ. B. Lá nhôm dao động trong từ trường. C. Khối thủy ngân nằm trong từ trường biến thiên. D. Khối lưu huỳnh nằm trong từ trường biến thiên. Câu 7. Suất điện động cảm ứng là suất điện động A. sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. B. sinh ra dòng điện trong mạch kín. C. được sinh bởi nguồn điện hóa học. D. được sinh bởi dòng điện cảm ứng. Câu 8.Một ống dây có hệ số tự cảm 20 mH đang có dòng điện với cường độ 5 A chạy qua. Trong thời gian 0,1 s dòng điện giảm đều về 0. Độ lớn suất điện động tự cảm của ống dây có độ lớn là A. 100 V. B. 1V. C. 0,1 V. D. 0,01 V. Câu 9. Từ thông φ qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,2 (s) từ thông giảm từ 1,2 (Wb) xuống còn 0,4 (Wb). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng: A. 2 (V). B. 1 (V). C. 6 (V). D. 4 (V). Câu 10. Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện thường được xác định theo qui tắc A. bàn tay trái. B. nắm tay phải. C. hình bình hành. D. vào nam ra bắc. Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Qua bất kì điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ. B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng. TaiLieu.VN Page 2 C. Đường sức từ mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức từ thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ. D. Các đường sức từ là những đường cong kín. Câu 12. Một dòng điện thẳng, dài có cường độ 20 (A), cảm ứng từ tại điểm M cách dòng điện 5 cm có độ lớn là A. 8.10 5 .T − B. 8 π .10 5 .T − C. 4.10 6 .T − D. 4 π .10 6 .T − Câu 13. Câu nào sai? Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt vuông góc với đường sức sẽ thay đổi khi: A. Cảm ứng từ thay đổi B. Dòng điện đổi chiều C. Từ trường đổi chiều D. Từ trường và dòng điện đồng thời đổi chiều Câu 14. Định luật Lenxơ để xác định A. Cường độ dòng điện cảm ứng. B. Chiều từ trường của dòng điện cảm ứng. C. Độ lớn suất điện động cảm ứng. D. Chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch. Câu 15. 1 vêbe bằng A. 1 T.m 2 . B. 1 T/m. C. 1 T.m. D. 1 T/ m 2 . Câu 16. Dây dẫn thẳng dài có dòng điện cường độ I chạy qua. Để cảm ứng từ tại M cách dây dẫn một khoảng r tăng lên gấp đôi thì A. tăng cường độ dòng điện lên gấp đôi. B. giảm cường độ dòng điện đi một nữa. C. tăng cường độ dòng điện lên gấp 4. D. giảm cường độ dòng điện xuống 4 lần. Câu 17. Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện cường độ 5(A). Cảm ứng từ tại điểm M cách dây một khoảng d có độ lớn 2.10 -5 T. Khoảng cách d có giá trị nào sau đây? A. 10cm. B. 25cm . C. 5cm. D. 2,5cm. TaiLieu.VN Page 3 Câu 18. Để đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực, người ta dùng A. vectơ cảm ứng từ. B. đường sức từ. C. từ phổ. D. nam châm thử. Câu 19. Một đoạn dây dẫn chiều dài l có dòng điện cường độ I đặt trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ hợp với dây một góc α. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có giá trị lớn nhất khi A. α = 90 0 . B. α = 180 0 . C. α = 0 0 . D. α = 60 0 . Câu 20. Thương số t ∆ φ ∆ gọi là A. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch. B. từ thông qua mạch. C. cường độ dòng điện cảm ứng trong mạch. D. từ thông riêng của mạch. Câu 21. Từ thông qua một vòng dây kín bằng 0 khi A. vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. B. vectơ cảm ứng từ song song với mặt phẳng vòng dây. C. vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng vòng dây một góc α <0. D. vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng vòng dây một góc α >0. Câu 22. Phương của lực Lo-ren-xơ A. song song với phương của vectơ cảm ứng từ. B. trùng với phương của vectơ vận tốc của hạt. C. vuông góc các đường sức từ. D. vuông góc với cả vectơ cảm ứng từ và vectơ vận tốc . Câu 23. Tính chất cơ bản của từ trường là A. tác dụng lực từ lên hạt mang điện. B. tác dụng lực điện lên một điện tích. C. tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó. D. tác dụng lực hấp dẫn lên vật đặt trong nó. TaiLieu.VN Page 4 Câu 24. Một ống dây có độ tự cảm 0,4H. Trong khoảng thời gian 0,04s, suất điện động tự cảm xuất hiện ở ống dây là 50V. Độ biến thiên cường độ dòng điện trong khoảng thời gian đó là: A. 5 .i A ∆ = B. 0,5 .i A ∆ = C. 0,05 .i A ∆ = D. 50 .i A ∆ = Câu 25. Hạt mang điện tích q chuyển động trong từ trường với vận tốc v theo hướng vuông góc với cảm ứng từ B . Nếu vận tốc của hạt đột ngột tăng 4 lần thì độ lớn của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên điện tích sẽ A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. tăng 16 lần. Câu 26. Một ống dây dài 25cm gồm 50 vòng dây có dòng điện cường độ I = 0,318(A) chạy qua. Cảm ứng từ tai một điểm bên trong ống dây có giá trị nào sau đây? A. 8.10 -5 T. B. 8.10 -4 T . C. 4.10 -5 T. D. 4.10 -4 T. Câu 27. Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp hai lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Kí hiệu độ lớn của cảm ứng từ tại M và N là B M và B N thì A. B M = 2 B N . B. B M = 2 B N . C. B M = 1/2 B N . D. B M = 1/4 B N . Câu 28. Độ lớn của lực Lo-ren-xơ trong trường hợp tổng quát được tính theo công thức A. f = q .v.B. B. f = q .v.B.sinα. C. f = q .v.B.tanα. D. f = q .v.B.cosα. Câu 29. Một sợi dây đồng được uốn thành vòng tròn có bán kính 8 cm và đặt vuông góc với từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,02 T. Độ lớn từ thông gửi qua diện tích giới hạn bởi vòng dây là A. 157.10 -4 Wb. B. 10 -4 Wb. C. 4.10 -4 Wb. D. 16.10 -4 Wb. Câu 30. Một đoạn dây dẫn dài 5cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75(A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10 -3 N. Cảm ứng từ của từ trường có độ lớn A. 0,4T. B. 0,08T. C. 1,0T . D. 1,2T Hết TaiLieu.VN Page 5 . ĐỀ 37 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: VẬT LÝ 11 Thời gian: 45phút Câu .1 Chọn câu đúng. A. Từ thông là một đại lượng luôn dương. B. Từ. vuông góc với từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,02 T. Độ lớn từ thông gửi qua diện tích giới hạn bởi vòng dây là A. 15 7 .10 -4 Wb. B. 10 -4 Wb. C. 4 .10 -4 Wb. D. 16 .10 -4 Wb. Câu 30. Một đoạn. qua. Cảm ứng từ tai một điểm bên trong ống dây có giá trị nào sau đây? A. 8 .10 -5 T. B. 8 .10 -4 T . C. 4 .10 -5 T. D. 4 .10 -4 T. Câu 27. Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ