1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Đề thi thử ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA LÝ TRƯỜNG LÊ QUÝ ĐÔN Ninh Thuận

5 866 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 103 KB

Nội dung

SỞ GD & ĐT NINH THUẬN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2014 Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian phát đề I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I: (2,0 điểm) 1. Nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng của các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa 2 vùng núi: Đông Bắc và Tây Bắc, giữa đông Trường Sơn và Tây Nguyên? 2. Nêu các đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta. Tại sao tỉ lệ tăng dân số ở nước ta hiện nay có xu hướng giảm? Điều này có làm cho nguồn lao động nước ta không còn dồi dào trong vài năm tới không? Vì sao? Câu II: (3,0 điểm) 1. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp ở nước ta. Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ lại có cơ cấu cây trồng đa dạng hơn so với Tây Nguyên? 2.Tại sao Bắc Trung Bộ phải hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp? Việc phát triển tuyến đường Hồ Chí Minh huyết mạch có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng của vùng? Câu III: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa của nước ta các năm (1990 - 2006) Năm 1990 1995 1999 2003 2006 Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 6042 19225 6765 24963 7653 31393 7452 34568 7324 35849 1. Hãy tính năng suất lúa của nước ta thời kỳ 1990 – 2006. 2.Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng, năng suất lúa của nước ta thời kỳ trên. 3. Nhận xét và giải thích sự biến động về diện tích, sản lượng, năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến 2006. II - PHẦN RIÊNG: (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu (Câu IV. a hoặc IV.b) IV.a: Theo chương trình chuẩn (2đ) Nhiệt đới gió mùa là kiểu khí hậu đặc trưng cho vùng Đông Nam Á. Em hãy: 1. Giải thích vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa? 2. Trình bày những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta? IV.b: Theo chương trình nâng cao (2đ) Bằng kiến thức đã học em hãy: 1. Phân tích giá trị kinh tế của hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long? 2. Nêu những giải pháp để hạn chế lũ của Sông Hồng và sông Cửu Long? Hết Thí sinh không được sử dụng Atlas Địa lý Việt Nam. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GD & ĐT NINH THUẬN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2014 Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian phát đề (Hướng dẫn chấm gồm 4 trang) Câu Nội dung Điểm I Sự phân hóa thiên nhiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp chủ yếu do tác động kết hợp của gió mùa và hướng của các dãy núi. Thể hiện ở: Đông Bắc với Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn - Đông Bắc: thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt gió mùa, là nơi đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc nên có khí hậu lạnh nhất nước ta về mùa đông. - Tây Bắc: So với Đông Bắc thì ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc hơn ( do bức chắn địa hình là dãy HLS) nên khí hậu ấm hơn, mang sắc thái của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (vùng núi thấp Tây Bắc), tuy nhiên khu vực núi cao mang sắc thái ôn đới, mùa đông khí hậu lạnh giá, cảnh quan thiên nhiên giống như ôn đới. - Đông Trường Sơn: đón các luồng gió từ biển vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông thì Tây Trường Sơn (Tây Nguyên) lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt xuất hiện cảnh quan rừng thưa. - Tây Trường sơn (Tây Nguyên) vào mùa mưa thì Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió tây khô nóng. 0,25 0,25 0,25 0,25 - Nêu các đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta (nêu đúng các đặc điểm): đông dân, có nhiều thành phần dân tộc; dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ; sự phân bố dân cư không đều. - Ở nước ta hiện nay tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm vì gia tăng dân số nước ta chủ yếu do gia tăng tự nhiên. Gia tăng tự nhiên giảm do thực hiện KHHGĐ. - Điều này (tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm) không làm cho nguồn lao động của nước ta không còn dồi dào trong vài năm tới vì: + Hiện tại nguồn lao động nước ta rất dồi dào ( chưa được sử dụng hết). Số trẻ em sắp bước vào độ tuổi lao động còn lớn. + Khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển nên nhiều lĩnh vực máy móc đã thay thế sức lao động của con người. 0,25 0,25 0,25 0,25 Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp ở nước ta. II -3/4 diện tích là đồi núi trong đó có nhiều cao nguyên, đồi trung du bán bình nguyên địa hình tương đối bằng phẳng có khả năng hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn.1/4 là đồng bằng, địa hình bằng phẳng dễ dàng canh tác, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp hằng năm. -Đất miền núi, chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá ba dan, đá phiến, đá vôi và đá mẹ khác. Ở đồng bằng còn có một số loại đất khác như: đất phù sa, đất xám phù sa cổ (rìa Đồng bằng sông Hồng và nhiều nhất ở Đông Nam Bộ) thích hợp với cây công nghiệp. - Nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, khí hậu nước ta cơ bản là nhiệt đới, cung cấp lượng bức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt phong phú cho cây trồng phát triển quanh năm cũng như phơi sấy và bảo quản. Chế độ nhiệt có sự phân hóa khác nhau giữa các vùng đã tạo điều kiện để bố trí một tập đoàn cây công nghiệp 0,25 0,25 0,25 2 đa dạng bao gồm cả nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới . -Nước mặt và nước ngầm phong phú với mạng lưới sông ngòi phân bố rộng khắp và khá dày đặc, các hệ thống sông lớn lại bao phủ toàn bộ các vùng nông nghiệp trù phú đồng thời cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cây công nghiệp nói riêng. -Tập đoàn cây công nghiệp đa dạng, bên cạnh các cây công nghiệp bản địa thì các cây công nghiệp nhập ngoại có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của nước ta như cao su, cà phê, ca cao…cho năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao. Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ lại có cơ cấu cây trồng đa dạng hơn so với Tây Nguyên? -Do Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa đa dạng cả về không gian và thời gian, nhiều nhóm đất, nhiều dạng địa hình khác nhau vì vậy có cơ cấu câu trồng đa dạng. Ngược lại Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo gió mùa với hai mùa mưa khô rõ rệt. Bắc Trung Bộ phải hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp vì: -Lãnh thổ hẹp ngang theo chiều đông- tây, nhưng lại trải dài theo chiều bắc- nam. Phía tây là vùng đồi núi, giữa là vùng đồng bằng, phía đông là vùng biển rộng lớn. -Có khá nhiều tài nguyên ( nông- lâm- ngư nghiệp) nhưng chủ yếu ở dạng tiềm năng chưa khai thác hết (diễn giải) -Có sự phân hóa khá rõ của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư, dân tộc, lịch sử cho phép phát triển nhiều ngành kinh tế để khai thác lãnh thổ hợp lý và hiệu quả nhất. -Việc hình thành cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp góp phần hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng, tạo thế liên hoàn trong phát triển kinh tế theo không gian và giữ cân bằng sinh thái.Trong khi cơ cấu công nghiệp còn nhỏ bé thì việc hình thành cơ cấu nông- lân- ngư nghiệp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng. Việc phát triển tuyến đường Hồ Chí Minh huyết mạch có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng của vùng Bắc Trung Bộ. -Là tuyến huyết mạch hỗ trợ một phần cho quốc lộ 1A, Cùng với các tuyến đường ngang, kết nối các vùng kinh tế cửa khẩu như Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo với nước bạn Lào và vùng đông bắc Thái Lan, đồng thời phân bố lại sản xuất, dân cư và bảo vệ an ninh quốc phòng. -Đánh thức kinh tế phía tây của vùng, rút ngắn về trình độ phát triển kinh tế- xã hội giữa miền ngược và miền xuôi, giữa đồng bằng và miền núi, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 III Năng suất lúa của nước ta : Năng suất lúa của nước ta = Sản lượng / Diện tích 0,25 0,25 a. Tốc độ tăng trưởng ( % ) 0,5 3 Năm 1990 1995 1999 2003 2006 Năng suất(tạ/ha) 31,8 36,9 41,0 46,4 48,9 b. Vẽ biểu đồ : - Biểu đồ đường (3 đường) - Có đơn vị, tên biểu đồ, khoảng cách các năm chính xác, chú giải. - Sai mỗi nội dung - 0.25 đ 1,0 Nhận xét và giải thích sự biến động về diện tích, sản lượng, năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến 2006 - Diện tích, sản lượng, năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến 2006 có sự biến động : Sản lượng và năng suất tăng liên tục còn diện tích giai đoạn đầu (1990 -1999 ) tăng sau đó có giảm ( 1999 - 2006 ) - Tốc độ tăng trưởng của sản lượng cao nhất (186%) kế đến là năng suất (154%) thấp nhất là diện tích ( 121% ) - Diện tích giai đoạn 1990 - 1999 tăng nhờ khai hoang và tăng vụ, giai đoạn 1999-2006 giảm do việc lấn chiếm đất nông nghiêp để thổ cư, xây dựng công nghiệp, đô thị hóa - Năng suất tăng nhờ tăng cường kỹ thuật trong sản xuất : thủy lợi, phân bón, thuốc trừ sâu, giống mới, máy móc, điện. 0,25 0,25 0,25 0,25 IV. a 2,0 - Do vị trí địa lý nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu và phạm vi hoạt động của gió mùa Châu Á . - Do lãnh thổ tiếp giáp với vùng biển rộng lớn . - Tính chất nhiệt + Nhiệt độ trung bình năm từ 22- 27 0 C; Tổng lượng bức xạ lớn 130kcal/cm 2 /năm + Số giờ nắng thay đổi tùy nơi từ 1400- 3000 giờ/năm, cán cân bức xạ quanh năm luôn dương . - Lượng mưa và độ ẩm + Lượng mưa lớn trung bình từ 1500 - 2000mm/năm, có nhiều nơi lượng mưa trên 3000mm/năm như Hoàng Liên Sơn, Ngọc Linh…. + Độ ẩm cao trên 80%, cân bằng ẩm dương . - Chế độ gió thay đổi theo mùa khiến khí hậu nước ta có sự phân hóa + Mùa đông có gió mùa Đông Bắc hoạt động… nên khí hậu mang tính chất lạnh khô. + Mùa hạ có gió mùa Tây Nam hoặc Đông Nam hoạt động nên khí hậu nhìn chung nóng ẩm mưa nhiều . 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 IV. b 1) Giá trị kinh tế của Sông Hồng và sông Cửu Long (1đ) - Bồi đắp nên hai châu thổ rộng lớn và phì nhiêu nhất nước ta là điều kiện để phát triển nền nông nghiệp, là hai vựa lúa lớn của cả nước. - Cung cấp phù sa, nguồn phân bón tự nhiên có ý nghĩa đối với cây trồng; Sông Hồng hàng năm tải ra biển khoảng 120 triệu tấn phù sa, sông Cửu Long hàng năm tải ra biển khoảng 70 triệu tấn phù sa. Góp phần mở rộng diện tích châu thổ. - Là cơ sở để xây dựng hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho cây trồng, thau chua, rửa mặn, cải tạo đất. - Tạo nên mạng lưới giao thông đường thủy trong nước và quốc tế; cung cấp nguồn nước sinh hoạt và thực phẩm cho nhân dân. 0,25 0,25 0,25 0,25 4 Năm 1990 1995 1999 2003 2006 Diện tích 100 112 127 123 121 Sản lượng 100 130 163 180 186 Năng suất 100 116 129 146 154 - Riêng hệ thống sông Hồng còn có giá trị thủy điện lớn chiếm 11 triệu KW (39%) dự trữ thủy năng của cả nước. 2) Giải pháp hạn chế lũ (1đ) * Đối với sông Hồng (0,5đ) + Đắp đê củng cố hệ thống đê vững chắc nhằm chống lũ + Tiêu lũ ở các sông nhánh và ở các ô trũng + Phát triển các công trình thủy điện lớn ở các sông chính và ở các phụ lưu (đặc biệt là ở Sông Hồng) để kiểm soát lũ + Bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn * Đối với đồng bằng Sông Cửu Long (0,5đ) + Kinh nghiệm sống chung với lũ + Kiểm soát lũ từng phần đắp các tuyến đê bao, tuyến đường vượt lũ + Dùng nước ngọt của sông Tiền và sông Hậu để thau chua, rửa mặn + Chuyển đổi cơ cấu thời vụ chọn các giống lúa ngắn ngày chọn được phèn trong điều kiện nước tưới bình thường. 0,5 0,5 Hết 5 . Atlas Địa lý Việt Nam. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GD & ĐT NINH THUẬN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2014 Môn thi: ĐỊA LÝ,. GD & ĐT NINH THUẬN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2014 Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian phát đề I- PHẦN. dãy núi. Thể hiện ở: Đông Bắc với Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn - Đông Bắc: thi n nhiên mang sắc thái cận nhiệt gió mùa, là nơi đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc nên có khí hậu

Ngày đăng: 30/07/2015, 23:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w