SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN ĐỊA LÝ 11 . NĂM HỌC 2011 - 2012 ( Thời gian làm bài : 150 phút ) Câu 1 ( 4,0 điểm ) : Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn của các nước đang phát triển khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá . Câu 2( 4.0đểm ) : Dựa vào bảng số liệu sau: Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm (Đơn vị: Tỉ USD) Năm 1990 1995 2000 2001 2004 Xuất khẩu 287,6 443,1 479,2 403,5 565,7 Nhập khẩu 235,4 335,9 379,5 349,1 454,5 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhận Bản từ 1990 đến 2004. 2. Nhận xét về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. Câu 3 (5,0 điểm): 1. Phân tích đặc điểm dân cư Trung Quốc. Những chính sách về dân số của Trung Quốc đã tác động như thế nào tới kinh tế xã hội của đất nước này? 2. Dựa vào những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết: a. Vì sao Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa công nghiệp và nông nghiệp? b. Trung Quốc đã có những biện pháp nào để hiện đại hóa công nghiệp và nông nghiệp, kết quả ra sao? Câu 4 ( 4,0 điểm ) : Dựa vào bản đồ Tư nhiên Nhật Bản dưới đây, hãy : Phân tích những thuận lợi - khó khăn về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản đối với phát triển kinh tế. Câu 5 ( 3,0 điểm )Hãy kể tên nước, Thủ đô và năm gia nhập của các thành viên trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN ). o0o ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CÂU NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 (4.0đ) * Toàn cầu hoá : là quá trình liên kết về nhiều mặt giữa các quốc gia trên phạm vi toàn Thế giới. a* Thuận lợi của các nước đang phát triển khi tham gia toàn cầu hoá: - Thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ, nguồn tri thức, kinh nghiệm quản lý… từ các nước phát triển để tạo sự tăng trưởng trong các ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Sử dụng tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động trong nước, phân công lao động tốt hơn, cải thiện cuộc sống. - Hàng hoá có điều kiện lưu thông rộng rãi, là cơ sở để mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa và dịch vụ. - Nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế về các vấn đề xã hội như dân số, chống dịch bệnh, môi trường, xóa đói, giảm nghèo… 2,0 đ 0,5 0,5 0,5 0,5 b* Khó khăn của các nước đang phát triển khi tham gia toàn cầu hoá: - Các nước phát triển thường đầu tư vào các nước đang phát triển các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ chưa phải là tiên tiến hoặc lạc hậu, nên dễ gây ô nhiễm môi trường tại các nước đang phát triển. - Muốn bán được hàng hoá, các nước đang phát triển cần phải nâng cao chất lượng hàng hoá. Việc nâng cao chất lượng hàng hoá lại đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới, nhưng các nước đang phát triển lại thiếu nguồn vốn đầu tư và nguồn lao động có kỹ thuật cao, đây là một thách thức rất lớn. Vấn nạn “chảy chất xám” - Để có nguồn vốn đầu tư, các nước đang phát triển phải thu hút nguồn vốn. Nhưng để đáp ứng nguồn vốn cho các nước đang phát triển, thì các nước phát triển lại luôn tìm cách áp đặt các điều kiện liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hoá theo hướng phù hợp với các giá trị của mình và có lợi cho mình. Nền kinh tế bị lệ thuộc vào nước ngoài. - Vấn đề toàn cầu hoá còn làm cho khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo ngày càng xa. Tỷ lệ mù chữ ở các nước đang phát triển vẫn còn cao, các dịch bệnh vẫn phát triển, ô nhiễm môi trường vẫn chưa được cải thiện đáng kể. 2,0 đ 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2 (4.0đ) 1. Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu (%). (0,5đ) - Vẽ biểu đồ miền: Chính xác về khoảng cách năm, đơn vị %, có tên biểu đồ,số liệu, chú giải. (1,5đ) ( 2.0 đ) 2. Nhận xét (1,0đ): - Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng đều qua các năm, chiếm giá trị cao trên thế giới (có số liệu minh họa). - Thường xuyên là nước xuất siêu, giá trị xuất luôn lớn hơn giá trị nhập (có số liệu minh họa). - Thị trường xuất nhập khẩu của Nhật Bản rất rộng… - Hàng xuất chủ lực: Sản phẩm CN chế biến ( tàu biển, ô tô, xe gắn máy ); hàng nhập là nông sản, năng lượng, nguyên liệu; - Đứng đầu TG về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức ( ODA) 2.0đ 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25 2 Câu 3 (5.0đ) 1. Phân tích đặc điểm dân cư Trung Quốc. Những chính sách về dân số của Trung Quốc đã tác động như thế nào tới kinh tế xã hội của đất nước này? - Đặc điểm dân cư Trung Quốc: + Đông nhất thế giới, năm 2005 là 1303,7 triệu người (chiếm 1/5 dân số thế giới). + Nhiều dân tộc (người Hán chiếm đa số). + Tỉ suất gia tăng dân số đang giảm (0,6% năm 2005) nhưng dân số vẫn tăng khá nhanh do dân đông. + Phân bố: * Tập trung chủ yếu ở nông thôn (63%), tỉ lệ dân thành thị thấp nhưng đang tăng lên… * Phân bố chủ yếu ở miền Đông, miền Tây rất thưa thớt. - Tác động của chính sách dân số Trung Quốc + Tích cực: làm tỉ suất gia tăng dân số giảm xuống, giảm bớt áp lực của dân số tới sự phát triển kinh tế, xã hội. + Tiêu cực: Mỗi gia đình chỉ có một con, với tư tưởng trọng nam đã làm cơ cấu giới tính mất cân đối nghiêm trọng, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới nguồn lao động: tác động tiêu cực tới một số vấn đề xã hội của đất nước. 1,5 đ (1,0đ) (0,5đ) 2. Dựa vào những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết: a. Vì sao Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa công nghiệp và nông nghiệp? - Công nghiệp phát triển là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. - Trung Quốc có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp: giàu khoáng sản, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, thị trường tiêu thụ lớn… - Nông nghiệp cần cung cấp LTP cho dân số quá đông (1,3 tỷ người); 0,5đ b. Trung Quốc đã có những biện pháp nào để hiện đại hóa công nghiệp và nông nghiệp, kết quả ra sao? * Công nghiệp - Biện pháp: + Thay đổi cơ chế quản lý; Phương thức tạo vốn có hiệu quả (vốn trong nước, vốn đầu tư của nước ngoài, vốn vay) + Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài. + Hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới. 3,0 đ (1,5đ) 3 - Kết quả: + Cơ cấu đa dạng: luyện kim, hóa chất, điện tử, hóa dầu, ô tô… + Sản lượng nhiều ngành đứng đầu thế giới như: than, xi măng, thép, phân bón… + Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông và đang mở rộng sang miền Tây. * Nông nghiệp - Biện pháp: + Giao quyền sử dụng đất cho nông dân ( khoán sản xuất); thực hiện chính sách khuyến nông… + Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: đường giao thông, hệ thống thủy lợi + Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại. - Kết quả: + Một số sản phẩm có sản lượng đứng đầu thế giới như: lương thực, bông, thịt lợn… + Ngành trồng trọt đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành nông nghiệp. + Nông sản phong phú: lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường, lúa gạo, chè, mía… + Nông nghiệp tập trung ở các đồng bằng phía đông. (1,5đ) Câu 4 ( 4 đ) Phân tích những thuận lợi - khó khăn về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản đối với phát triển kinh tế. a) Vị trí địa lý và lãnh thổ : - Là quần đảo nằm ở Đông Á, xung quanh giáp biển: + Phía Bắc giáp biển Ô Khốp. + Phía Đông giáp Thái Bình Dương. + Phía Tây giáp biển Nhật Bản. + Phía Nam giáp biển Đông Trung Hoa. - Gồm 4 đảo lớn : Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư, Kiuxiu và hàng nghìn đảo nhỏ có hình cánh cung dài 3800 km. -> Ý nghĩa : * Thuận lợi: + Do là một quần đảo, nên thiên nhiên mang tính biển rõ nét. + Xa trung tâm lớn, nên trong lịch sử chưa bị đô hộ, ít bị cạnh tranh. + Dễ dàng mở rộng giao lưu với các nước bằng đường biển. Xây dựng hải cảng, khai thác tiềm năng biển. * Khó khăn: + Nằm trong vùng vỏ Trái Đất không ổn định nên thường xảy ra động đất, núi lửa, sóng thần 2,0 đ 0,5 0,5 1,0 ( Mỗi ý 0,5) b) Các điều kiện tự nhiên : * Thuận lợi: - Địa hình : đồi núi chiếm trên 80 % diện tích, có nhiều ngọn núi trên 2000m, có 150 ngọn núi lửa và trên 80 ngọn đang hoạt động. Cao nhất là ngọn Phú Sĩ 3776m, có nhiều 2,0 đ 0,25 4 phong cảnh đẹp, nhiều suối khoáng nóng để phát triển ngành du lịch, nghỉ ngơi. - Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, chiếm 13 % diện tích nhưng đất đai màu mỡ - Khí hậu : phân hoá đa dạng. + Bắc Nam : Phía Bắc lạnh giá, tuyết phủ, các đảo Hônsu và Xicôcư có khí hậu ôn đới, Phía Nam có khí hậu cận nhiệt, tạo hệ thống cây trồng phong phú. - Gió mùa hoạt động mạnh mang lại lương mưa phong phú từ 1000 – 3000m.Sông ngòi dốc, lưu lượng lớn nên có giá trị về thủy điện ( trử năng 20 triệu KW) - Vùng biển rộng, có các dòng biển nóng, lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn. * Khó khăn: - Thiếu đất canh tác; Thiên tai tàn phá; thiếu tài nguyên khoán sản 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 Câu 5 ( 3,0 đ) Hãy kể tên và năm gia nhập của các thành viên trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN ). STT Tên quốc gia Thủ đô Năm gia nhập 1 Thái Lan Băng Cốc 1967 2 Inđônêxia Gia-Các-Ta 1967 3 Malaixia Cu-a-la-lăm-pua 1967 4 Philippin Ma-Ni-La 1967 5 Xingapo Xin-ga- Po 1967 6 Brunây Ban đa xê ri Beegaoan 1984 7 Việt Nam Hà Nội 1995 8 Mianma Ran Gun 1997 9 Lào Viên-Chăn 1997 10 Campuchia Phnom-Pênh 1999 ( Có 30 ý mỗi ý 0,1đ) =========== Hết =========== 5 . SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN ĐỊA LÝ 11 . NĂM HỌC 2 011 - 2012 ( Thời gian làm bài : 150 phút ) Câu 1 ( 4,0. chưa được cải thi n đáng kể. 2,0 đ 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2 (4.0đ) 1. Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu (%). (0,5đ) - Vẽ biểu đồ miền: Chính xác về khoảng cách năm, đơn vị %, có tên biểu đồ ,số liệu, chú. chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Sử dụng tốt hơn nguồn tài nguyên thi n nhiên, lao động trong nước, phân công lao động tốt hơn, cải thi n cuộc sống. - Hàng hoá có điều kiện lưu thông rộng rãi, là cơ sở