SỞ GD-ĐT TRÀ VINH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2008-2009 MÔN THI: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Học sinh làm tất cả các bài toán sau đây: Bài 1: (2 điểm) Hãy trình bày một phương án xác đònh nhiệt dung riêng của một chất lỏng L không có phản ứng hóa học với các chất khi tiếp xúc. Dụng cụ gồm: 01 nhiệt lượng kế có nhiệt dung riêng là c k , nước có nhiệt dung riêng là c n , 01 nhiệt kế, 01 chiếc cân Rôbecvan không có bộ quả cân, hai chiếc cốc giống hệt nhau (cốc có thể chứa khối lượng nước hoặc khối lượng chất lỏng L lớn hơn khối lượng của nhiệt lượng kế), bình đun và bếp đun. Bài 2: (4 điểm) Một thấu kính hội tụ quang tâm O, tiêu cự f. Đặt một vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính (A ở trên trục chính) trước thấu kính một đoạn d, cho ảnh A'B' rõ nét hứng được trên màn (màn vuông góc với trục chính) cách thấu kính một đoạn d'. a) Chứng minh: 111 fdd' =+ b) Biết thấu kính này có tiêu cự f = 16 cm và L là khoảng cách từ vật AB đến ảnh A'B'. Hỏi L nhỏ nhất là bao nhiêu để có được ảnh rõ nét của vật ở trên màn ? c) Cho L = 100 cm. Xác đònh vò trí của thấu kính. Bài 3: (4 điểm) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Hiệu điện thế hai đầu mạch được giữ không đổi là U = 7V; các điện trở R 1 = 3Ω, R 2 = 6Ω; MN là một dây dẫn điện có chiều dài l = 1,5m, tiết diện không đổi S = 0,1mm 2 , điện trở suất ρ = 4.10 −7 Ωm. Bỏ qua điện trở của ampe kế và của các dây nối. a, Tính điện trở R của dây dẫn MN; b, Xác đònh vò trí điểm C để dòng điện qua ampe kế theo chiều từ D đến C và có cường độ (1/3) A. Bài 4: (3 điểm) Người ta thả một cục nước đá có khối lượng 80 gam ở 0 o C vào một cốc nhôm đựng 0,4kg nước ở 20 o C đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là 0,2kg. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước đá vừa tan hết. Cho biết nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.10 5 J/kg, nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4180J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế. M C N R 1 R 2 A U + − D ĐỀ CHÍNH THỨC 1 Bài 5: (4 điểm) a) Trình bày phương pháp đo điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế. Vẽ sơ đồ mạch điện. Trong sơ đồ trên, khi mắc mạch điện, một học sinh đã mắc nhầm vôn kế vào chỗ ampe kế và ampe kế vào chỗ vôn kế thì các dụng cụ này có thể bò hỏng không? Tại sao? b) Khi đo điện trở của một dây dẫn AB bằng phương pháp trên, ta thấy vôn kế chỉ 5V và ampe kế chỉ 100mA. Tính điện trở của dây dẫn (các dụng cụ đo không làm ảnh hưởng đến dòng điện trong mạch). c) Dây dẫn trên được cắt thành hai đoạn không bằng nhau có điện trở R 1 , R 2 mà R 1 > R 2 . Mắc song song hai dây này vào mạch điện, dùng vôn kế đo hai đầu mạch và ampe kế đo dòng điện chạy trong mạch chính thì thấy vôn kế chỉ 5V, ampe kế chỉ I = 416mA. Tính điện trở R 1 , R 2 của mỗi đoạn dây. Bài 6: (3 điểm) a) Trên hai đóa của một cân đóa có hai cốc nhôm giống hệt nhau. Một cốc chứa 0,5 lít nước, cốc kia chứa đường đến mức đòn cân thăng bằng. Tính trọng lượng của đường chứa trong cốc. b) Treo cốc chứa đường kể trên vào mốc một lực kế thì thấy lò xo dãn ra, dài thêm 8cm, và kim lực kế chỉ 8N. Tính khối lượng của cốc rỗng và độ dãn của lò xo khi treo cốc rỗng vào lực kế. Hết 2 . SỞ GD-ĐT TRÀ VINH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2008-20 09 MÔN THI: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Học sinh làm tất cả các bài. − D ĐỀ CHÍNH THỨC 1 Bài 5: (4 điểm) a) Trình bày phương pháp đo điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế. Vẽ sơ đồ mạch điện. Trong sơ đồ trên, khi mắc mạch điện, một học sinh. kính này có tiêu cự f = 16 cm và L là khoảng cách từ vật AB đến ảnh A'B'. Hỏi L nhỏ nhất là bao nhiêu để có được ảnh rõ nét của vật ở trên màn ? c) Cho L = 100 cm. Xác đònh vò trí